• Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m

    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m
    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m
    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m
    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m
    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m
    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m
    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m
    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m
    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m
    Cùng Na khám phá chiếc hồ nằm ở độ cao 4.350m

    📍Day7: 5:15’ sáng, hai anh em bật dậy xỏ vội cái áo phao rồi phi xuống hồ Pangong để đón bình minh. Nơi năng lượng tuyệt đẹp này chỉ cần ngồi yên nhìn mây nhìn trời thôi cũng đủ thấy hạnh phúc rồi.

    Hồ Pangong nằm ở độ cao 4.350m trên dãy Himalaya so với mực nước biển, kéo dài qua Ấn Độ và Trung Quốc. Điều đặc biệt không chỉ là một trong những hồ nước lợ cao và lớn nhất trong dãy Hymalaya cũng như châu á, hồ Pangong còn nổi tiếng nhờ vẻ đẹp nên thơ với nước hồ xanh thay đổi màu sắc tuỳ vào thời điểm trong ngày.

    Sau khi enjoy nốt buổi sáng ở hồ Pangong chúng mình quay về Leh, đi qua con đèo Changla được mệnh danh là con đường đèo dành cho xe máy cao thứ 2 trên thế giới với độ cao 5300m. Với phượt thủ thì những điểm này thật sự ý nghĩa trên đoạn đường phượt xa xôi, còn với Na thì đo độ cao bằng độ khó thở các bác ạ 🙂

    📍Day8,9: Những ngày cuối ba anh em mình đã bỏ chuyến đi hồ Tsomoriri, được cho là 1 trong những điểm highlight khi travel Ladakh. Điều níu giữ chúng mình ở lại Leh dù rất đam mê cảnh đẹp là tin nhắn của thầy từ tu viện Thiksey, thầy bảo hôm nay là hôm cuối cùng hoàn thành bức tranh Mandala bằng cát và bảy ngày tiếp theo sẽ có rất nhiều lạt ma về làm lễ ở tu viện. Và chúng mình không muốn lỡ hẹn với một trong những dịp lễ Mandala lớn nhất trong năm ở tu viện Thiksey.

    Một quyết định đúng đắn, chúng tớ chả còn gì tiếc nuối khi được tận mắt nhìn thấy các lạt ma hoàn thành bức tranh Mandala bằng cát. Không chỉ được thầy giới thiệu, giải thích và chỉ ra ý nghĩa của tranh Mandala cát, thầy còn đưa anh em chúng tớ đi một vòng tu viện, giải thích về những đền thờ, bức tranh luân hồi, câu chuyện kỳ diệu về mandala… 12 giờ trưa 3 thầy trò leo hẳn lên sân thượng, thầy chỉ xa xa hướng nào là vùng Tibet, đâu là Ấn Độ, bên nào là Pakistan. Trưa thì được mời hẳn “cơm chùa”, lần đầu được ăn cơm xa xứ cùng các Lama nhỏ, em nào cũng dễ thương và đáng iuuu… lai là một kỷ niệm đẹp khó quên của tụi mình ở Ladakh.

    Hôm thứ 2 chúng tớ mang mấy quả dưa hấu, nải chuối đến nhà bếp tu viện vì hôm trước nghe loáng thoáng các em lama nhỏ bảo rằng thích ăn dưa hấu. Trước buổi lễ, cậu bé lama nhỏ tuổi nhất, hôm trước ngồi ăn cơm chả nói câu nào bữa nay lại thỏ thẻ đến và say “Thank u for watermelon…” awww so sweet ạ ❤

    📍Day10: Ngày cuối chúng mình ghé thăm tu viện Alchi, được coi là một trong những tu viện lâu đời nhất ở Ladakh, được thành lập vào thế kỷ 11. Anh e chúng tôi nổi da gà và đầy ngỡ ngàng khi bước vào các đền thờ, không hổ danh khi những bức tranh trên tường hay những bức tượng thờ của tu viện Alchi được cho là một trong những kiệt tác nghệ thuật và tôn giáo của thế giới. Must go quý vị ah!

    Đến tu viện thứ 2 sau bữa trưa, Lamayuru nằm ở Leh. Lạt Ma ở tu viện Lamayuru rất thân thiện, lúc chúng mình đi lang thang quanh rồi tính quay về, thầy còn gọi lại mở cửa đền thờ chính rồi mời chúng mình tham quan, giới thiệu cho chúng mình về tu viện và những cuốn sách kinh cổ quý giá được trưng bày trong từng hộc kính trong khu điện chính.

    📍Day11: Fly back to Vietnam mang theo một bầu trời ký ức xinh đẹp từ Ladakh, một niềm vui nhỏ trong tim, một đức tin và năng lượng tuyệt vời từ vùng đất Phật Giáo đầy yêu thương. ❤️❤️❤️

    Xem thêm bài có từ khoá:

    ấn độ,

    phượt thủ,

    ladakh