• Tìm hiểu về Nguồn Gốc Họ Quản ở Việt Nam

    Tìm hiểu về Nguồn Gốc Họ Quản ở Việt Nam

    Người xưa dạy: Cây có cội, nước có nguồn. Hẳn chúng ta đều biết trên đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có ngót 80% đồng bào Người Kinh (người Việt) và trong “đội ngũ” đồng bào người Việt lại có hàng trăm họ tộc khác nhau. Được phân bố khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam. Có họ tộc rất đông như họ Nguyễn, họ Trần, họ Lê, họ Phạm, họ Hoàng…cũng có những tộc họ với “thần dân” khiêm tốn như: họ Lưu, họ Tôn, họ Thái, họ Quản, họ Nhạc, họ Điêu, họ Lương…Tất cả các tộc họ đều xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Họ sống đoàn kết, yêu thương, quí trọng và chan hòa với nhau dưới “mái nhà” chung Việt Nam. Mỗi khi đất nước có họa xâm lăng thì tất cả các tộc họ đoàn kết lại. Kề vai sát cánh bên đứng lên cùng nhau đánh giặc giữ nước.

    Đến khi đất nước thanh bình thì các tộc họ lại chung tay xây dựng cuộc sống làm đẹp giàu, ấm no, hạnh phúc và ngày một phát triển không ngừng.

    Họ “Quản” ở Việt Nam cũng có vinh dự được đứng ngang tầm với tất thảy các tộc họ khác trên đất Nước Việt Nam ngàn năm văn hiến.

    Người Việt Nam họ Quản có danh tiếng

    1. Cụ Quản Phác đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 15 (1484)

    2. Cụ Quản Danh Dương đỗ tiến sĩ năm Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710)

    3. Cụ Quản Dĩnh đỗ tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 8 (1727)

    4. Cụ Quản Đình Du đỗ tiến sĩ năm Vĩnh Khánh thứ 3 (1731)

    Cụ Quản Trọng Hoàng (1904–1942). Năm 1938, khi Liên tỉnh ủy miền Tây thành lập, Quản Trọng Hoàng được cử làm Phó bí thư, đến năm 1937, được cử làm Bí thư Liên tỉnh ủy Hậu Giang.

    Lại nói từ ngàn xưa, các bộ tộc, các thị tộc, các dòng tộc đều có gia phả riêng (Gia phả hay gia phổ là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ phần của một gia đình lớn hay một dòng họ.

    Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có khi gọi là Phổ ký, có khi là Phổ truyền. Các nhà Tông thất (dòng dõi vua quan), có khi gọi gia phả của vương triều mình hay gia tộc mình bằng từ ngữ trân trọng hơn: Ngọc phả, Thế phả….).

    Người Việt chúng ta đã lâu đời bị ảnh hưởng nền văn hóa Trung hoa sâu đậm, nên việc lập Gia phả hoặc xa hơn nữa là Tộc phả để biết Tổ tiên Dòng tộc, họ hàng anh em bà con xa gần để còn nhận biết nhau, tránh cho anh em con cháu khỏi cưới hỏi lẫn nhau và tránh được nhiều điều đáng tiếc trong Gia tộc.

    Gia phả ghi chép rõ gốc tích, cội nguồn và những diễn biến của dòng họ mình sinh sôi, phát triển từng giai đoạn ra sao…Đặc biệt là việc sinh, tử, mồ mả cha, ông và các thế hệ con, cháu thế nào? Tất cả đều thể hiện rõ trong gia phả. Thậm chí có họ tộc trong gia phả dù là hán nôm, hán tự hay chữ Quốc ngữ, có khi còn có cả sơ đồ với văn tiết và họa tiết rất tỷ mỉ, cẩn thận và công phu được truyền từ đời này sang đời khác.

    Đấy là việc làm rất linh thiêng, cần thiết và đáng được trân trọng. Đồng thời cũng là nét đẹp văn hóa của cha ông ta xưa, nên được xem là báu vật cần được bảo tồn, giữ gìn cẩn thận nhất.

    Chúng ta học lịch sử Việt Nam hẳn biết nước nhà từ thuở bình minh mở nước đến các thời kỳ, đến các kỷ nguyên sau này suốt bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao họa giặc giã, binh đao gây nên những cảnh tang tóc, loạn ly.

    Họ Quản cũng một thời chịu chung cảnh ngộ đó. Họ Quản cũng phải chịu cảnh tao loạn, ly hương và phiêu bạt khắp nơi. Bởi vậy cuốn Gia phả, phổ ký của đại tộc (Tộc phả) có từ thời tiền sử đã bị thất lạc. Đó cũng là một thiệt thòi rất lớn cho con cháu cả họ sau này và cũng vì thế mà việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn của Ban liên lạc (BLL) họ thêm khó khăn, vất vả, tốn kém.

    Sau năm 1975, đất nước thống nhất, chiến tranh đã lùi xa… đặc biệt những năm 80 của thế kỷ XX đất nước ngày càng đổi mới và phát triển không ngừng. Phong trào “vấn tổ tìm tông” của các tộc họ, mà họ Quản ở một số địa phương được xem như là tiên phong. Con cháu họ Quản thu thập và nhận được thông tin bằng nhiều cách đã nô nức tìm về tộc họ mình. Với tấm lòng thành kính, uyên thâm nhiều “Bô Lão” có tiếng là bậc túc nho đã triệu tập các đại biểu của các nhánh, các chi cùng chụm đầu nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn cuốn “Quản gia đại phả”.

    Trong trang đầu cuốn “Gia phả họ Quản” có ghi:

    “Họ Quản là một lệnh tộc có rất sớm ở Việt nam, thủy tổ ở làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay thuộc về thành phố Hà Nội.

    Bởi nội chiến của họa loạn 12 sứ quân (khoảng năm 968-980) quê hương Kiêu Kỵ cũng như bao làng xóm khác ở Việt Nam phải chịu cảnh tàn phá, loạn lạc và ly tán tha hương.

    Một ngày kia cụ ông Quản Bá Trực (sinh năm 1619–năm Bính Tí hoặc năm 1636 (cách đây gần 400 năm) cùng cụ bà (vợ) Vũ Thị Hạnh cõng người con trai 4 tuổi tên là Quản Phúc Tùng rời quê Kiêu Kỵ, ngược dòng sông Hồng tìm đường lánh nạn. Các cụ và con trai cứ ngược mãi, ngược mãi…

    Đêm ấy, con thuyền nhỏ neo đậu trên bãi “Cây Hồng”, bãi nổi có cây hồng ăn quả rất to, cành lá xum xuê, tươi tốt” thuộc làng Thạch Sơn, phủ Sơn Vy, sứ Hưng Hóa tức xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ bây giờ.

    Đến đây sức đã kiệt, lương đã cạn. Vả lại, hai cụ thấy cảnh sắc nơi đây hữu tình, xóm làng trù phú. Khi tiếp xúc với dân bản xứ thấy họ cần cù, nhân hậu, có lòng vị tha. Cả một vùng Thạch Sơn ruộng đồng bát ngát phì nhiêu, xóm làng quần cư san sát yên vui. Xa xa là “Nghĩa Lĩnh Sơn” với đền đài ẩn hiện trong mây. Hai cụ chợt hiểu ra đây là miền đất tổ Vua Hùng chiếc nôi của muôn dân bách Việt. Các cụ quyệt định ở lại định cư nơi đây. Họ Quản ở Thạch Sơn nói riêng, họ Quản Việt Nam từ đây bước sang trang mới…

    Năm tháng qua đi, hai cụ chí thú làm ăn, xây dựng. Với tố chất thông minh, cần cù, sáng tạo; thời gian sau, các cụ đã có một cơ ngơi khá đầy đủ, có tiếng giàu có trong vùng. Đồng thời người con trai duy nhất là Quản Phúc Tùng cũng dần lớn lên. Thoắt đã trở thành chàng trai khôi ngô, cường tráng. Sau này xây dựng gia đình với bà Đỗ Thị Liên, sinh được con trai duy nhất là Quản Viết Liêm (lúc nhỏ là Sen). Cụ Quản Viết Liêm lớn lên lấy vợ là cụ Đỗ Thị Tín, sinh được 6 người con trai tên là:

    1. Quản Hữu Đài

    2. Quản Quí Công

    3. Quản Đắc Lộc

    4. Quản Văn Cán

    5. Quản Duy Cần

    6. Quản Bá Đạt.

    Để tưởng nhớ quê hương bản quán, sau này khi các con lớn lên, cụ Quản Viết Liêm đã cho người con trai thứ hai là Quản Quí Công về lại quê nhà ở Kiêu Kỵ-Gia Lâm-Bắc Ninh định cư, lập nghiệp.

    Cũng kể từ đấy, họ Quản được chia thành hai nhánh: Nhánh cả ở Thạch Sơn-Lâm Thao-Phú Thọ và nhánh hai ở Kiêu Kỵ-Gia Lâm-Bắc Ninh như đã nói ở trên.

    Năm tháng qua đi với bao thăng trầm, biến cố của đất nước. Con cháu họ Quản ở Phú Thọ và Kiêu Kỵ (sau này từ Kiêu Kỵ có một chi đến ở Đồng Tỉnh-Hải Hưng) sinh sôi, phát triển đông đàn, dài lũ mãi thêm.

    Như mọi dòng tộc khác, con cháu họ Quản như những “lứa chim” đủ lông, đủ cánh đã bay cao, bay xa khắp mọi miền đất nước…Có không ít con cháu họ Quản (ở mọi thời đại) đã thành đạt, thành danh.

    Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thần thánh của dân tộc. Người họ Quản đã đóng góp rất nhiều công sức, xương máu cho nền độc lập của nước nhà. Nhiều vị đã nắm giữ những cương vị chủ chốt, quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà Nước, đó là:

    – Cụ Quản Văn Thêm (1920-1990), đã sớm hoạt động cách mạng, từng giữ chức: Bí thư huyện ủy Đoan Hùng, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ; Vụ trưởng vụ tổ chức viện kiểm sát nhân dân Trung ương;

    – Cụ Quản Văn Bảng bậc túc nho nhà giáo. Cụ đã có công trong sự nghiệp trồng người thời kỳ Cách mạng tháng 8 thành công và cả sau này. Đồng thời cụ là một trong những người đóng góp vai trò chủ đạo cho “việc thống nhất họ Quản” và biên soạn cuốn “Gia phả họ Quản” hiện nay.

    – Cụ Quản Văn Thụ (1922-1991) lão thành cách mạng, là một trong những người sớm tham gia hoạt động cách mạng thời kỳ bóng tối. Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Là một trong những người đóng góp vai trò chủ đạo cho “việc thống nhất họ Quản” và biên soạn cuốn “Gia phả họ Quản” hiện nay.

    – Cụ Quản Văn Lạc (1925-2002) lão thành cách mạng, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Nguyên tỉnh ủy viên tỉnh Hà Giang, đã từng giữ chức: Trưởng ty Giáo Dục; Trưởng ty Văn Hóa-Thông Tin; Chi cục trưởng chi cục thống kê tỉnh; Trưởng ban Tuyên Giáo tỉnh ủy; Chánh văn phòng tỉnh ủy tỉnh Hà Giang và Bí thư huyện ủy huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang; Phó ty Văn Hóa thông tin tỉnh Vĩnh Phú. Được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất-Nhì và hạng Ba… Là một trong những người đóng góp vai trò chủ đạo cho “việc thống nhất họ Quản” và biên soạn cuốn “Gia phả họ Quản” hiện nay.

    Và rất nhiều vị khác không sao kể xiết…

    Ngày nay, con cháu họ Quản đang công tác, làm việc việc và cư trú ở khắp các nơi trong cả nước, thậm chí ở cả ngoài nước. Có người hiện là sĩ quan cao cấp trong quân đội, công an. Nhiều người là Thạc sỹ, Tiến sỹ, Giáo sư, Giảng viên giảng dạy ở các Học viện, trường Đại học danh tiếng trong nước và ngoài nước. Nhiều người nắm giữ cương vị trọng trách trong các lĩnh vực khác nhau.

    Có lẽ trong mỗi chúng ta, dù ai đó tạm có cuộc sống còn khó khăn vất vả, thiếu thốn đến ai đó có đời tư khá đầy đủ. Thì trong lòng vẫn đau đáu nhớ về quê cha đất tổ, nơi mà từ đó mới có mình.

    Đức Khổng Tử có dạy: “Dù là Thánh Thần thì trước hết cũng phải là con Người. Đã là con Người ắt phải có bố, mẹ.”. Công sinh thành, dưỡng dục sẽ mãi mãi ở trên hết mọi “công lao”.

    Người Việt Nam ta thường quí hóa ở chỗ biết kính trọng, nâng niu và giữ gìn cái Nghĩa, cái tình. Mọi lễ giáo đều phải “cúi đầu” trước chữ “hiếu”.

    Thật vậy, họ Quản hôm nay tuy chưa được thống kê số “thần dân” là bao nhiêu (có ý kiến cho rằng tới chục vạn. Nếu tính cả ngoại tộc thì còn hơn nhiều…) nhưng đều thống nhất lấy cụ Quản Bá Trực làm thủy tổ của tộc họ mình (phần mộ của cụ Quản Bá Trực hiện ở gò Bờ Xá, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Được con cháu trong họ trông coi, tu bổ và hương khói chu đáo.

    Hàng năm,theo phong tục địa phương cứ đến ngay 14 tháng chạp (gọi là ngày Chạp họ), con cháu khắp nơi nơi lại kéo về nhà ông trưởng tộc Quản Văn Lượng (ở xã Thạch Sơn-huyện Lâm Thao-tỉnh Phú Thọ) để tề tựu, hàn huyên, ôn lại truyền thống dòng họ và cùng nhau thắp nén tâm nhang kính viếng tiên tổ (tất nhiên, con cháu chỉ dám thay nhau đại diện về giỗ tổ, bởi lẽ đường xá xa xôi, con cháu quá đông đúc làm sao có đủ chỗ để đón tiếp chu đáo được…). Về sau, việc “vấn tổ tìm tông” và việc “thống nhất họ Quản” đã được hoàn tất, thì con cháu họ Quản ở Thạch Sơn vẫn lấy ngày 14 tháng chạp làm ngày giỗ tổ.

    Để thăm viếng qua lại cho thắm nghĩa, vẹn tình giữa hai chi nhánh họ Quản ở Thạch Sơn và Kiêu Kỵ. Ở Kiêu Kỵ lấy ngày 15 tháng giêng là ngày giỗ tổ (cụ Quản Quí Công). Khi ấy, phái đoàn họ Quản ở thạch Sơn và các vùng phụ cận lại cùng nhau về Kiêu Kỵ dự giỗ.

    Trong dịp về dự giỗ cụ Quản Quí Công ở Kiêu Kỵ năm Đinh Mão (1987), cụ Quản Văn Thêm khi ấy đã có bài thơ tế, như sau:

    LỄ TỔ

    Cả đoàn nội, ngoại cháu nhà

    Đinh ninh nhớ tháng Giêng ta ngày rằm

    Từ Hà Nội-Gia Lâm-Vĩnh Phú

    Về dự ngày giỗ tổ nơi đây

    Người là cao tổ chi này

    Cháu là ruột thịt hôm nay tìm về

    Các cháu ở riêng quê khác xã

    Khoảng cách xa kể cả chục đời

    Tiền nhân phân tán khắp nơi

    Loạn ly, siêu bạt mỗi người một phương

    Càng nghĩ đến càng thương tiên tổ

    Thương người xưa cực khổ gian lao

    Họ hàng tan tác bấy lâu

    Mấy trăm năm mới cử nhau đi tìm

    Vùng Bắc Ninh-Hưng Yên-Phú Thọ

    Đến thời kỳ vấn tổ tìm tông

    Gặp nhau Gia phả so xong

    Xiết bao cảm động, ôi dòng họ ta

    Dòng họ Quản quê là Kiêu Kỵ

    Đã khai sinh từ thuở nhà Đinh

    Trải bao chiến họa đao binh

    Thất cơ tiên tổ lánh mình nơi xa

    Nay muôn dặm một nhà xum họp

    Nghĩa họ hàng ruột thịt thân thương

    Nhớ lời tạc đá ghi vàng

    Từ nay khắc cốt ghi xương đời đời

    Xin kính cẩn mấy lời dâng tổ

    Sơ lược về dòng họ ngày nay

    Những mong lượng cả cao dày

    Chứng cho con cháu đến đây lòng thành

    Cúi đầu bái tổ tối linh.

    Đồng Tỉnh, ngày 15 tháng giêng năm Tân Mão (1987)

    Cũng cần nói thêm, hàng năm vào ngày 14 tháng chạp, không cứ họ Quản mà tất cả các tộc họ khác ở Thạch Sơn-Lâm Thao-Phú Thọ đều tụ hội về nhà ông trưởng họ làm lễ kính cáo tổ tiên. Âu cũng là nét văn hóa đẹp, thuần khiết đáng được gìn giữ trân trọng.

    Và dưới đây là một số tài liệu tham khảo do Quản Văn Hà sưu tầm.

    SƠ LƯỢC LỊCH SỬ DÒNG HỌ QUẢN

    Vẻ vang thay dòng Họ Quản chúng ta

    (Dựa theo tư liệu từ năm 1982 của Ban liên lạc họ Quản-Thạch Sơn do cụ Quản Văn Thêm-Trưởng ban.

    Tóm tắt và bổ sung năm 2007 của ban liên lạc họ Quản-Thạch Sơn do ông Quản Văn Quyền-trưởng ban, viết tháng chạp năm Bính Tuất, tháng 1/2007. Bác sĩ Quản Văn Hà ghi chép và lưu giữ.)

    Cây có cội, nước có nguồn. Chim có tổ, người có tông. Đó là qui luật tự nhiên. Bởi thế, giỗ họ, giỗ ông, bà, cha, mẹ, xây đắp lăng mộ, đi tìm hài cốt là trách nhiệm, là nghĩa cử cao đẹp và thiêng liêng nhất của mỗi con người, mỗi dòng họ, mỗi quốc gia. Câu ca tuyệt mĩ:

    “Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười, tháng ba

    Khắp miền truyền mãi câu ca

    Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm!”

    Họ Quản ta, nhờ các cụ tiền bối để lại, các ông trưởng các chi ngánh và Ban liên lạc họ, lưu giữ, sưu tầm các tư liệu để giờ ta mới biết sơ lược về gốc rễ và phát triển về dòng họ Quản có một không hai trên cả nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, dân tộc anh hùng, lừng danh thế giới!

    Theo cuốn “Biên niên lịch sử cổ, trung, đại Việt Nam (của Nhà xuất bản khoa học xã hội), thì đầu thế kỉ 19 có viết: năm 1663 (Quí Mão), nước lũ to, đê vỡ to, ngập cả vùng Khoái Châu-Hưng Yên, Thường Tín-Hà Đông, dân tình đói kém, phải bỏ làng đi tìm nơi sinh sống, làm ăn.

    Chúng ta có thể phán đoán rồi khẳng định, dòng họ Quản ở Kiêu Kỵ-Bắc Ninh (nay thuộc Gia Lâm-Hà Nội) đã chạy đi các nơi và một số người đã lên đất Thạch Sơn vào dịp ấy.

    Theo gia phả gốc bằng chữ nôm (hiện tại ông Quản Văn Đạt giữ) thì cụ Quản Bá Trực sinh năm Bính Tí, do cụ Quản Văn Du giữ thì cụ Quản Bá Trực sinh năm 1619 (Bính Tí) hoặc năm 1636 (cách đây gần 400 năm). Cụ Quản Bá Trực có hai anh em, người em đi đâu không rõ. Cụ Quản Bá Trực cùng cụ bà Vũ Thị Hạnh, có 2 con trai duy nhất là Quản Viết Liêm, di cư lên xóm Cây Hồng-Làng Sỏi, xã Thạch Sơn bây giờ. Cụ Quản Viết Liêm sinh được 4 người con, người con thứ hai là Quản Trọng Chức trở về quê cũ Kiêu Kỵ, còn ba con ở lại Thạch Sơn. Mộ cụ Quản Bá Trực táng tại xứ Bờ xã Xuân Lũng giáp với Sơn Tường, do ngánh họ Quản Thạch Sơn, tu bổ, hương khói vào ngày chạp họ 14 tháng chạp hàng năm.

    Năm 1930 có cụ Quản Bá Quỳnh cùng cụ Đinh Đình Trịnh (rể họ Quản, cha đẻ của cụ Đinh Đình Dị) lên Thạch Sơn tìm họ Quản.

    Mấy năm sau, cụ Quản Văn Mai (bố cụ Quản Văn Bảng) và cụ Quản Văn Trung (bố cụ Quản Văn Lạc) đã về Kiêu Kỵ, nơi cội nguồn họ Quản, chép lại gia phả họ Quản Kiêu Kỵ viết tháng giêng năm Tự Đức thứ 29. Gia phả Sơn Tường cũng ghi nguồn gốc ở Kiêu kỵ-Bắc Ninh. Như vậy, có thể khẳng định nguồn gốc ngánh họ Quản Thạch Sơn, Sơn Tường là kiêu Kỵ.

    Từ Thạch Sơn, Sơn Tường mà phát triển ra Xuân Lũng, Phù Lỗ, Lỗ Trì, Thanh Thuỷ, Thái Ninh, Khải Xuân, Minh Hạc, Việt Trì v.v.

    Cách đây vài chục năm, có cuộc gặp bất ngờ của 2 ông họ Quản: ông Quản Trung Cầm ở Đồng Tỉnh công tác tại sở văn hoá Lào Cai, ông Quản Văn Lạc ở Thạch Sơn công tác tại sở văn hoá Hà Giang, hai ông gặp nhau trong hội nghị ngành văn hoá, biết cùng họ Quản và quê quán. Ông Lạc báo cáo việc này với toàn họ Quản xã Thạch Sơn, họ mới cử đoàn đại diện họ Quản Thach Sơn về tìm hiểu họ Quản ở Đồng Tỉnh. Thì ra, cụ Quản Quí Công là cụ tổ ngánh họ Quản Đồng Tỉnh trùng với cụ tổ ở họ Quản Thạch Sơn, rồi nhận nhau đi lại từ ấy.

    Người đầu tiên lên thăm họ Quản Thạch Sơn là ông Quản Văn Ngang và đoàn họ Quản Đồng tỉnh đã lên viếng ông Quản Văn Bảng trên Thạch Sơn, rồi đoàn họ Quản Thạch Sơn cũng đã về viếng ông Quản Trung cầm. Từ đó có qui ước cứ 3 năm một lần, ta về dự giỗ họ Quản Thạch Sơn vào 14 tháng chạp, ở Đồng Tỉnh giỗ tổ vào rằm tháng giêng. Hai ngánh thực hiện đều đặn từ bấy đến nay.

    Hiện nay chỉ còn 1 gia đình họ Quản ở Kiêu Kỵ, có 3 anh em trai. Ông cả Quản Văn Phát, ông Quản văn Liên và ông út Quản Văn Tô. Ông Phát đã theo con gái vào ở Sài Gòn. Ông Tô định cư ở Gia Lâm, còn ông Liên ở lại quê nhà. Mỗi lần về Đồng Tỉnh, Thạch Sơn đều đến thăm hỏi.

    Có thể kết luận chắc chắn rằng tất cả các chi, các ngánh họ Quản từ Đồng Tỉnh, Thạch Sơn, Sơn Tường, Xuân lũng, Khải xuân, Thái Ninh, Minh Hạc, Thanh Thuỷ, Phù lỗ, Lỗ Trì, Việt Trì, thị xã phú Thọ, Đoan Hùng, Cổ Tiết, Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng, Vũng Tầu, Sài Gòn v.v. đều có nguồn gốc từ Kiêu Kỵ đều chung nguồn gốc cụ tổ Quản Bá Trực, mộ táng tại Bờ Xá-Sơn Tường.

    Họ Quản ta, là dòng họ chính thống, là một lệnh tộc, đã cùng trăm họ đóng góp nhiều sức lực, của cải, xương máu trong thời kì dựng nước và giữ nước, trong các cuộc kháng chiến thần kỳ chống quân xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay!

    Nhờ công đức và phúc lộc tổ tiên, mà bây giờ có những người anh hùng liệt sĩ, là bà mẹ Việt Nam anh hùng, là lão thành cách mạng. Có người tài cao học rộng, đã có 2 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, có người được Nhà nước phong nhà giáo ưu tú, nhà doanh nghiệp giỏi, kỹ sư giỏi, nông dân giỏi v.v. Như tô điểm cho bức tranh họ Quản tươi thắm sắc mầu!

    Vinh quang về tổ tiên họ Quản ta. Vẻ vang thay về những người con, người cháu họ Quản. Tự hào biết mấy về truyền thống uống nước nhớ nguồn các chi, ngành họ Quản bốn phương. Đời đời con cháu xin ghi lòng tạc dạ công đức tổ tiên. Tất cả cháu con họ Quản, dù là trai hay gái, là dâu hay rể, xin thề trước vong linh tổ tiên:

    “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

    Người trong tộc họ thì thương nhau cùng

    Phát huy truyền thống anh hùng

    Dựng xây họ Quản lẫy lừng bốn phương!

    (Dựa theo tư liệu từ năm 1982 của Ban liên lạc họ Quản-Thạch Sơn do cụ Quản Văn Thêm-Trưởng ban.

    Tóm tắt và bổ sung năm 2007 của ban liên lạc họ Quản-Thạch Sơn do ông Quản Văn Quyền-trưởng ban, viết tháng chạp năm Bính Tuất, tháng 1/2007. Bác sĩ Quản Văn Hà ghi chép và lưu giữ.)

    GIA PHẢ

    Gia phả hay gia phổ là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ phần của một gia đình lớn hay một dòng họ.

    Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có khi gọi là Phổ ký, có khi là Phổ truyền. Các nhà Tông thất (dòng dõi vua quan), có khi gọi gia phả của vương triều mình hay gia tộc mình bằng từ ngữ trân trọng hơn: Ngọc phả, Thế phả…

    Tại các nước Đông Á, chịu ảnh hưởng của Đạo Khổng, các thế hệ sau trong dòng họ hay vương triều phải giữ đạo Trung đạo Hiếu. Việc xây dựng và lưu truyền gia phả được xem là một cách ghi nhớ công ơn tổ tiên, gây dựng lòng tự hào trong dòng tộc.

    Ở Tây phương, người ta có tập tục làm cây phả hệ hay phả đồ, tương tự như Tông đồ của người Hoa hay người Việt.

    Một Tông đồ, một Gia phả, một Phả ký, một Phổ truyền dù đơn sơ hay súc tích cũng đều trở nên những tài liệu quý báu cho nhà xã hội học, nhà sử học về sau. Nó còn có thể hữu dụng cho những nghiên cứu về tâm lý, về di truyền học, huyết học, y học nữa.

    Môn học nghiên cứu về gia phả là gia phả học.

    Trung Quốc

    Tại Trung Quốc, gia phả đã xuất hiện dưới dạng thức “thế bản” từ thời nhà Chu (1122-256 TCN). Gia tộc Khổng Tử vẫn còn lưu giữ được gia phả ghi chép từ năm 600 trước công nguyên cho tới nay[cần dẫn nguồn]

    Việt Nam

    Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học phỏng đoán thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ, hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế (khoảng nǎm 476-545). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký (ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên).

    Mới đầu gia phả xuất hiện chỉ trong Hoàng tộc cùng giới quan lại, nhà Lý có Hoàng Triều Ngọc Điệp – năm 1026; nhà Trần có Hoàng Tông Ngọc Điệp, nhà Lê có Hoàng Lê Ngọc Phả… Cùng với sự xuất hiện các gia phả của Hoàng tộc là gia phả của các danh gia, quan lại và cứ thế lan rộng, phổ biến ghi chép gia phả trong nhân dân.

    Trước đây, gia phả chủ yếu được ghi chép bằng chữ Hán-chữ Nôm, nhưng qua nhiều năm chiến tranh, nhiều bộ gia phả của các dòng họ cũng mất dần…

    Tục làm gia phả phát triển mạnh ở hai miền Bắc và Trung; miền Nam rất ít gia đình làm gia phả (ở đấy còn được gọi là “gia phổ”) và biến thái thành “tông chi” tức tờ “tông chi tông đồ”.

    Trong gia phả, người đứng đầu ngành trưởng (trưởng họ, trưởng tộc) có bổn phận ghi hết những chi tiết về thân thích và dòng dõi; những người con khác sao lại bản gia phả chính đó. Các gia đình giữ gìn kỹ lưỡng và truyền từ đời cha tới đời con. “Họ” theo nghĩa gốc có liên hệ với nhà và dưới chế độ phong kiến, nối kết con người với đất ruộng: một mái nhà, một gia đình, một họ. Họ và tên của một người định vị trí của cá nhân người đó trong xã hội, xác định cá thể trong một toàn thể.

    Cấu trúc của Gia phả

    Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chữ nghĩa chân phương, có nội dung cơ bản như sau:

    1. Thông tin rõ ràng về người sao lục (biên soạn).

    2. Nêu nguồn gốc xuất xứ của gia tộc, là phả ký hay là gia sử.

    3. Ghi Thuỷ Tổ của dòng họ.

    4. Ghi từng phả hệ phát sinh từ Thuỷ Tổ cho đến các đời con cháu sau này. Có phần phả đồ, là cách vẽ như một cây, từng gia đình là từng nhánh, từ gốc đến ngọn cho dễ theo dõi từng đời. Đối với tiền nhân có các mục sau đây:

    – Tên: Gồm tên huý, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường. Thuộc đời thứ mấy? Con trai thứ mấy của ai?

    – Ngày tháng năm sinh (mất), giờ (nếu nhớ). Mộ nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Thời gian nào?

    – Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất.

    – Vợ: chánh thất, kế thất, thứ thất… Họ tên, con thứ mấy của ai? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên. Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm.

    – Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau).

    – Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng… Những lời dạy bảo con cháu đời sau (di huấn), những lời di chúc…

    – Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt hay giai thoại của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn trước tác hay, những bài thuốc gia truyền…

    Tiếp theo, là tộc ước. Đây là những quy định-quy ước trong tộc họ, đặt ra nhằm ổn định tộc họ, có công thưởng, có tội phạt, tất nhiên là phải phù hợp với luật pháp chung.

    Với một tộc họ lớn, có thể có nhiều tông nhánh, chi phái. Phần này sẽ ghi những thông tin chi phái, ai là bắt đầu chi, chi hiện ở đâu, nhà thờ chi…Những thông tin khác về tài sản hương hỏa, bản đồ các khu mộ tiền nhân; các câu đối, sắc phong nếu có v.v.

    Gia Phả là gì? Hình thức lập Gia Phả và Tộc Phả

    Gia phả hay gia phổ là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ phần của một gia đình lớn hay một dòng họ.

    Gia Phả là gì? Hình thức lập Gia Phả và Tộc phả

    1. Gia phả: Có thể gọi là Tông Chi Phả là chi tộc nhỏ trong một Dòng tộc của một Gia phả lớn có thể gọi là Tộc phả. Tông Chi Phả là mấu chốt của một Gia đình, một Họ…Tuy nó không đủ mọi chi tiết nhưng nó cung cấp cho ta biết từ bậc Ông Bà, Cha Mẹ đến con cháu một giai đọan để có đủ tài liệu về tiểu sử lý lịch của mỗi cá nhân : ngày tháng năm sinh, nơi sinh (sinh quán) sống chết, nghề nghiệp, địa chỉ (trú quán)…Ngoài ra còn nhiều vấn đề như: Học vấn, thành tích.. của mỗi người trong gia đình đó đã đóng góp liên quan đến xã hội đến sự hưng vong của Gia đình, Tổ tiên, Dân tộc và Quốc gia…Ảnh hưởng chung đến các sinh hoạt kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán trong xã hội…

    Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học phỏng đoán thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ, hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế (khoảng nǎm 476-545). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký (ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên).

    Người Việt chúng ta đã lâu đời bị ảnh hưởng nền văn hóa Trung hoa sâu đậm nên việc lập Gia phả xa hơn nữa là Tộc phả để biết Tổ tiên Dòng tộc, họ hàng anh em bà con xa gần để còn nhận biết nhau tránh cho anh em con cháu khỏi cưới hỏi lẫn nhau và tránh được nhiều điều đáng tiếc trong Gia tộc.

    Quan trọng hơn nữa để mọi thành viên trong Gia đình Dòng tộc biết đến mồ mả Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ…Để tỏ lòng hiếu nghĩa, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục, hương khói cúng giỗ, cầu hồn, xây đắp sửa

    Vậy Gia phả là quyển sách, quyển tập ghi chép tên tuổi, kỷ sự (tiểu sử thu gọn), ghi ngày sanh, ngày tử, vị trí phần mộ và ngày lập mộ (đã chết)…của từng người trong họ, theo thứ tự các đời.

    Từ điển Hán-Việt Đào Duy Anh định nghĩa gia phả là: “Sách ghi thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên”.

