• LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!

    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!

    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!
    LANG THANG LADAKH - P1: JULLEY, LEH!

    LANG THANG LADAKH – P1: JULLEY, LEH!

    Julley! – câu chào phổ biến ở Ladakh khiến ai cũng sẽ nhoẻn miệng cười và Julley lại mỗi khi bạn gặp bất kỳ ai, kể cả du khách. Và cuối cùng mình cũng đã đặt chân đến Vùng đất của các Lạt Ma, vùng đất mới nằm trong to-do-list của mình mấy năm trời… Nhả vía, nhả vía 😆

    Sau khi nghỉ ngơi để giảm thiểu say độ cao, mình thấy trong người cũng có vẻ khoẻ hơn nên lê tấm thân nhỏ bé đến khu chợ Leh. Đây là phố đi bộ với hai dãy cửa hàng đồ lưu niệm, đồ trang trí nhà cửa, quán ăn, cà phê,… và cũng là điểm hẹn gặp gỡ của nhiều người. Kiểu như là, xíu gặp ở chợ Leh nghen, là hiểu. Và cũng ở khu chợ này, mình gặp được rất nhiều người bạn dù chỉ biết qua mạng xã hội, hay người em đã lâu không gặp, hay là bạn học cùng trường xa lắc lơ,… có duyên ở Leh nó ngộ ghê chưa 😛

    Xen kẽ con đường chính đó là đường xương cá với những cửa hàng bán rau củ, thịt thà hay sạp đồ lưu niệm bình dân hơn. Còn con đường nhỏ song song sẽ dẫn bạn qua khu chợ cũ, nhỏ hơn với các sạp hàng quần áo, đồ khô, đồ gia dụng,…

    Mỗi khung thời gian đều có cái đẹp riêng của chợ Leh, nhưng bầy cún lông dày cộm thì vẫn không gì thay đổi, vẫn cứ trườn mình ra đó nằm tắm nắng, ngắm người qua lại hay chợp mắt nghỉ đông.

    Từ chợ Leh bạn sẽ nhìn thấy Leh Palace, nơi sinh hoạt và làm việc của Vua Singey Namgyal từ những năm thế kỷ 17 với toà nhà 9 tầng lầu được xây dựng trên vách núi đá cheo leo.

    Mình thì thấy hiện tại không có gì nhiều để khám phá Leh Palace vì đa số các phòng đều đóng cửa, còn mỗi cái Gallery kể về lịch sử của Leh Palace, phòng chiếu video về nơi này. Được cái ở đây có những không gian ngoài trời để ngắm nhìn khu dân cư Leh ở phía dưới, xa xa còn thấy cả sân bay Leh nữa.

    Cách Leh Palace không xa là Tu viện Tsemo. Bạn có thể đến đây bằng xe hoặc đi bộ dọc sườn núi từ Leh Palace lên Tsemo luôn, đây cũng là cách mà các Lạt Ma thường dùng để di chuyển xuống chợ Leh đó.

    Tu viện Tsemo là một công trình phật giáo nổi bật nhất Ladakh thời đầu thế kỷ thứ 15. Trong tu viện này, nổi tiếng nhất là bức tượng Phật Maitreya được đúc từ đồng, có chiều cao tương đương với 3 tầng. Từ trên đây, bạn tha hồ ngắm toàn cảnh Leh và cả toàn khu Leh Palace nữa.

    Và điểm thứ 3 mình ghé ở Leh là Shanti Stupa, cách trung tâm Leh cỡ 1 tiếng đi bộ hoặc 15 phút chạy xe. Stupa này được một vị sư người Nhật xây dựng vào năm 1991. Stupa này có xá lợi của Đức Phật và được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

    Làm lễ, ngoài ra, ở đây còn có bức tượng Phật ở chính giữa và xung quanh là những bức điêu khắc về sự sinh, cái chết và lúc Buddha đánh bại ma quỷ khi Ngài thiền định.

    Từ đây bạn vẫn có thể ngắm nhìn thị trấn Leh và cả con đèo Krathung la – nơi được xem là “Top pass of the world”, con đèo cao nhất thế giới với độ cao khoảng 5500m.

    Loanh quanh ở trung tâm Leh đơn giản vậy thôi, khi đã quen dần với độ cao rồi, mình lại bắt đầu hành trình khám phá những nơi xa hơn một xíu, đó là Tu viện Hemis & Thiksey… Mình sẽ kể thêm ở post sau nha ^^

    Đến Leh như thế nào:

    Cần ít nhất 2 chuyến bay để đặt chân đến đây. Chặng 1, từ Sài Gòn đến New Delhi (Ấn Độ), thời gian bay khoảng 5 tiếng hơn. Chặng 2, từ New Delhi đến Leh, thời gian bay khoảng 1 tiếng rưỡi. Và bạn hoàn toàn có thể đặt vé máy bay của nhiều hãng khác nhau cùng một lúc trên Traveloka cho tiện nhen. 😀

    Julley!

    #VinhGau #GauHamDi #Ladakh #tvlkvn

    Xem thêm bài có từ khoá:

    ladakh,

    ấn độ,

    cà phê,

    sài gòn