Top 17+ bài viết di sản văn hóa phi vật thể đầy đủ và chi tiết nhất

  1. Độc đáo lễ hội Phủ Dầy Nam Định – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  2. Lễ hội đền Đông Cuông trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  3. Du lịch Dinh Thầy Thím | Di sản Văn hóa Phi vật thể mới của Quốc gia
  4. Nhã nhạc Cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
  5. Tỉnh Hòa Bình đón nhận 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  6. Lễ hội đua ngựa Bắc Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  7. Di sản văn hóa phi vật thể "đại lễ jongmyo" được tổ chức tại trung tâm thủ đô Seoul
  8. Hò Cần Thơ – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  9. Nghề gác kèo ong Rừng U Minh Hạ – Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
  10. Lệ hội kỳ yên Đình Bình Thủy Cần Thơ – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  11. Xòe Thái trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
  12. Nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (P1)
  13. Nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (P2)
  14. 9 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận của Việt Nam
  15. Thưởng thức di sản văn hóa phi vật thể tại Đà Lạt
  16. Di sản văn hóa phi vật thể - Hát xoan Phú Thọ
  17. Du xuân khám phá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Giới thiệu về lễ hội Phủ Dầy Nam Định Địa điểm và thời gian tổ chức lễ hội Phủ Dầy Nam Định Cách di chuyển đến lễ hội Phủ Dầy Nam Định Nguồn gốc lễ hội Phủ Dầy Nam Định Lễ hội Phủ Dầy Nam Định Những hoạt động trong lễ hội Phủ Dầy 10 ngày lễ hội Phủ Dầy Chợ Viềng Kiến trúc Phủ Dầy Nam Định Phủ Tiên Hương Phủ Vân Cát Lăng chúa Liễu Văn khấn Kinh nghiệm đi lễ Phủ Dầy trọn vẹn nhất Theo tìm hiểu, lễ hội Phủ Dầy Nam Định được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội tổ chức với mục đích tôn vinh Mẫu Liễu Hạnh – một nhân vật tín ngưỡng trong “tứ bất tử” được người dân Việt Nam suy tôn. Lễ hội Phủ Dầy là lễ hội mang một ý nghĩa tâm linh to lớn trong lòng người dân Nam Định. Giới thiệu về lễ hội Phủ Dầy Nam Định Lễ hội Phủ Dầy Nam Định được tổ chức với mục đích suy tôn Mẫu Liễu Hạnh về điều thiện mà bà làm khi còn sống. Đặc biệt, đó là để suy tôn sự linh thiêng của vị Thánh Mẫu này. Khách thập phương đến với lễ hội Phủ Dầy đều cầu mong một năm mới may mắn, nhiều tài lộc. Lễ hội Phủ Dầy Nam Định mỗi năm đều rất đông du khách hành hương làm làm lễ. Ảnh sưu tầm Địa điểm và thời gian tổ chức lễ hội Phủ Dầy Nam Định Địa điểm: Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Nhận chỉ đường Lễ hội Phủ Dầy Nam Định được diễn ra vào ngày 1/3 đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm. Thời gian để diễn ra lễ hội chính là vào ngày 10/3 âm lịch. Lễ hội Phủ Dầy Nam Định được tổ chức từ ngày 1/3 đến ngày 10/3 âm lịch. Ảnh sưu tầm Cách di chuyển đến lễ hội Phủ Dầy Nam Định Dưới đây là cách di chuyển đến Lễ hội Phủ Dầy Nam Định bạn có thể tham khảo: Di chuyển  Lộ trình Di chuyển từ Hải Phòng – Thái Bình – TP Nam Định Bạn di chuyển theo quốc lộ 10, qua Khu công nghiệp Hòa Xá Nam Định. Lúc tới TP. Nam Định đi theo quốc lộ 38B (đường 12 cũ) – qua cầu An Duyên – qua cầu Bất Di khoảng 2km đến ngã 3 Dần – chợ Viềng Phủ. Rẽ trái một đoạn khoảng 1km là đến Khu di tích (Hoặc đi thêm 10km từ KCN lên TT. Gôi, rẽ phải đi khoảng 4km lên Phủ Dầy.) Di chuyển từ Hà Nội về Nam Định Đi theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình về hướng Nam Định. Tới giao cắt Hà Nam – Phủ Lý, rẽ xuống đường 21A cũ chừng 12km, qua cầu Họ, qua công viên nghĩa trang Thanh Bình ...

Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, là điểm đến hấp dẫn của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh. Ngày 16/1/2023 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 73 về việc đưa Lễ hội đền Lễ hội Đền Đông Cuông – Điểm nhấn du lịch tâm linh Hàng năm lễ hội đền tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và tháng Chín, thu hút đông đảo nhân dân trong cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu lộc, cầu tài, cho một năm mới gặp thật nhiều may mắn, an yên… Theo Đại Nam nhất thống chí, đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, húy là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi tạ thế, ngài lại rất linh ứng giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, Vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hóa thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân. Vật hầu- Một nghi lễ trong lễ rước Mẫu sang sông tại lễ hội Đền Đông Cuông Lễ hội đền Đông Cuông mở đầu bằng một nghi thức đặc biệt của đền Đông Cuông là lễ tế Trâu trước đền, nghi thức này vừa mang tính cổ xưa lại mang đậm tính tâm linh, song cũng vẫn thể hiện rõ được phong tục tập quán của người Tày khao.Cuộc tế lễ diễn ra nghiêm linh, muôn dân trăm họ hướng về cội nguồn để cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và bình an hạnh phúc, v.v. Ngay sau lễ tế trâu là lễ rước Mẫu sang sông, đây cũng là một trong những lễ chính của lễ hội đền Đông Cuông. Sau khi rước được Mẫu sang sông bằng chiếc thuyền lớn quay trở về bản đền sẽ là lúc dâng hương tế Mẫu, hàng ngàn người dân trong vùng và du khách thập phương lần lượt dâng hương để cầu mong những điều may mắn sẽ đến với bản thân, bạn bè và gia đình. Sau phần lễ sẽ là phần hội, các hoạt động thi đấu thể thao và trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy và các hình thức sinh hoạt đậm chất dân gian như ném còn cũng đã tạo cho lễ hội đền Đông Cuông thêm phần sinh động. Lễ hôị đền Đông Cuông là lễ hội mang đậm nét văn hoá tâm linh, và cũng có ý nghĩa khơi dậy truyền thống, lịch sử hào ...

Giới thiệu về Dinh Thầy Thím Dinh Thầy Thím ở đâu?  Sự tích Dinh Thầy Thím Tham quan Dinh Thầy Thím  Khám phá kiến trúc Dinh Thầy Thím Bình Thuận  Cổng chính Dinh Thầy Thím  Nhà Võ Ca trong Dinh Thầy Thím  Chính điện – Khu vực quan trọng nhất trong Dinh Thầy Thím  Tham quan khu vực mộ Thầy Thím  Tham gia lễ hội Dinh Thầy Thím ở Bình Thuận Các điểm du lịch gần Dinh Thầy Thím  Chợ hải sản Dinh Thầy Thím Bãi biển gần Dinh Thầy Thím Tour du lịch Cổ Thạch – Thầy Thím Thông tin khác về Dinh Thầy Thím Bình Thuận Địa điểm lưu trú nằm ở gần Dinh  Ăn gì tại Dinh Thầy Thím Bình Thuận? Dinh Thầy Thím là một trong những cái tên nổi bật trong những điểm du lịch tâm linh, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương. Không những vậy, dinh còn thu hút đông đảo khách thập phương đến cúng bái, chiêm ngưỡng kiến trúc và ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp. Dinh Thầy Thím tại Bình Thuận không chỉ là công trình có giá trị sâu sắc về mặt kiến trúc mà còn chứa đựng ý nghĩa lớn lao về mặt tâm linh. Chính vì vậy, dinh đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật quốc gia vào năm 1997.  Giới thiệu về Dinh Thầy Thím Dinh Thầy Thím ở đâu?  Dinh là điểm du lịch tâm linh nằm ở xã Tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 67km, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 150km. Từ thành phố Hồ Chí Minh: đi dọc quốc lộ 1A, đến ngã ba 46 thì rẽ phải vào quốc lộ 55, đi thêm khoảng 18km đến trung tâm thị xã Lagi, tiếp tục đến đường Nguyễn Chí Thanh đến bến xe Dinh Thầy Thím Bình Thuận. Tại đây sẽ có chỉ dẫn để đi vào trong Dinh.  Từ thành phố Phan Thiết: đi theo đường ĐT719 ven biển, qua mũi Kê Gà, đến đường Lê Thánh Tôn thì rẽ trãi, sau đó chạy thẳng đến bến xe Thầy Thím và theo chỉ dẫn để vào dinh.  Sự tích Dinh Thầy Thím Theo như sự tích mà nhiều người truyền miệng thì thầy Thím có quê gốc ở Điện Bàn Quảng Nam, là người tài đức vẹn toàn. Dưới thời vua Gia Long thứ 2, thầy cùng gia đình bị kết tội tử hình oan. Trước giờ hành án, thầy được ban một tấm lụa đào để múa từ biệt vua. Nhưng khi mua, tấm lụa quấn lấy thầy và vợ đưa đến phương Nam. Đến ngảnh Tam Tân là xã Lagi ngày nay, thầy cải trang thành dân thường, giúp đỡ người dân bằng cách bốc thuốc, chữa bệnh miễn phí, giúp dân khai hoang đồng ruộng và đóng ghe ...

Nhã nhạc là từ chỉ chung các hình thức biểu diễn âm nhạc cung đình từ thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 20. Nhã nhạc Cung đình Huế đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể, là niềm tự hào của người dân xứ Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhã nhạc Cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới Lịch sử hình thành và phát triển Nhã nhạc Cung đình Huế có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bắt đầu từ thời Lý – Trần, đạt đỉnh cao vào thời Nguyễn. Trong những năm tháng lập nghiệp ở phương Nam, vua Gia Long sử dụng nhã nhạc để di dưỡng tinh thần. Múa cung đình trong tiếng nhã nhạc. Ảnh: Báo Người lao động. Loại âm nhạc này mang hơi hướng cao sang, tao nhã thể hiện rõ quyền uy của chế độ phong kiến. Đến thời nhà Lê, loại hình nghệ thuật này dần chặt chẽ, phức tạp hơn và chỉ dành cho giới quý tộc. Sau khi có phần suy yếu vào cuối nhà Lê, nhã nhạc lại phát triển mạnh vào thời nhà Nguyễn và được tổ chức rất bài bản. Nhã nhạc lúc này được xây dựng mô phạm với hàng trăm nhạc chương. Ảnh: Báo Người lao động. Nhã nhạc Cung đình Huế có sự tham gia của rất nhiều vũ công, nhạc sĩ trong trang phục lộng lẫy. Dàn hợp xướng bao gồm trống dẫn cùng nhiều loại nhạc cụ, đàn dây và nhạc khí khác nhau. Mỗi nghệ sĩ đều phải duy trì sự tập trung cao độ để theo đúng nghi thức cung đình. Một buổi nhã nhạc. Ảnh: VOH. Theo quan niệm, Long, Lân, Quy, Phụng là bốn con vật linh thiêng (Tứ Linh). Ở miền Bắc từ xa xưa đã có điệu múa “Tứ linh”. Về sau, nhà Nguyễn đã cho dàn dựng thành điệu múa cung đình để phục vụ cho các dịp hỉ trong cung, đó là “Lân mẫu xuất lân nhi” ca ngợi hạnh phúc gia đình và sự trường tồn của nhân loại. Những nhạc công trong phong thái tao nhã. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế. Nhã nhạc thường được biểu diễn trong các lễ khai trương và bế mạc, cùng với các lễ kỷ niệm, lễ nghi tôn giáo, lễ đăng quang, tang lễ và các nghi lễ đón tiếp. Múa cung đình từ đó được biểu diễn cùng với nhã nhạc trong các buổi lễ, đã thành lệ của triều đình, được xem như nét đặc trưng của hoàng gia. Ảnh: Văn Hóa. Vai trò của nhã nhạc Là biểu tượng cho sự trường tồn của triều đại, nhã nhạc trở thành một phần thiết yếu trong nhiều nghi lễ cung đình. Nhưng vai trò của nhã nhạc không chỉ giới hạn trong các lễ nghi mà còn được xem như phương thức giao tiếp và tỏ lòng ...

Trước đây đua ngựa ở Bắc Hà diễn ra đơn giản. Phần thưởng chỉ là bình rượu hoặc mảnh vải lanh. Tuy phần thưởng giá trị không cao nhưng phong trào đua ngựa của Bắc Hà vẫn vô cùng sôi động. Đặc biệt các chàng trai luyện ngựa, háo hức chờ đón đến ngày đua để so tài với nhau. Trong ngày đua người dân quanh vùng cũng đến cổ vũ rất đông, tạo lên không khí đông vui, nhộn nhịp. Đoạn đường thường được chọn để đua là bắt đầu từ trung tâm huyện, đích đến là đoạn đường bắt đầu rẽ vào xã Thải Giàng Phố. Trên đoạn đường đó có cả những đoạn bằng phẳng và cả những đoạn mấp mô để thử tài ngựa và người điều khiển ngựa.  Đích đến là một cây cao có treo dải vải đỏ. Người thắng cuộc là người đến đích đầu tiên và lấy được giải vải này. Không chỉ có đua ngựa bình thường, người Bắc Hà còn có đua ngựa bắn súng. Ngoài khả năng cưỡi ngựa, có ngựa tốt thì người tham gia còn phải là một tay súng thiện xạ. Khi đến đích thì họ phải bắn chính xác vào mảnh vải xanh dán vào vách núi. Vào năm 1975, Bắc Hà tổ chức buổi diễu hành với trên 200 ngựa chào mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mùa xuân năm 1980, huyện đội Bắc Hà tổ chức giải đua ngựa, bắn súng chọn kỵ sĩ, xạ thủ giỏi để tham gia dân binh vận chuyển lương thực. Sau nhiều năm lễ hội đua ngựa bị mai một, không còn phổ biến. Vào những năm 90 của thế kỉ trước đua ngựa bắt đầu được phục hồi, đã có một vài cuộc đua ngựa diễn ra lẻ tẻ do địa phương tổ chức. Đường đua không còn là đường mòn tự nhiên nữa mà được đưa vào sân vận động. Đến năm 2004, lần đầu tiên lễ hội đua ngựa được tổ chức với quy mô khá lớn, thu hút được các các nài ngựa đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh tham gia. Dấu mốc lớn nhất là vào năm 2007, đánh dấu bước phát triển cuả lễ hội đua ngựa bắt đầu cho một hoạt động thường niên. Từ đó đến nay, đến hẹn lại lên giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà được tổ chức vào đầu tháng 6 hàng năm. Đua ngựa giờ đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện Bắc Hà mà còn thu hút các tỉnh cùng tham gia. Phan Phượng

Đại lễ ‘Jongmyo Daeje’ là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận đã diễn ra tại Cung điện chính của Lăng Jongmyo Jongno-gu Seoul. Đại lễ Jongmyo gồm nghi thức rước bài vị của vua và vương phi thời đại Joseon và cúng lễ được tổ chức tại lăng Jongmyo vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 5 hàng năm. Năm nay, đại lễ đã được tổ chức vào ngày 5/5 - ngày tết thiếu nhi Hàn Quốc.

Hò Nam bộ hình thành trong sự kế thừa, sáng tạo và phát huy từ các điệu hò đất Ngũ Quảng. Qua thời gian, hò Nam bộ tạo nên những nét riêng mang tính địa phương như các giọng hò, lối hò Bình Dương, Đức Hòa, Tân An (Long An), Mỹ Tho, Cái Bè (Tiền Giang), Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Ngã Bảy, Bạc Liêu… Hò Cần Thơ là chỉ tên điệu hò xuất xứ và phổ biến tại vùng Cần Thơ. Tuy nhiên, hò Cần Thơ vẫn mang nét đặc trưng chung của hò Nam bộ và đồng thời cũng có một số nét riêng của hò Cần Thơ, trở thành một hình thức diễn xướng dân gian độc đáo trong gia đình hò Nam bộ. Nghệ nhân trình diễn hò Cần Thơ Hò Cần Thơ được phân bố trên địa bàn huyện Thới Lai, quận Ô Môn và quận Cái Răng của thành phố Cần Thơ. Đây là loại hình hò hát dân gian có từ hơn 100 năm qua, hình thành từ quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt đời thường của người dân. Chuyển tải nội dung trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm tiếng lòng của người Cần Thơ, cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Về nội dung, điệu hò huê tình Cần Thơ đậm đặc chất trữ tình, lãng mạn. Về nghệ thuật, hò Cần Thơ dễ hò, bởi chỉ lướt trên thang 4 âm, như điệu huê tình, tuy giản đơn nhưng có chỗ để người hò mặc sức sáng tạo đưa hơi. Hò Cần Thơ đa số là điệu hò đối đáp, huê tình, được thể hiện trên cạn (trên đồng ruộng, vườn cây, trong các dịp lễ hội của làng) và trên sông nước. Ngoài ra, hò Cần Thơ còn được tổ chức tại các cuộc hò hội, hò đám, hò trường (lên sân khấu). Hò Cần Thơ có 3 điệu chính: hò huê tình, hò cấy, hò mái dài. Hò huê tình có đối đáp hoặc hò suông một mình, diễn ra theo 3 cung đoạn: đoạn đầu lấy hơi, cách lên giọng điệu; đoạn kế vào nội dung chính kể lể bằng ngôn ngữ; đoạn cuối là ngân giọng đúng điệu. Hò huê tình có lối hò bình dị, dễ hò, dễ thuộc lòng, bởi lời văn ngắn, dễ đi vào lòng người; khúc thức không rắc rối, phức tạp như các điệu hò khác, âm điệu dìu dặt, bay lượn trên thang 4 âm: re, fa, sol, la (Hò. ơ. ớ. ơ.); tính chất điệu hò man mác, du dương, trữ tình như ý nghĩa chữ “huê tình”, tức điệu hò có giai điệu lời văn hoa mỹ, thể hiện nét giao duyên, tình tứ. Hò cấy chủ yếu là đối đáp, đôi khi có hò một mình, có 3 chặng hò: hò rao, hò dạo, thăm hỏi, hò chào mời, xưng danh; hò đối đáp để kết ...

Nghề gác kèo ong của người dân ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo các bậc cao niên trong nghề thì gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XIX. Người gác kèo giỏi cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền. Nghề gác kèo mang đến cho đời nhiều mật ngọt và sinh ra nhiều thế hệ nghệ nhân lão luyện, có kinh nghiệm và tri thức, tâm huyết với nghề, yêu rừng và đàn ong. Vào tháng 11 – 12 hằng năm, khi rừng U Minh hoa tràm nở rộ, các loài ong bay về chọn những nhánh tràm nằm xiên để đóng tổ. Biết quy luật này, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn này phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà, từ đó họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong, và nghề gác kèo ong ra đời như vậy. Những người thợ cho hay khoảng cuối năm là thời điểm chuẩn bị vào mùa gác kèo ong. Đây là dịp để người thợ trình diễn tay nghề và kinh nghiệm của mình, đồng thời cũng là nguồn thu nhập chính của rất nhiều hộ gia đình theo nghề “ăn ong” lấy mật. Khoảng tháng 5 đến tháng 8, những thợ rừng lại tiếp tục công việc gác kèo. Tuy nhiên, mật ong mùa nước chất lượng không bằng mùa khô. Để thực hiện việc gác kèo ong, người thợ đầu tiên phải chuẩn bị bộ kèo, gồm thân kèo, trụ đỡ và cây nạng. Bộ kèo này thông thường được làm từ cây tràm, thân suông, có đường kính từ 10-15 cm, lột sạch vỏ, khô ráo. Trước khi mang vào rừng kèo, thường thoa một lớp sáp ong để mời gọi ong trinh sát. Người gác kèo phải chọn nơi cây tràm thấp và trổ bông kéo dài đủ cho ong lấy mật; kế đến chọn hướng gió, hướng ánh sáng rọi vào tổ và khoảng trống để ong bay lên đi lấy mật và đáp xuống dễ dàng. Việc gác kèo ong đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, không phải ai gác ong cũng đến làm tổ. Người ăn ong phải chọn vị trí gác kèo sao cho có ánh mặt trời rọi vào hai cả hai bên của kèo, nghĩa là ở buổi nào, cũng phải có ánh mặt trời chiếu vào. Kèo được gác theo hình mái nhà. Thời gian gác kèo tốt nhất là từ lúc mặt trời mọc đến 9 giờ sáng vì thời điểm này sẽ xác định đúng hướng mặt trời mọc. Sau khi chuẩn bị xong mọi ...

