• Hồi ký Pakistan Phần 2: Khaplu valley – Himalaya, we’re closing!!!

    Hồi ký Pakistan  Phần 2: Khaplu valley – Himalaya, we’re closing!!!
    Hồi ký Pakistan  Phần 2: Khaplu valley – Himalaya, we’re closing!!!
    Hồi ký Pakistan  Phần 2: Khaplu valley – Himalaya, we’re closing!!!
    Hồi ký Pakistan  Phần 2: Khaplu valley – Himalaya, we’re closing!!!

    Hồi ký Pakistan Phần 2: Khaplu valley – Himalaya, we’re closing!!!

    Sáng sớm thức dậy ở Skardu, cái không khí mát mẻ ngày hôm qua ở Gilgit đã chuyển thành cơn lạnh tái tê ở đây, cùng với làn sương kỳ ảo phủ quanh cả thị trấn, dưới những rặng núi phủ tuyết kỳ vĩ. Địa thế phía Bắc của Pakistan khá đa dạng, bờ Tây là chân của rặng Hindu Kush, phần chính giữa sang phía Đông Bắc thì là rặng Karakoram, và xa hơn nữa phía Đông là tiếp xúc với dãy Himalaya. Từ Skardu trở đi, địa hình đã cao hơn hẳn và vùng khi hậu có chút thay đổi, gần với dãy Himalaya hơn nên cũng lạnh hơn hẳn.

    Nhìn chung ở bắc Pakistan, mùa thu tới chậm và xuân sẽ nhanh hơn ở Ladakh khoảng 1 tháng do địa hình trung bình thấp hơn một chút, khoảng từ giữa tháng 10 tới cuối tháng 10 là cao điểm nhất, những rặng bạch dương phủ màu vàng ươm tươi mởn, cùng những cây táo trĩu quả.

    Buổi sáng ở Skardu khá tĩnh mịch, cả đoàn vẫn còn say giấc do hôm qua tới khá trễ, nhưng cái cảnh vật buổi sáng ở resort đẹp mộng mơ này không thể khiến mình ngủ nướng thêm được. 5 anh em chúng mình gồm, mình, Nhân, vợ chồng anh Quang chị Hoa và anh Phương, tản bộ quanh thị trấn, mọi thứ còn khá chậm rãi với buổi sớm này. Khác với TQ, tại Ấn Độ và Pakistan, cữ phải tầm 10h, các cửa hàng mới mở cửa, và cuộc sống mới bắt đầu chuyển mình. Hầu như buổi sáng thứ mở cửa duy nhất là các lò bánh bột mỳ, ở đây gọi là Naan, cách làm thì thuần tuý như mọi loại bánh khác thôi, bột mỳ pha với nước theo một tỷ lệ nhất định, nhào tới khi quyện đều thì tách từng phần nhỏ, họ dùng cái dùi ghè cho mỏng và theo hình tròn, xong đó đưa bánh vào một cái lò tum tròn, bên dưới là than lửa, khi nóng sẽ làm bánh dính với thành lò và nở đều, chiếc bánh nóng hổi ăn rất thơm và dòn, không hề ngấy. Mình khá là thích chụp ảnh những bác thợ làm bánh ở đây, đặc biệt là vào buổi sáng khi ánh nắng xiên vào nhưng lò bánh mỳ tối tối, thành một đường cắt thật ma mị

    Ăn sáng xong, cả đoàn bắt đầu lên đường đi Khaplu valley, 1 thị trấn nằm cách Skardu hơn 100km xa hơn về hướng Đông, xuôi theo dòng chảy của sông Shyok. Skardu là điểm cắt giữa 2 dòng sông khá nổi tiếng là Indus và Shyok, dòng Shyok chảy thông từ hướng Pakistan nối thẳng qua phía bên kia là Ladakh, Ấn Độ, nếu cứ theo hướng này đi thẳng sẽ tới thung lũng Nubra và hồ Pangong khá nổi tiếng. Mình đã từng có suy nghĩ, giá mà không vì những mâu thuẫn chính trị, có lẽ cung đường dẫn từ Ladakh (bắc Ấn) qua Skardu có thể coi là cung đường road trip tuyệt vời dành cho bất cứ ai ham mê cảnh sắc vùng núi, trải nghiệm sự giao thoa giữa 2 rặng núi là Himalaya và Karakoram nổi tiếng.

    Với địa thế uốn theo dòng Shyok nên dọc đường đi có rất nhiều những cây cầu, theo như mình đánh giá thì những cây cầu trên quãng hơn 100km này thực sự rất đẹp, to và dài, và là đoạn đường có những cây cầu đẹp nhất. Ngoài ra, tuy chỉ hơn 100km mà không đếm được bao nhiêu lần tụi mình đã phải dừng lại để chụp hình sống ảo vì đoạn đường quá đẹp, dọc từ Skardu tới các thung lũng Shigar và Khamarg, những rặng bạch dương trở nên vàng ươm hơn nhiều, mọc chi chít trên những ngọn đồi trên đường cả đoàn đi. Con đường đi cũng mê mẩn, nhất là đoạn từ Hussain Abad (abad nghĩa là town/thị trấn, làng mạc), con đường xuôi vào sâu trong lòng núi trở nên đẹp và hiểm trở hơn. Khác hẳn với con đường chính S1 hôm qua, chất lượng đường từ Skardu đi Khaplu đã trở nên tốt hơn rất nhiều, đường tuy không to nhưng láng nhựa, đi rất thanh cảnh. Tới thung lũng Hushe là tiếp giáp với Khaplu, từ đây, phóng tầm mắt phía xa chính là K2 và Masherbrum, 2 đỉnh núi cao trên 8000m sừng sững tới nghẹt thở.

    1 vài thông tin thú vị:

    – Trên đoạn từ Skardu đi Khaplu, tới ngã 3 giao với cầu Chhomdo, rẽ phải sẽ sang tuyến Kargil – Skardu road, tuyến này dẫn thẳng vài chục km nữa là sang tới Kargil, khá gần với vùng Ladakh/Kashmir rồi. Tuy gần mà xa không tưởng, do biên giới này không mở cho khách du lịch.

    – Từ Khaplu đi thêm 1 chút là tới điểm giao thoa giữa 2 nước Ấn/Pakistan trên line of control là Siachen glacier, sông băng Siachen này khá nổi tiếng, và là điểm đóng quân của quân đội cả 2 nước cao nhất thế giới, ở độ cao hơn 5000m, các bạn có thể hiểu là quân đội phải trải qua những khó khăn kinh khủng thế nào khi ở trên độ cao này. Mình đã từng may mắn được 1 anh chiến sĩ bên Ấn đã từng đóng quân cho xem 1 clip ngắn cách họ sinh hoạt, trực thăng phải bay và thả nhu yếu phẩm xuống, mỗi ngày bước ra là chỉ có tuyết và tuyết, tưởng là đẹp nhưng rất khổ sở, không những thế, phải tập dàn quân trên độ cao này, cũng là một thách thức không kém

    – Từ Khaplu là cửa ngõ của 1 vài đỉnh núi rất cao, trong đó là đỉnh K2, cao thứ 2 thế giới chỉ sau Everest, nhưng lại là đỉnh có fatality rate (tỷ lệ tử vong) cao nhất thế giới, do đường lên núi rất đứng và hiểm trở, cộng thêm việc leo ở Pakistan thì không thế có nhiều dịch vụ phụ trợ tốt như phía Nepal.

    Nguồn: https://www.facebook.com/letu.adventure

    #pakistan #khaplu #skardu #gilgit #karakoram #hunza #travel

    Xem thêm bài có từ khoá:

    ladakh,

    bạch dương,

    ấn độ,

    thung lũng