Khám Phá Kinh Nghiệm

Kinh nghiệm đi phượt cho nữ – Nàng “ôm” cần biết

Bên cạnh những “xế” là những người cần tuyệt đối tỉnh táo để xử lý mọi chính xác những tình huống xảy ra trên đường đi thì “Ôm” cũng là người vô cùng quan trọng làm nên một chuyến phượt an toàn.

“Xế” và “ôm” là những người làm nên những chuyến phượt. Chính vì thế để có một chuyến phượt an toàn và nhiều trải nghiệm, cả hai người đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc cho riêng mình.

Bên cạnh những “xế” là những người cần tuyệt đối tỉnh táo để xử lý mọi chính xác những tình huống xảy ra trên đường đi thì “Ôm” cũng là người vô cùng quan trọng làm nên một chuyến phượt an toàn.

Bên cạnh những nguyên tắc cần biết khi phượt xe máy, dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những điều dành riêng cho các “ôm” trong những chuyến phượt.

1. Chuẩn bị đồ trước khi đi phượt

Gần như là đương nhiên khi đi xa luôn cần chuẩn bị. Có thể một số kinh nghiệm được chia sẻ có quá nhiều, tuy nhiên, hãy cứ ghi nhớ nhé bạn gái.

Giấy tờ tùy thân

khám phá, kinh nghiệm đi phượt cho nữ – nàng “ôm” cần biết

Nói không phải dại mồm, không có giấy tờ nhiều khi gây ra rất nhiều những nguy hiểm tai hại mà bạn không biết.

  • Giấy phép lái xe: Ngồi sau có thể không cần, thế nhưng trong nhiều chuyến phượt, đôi khi chúng ta đổi xế phải không các nàng. Hơn nữa đây cũng là giấy tờ bạn có thể sử dụng thay thế CMND.
  • Giấy phép đăng ký, bảo hiểm xe… để tránh gặp rắc rối. Dù thế nào thì chúng ta cũng phải tuân thủ pháp luật.
  • CMND: Mặc dù bạn có giấy phép lái xe, nhưng trong trường hợp bạn không muốn mang đi, hoặc do ngồi sau xe thì CMND sẽ cần được sử dụng.
  • Thẻ ATM để có thể rút tiền tại các ngân hàng phổ biến nhất như Vietcombank, Agribank.

Quần áo, giày, dép

khám phá, kinh nghiệm đi phượt cho nữ – nàng “ôm” cần biết

Về quần áo: Bạn nên mang theo quần áo phù hợp với thời tiết và điểm đến của bạn. Đồ lót khô nhanh là lưu ý đặc biệt cho phụ nữ vì nó giúp bạn tránh nhiễm trùng nấm và đường tiết niệu.

Vì đi phượt nên trang phục phù hợp nhất cho bạn là quần dài (có thể quần jeans hoặc kaki), áo thun mỏng mặc trong người, áo len khoác ở ngoài, áo khoác gió, áo khoác dày, khăn quàng cổ… Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị tất tay, tất chân, bịt tai để giữ ấm cơ thể nếu bạn đi vào mùa lạnh.

  • Áo phông kết hợp với quần legging
  • Áo hoodie mix cùng với tregging và mũ lưỡi trai
  • Áo khoác Denim jacket
  • Áo khoác quân đội

Về giày dép: Bạn nên chọn giày thể thao có độ bám tốt để có thể đi đường trường, bạn nên tránh đi giày da, giày búp bê hoặc các loại giày cao gót. Một đôi giày phượt lý tưởng nhất là đôi giày đồng bộ với cách đi (ô tô, xe máy, trekking,..) và địa điểm bạn dự định sẽ đến. Nhìn chung thì có ba yếu tố bạn có thể dựa theo để lựa chọn được một đôi giày hiking phù hợp:

  • Loại giày: có rất nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng và mẫu mã của giày hiking từ những đôi giày chạy bộ đường mòn siêu nhẹ cho đến những đôi giày leo núi.
  • Cấu tạo: có một ít kiến thức về cấu tạo của giày như phần thân trên, phần thân dưới, đế giữa, đế ngoài, và những bộ phận khác của giày cũng giúp cho bạn lựa chọn giày được chính xác hơn.
  • Mức độ vừa vặn: nếu bạn không muốn bàn chân của mình bị sưng phù và phồng rộp do mang giày quá chật hay việc giày thường bị tụt do mang giày quá lỏng thì hãy dành thời gian để tìm hiểu và mang thử đôi giày bạn định mua.

Đồ vệ sinh, đồ dành riêng cho nữ giới

Ngoài những thứ cơ bản như nước rửa tay và khăn lau cá nhân, phụ nữ cần có một số vật dụng cần thiết cho vấn đề vệ sinh.

  • Đồ dùng kinh nguyệt: nhiều phượt thủ nữ thích sử dụng cốc nguyệt san vì nó làm giảm trọng lượng thay vì phải mang theo nhiều băng vệ sinh. Đồng thời cắt giảm chất thải. Bạn cũng có thể mang theo đồ lót dùng một lần để thay hàng ngày trong trường hợp không có nơi giặt quần áo.
  • Khăn lau: một số đề nghị nên sử dụng khăn lau mỏng thay vì giấy vệ sinh khi bạn đi tiểu. Sau đó, giặt và buộc nó vào bên ngoài ba lô của bạn để khô dưới ánh mặt trời. Rửa sạch nó thường xuyên bất cứ khi nào có thể.
  • Đồ dùng chăm sóc da, trang điểm: kem chống nắng, son, kem dưỡng ẩm,… Lưu ý, mang những sản phẩm cơ bản nhất, càng nhỏ gọn càng tốt, đừng mang cả bàn trang điểm của bạn đi.

Đồ bảo hiểm, thiết bị an toàn

khám phá, kinh nghiệm đi phượt cho nữ – nàng “ôm” cần biết

Đổ bảo hộ khi đi phượt bằng xe máy

Để đảm bảo cho cuộc hành trình luôn suôn sẻ bạn nên chuẩn bị cho mình những thứ sau:

  • Mũ bảo hiểm: Bạn nên chọn loại mũ kín đầu hoặc loại nửa đầu, chú ý không dùng mũ kém chất lượng và các loại mũ thời trang (các bạn nữ thường bị thu hút bởi các loại mũ bảo hiểm có thiết kế đẹp mà quên mất chất lượng và độ an toàn của nó).
  • Bộ bọc khuỷu tay và đầu gối để giảm chấn thương khi chẳng may bị ngã xe. Nếu có điều kiện, hãy sắm thêm một bộ áo giáp toàn thân.
  • Kính râm hoặc kính trắng ôm sát vào mắt để tránh bụi,
  • Găng tay có mặt nhám phía trong giúp tạo độ bám khi chạy xe (dùng trong trường hợp bạn lái thay để người kia đỡ mệt). Nếu trời lạnh, bạn nên dùng găng tay bằng da vừa không thấm nước vừa giữ ấm cho đôi bàn tay.
  • Túi nylon to và nhỏ để đựng balo, quần áo bẩn và đồ dùng linh tinh.
  • Máy sấy, bộ dụng cụ y tế, mang theo miếng dán giữ nhiệt nếu đi vào mùa đông,
  • Ổ cắm nối dài để tiện cho việc sạc đồ công nghệ; giấy ăn, khăn ướt; vài cái băng ca kim loại; cuộn dây dù để dùng trong trường hợp phải kéo xe; một vài đoạn ruy băng màu sáng để làm dấu hiệu nhận biết cho xe đi sau.
  • Ngoài ra, bạn nên trang bị thêm dao đa năng, đèn pin, bật lửa; điện thoại (chọn loại sóng tốt pin trâu là tốt nhất; máy ảnh; bao cao su có khả năng chống nước cho thiết bị điện tử rất tốt; lót băng vệ sinh vào dưới đế giày có khả năng hút ẩm cao, tránh nhiễm lạnh cho gan bàn chân.
  • Còi an toàn: đây có thể là một biện pháp để ngăn chặn động vật cũng như một cách để kêu gọi giúp đỡ.
  • Chai xịt chống gấu: vật dụng này có thể có ích cho các cuộc tấn công của gấu.
  • Nếu bạn đang đi du lịch một mình hoặc đến các địa điểm rất xa, bạn cũng có thể cân nhắc mang theo đèn hiệu định vị cá nhân (PLB) với máy nhắn tin vệ tinh để bạn có thể gửi tin nhắn mỗi ngày cho người thân. Bạn cũng có thể gửi một tin nhắn cầu cứu SOS nếu có chuyện nghiêm trọng xảy ra.

