• VẺ ĐẸP NÊN THƠ CỦA ĐÈO PRENN

    VẺ ĐẸP NÊN THƠ CỦA ĐÈO PRENN
    VẺ ĐẸP NÊN THƠ CỦA ĐÈO PRENN
    VẺ ĐẸP NÊN THƠ CỦA ĐÈO PRENN
    VẺ ĐẸP NÊN THƠ CỦA ĐÈO PRENN
    VẺ ĐẸP NÊN THƠ CỦA ĐÈO PRENN
    VẺ ĐẸP NÊN THƠ CỦA ĐÈO PRENN
    VẺ ĐẸP NÊN THƠ CỦA ĐÈO PRENN
    VẺ ĐẸP NÊN THƠ CỦA ĐÈO PRENN

    NHÌN LẠI VẺ ĐẸP NÊN THƠ TRƯỚC KHI ĐÈO PRENN ĐÓNG CỬA

    Đèo Prenn nổi tiếng với địa hình uốn lượn, quanh co ôm trọn những dãy núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Đường cong mềm mại đã giúp đèo Prenn . Trải qua 11km đèo Prenn là bạn đã chạm chân được tới Đà Lạt – xứ sở ngàn hoa nổi tiếng.

    ‼️‼️ Vào ngày 31/1/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông báo rằng vào ngày 6/2/2023 tới đây Đèo Prenn sẽ tạm thời đóng để phục vụ triển khai dự án nâng cấp, mở rộng.

    Đèo Prenn mới sẽ được bố trí 4 điểm dừng xe (dài từ 40 – 69 m, rộng từ 5 – 7 m) và 2 sân vọng cảnh (dài từ 32 – 43 m, rộng từ 4 – 5 m) với kết cấu bê tông nhựa C19 dày 7 cm.

    Để thực hiện dự án, tỉnh Lâm Đồng cần giải phóng 15,12 ha; trong đó có 10,16 ha đất rừng.

    📝 LỊCH SỬ ĐÈO PRENN

    Đèo Prenn là con đường chính dẫn đến Đà Lạt, đi xuyên qua khu rừng thông 3 lá, loài thông đặc trưng của nơi đây. Đèo Prenn được xây dựng từ tháng 2 năm 1943 bởi nhà thầu Gross. Tên gọi “Prenn” bắt nguồn từ tiếng Chăm có nghĩa là “Xâm Chiếm”. Từ này phát sinh do đèo Prenn uốn lượn qua một thác rất đẹp mang tên thác Prenn.

    Cả cung đèo có 79 đoạn cong 🛣, trong đó 18 đoạn cong có bán kính 40m, các đoạn cong khác có bán kính 50-1.000m, độ nghiêng tối đa 3-7%.

    🌀 NHỮNG CUNG ĐƯỜNG THAY THẾ

    Trong thời gian triển khai thi công dự án, các phương tiện vào thành phố Đà Lạt và ngược lại, lưu thông qua:

    🚩 Đèo Mimosa (song song với đèo Prenn)

    🚩 Tuyến đường từ cao tốc Liên Khương-Prenn nối Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (riêng trục đường qua cầu tràn đập Tuyền Lâm, trước mắt bố trí giao thông một chiều theo hướng từ đường Hoa Phượng Tím qua Trung tâm đón tiếp Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, đường lên đập tràn, cầu và đường Hoa Phượng Tím, cấm các loại xe tải)

    🚩 Đèo Dran – Khi đi trên Quốc Lộ 20, ngay ngã ba Fi Nôm, hướng đi Phan Rang (Quốc Lộ 27) các bạn đi vào hướng này sẽ đến được đèo Dran và từ đây các bạn sẽ đi qua Trạm Hành, Trại Mát, Cầu Đất, Xuân Thọ, Xuân Trường và đến Đà Lạt. Tại đây, các bạn sẽ đi qua rừng thông bạt ngàn, những làn sương mờ, mây trôi như muốn ôm trọn bạn vào lòng vậy.

    🌤🌤🌤 Còn nếu các bạn yêu thích sự khám phá và trải nghiệm thì các bạn có thể thông qua hướng Tỉnh Lộ 725, cung đường từ phía Nam lên Đà Lạt, rực rỡ sắc vàng của hoa dã quỳ 🌼 khi vào mùa.

    🚩 Tỉnh lộ 725 nối thị trấn Đạ Tẻh và thành phố Đà Lạt là tuyến đường rộng và yên tĩnh.

    Cung đường này cách đèo Bảo Lộc 100 km, sau khi đến Bảo Lộc, tiếp tục di chuyển theo hướng Bảo Lâm – Đạ Tẻh. Khi đi từ TP HCM lên Đà Lạt, tại thành phố Bảo Lộc, chỉ cần rẽ về hướng thị trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm để đến đường này. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 175 km, được trải nhựa, quanh co. Dân xung quanh còn ít nên nơi đây không bị kẹt xe.

    Nguồn thông tin sưu tầm từ báo Tuổi Trẻ và Báo Mới

    📸 Place.vn, nguoiduatin.vn, Cảnh Đẹp Thiên Nhiên Việt Nam, mia.vn, vnexpress.vn

    Xem thêm bài có từ khoá:

    đèo prenn,

    hồ tuyền lâm,

    hoa phượng,

    hoa dã quỳ