• | SERIES: "ĐÀ LẠT XƯA CŨ" |

    | SERIES:
    | SERIES:
    | SERIES:
    | SERIES:
    | SERIES:
    | SERIES:

    | SERIES: “ĐÀ LẠT XƯA CŨ” |

    Series về Đà Lạt những năm tháng xưa cũ, với sự mộc mạc và đơn sơ. Ở đây, bạn có thể tìm được cho mình những thông tin về Đà Lạt xưa.

    Tập 1: Khu Hòa Bình – Chứng nhân lịch sử hình thành Đà Lạt

    Khu Hòa Bình được xem như là một trong những biểu tượng của thành phố Đà Lạt, là nơi mang trmình sự tấp nập của cả thành phố kéo dài cả ngày lẫn đêm.

    Trước đây, nơi đây vô cùng cổ kính, là khu chợ của người địa phương cùng những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách tân cổ điển. Cái tên đầu tiên được đặt cho khu vực này là Chợ Cây vì hình ảnh những kiot, ngôi nhà được lớp bằng cây và mái tôn san sát nhau đã trở thành ấn tượng rất đặc trưng.

    Năm 1934, Chợ Cây được xây dựng lại bằng những công trình bê tông kiên cố mang hơi hướng tân kỳ và được biết đến với tên gọi là Chợ Cũ.

    Phải đến năm 1953, nơi này mới được đặt cho cái tên là Khu Hòa Bình, tượng trưng cho tinh thần, tính cách và văn hóa của toàn bộ người dân Đà Lạt. Ý nói, dù có khác dân tộc, tiếng nói, chúng ta đều sống “hòa bình”, tích hợp chợ Đà Lạt, rạp Hòa Bình, chợ đêm.

    Rạp “xi-nê” Hòa Bình từng là tụ điểm tấp nập bậc nhất thành phố vì quy mô vượt xa 2 rạp đương thời là rạp Ngọc Lan và Ngọc Hiệp. Những người dân sống tại Đà Lạt thời đó còn nhớ như in những ngày tháng rạp Hòa Bình đông nghẹt người chen chúc mua vé xem phim vào những ngày cuối tuần.

    Thời đó, ai đi xem “xi-nê” ở rạp Hòa Bình được cho là “chịu chi” vì giá vé bình dân ở đây cũng đã đợc cho là “xa xỉ” rồi!

    Khu Hòa Bình vẫn giữ nguyên những ý nghĩa văn hóa tốt đẹp này cho đến tận bây giờ, là nơi gặp gỡ, buôn bán và phát triển du lịch của toàn thành phố.

    Xem thêm bài có từ khoá:

    chợ đà lạt