• ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ

    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ
    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ
    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ
    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ
    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ
    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ
    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ
    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ
    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ
    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ

    ĐỀN THỜ VUA HÙNG – CẦN THƠ

    Trong dịp đi Cần Thơ vừa rồi, mình có ghé thăm Đền thờ Vua Hùng sau bao lần lỡ hẹn.

    Đền thờ Vua Hùng ở Cần Thơ tọa lạc tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ngay góc đường Võ Văn Kiệt và Đặng Văn Dầy, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 8km theo hướng đi sân bay Cần Thơ. Được khởi công năm 2019 và khánh thành vào năm 2022, cũng mới đây thôi.

    Với diện tích hơn 39.000m2, tổng thể công trình được thiết kế cách điệu theo hình dáng bản đồ Việt Nam, bên trong có hai hồ nước khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Từ cổng bước vào sẽ gặp một nhà bia, được xây dựng giữa sân đền theo kiến trúc ngôi đình truyền thống ở Nam Bộ – Mái lợp ngói đỏ, đỡ bằng cộ gỗ. Bên trên có một cột bia bằng đá ghi chép khái quát lịch sử thời đại Vua Hùng – Một mặt bằng tiếng Việt, một mặt bằng tiếng Anh.

    Đền chính được bao bọc bởi hồ nước tròn trên nền đế vuông, tượng trưng cho triết lý “trời tròn đất vuông” và sự tích bánh chưng, bánh dày. Công trình lấy đền chính làm biểu tượng trung tâm – nơi xuất phát cội nguồn dân tộc với hình trống đồng cách điệu, bao bọc bởi 18 cánh cung có điêu khắc hoa văn, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng.

    Bên trong hồ nước có 54 trụ đá, tượng trưng cho cộng đồng 54 dân tộc anh em, đồng thời cũng thể hiện sự kết hợp văn hóa sông nước đồng bằng Châu thổ sông Cửu Long.

    Bước lên bậc thang vào Đền chính (tầng 2 của Đền), ở khu vực trung tâm là nơi đặt ngai thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Hai bên bài trí ngai thờ Tổ Phụ Lạc Long Quân và Tổ Mẫu Âu Cơ. Kế đến là hai bàn thờ Lạc hầu và Lạc tướng. Toàn bộ được sơn son thếp vàng.

    Gian thờ còn bài trí các linh khí được cung thỉnh từ Khu di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ gồm: 18kg đất được rước từ đền Thượng ở Phú Thọ, 18 lít nước được rước từ đền giếng thờ hai công chúa Ngọc Hoa và Ngọc Hân, chân nhang tổ tiên cùng các đồ lễ do tỉnh Phú Thọ cung tiến như trống đồng, bộ bát bửu, chấp kích, chuông, trống…

    Tầng hầm bên dưới (thực chất là trệt) là nơi trưng bày hiện vật, văn hóa qua các thời kỳ cùng bộ trống đồng (9 cái) do các nghệ nhân đúc đồng đến từ Thanh Hóa đúc ngay tại Cần Thơ.

    —-

    Hùng Vương (Vua Hùng) là cách gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, tồn tại vào khoảng thế kỷ 7 tới thế kỷ 2 trước công nguyên. Có thể gọi là những vị vua đầu tiên của người Việt. Đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển đất nước Việt Nam.

    Giỗ Tổ Hùng Vương (Mồng 10 tháng 3 Âm lịch) là ngày lễ quan trọng của người Việt Nam, được xem là ngày truyền thống quốc gia. Trong ngày này, người dân thường đến thăm các đền đài của Vua Hùng ở khắp đất nước để tưởng nhớ và bày tỏ lòng tôn kính và tri ân đối với vua Hùng và các vị anh hùng, tiền nhân đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

    #VietnamOi #CanThoOi

    Xem thêm bài có từ khoá:

    cần thơ,

    di sản văn hóa phi vật thể,

    quần đảo,

    di sản,

    unesco