• CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA

    CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA
    CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA
    CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA
    CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA
    CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA
    CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA
    CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA
    CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA

    CÁC ĐIỂM CỰC VÀ TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO CỦA NƯỚC TA

    4 CỰC VIỆT NAM

    Cực Bắc

    Tọa độ điểm cực Bắc: 23˚ 22′ 59″ vĩ độ Bắc – 105˚ 19′ 21″ kinh độ Đông”

    Từ năm 2016 – 2018, UBND huyện Đồng Văn xây dựng “công trình cực Bắc Tổ quốc” cách cột cờ Lũng Cú 2.5 km (theo đường chim bay) gồm Lầu vọng cảnh và một số hạng mục phụ trợ như bảng ghi chữ “điểm đầu cực Bắc; Lũng Cú – Đồng Văn”, đặt bia đá khắc chữ “Lũng Cú 23˚ 22′ 59″ vĩ độ Bắc – 105˚ 19′ 21″ kinh độ Đông”. điều này khiến nhiều người nghĩ rằng cực Bắc nước ta chính là đây. Thực tế, điểm cực Bắc của Việt Nam còn cách các công trình nêu trên gần 1 km (theo đường chim bay) về hướng Bắc; cụ thể cực Bắc là mỏm đá nhô ra từ bờ sông Nho Quế đến đường trung tuyến giữa dòng sông, thuộc địa giới thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, H.Đồng Văn, Hà Giang – cách cột mốc 428 hơn 2 km- cách cột cờ Lũng Cú hơn 3.5km ( theo đường chim bay )

    *Để Check in ( Cực Bắc Mõm Đá Nhô Ra Bờ Sông Nho Quế )

    Liên hệ người dân thôn Séo Lũng để được dẫn đường, vì đường đi xuống cực kì dốc, chơn khi trời mưa, nhiều cây bụi, dậm rạp, không có đường nhất định đi xuống hầu như phải băng rừng.

    ( điểm cực Bắc mình đi chưa chọn vẹn, sau này có thời gian, điều kiện sẻ quay lại ).

    2. Cực Tây

    Tọa độ điểm cực Tây: 22°25’49” vĩ độ Bắc và 102°11’3″ kinh độ Đông

    Nằm ở độ cao 1864 mét so với mực nước biển. Nơi được mệnh danh “ một con gà gáy ba nước cùng nghe” Cũng là ngã ba Đông Dương đầu tiên tính theo chiều từ Bắc – Trung – Nam, ngã ba Đông Dương thứ 2 nằm ở X. Bờ Y – H. Ngọc Hồi – T. Kon Tum. Đỉnh A Pa Chải, điểm cực Tây của nước ta được đánh dấu bằng cột mốc không số tại giao điểm đường biên giới của 3 nước Việt Nam – Lào- Trung Quốc. Trước năm 2011, điểm cực Tây thuộc địa giới hành chính của bản A Pa Chải, sau khi bản Tá Miếu được lập mới, tách ra từ A Pa Chải, thì điểm cực Tây nằm trong địa giới bản Tá Miếu, xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ✓

    *Để Check in Cực Tây: tới đồn biên phòng A Pa Chải làm thủ tục ( vé đi 1 người hay 1 đoàn đồng giá 400k), có một a bộ đội sẻ dẫn đường, vì đường lên phải đi qua đường đất sỏi đá mất 3-4km, tới đường bê tông nhỏ, hẹp cua gấp, sạt lỡ, dốc hầu như dí số1,2. Nên mọi người có thể lựa chọn việc các anh bộ đội chở đi, hoặc trải nghiệm cảm giác tự lái.

    3. Cực Đông

    Tọa độ điểm cực Đông: 12°39’0” vĩ độ Bắc và 109°28’0” kinh độ Đông ( Mũi Đôi – Vạn Ninh – Khánh Hòa )

    Xưa kia Hải đăng Đại Lãnh – Mũi Điện – Phú Yên là nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam tính là cực đông. Sau này đo đạc lại Cực Đông nước ta là Mũi Đô – Vạn Ninh – Khánh Hòa là điểm cực Đông (trên đất liền) của nước ta

    ( điểm cực Đông mình đi chưa chọn vẹn, sau này có thời gian, điều kiện sẻ quay lại ).

