• ĐIỀU MÌNH BẤT NGỜ VỀ CẦU THÊ HÚC - HÀ NỘI

    ĐIỀU MÌNH BẤT NGỜ VỀ CẦU THÊ HÚC - HÀ NỘI
    ĐIỀU MÌNH BẤT NGỜ VỀ CẦU THÊ HÚC - HÀ NỘI
    ĐIỀU MÌNH BẤT NGỜ VỀ CẦU THÊ HÚC - HÀ NỘI

    ĐIỀU MÌNH BẤT NGỜ VỀ CẦU THÊ HÚC - HÀ NỘI
    ĐIỀU MÌNH BẤT NGỜ VỀ CẦU THÊ HÚC - HÀ NỘI

    Bạn có bao giờ hỏi vì sao cây cầu màu đỏ son này lại có tên là Thê Húc không?

    Vào năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu đã cho xây một cây cầu nối liền giữa bờ với đền Ngọc Sơn ở giữa hồ. Ông đặt tên cho cây cầu này là cầu Thê Húc, với ý nghĩa là “nơi lưu lại ánh sáng” hay “nơi ngưng tụ hào quang”.

    Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.

    Cầu Thê Húc được coi là biếu tưởng của mặt trời. Theo góc nhìn của thẩm mỹ dân gian, cầu Thê Húc chỉ có một lựa chọn duy nhất là sơn màu đỏ bởi lẽ: Cầu hướng về phía Đông, theo hướng mặt trời mọc để đón nhận được toàn vẹn dưỡng khí của một ngày mới.

    Với ý nghĩa đó, cây cầu được sơn màu đỏ với ý nghĩa là sự sống, là mọi nguồn của hạnh phúc cũng như là ước vọng truyền đời từ thời cổ xưa đến nay.

    Các một quần thể các di tích nằm trong không gian mang tính huyền thoại của hồ Gươm đều mang dấn ấn về tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời.

    Từ cây cầu Thê Húc cho đến đài Nghiên, tháp Bút,… từ việc chọn hướng đến màu sắc, kiến trúc, biểu tượng của các di tích đều ẩn chứa yếu tố thiêng liêng này.

    📷 Tú Phạm đồng hợp tác Travel blogger Hoàng Thùy Dương

    Xem thêm bài có từ khoá:

    hồ gươm