    2. Người Trưởng Tộc và Trưởng Gia

    Việt Nam cũng như các nước ở Đông nam Á Châu thường theo chế độ Phụ hệ (trọng Nam khinh Nữ) Người Nam là rường cột của Gia đình, Dòng tộc và Quốc gia nên có trách nhiệm gánh vác việc Gia đình, Quốc gia đại sự. Trong một Gia đình có Trưởng gia, một Dòng tộc thì phải có một Trưởng tộc để lo điều hành mọi việc trong Gia đình, Dòng tộc : Quản trị tài sản và bất động sản…Gọi là của Hương hỏa (Hương khói, nhang đèn) . Hương hỏa gồm có ruộng đất nhà cửa và kim ngân…(Di chúc phả) Do Ông Bà, Cha Mẹ, Tổ tiên để lại cho con chắu từ đời này đến đời khác để dùng vào việc: Xin lễ, cúng giỗ, xây cất bảo quản mồ mả cho Dòng họ hàng năm còn để giúp đỡ các con cháu, bà con trong Dòng họ khi gặp hoạn nạn nghèo đói, ma chay, cưới hỏi . Lập và bảo quản Tộc phả và Di chúc…Mỗi thế hệ Trưởng tộc đang giữ Tộc phả phải ghi lại tất cả những cảm nhận của mình về cuộc sống ở những đọan đời khác nhau trong suốt thời gian mà mình chịu trách nhiệm. Với những thành công của con cháu, đồng thời kèm một số hình ảnh để các thế hệ sau có thể thấy được các sinh hoạt của các thế hệ trước đã làm … Người Trưởng tộc được nối tiếp từ đời này đến đời khác, thưòng được giao cho người con trai Trưởng nam (con trai đầu) Ông, Bà gọi là cháu Đích tôn (cháu Nội trai của con Trưởng nam) nếu bất khả thi có thể chọn con trai Trưởng nam của con trai kế (Thứ nam) hoặc trong Dòng tộc chọn một người có khả năng và điều kiên thích hợp.

    Trưởng Nam và cháu Đích Tôn có Bổn phận gánh vác bảo tồn Phả Gia.

    Sau Trưởng tộc là các Trưởng gia có nhiệm vụ góp công sức, tài chánh…Cùng chung với Trưởng tộc để điều hành mọi công việc trong Dòng tộc. Lập sổ Gia phả (Tông chi phả) riêng cho Gia đình mình một cách đầy đủ và chi tiết cung cấp cho Trưởng tộc để lập thành một Gia phả lớn (Tộc phả) cho Dòng tộc.

    3. Gia phả hoàn chỉnh có những mục gì?

    Gia Phả là gì? Hình thức lập Gia Phả và Tộc phả

    Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chữ nghĩa chân phương có ghi rõ tên người sao lục, biên soạn thuộc đời thứ mấy, năm nào, triều vua nào, căn cứ vào bản nào, tên người tục biên qua các đời cũng có cước chú rõ ràng. Đầu gia phả có lời tựa ghi được nguồn gốc xuất xứ của thủy tổ có cứ liệu thành văn hay truyền ngôn.

    Mở đầu là thuỷ tổ, lần lượt đến tiên tổ các đời, nối dòng đến lớp con cháu mới sinh.

    3.1 Đối với tiền nhân có các mục sau đây:

    Tên: Gồm tên huý, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy?

    Con trai thứ mấy của ông nào? Bà nào?

    Ngày tháng năm sinh (có người còn ghi được cả giờ sinh).

    Ngày, tháng, năm mất? Thọ bao nhiêu tuổi?

    Mộ táng tại đâu? (có người ghi được cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Vào tháng, năm nào?).

    Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất: Thi đậu học vị gì? Khoa nào? Triều vua nào? Nhận chức vị gì? năm nào? Được ban khen và hưởng tước lộc gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì? (Đối với những vị hiển đạt thì mục này rất dài. Ví dụ trong Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả, chỉ riêng Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, mục này đã trên mười trang)

    Vợ: Chánh thất, kế thất, thứ thất…

    Họ tên, con gái thứ mấy của ông nào, bà nào? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên.

    Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm.

    Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: Con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau).

    Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng…

    Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền…đó là những tài sản quý giá mà chúng ta để thất truyền, chưa biết khai thác.

    Những nội dung ghi trên chỉ có tính chất gợi ý với các bậc huynh trưởng các họ, đang chăm lo công việc phổ biến và tục biên gia phả dành cho con cháu đời sau

    3.2 Nội dung gia phả gồm có:

    – Chính phả: có phả ký, phả hệ và phả đồ.

    – Ngoại phả: ghi nhà thờ tổ, việc cúng bái, văn khấn, ghi khu mộ, ghi danh sách học vị các thành viên đỗ đạt, ghi tiểu sử một số thành viên nổi bật, ghi quan hệ hôn nhân cưới gả với dòng họ nào….

    – Phụ khảo: ghi địa chí xóm ấp, đình miếu, chợ búa, bến đò….

    Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng. Phải công phu, nghiêm túc trong việc dựng phả. Gia phả là tư liệu quí giá cho dòng họ, nhà sử học, dân tộc học.

    1.

    Hướng dẫn lập dàn bài cho một bộ gia phả

    Trước khi dựng bộ gia phả, ta lập dàn bài chi tiết, cấu trúc hợp lý, phù hợp với qui mô, đặc điểm dòng họ.

    1. Phần trên đoạn: Nói mục đích, yêu cầu, vai trò, vị trí của phả trong dòng họ và trong xã hội: +Nuớc có sử nhà có phả, giúp cho con cháu biết rõ lịch sử dòng họ, tự hào truyền thống cha ông, sống xứng đáng với tổ tiên. Cụ thể giúp cho việc quan hệ thưa gởi đúng, ghi nhớ ngày giỗ, cưới hỏi không vi phạm….boi tinh yeu- xem tuoi vo chong hop khac

    2. Nội dung:

    1. Phả ký:

    2. Tổ phụ và tổ quán

    + Vị tổ đầu tiên: tiểu sử vị Tổ, lai lịch, hành trạng (Nếu có gia phả cổ thì địch ra chữ Quốc ngữ rồi ghi vào) – Bà tổ: tiểu sử của bà.

    + Tổ quán: Ở đây ta viết về địa lý lịch sử xóm ấp, nơi vị tổ đầu tiên tới khai cơ lập nghiệp, trước tiên nêu tên gọi các giai đoạn lịch sử, ranh giới hành chánh, địa lý sông ngòi, đường sá, chợ, đình chùa. Các dòng họ sống cộng cư. Địa điểm dòng họ mình đang sống, nhà thờ họ, khu mộ.

    + Vẽ bản đồ xóm ấp

    + Các thế hệ: Theo qui luật hôn nhân, ông tổ sinh ra các chi, phái, hệ số lượng là bao nhiêu, đến nay là mấy đời, tổng số con cháu, hậu duệ, đã cưới, gả với bao nhiêu họ khác.

    + Truyền thống lao động, sản xuất: xác định nghề nghiêp chính nhự nghề nông chẳng hạn: ai, đời nào có tay nghề truyền thống, mô tả chúng; ai kinh doanh buôn bán, ai viên chức.

    + Truyền thống văn hóa: Tín ngưỡng tôn giáo, truyền thống thờ cúng ông bà, chăm lo tạo phúc đuức cho con cháu, lo mồ mả, nhà thờ họ, gia phả

    + Truyền thống yêu nước: bám đất giữ làng, đi bộ đội, hoạt động cách mạng, các cá nhân tiêu biểu

    + Truyền thống xây dựng tổ ấm gia đình

    – Đặc điểm tính chất dòng họ và phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa . Nêu khái quát những ưu điểm của dòng họ về làng sản xuất, về văn hóa, về lòng yêu nước và đề ra những điều cơ bản để xây dựng gia đình văn hóa ngày nay.

    3. Phả hệ

    + Đời thứ …..Con của ông…..và bà….

    + Khung tên họ: Khung gồm tên chồng và vợ 1, vợ 2. Ghi tên họ, dòng kế ghi năm sanh – măm mất theo âm lịch, dòng kế ghi ngày giỗ, dòng cuối chi mộ chôn.

    Ghi tiều sử khai vị.

    Ghi các con theo thứ tự con trưởng, thứ hai, ba đến hết.

    * Chú ý cách ghi ngang hay ghi dọc phải nhất quán từ đầu.

    3. Phả đồ:

    Phả đồ từng chi và tổng phả đô theo mẫu thường dùng

    4. Ngoại phả

    + Mô tả các lễ cúng chính và văn khấn. Mô tả nhà thà thờ họ và Hội đồng gia tộc, nếu có.

    + Mô tả các khu mộ: ghi vi trí và tên người theo mộ bia.

    + Danh sách người có học vị.

    + Biểu ghi quan hệ cưới gả.

    + Danh sách ngày giỗ

    + Tiểu sử nhân vật tiêu biểu.

    5. Phụ khảo:

    + Địa chí xóm ấp

    + Đình làng

    + Ngành nghề truyền thống

    6. Gia phả là gia bảo có đúng không?

    Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một dòng họ, một gia đình lớn. Thiết tưởng không cần phải nói nhiều về ý nghĩa mà mỗi cuốn gia phả của từng dòng họ đều đã nói rõ trong từng lời tựa. Đành rằng cái ăn, cái mặc để nuôi sống gia đình và bản thân là việc hàng đầu. Nhưng có thấy nỗi day dứt của những người có tâm huyết muốn truyền cho con cháu biết đời cha mình do ai sinh ra, từ đâu đến, tổ tiên công đức ra sao, ngặt vì gia phả đã mất; có thấy được nỗi niềm của những người trú ngụ ở phương xa không được cha ông truyền cho biết gốc gác của mình từ đâu, họ hàng là ai, khi đó mới thấy đầy đủ ý nghĩa của hai chữ “Gia phả-Gia bảo”. Giọt nước rất quý đối với người sống trên sa mạc, còn đối với người sống ven sông, dễ gì mỗi lần “Uống nước” lại phải “Nhớ nguồn”.

    Gia Phả là gì? Hình thức lập Gia Phả và Tộc phả

    Thời trước họ nào cũng có gia phả, có họ từng nhà còn có gia phả. Nếu vì thuỷ, hỏa, đạo tặc để mất vàng bạc- của cải gì thì mất, chứ không để mất gia phả. Ngặt vì gia phả ngày xưa viết bằng chữ Hán, hơn nữa từng chi từng nhà chỉ nối phần trực hệ của chi mình, nhà mình, thảng hoặc mới có một cuốn gia phả ghi đời tiếp nối của chi anh, chi em, đến đời hai đời ba là cùng, do đó nếu một chi mất gia phả thì chi khác không thể bổ cứu. Hiện nay, do mất gia phả nên nhiều họ tuy cùng ở với nhau trong một địa phương vẫn không biết nhau, không nhận được quan hệ họ hàng.

    Về một ý nghĩa khác, gia phả sở dĩ gọi là gia bảo vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, là điều tổ tiên muốn gửi gắm lại cho đời sau. Bất cứ họ nào, bất cứ con người nào trong họ, có tài năng lỗi lạc đến đâu, cá nhân cũng không thể viết được toàn bộ gia phả mà chỉ có kế thừa đời trước và truyền dẫn đời sau.

    Gia phả các họ là các nguồn bổ sung tư liệu rất quý, rất dồi dào cho quốc sử, nếu các nhà sử học biết khai thác cũng có khả năng từ gia bảo trở thành quốc bảo.

    Tính tôn ti

    Người Việt nam có hệ thống tôn ti trực tiếp rất chí lý phân rõ rạch ròi tới 9 thế hệ

    Tiếng Việt

    Kỵ cố Cụ Ông Cha Tôi Con Cháu Chắt Chút Chụt

    Cao tầng tổ Tầng tổ Tổ phụ Phụ Ngã Tử Tôn Tầng Tôn Huyền tôn (cao tầng tôn)

    Nguồn: FB Tìm Về Với Nguồn Gốc Họ Quản