2. Chuẩn bị sức khỏe, tinh thần trước khi đi phượt

Hãy nhớ rằng kiến thức là sức mạnh, vì vậy trước chuyến đi của bạn, hãy nghiên cứu và lên kế hoạch chuẩn bị tinh thần để đối phó với các tình huống có thể xảy ra sau đây:

Khi gặp người lạ dọc đường

Bạn không thể chắc chắn tất cả những người bạn gặp đều là người tốt. Hãy cảnh giác với những người bạn gặp trên đường, nhất là khi bạn là nữ. Dưới đây là một số lời khuyên của những nữ phượt thủ có thể giúp bạn tránh gặp phải người xấu và biết cách đối phó với các tình huống khác nhau:

  • Tránh cắm trại trong vòng 2km gần đường hoặc đầu đường mòn: Nên cắm trại trong các khu cắm trại có sẵn.
  • Tránh cắm trại ở những nơi hẻo lánh: Bạn không muốn bắt gặp thú hay thợ săn chạy vào lều của bạn trong đêm.
  • Tin tưởng linh cảm của bạn: Nếu bạn gặp một người mà bạn cảm thấy không yên tâm, nghi ngờ họ có ý định xấu, bạn hãy tránh xa họ, không cần phải trả lời họ các câu hỏi về nơi bạn đang đi, nơi sẽ cắm trại,…
  • Mang theo một con dao cố định, dao găm gắn trên thắt lưng của bạn. Điều này có thể giúp người khác tránh làm phiền bạn.
  • Mang theo một bình xịt hơi cay để tự vệ cá nhân nếu điều đó khiến bạn cảm thấy an tâm hơn.
  • Đừng ngần ngại sử dụng còi an toàn của bạn nếu bạn cần. Ba tiếng còi liên tục là lời kêu gọi giúp đỡ.

Đối phó với động vật hoang dã, côn trùng

Trước khi đi, bạn nên tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nơi mà bạn đến, vị trí hạ trại để xác định xem nơi đó có các động vật nguy hiểm như: gấu, hổ, rắn,… không và có biện pháp phòng tránh.

  • Nếu có thể gặp phải gấu: Bạn hãy trang bị kiến thức về các phương pháp chống gấu (phải làm gì nếu bị đe dọa bởi một con gấu, mang theo một bình xịt gấu,…)
  • Đối với rắn: hãy tìm hiểu cách nhận biết các loại rắn, nhất là rắn độc để tránh chúng và xử lý vết thương nếu không may bị cắn.
  • Côn trùng: Nhiều loài côn trùng nguy hiểm, có độc nên bạn cần mang thêm thuốc xịt côn trùng, thuốc chống muỗi, thuốc bôi nếu bị cắn,…

Phòng trường hợp bị lạc đường

Mang theo bản đồ địa hình chi tiết, GPS và la bàn. Bạn nên biết cách sử dụng chúng để tránh bị lạc ngay từ đầu. Trên một con đường dài, hãy nhỡ kỹ/ đánh dấu lối ra, nhớ con đường đến nơi có thiết bị y tế phòng trường hợp b bạn bị ốm hoặc bị thương.

Cảm giác cô đơn

Cô đơn là cảm giác không thể tránh khỏi nếu bạn đi phượt một mình Ở một mình trong nhiều ngày liên tục có thể là một thử thách lớn và cũng có thể khiến bạn mạnh mẽ hơn. Bạn sẽ giải quyết vấn đề của riêng mình và đưa ra quyết định mà không cần lời khuyên hay bị người khác ảnh hưởng.

Cô đơn cũng xảy ra khi bạn đi với nhiều người nhưng không hòa nhập được với tập thể, không có tiếng nói chung. Do đó, nếu bạn thích đi phượt cùng với người khác, hãy tìm một người bạn quen biết và cảm thấy phù hợp với bạn.

Chuẩn bị thể lực

Mang theo trên vai hành lý nặng từ 15kg trở lên trên vai và đi lên xuống ở địa hình không bằng phẳng sẽ thách thức cơ thể bạn rất nhiều. Bạn sẽ cần sức mạnh kết hợp từ đầu đến chân với thể lực tim mạch vững chắc. Một kế hoạch tập luyện thể lực trước chuyến đi lý tưởng bao gồm:

  • Tập luyện tim mạch với các bài tập như: đi bộ đường dài, đi xe đạp, chạy máy tập thể dục elip,…
  • Tập luyện đi hiking với balo có trọng lượng (tăng trọng lượng và khoảng cách theo thời gian để rèn luyện sức chịu đựng)
  • Tập luyện để tăng sức đề kháng và tăng sự ổn định của cơ thể
  • Ngoài ra, trước khi bắt đầu một hành trình dài, hãy thực hành các chuyến đi ngắn ít nhất một vài ngày.

3. Kinh nghiệm xử lý khi ngồi sau xe máy đi phượt

Khoảng cách ngồi

Không nên ngồi quá xa “xế” vì như vậy xe rất dễ mất trọng tâm. Đặc biệt khi tăng ga, bạn rất dễ bị ngã ra đằng sau hay đổ dồn người về phía trước. Làm ôm, bạn cần bỏ qua sự e ngại  (vì rất nhiều xế và ôm chưa biết mặt nhau khi chuyến đi bắt đầu) và tạo ra một khoảng cách an toàn khi ngồi trên xe. Như vậy “xế” của bạn mới có thể dễ dàng chinh phục những con đường trên những chú “ngựa sắt”.

Cách nghiêng người

Những “ôm” đi lần đầu thường nghiêng người ngược lại so với chiều cua xe vì sợ cảm giác xe rơi. Tuy nhiên đó là quan điểm sai lầm và nguy hiểm. Theo kinh nghiệm của các xế, khi vào cua bạn nên nghiêng người cùng phía với góc cua, như vậy xe mới được cân bằng giúp cho các “xế” lái xe thỏa mái nhất.

Nhắc nhở xế

Vì xế thường phải tập trung vào đường đi, đặc biệt ở những con đường gồ ghề đôi khi các xế không thể quan sát biển báo. Để giúp chuyến đi an toàn các “ôm” cần mở rộng quan sát, thấy bất kể chướng ngại vật nào đi hay những biển báo lưu ý người tham gia giao thông, các “ôm” nên nhắc nhở các “xế chú ý. Đặc biệt, nếu các xế có dấu hiệu “phiêu” để tăng ga quá nhanh hoặc đi quá chậm các ôm đều có trách nhiệm nhắc nhở giảm hay tăng tốc phù hợp, tránh trường hợp để xe mất dấu đoàn phượt.

Để ý cách thức liên lạc

Vì các xế phải tập trung để lái xe, nhìn đường nên không thể để ý hay sử dụng điện thoại. Vì thế, các ôm cần để điện thoại ở những nơi dễ lấy nhất để có thể gọi hay nghe máy bất cứ khi nào cần liên lạc. Bên cạnh đó, các “ôm” có nhiệm vụ lấy số của các “ôm” khác trong đoàn để gọi điện khi cần thiết,

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này giúp bạn chuẩn bị tốt nhất những vật dụng cần thiết để  có chuyến đi thuận lợi, vui vẻ, an toàn. Nếu thấy bài viết hay, bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Đăng bởi: Đinh T. Thùy Linh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก