• QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ

    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ
    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ

    QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN CHÙA ÔNG GẦN 130 NĂM TỒN TẠI GIỮA TP CẦN THƠ

    Quảng Triệu Hội Quán, hay còn gọi là Chùa Ông hoặc chùa Minh Hương là một ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông nằm tại số 32 Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

    Nơi này có tên Quảng Triệu Hội Quán xuất phát từ việc đây là nơi tụ họp của cộng đồng người Hoa gốc Quảng Châu và Triệu Khánh (đều thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Họ di dân đến Trấn Giang (tên ngày xưa của Cần Thơ) vào thế kỷ 17-18. Họ lập ra nơi này để sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu văn hóa, giáo dục, gặp gỡ đồng hương và giúp đỡ nhau làm ăn theo đúng văn hóa của người Hoa. Tuy nhiên, người dân vẫn thường gọi là Chùa Ông, vì ở chính điện thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Công).

    Và cũng như một số ngôi chùa của người Hoa khác, Chùa Ông nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngay giữa trung tâm thành phố Cần Thơ, đối diện bến Ninh Kiều. Đã đến Cần Thơ, gần như ai cũng sẽ đến bến Ninh Kiều. Mà một khi đã đến đây thì rất dễ để thấy chùa Ông. Khi mình vào đây, thấy có khá đông người nước ngoài vào tham quan và chụp ảnh.

    Chùa nằm trên phần đất 532m2, được khởi công xây dựng vào năm 1894 (năm Thành Thái thứ 6, và là năm Quang Tự thứ 20 – hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh), và hoàn thành vào năm 1896. Từ khi xây dựng cho đến ngày nay, diện mạo của chùa Ông gần như không thay đổi.

    Chùa Ông được bao quanh bởi hàng rào sắt sơn màu đỏ, với hàng cột trụ gạch đỏ với chỉ màu trắng trông khá đẹp mắt, trên đỉnh là đá rửa,. Trên đỉnh cột cổng, có tượng của linh vật Nghê, Nghê là con vật thần thoại được kết hợp giữa chó và sư tử, thường đặt trước cổng để bảo vệ đình chùa.

    Tổng thể, ngôi chùa này nổi bật và thu hút vì có nhiều màu sắc tươi sáng, với các họa tiết trang trí tinh xảo được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, mang lại màu sắc sặc sỡ. Đây là biểu tượng của bình an, may mắn, và phát đạt, điểm chung của Hội quán hay chùa của người Hoa.

    Khi vượt qua khoảng sân hẹp và cánh cửa gỗ to lớn, ta sẽ bước vào tiền điện của Quảng Triệu Hội Quán. Ở giữa gian có đặt một bức bình phong chạm trổ tinh xảo. Trên hai cửa ra vào có bảng đại tự “Quảng Triệu Hội Quán”. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau. Tường được xây bao quanh, có lẽ đây là điểm chung ở phần lớn chùa của người Hoa mà mình từng ghé thăm, nên mình thấy lối kiến trúc này rất quen thuộc. Chùa hay hội quán của người Hoa thường không có diện tích rộng và có sân vườn trồng nhiều cây xanh mát như chùa của người Việt. Đó là dưới góc nhìn của mình dựa trên những chùa, hội quán mà mình từng ghé thăm ở quận 5 – Sài Gòn, hay ở khu vực Hội An. Tuy vậy, mình không rõ ở nước ngoài có kiểu kiến trúc này hay không.

    Ở giữa chùa một khoảng không gian trống gọi là sân thiên tỉnh. Đây là nơi kết nối giữa trời và đất, cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu vào và cho khói có thể bay lên vì số lượng nhang (hương) vòng ở đây cực kì nhiều. Đó cũng là một đặc điểm rất quen thuộc của những Hội Quán hay chùa của người Hoa, bước vào chùa Ông cũng vậy, số lượng nhang (hương) vòng hình chóp nón loại lớn được treo trên trần tạo nên một cảnh tượng đặc biệt, với làn khói nghi ngút, mờ ảo khắp chùa khiến mình cảm thấy choáng ngợp. Đây là những vòng hương do người dân mang đến dâng cúng.

    Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái bằng gốm tráng men xanh thẫm. Trên bờ nóc, có những tượng hình nhân, lưỡng long tranh châu, cá hóa long, chim phụng và nhiều hình ảnh khác được chế tác từ gốm sứ với đủ màu sắc. Những biểu tượng này mang ý nghĩa của sự may mắn, cát lành. Ở hai đầu đao còn có hai tượng ông Nhật bà Nguyệt cầm mặt trời và mặt trăng. Trong triết lý phương Đông, quan niệm có ngày thì nhất định cũng sẽ có đêm, có dương ắt sẽ có âm,… đó là sự tương sinh quan tạo nên một trật tự ổn định để phát triển. Sự hòa hợp giữa âm và dương sẽ sinh ra muôn loài, biểu hiện sự thịnh vượng và phát triển của vạn vật. Đây là kiểu thức trang trí khá phổ biến tại các chùa người Hoa ở Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

    Kết cấu vòm mái được nâng đỡ bởi 6 hàng cột gỗ tròn và vuông sơn đỏ. Các chân đế của cột được làm từ đá, tạo nên sự vững chắc. Hệ thống vì kèo khá phức tạp và các đòn tay ở đây đều ở dạng gỗ tròn, được sơn phết cẩn thận. Các đầu kèo, xuyên trính được chạm khắc họa tiết, hoa văn mang phong cách cổ điển. Bề mặt được sơn son thiếp vàng theo truyền thống nghệ thuật miếu vũ.

    Hầu hết vật liệu để tạo nên các chi tiết kiến trúc đều được đưa từ Quảng Đông sang như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, đòn tay, chuông đồng, lư hương… Tất cả các vật liệu này đều có niên đại ghi trên chúng là 1896, do sự đóng góp của các nhà hảo tâm. Riêng các bao lam ở bàn thờ Quan Công thì được làm tại đường Thủy Binh (đường Đồng Khánh, thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Bệ thờ, tượng Bồ Tát Quan Âm, ba bàn hương án trước bàn thờ Quan Công thì xây dựng vào năm 1974 bằng đá mài.

    Tiền điện: là nơi thờ Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố (bên trái) và Phúc Đức Chính Thần còn gọi là Ông Bổn (bên phải). Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các vị thần linh khác như Ông Ba Mươi, thần sư tử.

    Sân thiên tỉnh: nằm phía sau Tiền điện và thấp hơn so với mặt bằng chung của công trình này. Trong sân này có đặt hai bộ binh khí (bát bửu), chậu kiểng và bàn hương án. Ngoài ra, ở đây còn treo một số đèn lồng, và rất nhiều hương vòng do người dân mang đến dâng cúng.

    Chánh điện: Ở giữa thờ Quan Thánh Đế Quân (còn gọi là Quan Công, Quan Vũ) – một vị thần tượng trưng cho nhân nghĩa, lễ, trí, tín trong tiềm thức của người Hoa. Bên trái thờ Đổng Vĩnh Trạng Nguyên và Tài Bạch Tinh Quân (còn gọi là Thần Tài), bên phải thờ Thiên Hậu Thánh mẫu. Ngoài ra, còn có một gian thờ Bồ Tát Quan Âm bên trái chánh điện.

    Tại đây còn gìn giữ được sắc thái độc đáo nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống của người Hoa.

    Chùa Ông đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật vào ngày 21 tháng 6 năm 1993 bởi Bộ Văn hóa Thông tin, nhờ những giá trị lịch sử và nghệ thuật độc đáo mà nó mang lại.

    Nguồn: Hoang Khanh Nguyen

    Xem thêm bài có từ khoá:

    cần thơ,

    ninh kiều,

    sư tử,

    sài gòn