Đà Lạt Lâm Đồng

10 thông tin độc đáo có thể bạn chưa biết về Đà Lạt

10 thông tin độc đáo có thể bạn chưa biết về đà lạt

10 điều bạn chưa biết về Đà Lạt

Đà Lạt chắc chắn đã có rất nhiều fan hâm mộ và trở nên si mê vùng đất này đến nỗi, năm nào cũng phải lên check-in và hít “mùi Đà Lạt”. Nhưng liệu bạn có biết những điều này không? Thử kéo xuống dưới và xem danh sách tổng hợp của Dydaa nhé!

Đà Lạt không phải nơi đầu tiên được đề xuất làm “Thủ đô mùa hè” của Đông Dương

Sau khi bác sỹ Alexandre Yersin tiếp tục khảo sát cao nguyên Lâm Viên theo yêu cầu của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, ông đã đề xuất Dankia làm khu vực nghỉ dưỡng chứ không phải Đà Lạt. Dankia chính là khu vực Thung Lũng Vàng hiện nay, cách Đà Lạt 10km, thuộc huyện Lạc Dương. Nơi này có 2 hồ nước ngọt tự nhiên là hồ Dankia và Ankroet, có sức chứa khoảng 21 triệu mét khối nước.

10 thông tin độc đáo có thể bạn chưa biết về đà lạt

Thành phố Đà Lạt 130 năm

Bác sỹ Yersin vô cùng yêu thích khu vực này vì cảnh tượng đẹp đẽ với những đồi thông xen kẽ bao quanh hồ nước xanh mát. Tuy nhiên thì sau khi xem xét kỹ lưỡng, toàn quyền Paul Doumer quyết định chọn Đà Lạt thay cho Dankia vì một số lý do sau:

  • Không khí ở Đà Lạt mát lạnh và độ ẩm thấp hơn ở Dankia. Dankia nằm gần đỉnh Lang Biang, hứng nhiều gió ẩm nên mưa nhiều và sương mù dày đặc, có khi đến 10h sáng sương mới tan, gây nguy hiểm cho việc đi lại.
  • Độ dốc của Đà Lạt thoai thoải chứ không gắt như Dankia, việc xây dựng cũng như vận hành hệ thống giao thông sẽ thuận tiện hơn cho cả đơn vị nhà thầu cũng như người dân sau này.

Ai mới là người đặt nền móng cho thành phố Đà Lạt?

Mặc dù bác sỹ Yersin là người có công tìm thấy Đà Lạt nhưng toàn quyền Paul Doumer mới chính là người thuyết phục Chính phủ Pháp xây dựng Đà Lạt thành nơi nghỉ dưỡng ở Việt Nam.

Để xây dựng một thành phố mới thì cần phải có một quỹ tài chính dồi dào vì cần phải làm rất nhiều việc: thiết lập hệ thống đường sá, nước ngọt, xây dựng nhà máy thủy điện, xây dựng các cơ quan hành chính, khu vực công cộng (Chợ, bệnh viện, trường học, sân bay…). Chỉ riêng việc xây dựng tuyến đường sắt từ  Tháp Chàm lên Đà Lạt đã tốn 200 triệu franc lúc bấy giờ.

Tính ra thì thì Paul Doumer không chỉ có công lớn trong việc xây dựng các thành phố ở Việt Nam nói riêng mà ông còn ảnh hưởng đến cả toàn bộ khu vực Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Campuchia lúc bấy giờ

Nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở Đà Lạt

Nhà máy thủy điện Ankroet tại Dankia chính là nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam do người Pháp xây dựng. Nhà máy bắt đầu được khởi công vào năm 1942 và hoàn thành năm 1945. Đạp tràn của nhà máy hoàn toàn được xây bằng đá chẻ.

10 thông tin độc đáo có thể bạn chưa biết về đà lạt

10 điều bạn chưa biết về Đà Lạt

Năm 1945, nhà máy được hoàn thành và đưa vào vận hành lần đầu tiên có 2 tổ máy phát, với tổng công suất ban đầu 2 x 300 kW. Turbine hiệu BELL, máy phát điện hiệu CEM-LEHAVRE – Mỹ, hiện được trưng bày tại viện bảo tàng EVN và tại công viên của nhà máy Ankroet.

Năm 2004, nhà máy Thủy điện Ankroet đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam.

Tại sao lại gọi là lẩu bò Ba Toa?

Ba Toa là tên phiên âm từ tiếng Pháp từ chữ “abattoir” (a-ba-toa, tức “lò mổ”). Ngày xưa khi Đà Lạt còn ở dưới sự cai trị của người Pháp thì khu vực này từng có lò mổ gia súc. Người Đà lạt vẫn thường gọi bằng tiếng Pháp là “a ba toa”. Sau này có một vài quán lẩu bò bình dân mọc lên và từ từ phát triển, người dân vẫn theo thói quen cũ gọi là lẩu bò ở khu a ba toa, dần dần nói tắt thành lẩu bò “ba toa”.

Đường sắt Tháp Chàm –  Đà Lạt răng cưa độc nhất vô nhị với đầu máy Thụy Sỹ

Đường sắt được khởi công năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Paul Doumer. Đến năm 1932 thì tuyến đường sắt mới hoàn thành trọn vẹn. Để qua được những đoạn đèo dốc, các kỹ sư người Pháp đã phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy.

10 thông tin độc đáo có thể bạn chưa biết về đà lạt

10 điều bạn chưa biết về Đà Lạt

Đường răng cưa này nhằm tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa đường ray và hệ thống bánh thép khi tàu leo dốc. Tuyến đường có 16 km đoạn đường sắt răng cưa để vượt từ địa hình đồng bằng ở Phan Ranh lên độ cao 1.500m trên mực nước biển của cao nguyên Lâm Viên. Độ dốc thường xuyên của đoạn đường đèo này là 12%.

10 thông tin độc đáo có thể bạn chưa biết về đà lạt

10 điều bạn chưa biết về Đà Lạt

Xe lửa phải vượt qua 5 con hầm được đục trong núi, có hầm dài đến 600m và nhiều cầu xe lửa khác. Đường sắt được vận hành bằng 11 đầu máy hơi nước hiệu Fuka của Thuỵ Sĩ. Tuyến đường sắt chỉ có hai chuyến tàu và một chuyến khứ hồi mỗi ngày, mất khoảng 8 giờ để hoàn thành. Tàu sẽ xuất hành buổi sáng từ Tháp Chàm và lên đến Đà Lạt vào buổi chiều.

Ngày nay tuyến đường sắt này đã không còn nữa do chiến tranh khốc liệt vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Đà Lạt là nơi Vua Bảo Đại lần đầu tiên gặp Hoàng hậu Nam Phương

Sau khi về nước và lên ngôi, năm 1932 vua Bảo Đại một lần đến Đà Lạt để nghỉ mát thì được mời đến một bữa tiệc tại khách sạn Langbian Palce trứ danh. Tại đây ông đã gặp và tiến tới hôn nhân với Hoàng Hậu Nam Phương, lúc này vẫn còn là nàng tiểu thư Nguyễn Hữu Thị Lan, con gái của đại gia giàu có Nguyễn Hữu Hào.

Những di dân đầu tiên đến Đà Lạt đến từ đâu?

Bạn có bất ngờ không khi biêt những di dân đầu tiên đến đây là từ Hà Đông, Hà Nội? Cuối những năm 1930s, thành phố Đà Lạt thời mới đầu xây dựng đã có một số nhân viên người Việt làm việc cho chính quyền Pháp. Dần dần người thân của những nhân viên này cũng đến rồi kéo theo họ hàng, làng xóm cùng vào sau mỗi lần họ về thăm quê hương.

Dần dần các ấp được hình thành theo quê quán của di dân: ấp Hà Đông, ấp Nghệ Tĩnh, ấp Đa Thành, ấp Tây Hồ…

Người Hoa đã từng buôn bán rất mạnh ở Đà Lạt

Theo thống kê về việc thu thuế năm 1955, thì trong 607 hiệu buôn tại Đà Lạt thì có đến 102 hiệu buôn là của người Hoa. Lúc này dân số người Hoa chỉ có 1,438 người mà người Việt thì chiếm đến 51,646 người. Điều này chứng tỏ người Hoa rất khéo léo trong việc kinh doanh buôn bán.

Trong số những tiệm buôn do chủ người Hoa quản lý thì có tiệm bánh mỳ Châu Hải và tiệm Vĩnh Hòa đóng thuế nhiều nhất, lần lượt là 180,000 đồng và 60,000 đồng chỉ trong năm 1955.

Chợ Đà Lạt ban đầu

Chính là vị trí bây giờ của rạp Hòa Bình. Năm 1929, dân cư bắt đầu tăng lên nên sinh ra nhu cầu về một chỗ tập trung buôn bán các mặt hàng sinh hoạt cho đời sống hàng ngày. MMột ngôi chợ bằng cây được dựng lên và lợp tôn tại vị trí Rạp chiếu bóng 3 tháng 4 ở khu Hòa Bình hiện nay. Người ta vẫn gọi nó là Chợ Cây

10 thông tin độc đáo có thể bạn chưa biết về đà lạt

10 điều bạn chưa biết về Đà Lạt

Đến năm 1936 thì có một trận hỏa hoạn lớn nên chợ được xây dựng lại khang trang và rộng rãi hơn nhằm phục vụ cho người dân.

Sau này, khi dân cư tăng lên đến 15,000 người. Ủy bân Nhân dân Thành phố quyết định dời chợ xuống khu vực hiện giờ ở đường Nguyễn Thị Minh Khai.

>>> Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Đà Lạt toàn tập 2021

10 thông tin độc đáo có thể bạn chưa biết về đà lạt

10 điều bạn chưa biết về Đà Lạt

Rất nhiều giống rau củ và thực phẩm từ gia súc tại Đà Lạt hiện giờ có nguồn gốc từ nước Pháp

Sau khi đã chọn được nơi xây dựng một ” Thủ đô mùa hè” thì Paul Doumer rất chú trọng đến việc làm sao có thể tự cung tự cấp lương thực thực phẩm cho những người Pháp sẽ đến đây ở.

Các giống rau củ và hoa đã được vận chuyển từ Pháp qua để trồng thí nghiệm. Cà rốt, a ti sô, cà chua, ngò tây, cần tây, các giống bắp cải châu Âu, củ cải, cresson, đậu xanh, đậu Hà Lan… đều được đưa đến đây. Những loại rau này đều thích ứng tốt với khí hậu và thổ nhưỡng ở đây. Đặc biệt các loài hoa phát triển rất mạnh mẽ.

Ngoài ra, người Pháp còn vận chuyển giống bò Breton sang và phối với các giống địa phương. Thế hệ con lai đã cho ra sản lượng cao hơn về cả thịt và sữa. Trên bàn ăn của người Pháp này luôn có đầy đủ phô mai, sữa cũng như những món ăn thấm đậm vị quê hương.

>>> Tất tần tật về Đà Lạt: các quán cafe hot, homestay đẹp nhất, khách sạn gần chợ, kiến trúc Pháp cổ, tổng hợp điểm vui chơi…=> Xem tại đây bạn nhé: Du lịch Đà Lạt

Đăng bởi: Thảo Ngô

YOLO! Khám phá các huyện ở Lâm Đồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก