Đà Lạt Lâm Đồng

GS. Hoàng Đạo Kính: “Đà Lạt, nguy cơ nhãn tiền”

gs. hoàng đạo kính: “đà lạt, nguy cơ nhãn tiền”

Lời giới thiệu của tạp chí Người Đô Thị: Trong bài viết gửi đến Người Đô Thị bày tỏ quan điểm chuyên môn liên quan đến những ồn ào gần đây về đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình – Đà Lạt và sự kiện từ ngày 14.8 – 14.9 Đà Lạt tổ chức trưng bày, lấy ý kiến phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng, GS-TS-KTS. Hoàng Đạo Kính – chuyên gia hàng đầu về bảo tồn, trùng tu di tích, nghiên cứu di sản kiến trúc đô thị và lý luận kiến trúc – cho rằng cần thiết phải lập thêm, lập lại một quy hoạch mới đáp ứng đòi hỏi bảo tồn và phát triển tiếp nối bền vững đô thị – di sản.

“Không thể xây dựng đô thị – di sản. Lịch sử tạo nên và lưu lại Đà Lạt – đô thị di sản. Tuy nhiên, Đà Lạt đứng trước nguy cơ nhãn tiền, – trở thành đô thị có di sản đô thị mà thôi.” – Ông Hoàng Đạo Kính nhận định.

1. Có đủ những căn cứ để liệt Đà Lạt vào diện đô thị – di sản:

-Đà Lạt là thành phố hiếm hoi có ngày sinh tháng đẻ, được xây dựng với tư cách là nơi nghỉ dưỡng – nghỉ mát, theo quy hoạch về cơ bản nhất quán cho đến giữa thế kỷ 20.

– Là đô thị nghỉ dưỡng và nghỉ mát là chính, Đà Lạt được xây dựng trên cơ sở chủ đạo và nhất quán, – đó là bảo vệ tối đa môi trường thiên nhiên và khí hậu, hệ thống hạ tầng và kiến trúc được lồng ghép và khảm nạm tinh tế vào nền cảnh thiên nhiên, tạo nên sự chung sống hiếm thấy giữa đất trời và đô thị.

– Quỹ kiến trúc đô thị của Đà Lạt phong phú về các loại hình: biệt thự, dinh thự, nhà thờ, trường học, nhà bảo tàng, nhà ga, cơ sở khoa học v.v… Các công trình mang phong cách của nhiều thời, nhiều địa phương, có chát lượng thẩm mỹ đẹp và bền, đặc biệt, ôn hòa với khung cảnh xung quanh.

– Qua thời gian tồn tại khá ngắn, ở Đà Lạt đã định hình tầng lớp dân cư đô thị có bản sắc, tương thích với một chốn đô thị nghỉ mát – nghỉ dưỡng – du lịch.

-Nền sản xuất nông nghiệp, trồng hoa – trái cây – rau củ quả, xuất phát từ những điều kiện ưu đãi của thiên nhiên, mà tạo nên một sản phẩm đặc sắc cho thành phố nghỉ mát, mà tạo nên một dạng vườn ươm cho cả nước.

Có thể mạnh dạn nhận định: Đà Lạt không chỉ là đô thị – di sản, mà còn là đô thị đặt cả hai chân vào tương lai: đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị sống hạnh phúc

gs. hoàng đạo kính: “đà lạt, nguy cơ nhãn tiền”

GS-TS-KTS. Hoàng Đạo Kính

2. Đà Lạt đang có nguy cơ trở thành thành phố có di sản đô thị

-Đà Lạt sẽ giống như các thành phố Hà Nội (có di sản phố cổ), thành phố Hải Phòng (có khu phố Pháp), TP. HCM (có khu Chợ Lớn) v.v… Trong các đô thị ở Việt Nam, chỉ có Huế và Đà Lạt có đủ cơ sở để được mệnh danh là đô thị – di sản. Có thể, Huế có triển vọng giữ được cái vị trí độc hiếm ấy.

-Đà Lạt đứng trước nguy cơ nhãn tiền trở thành đô thị có di sản đô thị (urban heritage, chứ không phải city-heritage) bởi nó đang phát triển nhanh và mạnh để trở thành một thành phố – trung tâm của cả tỉnh và thậm chí, của cả khu vực. Thành phố hiện đại: đa chức năng, quy mô, hạ tầng, dân số, kiến trúc đồ sộ và hiện đại v.v…

Thành phố cũ, có vốn liếng – di sản, chỉ còn lại có thế, không nhân lên, chỉ tàn tạ và tàn phai đi. Thành phố mới, nhu cầu mới, sức sống mới, đầu tư lớn, dứt khoát chỉ mở mang, chỉ bành trướng ra, áp đảo.

Một cuộc đọ sức sinh tử, phần thắng chắc chắn thuộc về thành phố hiện đại và có tương lai.

Với những gì nhận ra, quan sát thấy, đô thị – di sản chỉ có cơ may là di sản đô thị, có một không hai và vẫn có sức hút mãnh liệt. Hễ ta vẫn đủ tỉnh táo, đủ tầm nhìn, đủ kiên quyết và, cần hơn cả, sự ân cần! Với cả hai: di sản đô thị và di sản thiên nhiên (đô thị hóa).

3. Cần làm gì để duy trì đô thị – di sản hoặc, chí ít, cân bằng hóa sự song tồn giữa tài sản đô thị kiệt xuất (có một không hai và đồng thời là tài nguyên cho phát triển) và thành phố Đà Lạt mới.

-Tuy đã muộn, song cần thiết lập các chế độ bảo vệ cho từng khu vực và cho toàn bộ không gian đô thị Đà Lạt cũ, quy chế hóa việc giữ lại – cải tạo – sử dụng, giải tỏa những xây cất muộn làm biến dạng không gian cảnh quan vốn có, khôi phục và tươm tất hóa cảnh quan đô thị cũ. Bảo tồn kiến trúc cũ không theo đơn chiếc, mà trong phức hợp kiến trúc – cảnh quan chuyển hóa mềm. Bên cạnh nhà quản lý bảo tồn, nhà trùng tu, cần có thêm nhà chuyên môn về phong cảnh đô thị.

– Đã có nhiều quy hoạch phát triển Đà Lạt, song cần thiết lập thêm, lập lại một quy hoạch mới đáp ứng thật sát và thật khả dĩ đòi hỏi bảo tồn và phát triển tiếp nối bền vững đô thị – di sản, phát triển chuyển tiếp mềm về hình thái học đô thị từ cũ sang mới; đưa những công trình mới và các khu xây dựng mới ra những vị trí không lấn át hạt nhân cũ, giảm thiểu sự tương phản thách thức giữa thành phố mới và đô thị – di sản.

-Phải giữ cho được trung tâm – hạt nhân vô cùng đặc sắc của thành phố Đà Lạt là Hồ Xuân Hương và vùng đất bao quanh khỏi những công trình mới, như trung tâm thương mại (việc đã rồi), như dự án xây dựng khách sạn đồ sộ ở vị trí Dinh Tỉnh trưởng vv… Ở ta, có thể trên thế giới ít thấy một chốn đô thị nào mà lấy cái hồ, không xây cất xung quanh làm trung tâm.

-Cận kề hồ Xuân Hương, có thể tính tới việc chỉnh trang nâng cấp đô thị ở khu Hòa Bình, tạo ra sự chuyển tiếp mềm giữa không gian đô thị cũ – hồ Xuân Hương – phần đô thị – phố xá hầu như cũng là một phần của Đà Lạt cũ.

GS-TS-KTS. Hoàng Đạo Kính

[Bài đã đăng trên Người Đô Thị Online]

HÌNH ẢNH BA PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG ĐỒI DINH ĐANG ĐƯỢC TRIỂN LÃM LẤY Ý KIẾN NGƯỜI DÂN TẠI ĐÀ LẠT:

gs. hoàng đạo kính: “đà lạt, nguy cơ nhãn tiền”
gs. hoàng đạo kính: “đà lạt, nguy cơ nhãn tiền”
gs. hoàng đạo kính: “đà lạt, nguy cơ nhãn tiền”

Đăng bởi: Miên Lục

YOLO! Khám phá các huyện ở Lâm Đồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก