• HÀ NỘI MÙA ĐÔNG 1946 - ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO – HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM

    HÀ NỘI MÙA ĐÔNG 1946 - ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO – HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM
    HÀ NỘI MÙA ĐÔNG 1946 - ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO – HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM
    HÀ NỘI MÙA ĐÔNG 1946 - ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO – HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM

    HÀ NỘI MÙA ĐÔNG 1946 – ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO – HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM

    Sau khi xem xong phim Đào, Phở và Piano của đạo diễn Sơn do thái (Phi Tiến Sơn) tôi lại nhớ đến bộ phim “Hà Nội mùa đông 1946”! Tất nhiên sự so sánh sẽ khập khiễng nhưng các cụ, các mợ mà đã xem bộ phim Hà Nội mùa đông 1946 thì sẽ cảm nhận bộ phim này hay như thế nào!

    Nói về phim Đào, Phở và Piano các nhân vật trong phim mặc dù chỉ là một người – nhưng không phải, họ đại diện cho nhiều tầng lớp quân và dân khác nhau trong thời chiến. Từ nữ chiến sĩ, y tá, ông họa sĩ già luôn ấp ủ vẽ được bức tranh như ý (làm tôi nhớ đến bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân và phim Hà Nội mùa đông 1946); vợ chồng người bán phở luôn mong có người để thưởng thức món ăn mang tinh hoa mảnh đất nơi họ đang sống; một ông phán Tây học đam mê ả đào, chú bé đánh giày, vị linh mục luôn khát khao sự an bình trong chiến trận…

    *

    “Họ đã sống và đã chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra Đất Nước…”

    *

    Tất cả những con người đó đã khắc họa phần nào đó về một Hà Nội xưa, trong thời kì bọm đạn vẫn rất kiên cường nhưng cũng đậm chất lãng mạn, hòa hoa!

    Một điểm khá thú vị trong phim khi có sự xuất hiện của linh mục Công giáo đã khắc họa phần nào nét đẹp của người Công giáo, tình cảm, tình yêu quê hương, đất nước của người Công giáo nói riêng! Đoàn làm phim đã mời linh mục Anton Nguyễn Ngọc Sơn, một vị linh mục Công giáo tư vấn cho đoàn, cho nên lúc xem phim tôi thấy những nội dung đề cập đến những nét đẹp người Công giáo khá chỉnh chu, xúc động, đặc biệt là cảnh linh mục làm lễ cưới vội vã cho hai bạn trẻ yêu nhau dưới ánh nến lung linh trong khung cảnh đổ nát của đạn bom… Tôi chợt nhớ đến bài thơ “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

    *

    Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo

    Anh làm chiến sĩ giữ quê hương

    giữ màu áo tím, cành hoa trắng

    giữ cả trường xưa, nóc giáo đường

    Giặc chiếm lầu chuông xây gác súng,

    Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ

    Anh gom gạch nát xây tường lũy

    chiếm lại lầu chuông, giết kẻ thù.

    *

    Một bộ phim để lại cho tôi nhiều cảm xúc! Cá nhân tôi ủng hộ phim này, mong rằng điện ảnh nước nhà sẽ có những bộ phim càng ngày càng chất lượng như vậy!

    —-