    *Để Check in Mũi Điện Cực Đông Cũ

    Mũi Điện có hai cách di chuyển, đi bộ từ bãi gữi xe lên leo dốc khoảng 3-4km khá lâu, giành cho những người ưa trải nghiệm trekking. Hoặc bắt xe ôm ở bãi giữa xe 1 người khoảng 50k được chở lên tận nơi.

    4. Cực Nam

    Tọa độ điểm cực Nam: 8°37′30′vĩ độ Bắc, 104°43′ kinh độ Đông

    ” Nghe nói Cà Mau xa lắm nằm cuối tận bản đồ Việt Nam ” đó chính là cực Nam – mũi Cà Mau (thuộc H. Ngọc Hiển – T. Cà Mau) trong Công viên văn hóa Mũi Cà Mau, có công trình “Mốc tọa độ quốc gia GPS 0001” và biểu tượng mũi Cà Mau với hình con tàu lướt sóng hướng ra biển ✓

    *Để Check in Cực Nam: gửi xe đi bộ tham quan trong khuân viên văn hóa mũi Cà Mau đều có bảng chỉ đường – băng qua rừng đước là tới mũi con tàu.

    TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO

    1. Đèo Mã Pì Lèng – Hà Giang

    Đèo Mã Pì Lèng hay còn gọi là Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng (nghĩa là “sống mũi con ngựa”) được mệnh danh là vua của các con đèo ở vùng núi Tây Bắc, là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km, thuộc xã Pả Vi và Pải Lủng, huyện Mèo Vạc và xã Tả Lủng huyện Đồng Văn.

    Đỉnh Mã Pì Lèng nằm ở độ cao 1.200m thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc ✓

    2. Đèo Ô Quy Hồ – Lào Cai – Lai – Châu

    Đèo Ô Quy Hồ có tên gọi khác là đèo Hoàng Liên nổi tiếng là con đèo dài nhất, những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất Việt Nam. Đèo có chiều dài 50km, nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2.073m so với mực nước biển

    Đứng từ trên đỉnh đèo mọi người sẽ thấy khung cảnh mấy nút ngút ngàn. Đặc biệt đỉnh đèo khi nhiệt độ xuống thấp thì có thể phủ kín băng tuyết tạo nên khung cảnh huyền ảo bồng bềnh sương✓

    3. Đèo Khau Phạ – Yên Bái

    Đèo Khau Phạ là con đèo dài nhất trên tuyến đường quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Vị trí của đèo Khau Phạ nằm ở khu vực giáp ranh giữa huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn của tỉnh Yên Bái.

    Đèo Khau Phạ đứng thứ 2 trong “tứ đại đỉnh đèo” của miền Bắc Việt Nam. Đỉnh đèo ở độ cao từ 1.200 đến 1.500m so với mực nước biển với độ dài trên 30 km. Tại đèo Khau Phạ mọi người sẽ thấy ngọn núi cao nhất Mù Cang Chải rất nguy hiểm✓

    4. Đèo Pha Đin – Sơn La – Điện Biên

    Đèo Pha Đin hay còn gọi là đèo núi có độ dài 32km nằm tại quốc lộ 6, thuộc địa phần hai xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Đèo Pha Đin có độ dài 1.648 mét. Cung đèo này gắn liền với những chiến tích anh hùng trong lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Đèo Pha Đin vẫn còn in dấu trong ca khúc “Hò kéo pháo” anh hùng thời xưa✓

    *Lưu ý: Tất cả con đèo trên đều nằm khu vực núi cao địa hình hiểm trở đi lại cực khó khăn, nguy hiểm, để có trải nghiệm thú vị nhất nên đi vào thời gian điểm mùa hè, trời quang mưa tạnh, tránh đi vào mùa đông, lạnh, trời mưa sương mù, trơn, trượt.