• Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?

    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?
    Lần đầu đi Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?

    📍Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

    💸 Giá vé: 15k (hs-sv), 30k (ng lớn), trẻ em dưới 15t (free)

    1. Chỗ gửi xe (5k)

    Ngay bên cạnh Văn Miếu, mn gửi xe bên trái xong thì mn di chuyển đến nơi mua vé ( ở ngay phía bên phải chỗ gửi xe nha).

    Nếu là sinh viên như mình thì mn nhớ mang theo thẻ sinh viên để được giảm 50% giá vé nha!

    2. Quét mã QR trên vé để vào cửa Văn Miếu nha (cái này mình ms biết, ban đầu cứ tưởng đưa vé cho người soát vé cơ, giờ hiện đại lắm rồi)

    3. 🌷Khu vực 1: Từ cổng chính Văn Miếu Môn (khu Nhập đạo) đến Cổng Đại Trung Môn

    Khu vực hai bên cạnh lối đi chính là hai hồ nước (có sen) tuy nhiên mùa này chưa thấy sen (mình thấy nó héo hết rùi á) nhưng mà rất thư giãn, mn nên đi tham quan 1 trong hai bên nữa thay vì chỉ đi mỗi lối đi chính nhá.

    Đặc biệt nhớ phải chụp công trình kiến trúc ngay khi bước vào cổng và khi đi hết lối đi chính nhé, kiến trúc đẹp mê hồn luôn, không khác gì đang ở Huế vậy!

    4. 🌷Khu vực 2: Từ Đại Trung Môn (khu Thành Đạt) đi vào Khuê Văn Các

    Công trình này tuy không đồ sộ, nhưng mình đặc biệt ấn tượng, vì ý nghĩa của kiến trúc với 4 trụ gạch vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn tượng trưng cho mặt trời, lối đi qua tượng trưng cho gió và hồ nước tượng trưng cho yếu tố Âm cân bằng với gác cao là yếu tố Dương . Đây đc công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

    => Mn nhất định phải đọc bảng thông tin, hướng dẫn ở bên phải (ngay khi bước qua công trình đầu tiên – đi qua khu nhập đạo á), thông tin ở đây chi tiết và có cả tiếng Anh – Pháp luôn nha! Đọc xong mới thấy những kiến trúc ở đây đều mang ý nghĩa cực kỳ.

    5. 🌷Khu vực 3: Hồ Nước Thiên Quang Tình ( hai bên khắc bia Tiến Sĩ – trên lưng cụ rùa)

    Không gian ở đây vô cùng rộng mở, cảm giác rất thoáng mát, mn có thể chọn đi theo 1 hướng trái hoặc phải để tham quan, lát sau khi vòng ra mn có thể đi bên còn lại.

    6. 🌷Khu vực 4: Khu vực trung tâm (Điện Đại Thành – Nhà Đại Bái)

    Đây là khu có kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, tại đây cũng có cả triển lãm nghệ thuật được trưng bày. Hôm mình đi thì vẫn có triển lãm được trưng bày ở đây. Triển lãm có

    7. 🌷Khu vực 5: Phía sau nhà Đại Bái – nơi thờ Khổng Tử và học trò xuất sắc của ông

    Khu vực này mn sau khi vào Nhà Đại Bái xong thì nhớ rẽ trái hoặc phải đi tiếp xuống nhé, có biển chỉ dẫn “Xin mời đi tiếp lối này”. Kiến trúc ở phía sau cảm giác cổ xưa hơn cả và cực kỳ yên bình. Mn vào khu vực thờ cúng thì nhớ đi cầu thang lên tầng 2 nhé, khung cảnh thực sự xứng đáng để ngắm nhìn luôn!

    => 🌷Trải nghiệm và bài học của mình:

    – Nên đi giày hoặc dép nhé mn, vì mình phải đi bộ khá nhiều nên đi giày cao gót dễ bị đau chân lắm!

    – Trang phục mn có thể mặc thoải mái, tone màu đẹp nhất là trắng be nhé, k cần quá trang nghiêm vì mình thấy nhiều ng mặc thoải mái lắm, nhất là những bạn nước ngoài.

    – Bên trong vẫn có bán nước và có cả lưu niệm cũng như quầy bán nước tự động nha!

    – Điều hoà thì chỉ có ở khu triển lãm thui nha!

    Xem thêm bài có từ khoá:

    văn miếu quốc tử giám,

    quốc tử giám,

    huế