• Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale

    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale
    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale
    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale
    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale
    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale
    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale
    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale
    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale
    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale
    Nhà tù Hoả Lò, Hoả Lò Prison, Maison Centrale

    Không biết có ai như mình không, Hỏa Lò tuy đã biết từ lâu, nhưng mình chỉ thực sự chú ý đến nó khi biết các chiến dịch truyền thông cực đỉnh của Team truyền thông Hỏa Lò.

    Việc tạo ra các tour tham quan chất lượng (Tour đêm “Sống như những đoá hoa” luôn trong tình trạng cháy vé, phải đặt trước), hình ảnh chau chuốt và tận dụng sức mạnh của nhiều nền tảng mạng xã hội để làm Hỏa Lò gần hơn với công chúng. Không chỉ Facebook, mà còn ở Instagram, Spotify,… Thật sự rất xuất sắc!

    Theo mình được biết thì lượng khách tham quan trẻ tuổi ở đây rất đông, thay vì các bảo tàng, nhà tù khác phần đông là khách lớn tuổi và du khách nước ngoài.

    Bản thân minh khi đi Hỏa Lò, cách bài trí, mô tuýp câu chuyện, dẫn dắt đều không có sự khác biệt với các nhà tù, bảo tàng khác mà mình từng đi. Tuy nhiên, điều khiến mình có quyết định “Đã đi Hà Nội thì phải ghé Hỏa Lò cho biết” thì quả là điều rất xuất sắc của Team truyền thông rồi.

    Thật sự mà nói, rất hiếm có kênh truyền thông của một di tích lịch sử nào có thể làm được điều này. Bắt trend tốt, lượng người theo dõi cực cao. Phải nói là rất thành công. Mình hy vọng những nơi khác cũng có sự sáng tạo và đột phá như vậy, để “lịch sử” không chỉ là những bài học khô khan, mà chúng ta “phải”/”bị” học.

    —-

    Nhà tù Hỏa Lò (nay là di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò), là một nhà tù cũ tại địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Nhà tù Hỏa Lò nằm ở khu đất được giới hạn bởi bốn phố Hỏa Lò, Hai Bà Trưng, Quán Sứ và Thợ Nhuộm. Và là địa chỉ duy nhất của phố Hỏa Lò.

    Nó được xây dựng bởi người Pháp vào thế kỷ 19 (năm 1896) để giam giữ tù nhân chính trị của họ trong thời kỳ thực dân. Và lấy tên là “Nhà tù Trung ương”, “Đề lao Trung ương” hay còn gọi là “𝗠𝗮𝗶𝘀𝗼𝗻 𝗖𝗲𝗻𝘁𝗿𝗮𝗹𝗲”. Đây là nhà tù có quy mô lớn và kiên cố vào loại bậc nhất ở Đông Dương ở thời điểm đó.

    Xưa, vùng đất này thuộc thôn Nam Phụ, tổng Tiền Nghiêm. Đến giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Nguyên Khánh, thành thôn Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Nam.

    Phụ Khánh là một thôn chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất (nung và để mộc), đem bán khắp kinh kỳ, nên địa danh này có tên là làng Hỏa Lò. Khi Pháp chiếm Hà Nội, họ chuyển dân làng đi nơi khác, dỡ bỏ chùa Lưu Ly, chùa Bích Thư và chùa Bích Hoạ để lấy đất xây toà án và nhà tù. Do ở trên đất làng Hỏa Lò nên nhà tù được người dân gọi là “Nhà tù Hỏa Lò”.

    Nhà tù Hỏa Lò nằm trọn trên mảnh đất hình thang thuộc thôn Phụ Khánh. Đối diện với nhà tù về phía đông là toà án, phía tây nam giáp phố Thợ Nhuộm, phía tây giáp phố Richaud (ngày nay là phố Quán Sứ), phía bắc giáp với đường Rollandes (nay là phố Hai Bà Trưng). “Tổng diện tích Nhà tù Trung ương và những đường lân cận dẫn đến nhà tù là 12.908m2. Ước tính chi phí xây dựng toàn bộ công trình là 1.212.434 đồng Đông Dương”.

    Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên cố bằng đá dày 0,5m, cao đến 4m , trên cắm mảnh chai và chăng dây điện áp cao thế để ngăn cản tù nhân vượt ngục. Dưới chân tường phía trong là một hành lang rộng 3m dùng cho lính gác đi tuần tra xung quanh khu vực trại giam. Bốn góc có bốn tháp canh, có khả năng quan sát toàn bộ phía trong đường tuần tra và xung quanh phía ngoài nhà tù.

    Nhà tù Hỏa Lò được chia thành nhiều khu vực khác nhau, bao gồm khu vực giam giữ, khu vực hành lang và khu vực xét xử. Các khu vực này được bao quanh bởi các tường đá dày và cao.

    Khu vực ngục tù được chia thành 4 phân khu với các chức năng khác nhau:

    – Khu A và B: dành cho những phạm nhân tội nhẹ, đang trong quá trình điều tra hoặc vi phạm kỷ cương nhà tù.

    – Khu C: dành cho tù nhân Pháp và ngoại quốc.

    – Khu D: dành cho tù nhân tội nặng và đang chờ thụ án tử hình.

    Điều đặc biệt là yêu cầu về xây dựng, nguyên vật liệu khi xây dựng Hỏa Lò rất cao và hết sức nghiêm ngặt. Nguyên liệu phần lớn được chính quyền thực dân Pháp lựa chọn kỹ càng và vận chuyển từ Pháp để đạt yêu cầu cao nhất về chất lượng.

    Điều 17 trong các điều kiện đấu thầu ghi rõ: “Tất cả kim loại được dùng phải nhập từ Pháp và có chất lượng hàng đầu. Các ổ khoá bản lề, ke cửa, đinh móc và các góc cửa phải là những loại có chất lượng hàng đầu và được kiến trúc sư chấp nhận. Tất cả các khoá và đồ kim loại phải được đặt cẩn thận và phải khớp trong các khe và rãnh soi để sẵn”. Điều 19 quy định “Kính tấm được sử dụng phải là kính được chuyển từ Pháp sang, kính phải rất rõ và không có bọt”. Điều 30 quy định “Kiểm tra thổ nhưỡng móng: ngay sau khi đào đất xong, người thầu khoán phải mời kiến trúc sư đến để kiểm nghiệm đất móng và nếu được, kiến trúc sư sẽ cấp giấy phép bắt đầu xây dựng”. Điều 8 quy định “Vật liệu xây bằng gạch: gạch phải được thấm nước trước khi xây để dễ bám vữa. Những chỗ xây nối không dày quá từ 0,007m đến 0,008m…”.

    Với những người bị án tối đa 5 năm hoặc án chém thì thực dân Pháp cho giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò, còn những người bị kết án từ 5 năm trở lên thì được chuyển đi nhà tù Sơn La, nhà tù Côn Đảo và một số nhà tù khác.

    Trong suốt quá trình sử dụng, Hỏa Lò đã được nhiều lần mở rộng và cải tạo để phù hợp với mục đích sử dụng. Việc cải tạo này đã làm cho nhà tù này trở nên phức tạp và đa dạng hơn.

    Các tù nhân được giam trong Nhà tù Hỏa Lò phải chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt, bao gồm sự bạo hành, tra tấn, bệnh tật và thiếu chế độ dinh dưỡng. Nhiều tù nhân đã chết vì những điều kiện này.

    —-

    Khi Việt Nam giành độc lập vào năm 1954, người Pháp rời đi, nhà tù Hỏa Lò được sử dụng để giam giữ những tù nhân chính trị và những người bị cáo buộc tội phản động và tiêu cực.

    Sau đó, vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, nhà tù Hỏa Lò trở thành nơi giam giữ nhiều binh lính Mỹ bị bắt trong Chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1964 đến 1973, hơn 200 tù nhân Mỹ bị giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò, trong đó có các phi công và thủy thủ đoàn bị bắt khi máy bay của họ bị rơi. Các tù binh phi công Mỹ gọi ngục Hỏa Lò là “𝗛𝗮𝗻𝗼𝗶 𝗛𝗶𝗹𝘁𝗼𝗻”.

    Các tù nhân Mỹ nổi tiếng tại Hỏa Lò là:

    1. Ông 𝗝𝗼𝗵𝗻 𝗠𝗰𝗖𝗮𝗶𝗻, một nhà chính trị và cựu Thượng nghị sĩ Mỹ, người đã bị bắt và giam giữ tại đây từ năm 1967 đến 1973. Ông là người có vai trò tích cực trong việc phát triển bình thường hóa mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

    2. 𝗗𝗼𝘂𝗴𝗹𝗮𝘀 𝗣𝗲𝘁𝗲𝗿𝘀𝗼𝗻, về sau là Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam.

    Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, nhà tù Hỏa Lò được sử dụng để giam giữ các tù nhân chính trị khác nhau, bao gồm những người bị kết án vì tội phản động, các tội danh khác liên quan đến việc tuyên truyền chống lại chính quyền và tội phạm khác.

    Năm 1993, chính phủ Việt Nam quyết định đóng cửa nhà tù Hỏa Lò và chuyển đổi thành một bảo tàng. Phần diện tích được giữ lại để bảo tồn và tham quan du lịch còn rộng khoảng 2434m2.

    Nhà tù Hỏa Lò đã được đưa vào danh sách Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO vào năm 2010. Đây là một phần trong nỗ lực của Việt Nam để bảo tồn các di sản lịch sử và văn hóa của đất nước.

    Hiện nay, Bảo tàng Nhà tù Hỏa Lò chứa hàng ngàn hiện vật, tư liệu và bức tường đá đã được bảo tồn như một kỷ vật của sự khổ hạnh của các tù nhân ở đây. Nhà tù Hỏa Lò là một trong những điểm tham quan du lịch phổ biến tại Hà Nội, nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử của nhà tù này, khám phá những phòng giam, cơ sở hạ tầng, những tư liệu về cuộc sống, các hoạt động trong nhà tù. Và cảm nhận được những điều kiện khắc nghiệt mà các tù nhân phải chịu đựng trong quá khứ.

    Giá vé: 30.000 VNĐ/vé.

    Thuyết minh tự động (Audio guide): 50.000 VND/thiết bị. Đi một vòng Hỏa Lò mất khoảng 2 giờ.

    —-

    ▪️ 𝟐𝐍𝐃 𝐇𝐎𝐌𝐄 𝐕𝐈𝐄𝐓𝐍𝐀𝐌 ▪️

    Rất hân hạnh khi nhận được sự theo dõi của mọi người trên các nền tảng:

    | 𝗜𝗻𝘀𝘁𝗮𝗯𝗶𝗼: 2ndhomevietnam

    | 𝗙𝗮𝗰𝗲𝗯𝗼𝗼𝗸: 2nd Home Vietnam

    | 𝗜𝗻𝘀𝘁𝗮𝗴𝗿𝗮𝗺: 2ndhome.vietnam

    | 𝗟𝗲𝗺𝗼𝗻𝟴: 2ndhomevietnam

    | 𝗬𝗼𝘂𝘁𝘂𝗯𝗲: 2nd Home Vietnam

    | 𝗧𝗶𝗸𝘁𝗼𝗸: 2ndhomevietnam

    —-

    #NhaTuHoaLo #HoaLo #Maisoncentrale #HoaLoPrison

    Xem thêm bài có từ khoá:

    nhà tù hoả lò,

    di sản văn hoá,

    di sản,

    côn đảo,

    unesco