Làng Long Tuyền cổ ngày nay thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, có nhiều di tích cấp quốc gia rất giá trị. Đình Bình Thủy (Long Tuyền cổ miếu) là một trong những di tích tiêu biểu nhất. Đình Bình Thủy được sắc vua Tự Đức ban là “Bổn Cảnh Thành Hoàng” vào năm 1852. Hiện xếp vào hàng cổ kính của Đình chùa Việt Nam, có mỹ quan kiến trúc nghệ thuật đặc sắc trong quá trình khai khẩn đất hoang, lập cư sinh sống. Đây còn là nơi sinh hoạt, lưu giữ nhiều bản sắc, phong tục tín ngưỡng văn hóa dân gian đặc trưng của con người Cần Thơ sau hơn 200 năm xây dựng. Đình Bình Thủy – Long Tuyền Cổ Miếu Theo truyền thống, Lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy mỗi năm đáo lệ 2 lần là Thượng điền diễn ra 3 ngày từ 12 đến 14 tháng 4 âm lịch và Hạ điền vào hai ngày 14 và 15 tháng chạp, chuẩn bị đón năm mới. Hội đình Bình Thủy là một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây thu hút đông đảo khách tham quan, hành hương, tế lễ. Lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy là một trong những hội đình lớn nhất của Miền Tây Trong đó, lớn nhất là Lễ hội Kỳ yên Thượng điền. Lễ Thượng điền – Cúng Bổn Cảnh Thành Hoàng (hay còn gọi là Thành hoàng làng là thổ thần canh giữ đất) sau khi thu hoạch. Đây là lễ hội cầu an, cúng tế, rước thần trên xe rồng tán phượng, thỉnh sắc thần bằng bè ghép 3 thuyền trang trí lộng lẫy, hát bội… Lễ hội Kỳ yên Thượng điền diễn ra từ 12 đến 14 tháng 4 âm lịch Lễ hội bắt đầu bằng Lễ đưa Sắc Thần du ngoạn, sau đó là các nghi lễ: Lễ tế Thần Nông, Lễ tế Đinh Công Chánh Tôn Thần, Lễ Thay khăn Sắc Thần, Lễ Xây chầu – Đại bội, Lễ Chánh tế, Lễ tế Sơn Quân… Lễ Hạ điền diễn ra vào hai ngày 14 và 15 tháng chạp Lễ hội có không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng, với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, đua thuyền… bên cạnh đó còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao như: triển lãm sách, báo; hội thi mâm xôi nghệ thuật; lễ hội “Bánh ngon Bình Thủy”; hát tuồng cổ,… được duy trì phong phú từ xưa cho đến nay. Hội thi mâm xôi nghệ thuật một trong những hoạt động của lễ hội Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang. Lễ hội với không khí náo nhiệt vui tươi Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy là minh chứng quan trọng về lịch ...

Mới đây, Di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO vừa diễn ra tại Paris, Pháp, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là 1 trong 48 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này. Các nghệ nhân biểu diễn tại chương trình chào mừng sự kiện Nghệ thuật Xòe Thái được vinh danh. (Ảnh: Trần Huấn). Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã đáp ứng những tiêu chí nhất định để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cụ thể, đầu tiên di sản Xòe Thái đi kèm cùng với âm nhạc của các nhạc cụ như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính. Cộng đồng người Thái cùng nhau gánh vác trách nhiệm và có vai trò khác nhau trong việc tổ chức thực hành Xòe. Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể là nhạc công trong các cuộc Xòe. Xòe được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng tới tất cả mọi người với mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Trẻ em học Xòe từ ông bà, cha mẹ. Các thầy cúng truyền dạy Xòe cho các con nuôi. Các nghệ nhân và những người thực hành Xòe còn truyền dạy trong các đội văn nghệ, các trường phổ thông và trường nghệ thuật. Xòe phản ánh thế giới quan và vũ trụ quan của người Thái, được trình diễn vào dịp Tết đến xuân về, trong lễ hội, các cuộc vui, liên hoan. Xòe Thái cởi mở cho tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp và tộc người. Thứ hai, ở cấp độ địa phương, sự ghi danh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Xòe Thái, cũng như về di sản văn hóa nói chung của cộng đồng. Sự ghi danh sẽ thúc đẩy trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thể hệ và thực hành di sản trong đời sống đương đại. Ở cấp độ quốc gia, sự ghi danh sẽ nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của những truyền thống vũ đạo tương tự trong các vùng khác ở Việt Nam. Sự ghi danh cũng sẽ tăng thêm niềm tự hào về bản bản sắc ...

Nghệ thuật “Đờn ca tài tử” là một nghệ thuật truyền thống thâm thúy, đậm đà bản sắc dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ. Loại hình nghệ thuật này được quý như từng hơi thở, giọt máu trong đời sống văn hóa tinh thần hàng ngày. Đặc biệt, “Đờn ca tài tử” là tiếng lòng nói lên bao điều chân thật của con người Nam Bộ trong suốt 200 năm qua. Quá trình hình thành nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” Dựa theo ghi chép của các loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian qua các thời kỳ lịch sử: “Đờn ca tài tử Nam Bộ được hình thành vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. Cụ thể … Vào đầu thế kỷ XIX, ở Nam Bộ xuất hiện hai hình thức diễn xướng là Tuồng (Hát Bộ = Hát Bội) và Nhạc Lễ”. Trong đó, Tuồng là sân khấu ca kịch chuyên nghiệp cao nhất được hình thành từ ca vũ nhạc và diễn xướng dân gian. Tuồng lấy nhạc cụ là trống và kèn để làm nòng cốt trong trình diễn; còn “nhạc Lễ” là ban nhạc phục vụ hành lễ tín ngưỡng, lấy nhạc cụ dây kéo và bộ gõ làm nòng cốt”. Sự có mặt của hai hình thức nghệ thuật này đã góp phần làm cho cuộc sống tinh thần của người dân Nam Bộ ngày càng phong phú hơn. Tuy nhiên, công việc đồng án trong những lúc nông nhàn đòi hỏi họ phải có thêm một thứ gì đó để thêm phần đa dạng. Do vậy mà những người yêu nhạc cùng với những nhạc công trong “Tuồng” và “Nhạc Lễ” đã sáng tạo ra chiếc “đờn cây” – một loại đàn khi hòa nhạc không cần bộ gõ. Từ đây, một phong trào “đờn cây” đã lan truyền đi khắp nơi vùng Nam Bộ. Loại hình này ra đời được nhân dân đón nhận rất nồng nhiệt, chỉ trong thời gian ngắn khắp nơi hai miền Đông, Tây Nam Bộ đã xuất hiện hàng loạt lớp dạy nhạc “Đờn ca”. Đến đầu thế kỷ XX khi các nhạc sư, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống ca Huế vào vùng Nam Bộ. Trên đường đi, các nhạc sư dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và đã kết hợp tiếng đờn cùng với giọng ca xứ Huế để thêm chút hương vị xứ Quảng. Khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi tiếp tục, một số bài bản tuy cùng tên nhưng nét nhạc đã khác xa so với ban đầu. Bằng tính sáng tạo và sự uyên thâm, những quan viên, nhạc sư này khi đến vùng đất miền Tây Nam Bộ đã kết hợp âm hưởng nhạc Nam Bộ với nhạc Huế để tạo ra một loại hình nghệ thuật mới gọi là “Đờn ...

Trong bài viết lần trước, dimientay.net đã giới thiệu quá trình hình thành, 20 bài tổ và những quy định khi chơi “Đờn ca tài tử”. Trong bài viết lần này, dimientay.net xin được giới thiệu những gì còn lại trong nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”. Nội dung bài viết 1 Những loại nhạc cụ được sử dụng trong nghệ thuật trình diễn “Đờn ca tài tử Nam Bộ” 2 Nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” là nền tảng hình thành nên “Cải Lương” 2.1 “Vọng cổ” – bài nhạc mang tính sự kiện cho sân khấu “Cải lương” 3 UNESCO công nhận nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” Những loại nhạc cụ được sử dụng trong nghệ thuật trình diễn “Đờn ca tài tử Nam Bộ” Không giống như các loại hình nghệ thuật truyền thống khác như Ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế, Chèo, Tuồng (Hát Bội = Hát Bộ), hát Xoan, Quan Họ … nghệ thuật trình diễn “Đờn ca tài tử Nam Bộ” được sử dụng chỉ từ 7 đến 8 nhạc cụ. Tuy nhiên, theo điều kiện và hoàn cảnh mà có lúc buổi hòa nhạc sẽ hội tụ đầy đủ các nhạc cụ, hoặc có lúc, 3, 4 hay 5 nhạc cụ vẫn có thể chơi được. Vốn được điều này là khi sáng tạo các nhạc sư đã cải biên và cắt giảm để tạo ra tính đơn giản phù hợp với nhu cầu của cuộc sống. Ban đầu, các loại nhạc cụ được sử dụng để hòa tấu trong bài tất cả các bài nhạc “Tài tử” là đờn kìm, đờn tranh, đờn tỳ bà, đờn cò, đờn bầu, ống tiêu, sáo và song loan. Về sau, khoảng nữa cuối thế kỷ XX (năm 1930) do ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa phương Tây, dàn hòa nhạc “Tài tử” có thêm hai nhạc cụ nữa là guitar và violon. Thế nhưng, để tương thích với nhạc tài tử người ta đã cải tiến cây guitar bằng cách khoét phím đàn lõm xuống, gọi là guitare phím lõm và thay đổi cách lên dây của cả hai cây đờn. Bằng những điều này, nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã tạo nên cái hay, cái đặc sắc cho riêng mình. Thể hiện cho điều này là khi hòa tấu, dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong cách lãng đãng. Cách chơi được dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”, và thường được các nhóm, câu lạc bộ và gia đình chơi. Song song bên cách chơi theo nhóm, câu lạc bội và gia đình. Nghệ thuật “Đờn ca tài tử” được sử dụng rất nhiều trong các cuộc nhậu, đám cưới, dám giỗ … với hình thức song tấu, tam tấu, hòa tấu. Và đây cũng là lí do vì sao mà khi chơi “Đờn ca tài tử”, bất ...

Đà lạt thành phố của tình yêu là điểm đến của những người yêu thích sự bình yên, nên thơ và lãng mạn với thảm thực vật rực rỡ sắc màu, và tuyệt vời hơn nữa khi đêm đến lại ngập tràn tiếng cồng chiêng bên bếp lửa rực hồng bên sườn núi.

Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương – Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam.   Thường vào mùa xuân, có các phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng. Vào ngày mùng 5 âm lịch thường hát ở hội đền Hùng. Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất định, mỗi “phường” chọn một vị trí cửa đình. Hát cửa đình giữ cửa đình mục đích nhân dân địa phương kết nghĩa với nhau. Theo lệ dân tại chỗ là vai anh, họ (làng khác) là vai em. Khi kết nghĩa rồi cấm trai gái hai bên dân và họ kết hôn với nhau do là anh em. Hát xoan trong liên hoan văn nghệ – Ảnh: Sưu tầmHát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên.Theo sử sách ghi lại thì hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn hóa dân gian hết sức quý báu. Trên chặng đường dài đó, loại hình nghệ thuật này đã được nhiều người có vị thế và uy tín trong xã hội, nhiều văn nhân thi sĩ nâng đỡ, tạo điều kiện cho phát triển. Trong đó có phần công lao to lớn của bà Lê Thị Lan Xuân, mà phường Xoan truyền tụng như một ân nhân. Để tỏ lòng biết ơn bà, các phường Xuân kiêng tên bà gọi chệch đi là hát Xoan.Di sản văn hóa phi vật thể: Hát xoan Phú Thọ – Ảnh: Sưu tầmCác làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Gốc của hát Xoan ở vùng Phú Thọ, sau đó lan tỏa tới các làng quê thuộc đôi bờ sông Lô, sông Hồng, qua cả tỉnh Vĩnh Phúc. Bốn phường Xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét nằm ở 2 xã Kim Đức và Phương Lâu (Phú Thọ). Du lịch Phú Thọ – Ảnh: Sưu tầm Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phú ThọCa nhạc của Xoan là ca nhạc biểu diễn với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc; có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đa thanh, hát đuổi, hát ...

Hát xoan, Nhã nhạc cung đình Huế, Hội Gióng và Thờ cúng vua Hùng là những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam vô cùng độc đáo mà du khách có thể được thưởng thức, trải nghiệm trong chuyến du lịch du xuân đầu năm khi đến với Hà Nội, Phú Thọ, Huế.    Ảnh: Nguyễn Việt Thắng Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Hà Nội Hội Gióng Phù Đổng chính thống là một trong những lễ hội có giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị giáo dục lớn đối với thế hệ trẻ. Năm 2010, Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Du xuân Hà Nội vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm – nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương” du khách sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng của lễ hội qua những tiết mục mô phỏng lại một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Phú Thọ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vào năm 2012. Đây là biểu trưng của lòng thành kính, sự biết ơn – tri ân công đức các Vua Hùng là những người có công dựng nước Văn Lang. Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể duy nhất ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là sợi dây liên kết giữa quá khứ – hiện tại – tương lai mà là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa con người, giữa cộng đồng các dân tộc trong thực tại. Bên cạnh đó giá trị văn hóa tâm linh của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn thể hiện ở chỗ nó hướng con người tới cái chân – thiện – mỹ, cái cao cả mà con người luôn ước vọng, tôn thờ. Hát xoan Ảnh: VIETNAM NOW Không những thế, khi du xuân đến vùng đất Phú Thọ du khách còn có cơ hội được tìm hiểu về loại hình văn hóa hát xoan. Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân tại các đình, miếu làng, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ. Vào ngày mùng 5 âm lịch thường hát ở hội đền Hùng. Hiện ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก