• Sức hút của phim Đào, Phở và Piano

    Sức hút của phim Đào, Phở và Piano
    Sức hút của phim Đào, Phở và Piano
    Sức hút của phim Đào, Phở và Piano
    Sức hút của phim Đào, Phở và Piano

    Sức hút của phim Đào, Phở và Piano

    Không phải một tác phẩm thương mại được quảng bá rầm rộ, bộ phim Đào, Phở và Piano đang bất ngờ gây sốt khắp mạng xã hội dù có suất chiếu hạn chế (chỉ khoảng 18 suất mỗi ngày). Dự án được đạo diễn và viết kịch bản bởi NSƯT Phi Tiến Sơn, do nhà nước đầu tư.

    Mượn câu chuyện tình dung dị, tác phẩm điện ảnh Đào, Phở Và Piano đã toát lên khí chất kiên cường, bất khuất nhưng cũng không kém phần lãng mạn của người dân Hà Nội trong thời kỳ chiến tranh.

    Bộ phim lấy cảm hứng từ trận chiến đông xuân kéo dài 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở Hà Nội. Câu chuyện theo chân chàng dân quân Văn Dân và mối tình với nàng tiểu thư đam mê dương cầm Thục Hương.

    Trong những trận đánh cuối cùng trước khi quân ta rút lui khỏi Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ, một số người vẫn chọn ở lại mảnh đất thủ đô đã tan hoang vì bom đạn, bất chấp những hiểm nguy mà đang đợi chờ trước mắt. Họ, có tên hoặc không có tên, cùng nhau tạo nên một câu chuyện đầy bi tráng nhưng cũng không kém phần lãng mạn về tâm hồn Hà Nội trong khói lửa chiến tranh.

    Đó là một chàng lính dũng cảm vượt qua đạn lửa để mang về một cành hoa xuân để chung vui Tết cùng đồng đội. Anh có một đám cưới xúc động với cô tiểu thư xinh đẹp của Hà thành giữa cảnh Hà Nội tan hoang.

    Có mặt trong lễ cưới của họ là một họa sĩ già, người đã ở lại để tưởng nhớ những người đã hy sinh. Ông có một bức tranh cần hoàn thành và một vị linh mục cần sự yên bình và không muốn chiến tranh. Hai người đã cùng nhau thưởng thức món phở, nói về nghệ thuật và uống rượu để chào đón một ngày mới – một ngày tận hiến.

    Trong số đó, có một cậu bé đánh giày mơ về những ngày yên vui, đồng thời rất tự hào khi đội chiếc mũ cảm tử quân trên đầu và còn một ông phán Tây học đam mê ca trù, theo đuổi chủ nghĩa lãng mạn đến cùng.

    Và hai vợ chồng làm nghề bán phở, dù bị nén lòng nhưng vẫn không ra đi vì muốn nấu phở cho những người lính tại chiến lũy. Trong thời buổi hỗn loạn ấy, họ vẫn kiên nhẫn chờ đợi để có đủ hành thơm Nhật Tân cho đủ vị, thong thả xay bột bằng cối đá, tráng bánh phở và chờ miếng nạm nhừ mềm mại. Anh