• CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?

    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?
    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?

    CHÙA ĐỒNG TRÊN ĐỈNH YÊN TỬ VỀ ĐÊM CÓ GÌ?

    Chùa Đồng còn có tên là Thiên Trúc Tự, là ngôi chùa tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1068m). Đây là ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á.

    Phải công nhận chuyến ra Bắc của mình vừa rồi có nhiều trải nghiệm, và đa phần những trải nghiệm đó đều… không giống ai.

    Team mình quyết định đi Yên Tử hơi trễ – sau khi ăn trưa tại Hải Dương. Di chuyển đến Yên Tử, lúc cầm tấm vé trên tay thì đồng hồ báo đúng 3 giờ chiều. Vì là lần đầu đi Yên Tử, nên cũng muốn thử sức bằng việc leo núi chứ không đi cáp treo. Gọi là leo núi theo cách mà mọi người vẫn hay gọi, chứ từ chân núi lên đến chùa Đồng đều là bậc thang, chỉ có một đoạn ngắn ở lưng chừng và gần đến chùa Đồng là đường mòn. Toàn bộ quãng đường thì đều dễ đi, chứ không phải leo, trèo gì cả.

    Trên đường lên đến chùa Đồng – đỉnh Yên Tử, sẽ phải đi ngang Chùa Giải Oan, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái, Chùa Bảo Sái, An Kỳ Sinh, Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, rồi đích đến sẽ là chùa Đồng.

    Trong đó nếu đi cáp treo thì sẽ phải đi 2 tuyến: Tuyến 1 từ Chùa Giải Oan đến Chùa Hoa Yên và Tuyến 2 từ Chùa Hoa Yên đến An Kỳ Sinh, sau đó vẫn phải đi bộ để đến chùa Đồng.

    Lúc team mình bắt đầu đi lên cũng là lúc… số đông mọi người đi xuống. Ai cũng hỏi: “Sao giờ mới lên, giờ bắt đầu đi thì biết bao giờ mới tới và mới xuống?”. Vì theo tham khảo thì mất khoảng 3 giờ đồng hồ để lên đến chùa Đồng.

    Đường lên Yên Tử bắt đầu bằng những bậc thang dài, rộng, dễ đi. Và càng lên cao thì càng hẹp, chiều cao của từng bậc cũng cao dần. Đó là thử thách ở từng bước chân một. Càng lên gần đến đỉnh, mình có cảm giác người thì không mệt, nhưng từng bước chân là sự nặng nề… vì mỏi.

    Khoảng hơn 5h chiều, mây bắt đầu lượn lờ vây quanh và con đường dần trở nên mờ ảo.

    Khoảng 6h kém, mình đặt chân đến An Kỳ Sinh. Nếu ai đi cáp treo, thì cũng phải đến trạm này, và bắt đầu leo bộ lên đến chùa Đồng. Đến khoảng giờ này, mình tin là thứ gì có thể cho vào miệng để nhai được cũng đều ngon lành.

    Đoạn đường lên đến gần đỉnh Yên Tử, nơi đặt chùa Đồng là đoạn đường dốc, nhiều đá, không quá khó đi nhưng từng bước chân phải thật vững chắc để không bị trượt. Nơi này có độ cao 1068m so với mực nước biển. Hơn nữa, đây là lúc 6h tối, mình phải sử dụng đèn pin cá nhân để soi đường. Khi mình lên đến nơi, vẫn có một số người bắt đầu đi xuống. Giờ này thì không còn ai lên nữa, chỉ mỗi team mình “đu đỉnh”.

    So với hình ảnh mình tìm hiểu trước trên Internet về chùa Đồng – Yên Tử, thì khung cảnh hiện ra trước mắt mình hoàn toàn khác biệt. Ảnh trên mạng, chùa Đồng nằm sừng sững trên đỉnh Yên Tử, xung quanh là trời xanh, mây trắng, phóng tầm mắt ra xa có thể thấy toàn cảnh. Còn trước mặt mình hiện tại, mây bay trước mặt, tốc độ mây bay rất nhanh, cách khoảng 2m không thấy rõ mặt người… và tất nhiên là lạnh. Ánh đèn vàng chiếu sáng ở đây rọi vào mây bay càng làm cho nơi linh thiêng này trở nên huyền ảo.

    Cảm giác lúc đó rất khó tả và trải nghiệm này mình sẽ không bao giờ quên được.

    Và mình tin chỉ có những con người đi vào khung giờ “kỳ lạ” như tụi mình thì mới thấy được cảnh này, vì số đông mọi người sẽ đi sớm.

    Lưu ý:

    – Đường bộ này chỉ nên dành cho người có sức khỏe tốt. Nếu cảm thấy sức khỏe mình không ổn thì không nên thử. Sự lựa chọn này là trải nghiệm với người có sức khỏe, nhưng sẽ là sự nguy hiểm cho người có thể trạng không tốt. Vì đã đi vào thì rất xa, rất lâu mới gặp được trạm cáp treo.

    – Thời gian từ chùa Giải Oan lên đến đỉnh chùa Đồng là khoảng 3 giờ đồng hồ. Nên mọi người sắp xếp nếu được thì đi sớm để về sớm. Trừ những người muốn có trải nghiệm khác biệt.

    – Thời tiết cũng là thứ rất quan trọng mà mọi người nên lưu ý: vì đường đi như thế này mà gặp trời mưa thì sẽ rất trơn và khó đi, cực kỳ nguy hiểm.

    – Trên đường đi vẫn có các trạm dừng nhỏ, có người dân ở đây bán hàng: Nước, thức ăn nhẹ, trứng luộc,…

    – Đoạn mới bắt đầu sẽ có các cụ bán gậy tre để chống khi leo núi.

    – Cáp treo vẫn sẽ hoạt động cho đến khi HẾT NGƯỜI. Tức vẫn có người trực ở các trạm cáp treo, chỉ cần đến thì sẽ khởi động lại cáp để đưa người xuống (Ăn chắc thì nên mua vé từ trước, vì cáp treo còn hoạt động chứ nơi bán vé thì không).

    Xem thêm bài có từ khoá:

    leo núi,

    ăn trưa