• ĐẦM THỊ NẠI VÀ THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI/NƯỚC MẶN

    ĐẦM THỊ NẠI VÀ THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI/NƯỚC MẶN
    ĐẦM THỊ NẠI VÀ THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI/NƯỚC MẶN
    ĐẦM THỊ NẠI VÀ THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI/NƯỚC MẶN

    ĐẦM THỊ NẠI VÀ THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI/NƯỚC MẶN
    ĐẦM THỊ NẠI VÀ THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI/NƯỚC MẶN
    ĐẦM THỊ NẠI VÀ THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI/NƯỚC MẶN
    ĐẦM THỊ NẠI VÀ THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI/NƯỚC MẶN

    ĐẦM THỊ NẠI – NƠI DIỄN RA NHIỀU TRẬN ĐÁNH LỊCH SỬ

    VÀ THỊ NẠI / NƯỚC MẶN – THƯƠNG CẢNG GIAO THƯƠNG QUỐC TẾ TỪ TK X

    ĐẦM THỊ NẠI

    Nằm gần bờ biển phía đông của Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Đầm Thị Nại là một trong bốn đầm nước mặn lớn nhất Bình Định với diện tích mặt nước hơn 5000ha, rộng gần 4km và dài hơn 10km. Điều này khiến cho khoảng cách giữa TP Quy Nhơn và bán đảo Phương Mai (Nhơn Hội, Nhơn Hải) đúng nghĩa “Gần nhà xa ngõ”. Trước khi cầu Thị Nại được khánh thành (dài 2477m phần chính, chưa tính đường dẫn), người dân nơi đây phải đi một quãng đường rất xa mới về đến trung tâm thành phố. Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam tính đến năm 2007.

    Đầm là nơi hợp lưu của sông Côn và sông Hà Thanh, ngăn cách với Biển Đông bởi bán đảo Phương Mai. Chỗ thông ra biển của đầm chính là cảng Quy Nhơn hiện nay.

    Đây cũng là nơi diễn ra nhiều trận đánh lịch sử như:

    – 1284, trận đánh giữa quân Nguyên và Chiêm Thành.

    – Năm 1471, trận đánh giữa vua Lê Thánh Tông và Chiêm Thành. Trận đánh này đã đánh dấu sự kiểm soát của người Việt đối với khu vực này và sát nhập vào lãnh thổ của Đại Việt.

    – Về sau, đầm Thị Nại đã trở thành căn cứ thuỷ quân của nhà Tây Sơn. Vào những năm Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793), Kỷ Mùi (1799), Canh Thân (1800) đã có những trận đánh giữa hai lực lượng quân sự của hai nhà lãnh đạo lớn trong lịch sử Việt Nam – Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ. Và đặc biệt là năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh cho đại binh ra đánh Thị Nại. Đây được coi là một trong những trận chiến quyết định trong lịch sử Việt Nam, là một trận đánh rực lửa và có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của cuộc chiến tranh giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn. Ngoài ra, trận đánh này còn cho thấy sự tài ba và quyết tâm của Nguyễn Ánh trong việc đánh bại đối thủ của mình, và khẳng định sự kiên trì của ông trong việc giành lại quyền lực cho nhà Nguyễn.

    Ghi chú: Đầm phá ven bờ biển (tiếng Anh: Coastal Lagoon) là một loại hình thủy vực ven bờ, nước lợ, mặn hoặc siêu mặn, thường có hình dáng kéo dài, được ngăn cách với biển bởi hệ thống đê cát dạng cồn đụn và có cửa (inlet) thông với biển.

    —–

    THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI – NƯỚC MẶN

    Do sự hạn chế về mặt tư liệu nên việc xác định vị trí chính xác tuyệt đối và cả quy mô của thương cảng này của các nhà nghiên cứu gặp khá nhiều khó khăn. Địa danh này theo tiếng Champa (Chiêm Thành) là Cri-Banoy, gọi đầy đủ theo tên phiên âm tiếng Hán là Thi Lị Bi Nại, người Hoa gọi là Tân Châu. Sau này, lại còn có một tên khác là Hải Hạc Đàm (đầm có nhiều chim hạc biển). Ngoài ra, theo nhiều nguồn tư liệu, còn có các tên khác như: Tì Ni, Thiết Ti Nại, Thu Mi Liên, Chiêm Thành Cảng, Cri Bandy…

    Từ thế kỷ X-XV, đây là hải cảng nổi tiếng và là cửa ngõ của thành Đồ Bàn (Vijaya, Chà Bàn) kinh đô của nước Champa, là nơi để Champa giao thương, kết nối và hội nhập vào nền hàng hải khu vực và thế giới.

    Đến thời chúa Nguyễn, với chính sách cởi mở trong việc trao đổi hàng hóa với các thuyền buôn nước ngoài, thương cảng Thị Nại đã được phát triển thành một thương cảng sầm uất của vùng Đàng Trong thời bấy giờ và có tên là Nước Mặn. Được hình thành đầu thế kỷ XVI và phát triển đỉnh cao vào XVII, Nước Mặn nối tiếp những lợi thế vốn có từ thời Thị Nại để trở thành một thương cảng trọng yếu của xứ Đàng Trong. Nước Mặn có vai trò lịch sử đặc biệt trong việc phát triển ngoại thương – Đây là cơ sở, là bàn đạp trong quá trình mở mang lãnh thổ về phương Nam, cũng như là nền tảng để duy trì thể chế, nâng tầm vị thế của mình trong khu vực của các chúa Nguyễn.

    Vùng đất này với nhiều thuận lợi, từ biển với hải sản phong phú, cận kề cao nguyên với sản vật rừng. Chính sự phong phú về sản vật như vậy, đã mang lại những nguồn hàng giá trị, thu hút sự có mặt của các thương nhân, tàu buôn, nên có đủ điều kiện để phát triển nghề thương mại biển, tạo nên nguồn sức sống cho các hải cảng.

    NЖ°б»›c mбє·n Д‘Ж°б»Јc ghi trong Hб»“ng Дђб»©c bбєЈn Д‘б»“ lГ  “NЖ°б»›c mбє·n hбєЈi mГґn”, Д‘Ж°б»Јc Alexandre de Rhodes vбєЅ trГЄn bбєЈn Д‘б»“ vГ  phiГЄn Гўm lГ

    “Nehorman”. Người phương Tây trong quá trình buôn bán và du hành ở nơi này thì gọi tên cảng theo tên của phủ Quy Nhơn là “Quingnin” hay “Pulucambi” (người Bồ Đào Nha), “Quy Nong” (người Anh), “Sintcheou” hoặc “Chincheo” (phiên âm theo tiếng Trung Quốc từ chữ Tân Châu).

    Qua các cuộc khai quật khảo cổ thương cảng Thị Nại – Nước Mặn, hiện vật thu được bao gồm đồ đất nung, gốm sành nâu, gốm trắng xanh (Trung Quốc), gốm Hizen (Nhật Bản), gốm Champa (Gò Sành) và gốm Việt Nam. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là gốm sành, gốm Trung Hoa đến gốm Nhật Bản. Với

    niên đại trải dài từ thế kỷ 16 – 17 đến thế kỷ 19 – 20. Điều đó chứng minh được Thị Nại – Nước Mặn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nền văn minh Đông, Nam Á và Phương Tây thông qua tuyến giao thương quốc tế ở Biển Đông.

    Ảnh: Hoàng hôn tại đầm Thị Nại.

    Đỗ Trường Giang, Sự chuyển hóa từ thương

    cảng Chăm sang Việt (trường hợp Thi Nại – Nước Mặn).

    Và các nguồn tư liệu khác.

    —-

    ▪️ 𝟐𝐍𝐃 𝐇𝐎𝐌𝐄 𝐕𝐈𝐄𝐓𝐍𝐀𝐌 ▪️

    Rất hân hạnh khi nhận được sự theo dõi của mọi

    người trên các nền tảng:

    | 𝗜𝗻𝘀𝘁𝗮𝗯𝗶𝗼: 2ndhomevietnam

    | 𝗙𝗮𝗰𝗲𝗯𝗼𝗼𝗸: 2nd Home Vietnam

    | 𝗜𝗻𝘀𝘁𝗮𝗴𝗿𝗮𝗺: 2ndhome.vietnam

    | 𝗟𝗲𝗺𝗼𝗻𝟴: 2ndhomevietnam

    | 𝗬𝗼𝘂𝘁𝘂𝗯𝗲: 2nd Home Vietnam

    | 𝗧𝗶𝗸𝘁𝗼𝗸: 2ndhomevietnam

    —-

    #DamThiNai #ThiNai

    #NhonHoi #QuyNhon #BinhDinh

    Xem thêm bài có từ khoá:

    hải sản,

    bồ đào nha