Kinh Nghiệm Phượt phượt

Kinh nghiệm phượt xuyên Việt kèm lịch trình và chi phí

Phượt xuyên Việt là hành trình thú vị với những bạn trẻ ưa khám phá với nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Với kinh nghiệm phượt xuyên Việt lần đầu kèm lịch trình 7N6Đ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi, nên đi đâu và hết bao nhiêu tiền. Nào cùng khám phá thôi Let’go!

Danh mục nội dung

Kinh nghiệm phượt xuyên Việt 2022

Chỉ cần bạn có bước chuẩn bị thật tốt, cộng với lòng đam mê du lịch, mong muốn được khám phá dải đất hình chữ S thân thương thì hãy cứ xách balo lên và đi. Và cũng đừng quên rủ bạn đồng hành để có thể tăng gấp đôi năng lượng và nhiệt huyết.

kinh nghiệm phượt xuyên việt kèm lịch trình và chi phí

👌🏿👌🏿👌🏿Mình chẳng giúp được gì cho bạn, không thể cho bạn thời gian, chi phí để đi lại. Nhưng mình tin thứ minh sắp chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ là món quà mà bạn- người đang nóng lòng muốn thử sức với hành trình phượt xuyên Việt cần đến. Đó chính là KINH NGHIỆM, kinh nghiệm mình đã tích lũy được trong suốt cả hành trình đi.

Chuyến đi đó mình chỉ đi trong vòng 7 ngày và chặng đường đi là từ Hà Nội- Sài Gòn. Sau chuyến đi, mình thấy bản thân có thể làm được nhiều điều quá sức tưởng tưởng. Và đôi khi, cái suy nghĩ “điên rồ” lại một lần nữa nảy ra trong đầu mình. Đó là phượt 3 nước Đông Dương. Đâu ai có thể ngăn ước mơ và sở thích của mình, đúng không nào. MÌNH THÍCH THÌ MÌNH ĐI THÔI.

Bạn đã sẵn sàng để nghe câu chuyện mình sắp kể chưa! Cũng không mấy hồi hộp và li kì như những bộ phim bạn từng coi đâu 😊😊😊

“Đã từ lâu mình rất muốn được đi phượt xuyên Việt 2022 để có thể có thêm cho mình những trải nghiệm mới trên từng vùng đất mới. Vào hè năm cuối, được sự đồng ý của ba mẹ, lại có thêm thằng bạn chí cốt đi cùng nên mình đã nhanh chóng đưa ra quyết định là ĐI. Vì mình biết nếu không phải lúc này, thì sẽ rất khó để có một chuyến đi khác.

👉🏿👉🏿👉🏿Chi phí cho chuyến đi phượt xuyên Việt

Việc đầu tiên mình nghĩ đến đó chính là chi phí đi lại. Bình thường đi du lịch ngắn ngày từ 2-3 ngày cũng mất cả mớ tiền. Giờ lại còn đi xuyên Việt, không biết sẽ phải tốn bao nhiêu đây.

kinh nghiệm phượt xuyên việt kèm lịch trình và chi phí

Mình lân la lên các diễn đàn, trang mạng xã hội để tham khảo các anh chị đã từng đi và nhận được câu trả lời rằng thực ra chi phí không quá nhiều cho chuyến đi. Nếu biết tiết kiệm thì bạn có thể chỉ mất khoảng tầm 5 triệu đổ lại mà thôi.

Cẩm nang du lịch xuyên Việt, bạn hãy xác định ngay từ đầu rằng đây là chuyến đi để khám phá, trải nghiệm bản lĩnh của chính mình, vì vậy hãy vận dụng những tài lẻ, sự khôn khéo của mình để có thể đương đầu với những khó khăn phía trước.

Dưới đây là kế hoạch bọn mình dự trù cho chuyến đi, và sau khi về, thì số tiền thực cũng không chênh lệch là bao nhiêu.

– Tiền xăng: (Tổng quãng đường / 100) x 2.5 x giá xăng = số tiền xăng. (2.5 là trung bình 100km bạn đi mất 2.5 lít cái này tùy xe) Từ Hà Nội- Sài Gòn khoảng cách là 2100km. Vậy nên theo công thức thì hết khoảng hơn 1 triệu tiền xăng.

– Ăn 3 bữa một ngày, trung bình là 30k/ bữa => 1 ngày hết khoảng 90 – 100k tiền ăn mỗi ngày. Đi trong vòng 7 ngày sẽ mất 600-700k. (Ngoài ra, khi đến mỗi vùng đất, bạn sẽ thường tiêu tốn kha khá tiền cho các món đặc sản nơi đó. Vậy nên hãy biết cách để hãm cái độ cuồng ăn của bạn lại nhé.

– Tiếp đến là chi phí ngủ nghỉ. Phần lớn thời gian trong ngày bạn đã di chuyển trên xa máy nên chỉ mất khoảng 150-200k/ đêm. 7 ngày thì ở khoảng 6 đêm => hết 1tr2. Ngoài ra, nếu bạn có nhiều bạn bè, người thân tại các điểm đến thì có thể xin ngủ nhờ để tiết kiệm thêm chi phí.

– Ngoài ra, tiền nước nôi các kiểu trong ngày cũng tầm 80k/ ngày. Vậy phượt xuyên Việt cần bao nhiêu tiền?

👍🏿👍🏿👍🏿TỔNG: 1000k + 700k + 1200k + 560k = 3600k

Tuy nhiên đây chỉ là chi phí phượt xuyên Việt dự tính. Còn trên đường đi, sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khác mà bạn không lường trước được. Vậy nên hãy mang tiền dư dả ra một chút. Nếu bạn có kinh tế ổn định thì cứ tính trung bình 1 ngày tiêu hết 1 triệu là thoải mái không phải lo.

Hơn nữa, đó chỉ là kinh phí đi một chiều. Phần đa các bạn đi phượt thường chọn đi xe khách hoặc tàu hỏa và gửi xe máy về. Như vậy bạn sẽ đỡ mệt và không tốn thêm khoảng thời gian lớn.

🚴🏿🚶🏿🏃🏿🚴🏿 Lịch trình phượt xuyên Việt

Vì đây là chuyến đi dài ngày, vậy nên bạn phải lên kế hoạch, lịch trình phượt xuyên Việt bằng xe máy cụ thể cho từng ngày. Làm như vậy bạn sẽ không rơi vào tình cảnh không biết đi đâu, làm gì tiếp theo. Đừng để phí phạm bất cứ giây phút nào vào việc đắn đo suy nghĩ hay tranh luận với bạn đồng hành nhé!

* Ngày 1: Hà Nội – Diễn Yên – Diễn Thanh – Cửa Lò – Vinh (350km)

Theo như mình thấy, thì đi rồi mới nhận ra chặng đường này không có gì đẹp cả. (Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân thôi nhé, còn phụ thuộc vào cảm nhận từng người). Mình khuyên các bạn nên chọn đi đường Hồ Chí Minh vì cung đường vừa vắng lại dễ đi, nhất là tránh được các đoạn QL1 đang sửa rất bụi bẩn tởm lợm 👅👅👅

Từ Hà Nội đi đường HCM đến TX. Thái Hòa thì rẽ trái đi xuôi đường nhập về QL1 ở Diễn Yên (Nghệ An). Đi thẳng QL1 từ Diễn Yên đến Diễn Châu (13km) rẽ trái vào bãi biển Diễn Thanh. Bãi biển này thì chả có gì đâu nhưng có 1 đường nhỏ (tên Quốc Phòng)  chạy thẳng từ Diễn Thanh đến TX. Cửa Lò luôn. Đường này hồi mình đi thì 1 nửa đang làm, có 1 ít đường đất sát bờ biển khá hay ho.

Tối đến bọn mình chọn ngủ ở TX. Cửa Lò. Nói chung cũng khá ok. Ở đây có nhiều nhà nghỉ khách sạn bình dân, có bãi tắm và tha hồ ăn hải sản. Nếu như bạn không mệt thì tối có thể chạy ra thành phố Vinh chơi. Nhưng theo mình thì nên dành thời gian để nghỉ ngơi, vì mai lại tiếp tục một hành trình dài.

kinh nghiệm phượt xuyên việt kèm lịch trình và chi phí

* Ngày 2: Vinh – Đồng Hới – Tỉnh Lộ 569 – Quảng Trị – Huế (400km)

Mình nóng lòng với chặng đường này vì rất thích Huế. Và đúng như vậy, ở Huế rất có nhiều địa điểm đáng tham quan. Hơn nữa món ăn tại đây cũng hết sức tuyệt vời. Để đi chặng này thì chủ yếu là QL1 thôi cho ngắn.

Kinh nghiệm phượt xuyên Việt 2022, các bạn đi từ Vinh đến TP. Đồng Hới (210km) rẽ hướng đi qua cầu Nhật Lệ vào đường Võ Nguyên Giáp. Cuối đường Võ Nguyên Giáp sẽ có 1 lối rẽ nhỏ bên trái để vào tỉnh lộ 569. Từ đầu tỉnh lộ 569 đi thẳng (kết hợp vòng vèo 1 chút khoảng 50km thì hết đường lại rẽ ra QL1). Đoạn rẽ ra nằm ở thôn Liên Tiến, Ngư Thủy Nam, Quảng Bình. Các bạn vào tỉnh lộ 569 thì cứ hỏi dân đường đất đi đến Lệ Thủy, Quảng Bình nhé. Nhớ nhấn mạnh là đường đất không là họ lại chỉ đường đi ra QL1A để đi tiếp đấy. Sau đó cứ xem trên google map tự tin mà đi thôi. Hơn nữa, bạn cũng có thể hỏi đường người dân địa phương mà :<

kinh nghiệm phượt xuyên việt kèm lịch trình và chi phí

*Ngày 3: Huế – Thuận An – Đèo Phước Tượng – Đèo Hải Vân – Đà Nẵng – Hội An (165km)

Mình thầy thì trong chuyến đi đây là chặngmình thích nhất. Cứ nghĩ đến cảm giác được đi đèo Hài Vân là cả hai đứa đều rất hào hứng. Mình chọn đi từ Huế – Đèo Phước Tượng – Đèo Hải Vân – Đà Nẵng.

Trong chặng này, bọn mình đi thẳng theo đường tỉnh lộ nhỏ qua các làng quê yên bình của Huế, qua cầu Tư Hiền bắc ngang cửa biển Tư Hiền rất đẹp và vắng vẻ. Sau đó xuôi đường ra chân đèo Phước Tượng (QL1A) và đi tiếp lên đèo Hải Vân vào Đà Nẵng như bình thường.

Vốn dĩ rất thích Hội An nên bọn mình chọn dừng chân tại đây. Không những thế, tại Hội An và Đà Nẵng cũng có rất nhiều chỗ để chơi. Nếu bạn có thời gian thì có thể ở đây tầm 1-2 ngày để khám phá hết.  Cù Lao Chàm, Bán Đảo Sơn Trà, Bà Nà Hill, Ngũ Hành Sơn ,v..v.. Nếu các bạn chưa đi thì có thể lên kế hoạch ở lại Đà Nẵng 1-2 ngày để trải nghiệm.

=> Bỏ túi ngay: Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng – Hội An – Lăng Cô 3 ngày thú vị

kinh nghiệm phượt xuyên việt kèm lịch trình và chi phí

* Ngày 4: Hội An – Tam Quan – Hòa Hội – Đầm Thị Nại – Quy Nhơn (305km)

Nói chung địa điểm đáng nhớ nhất của mình về chặng đường này đó chính là thành phố Quy Nhơn. Đây là 1 thành phố lớn cũng làm du lịch tương đối tốt, các bạn có thể ở lại 1 ngày thăm thú.

* Ngày 5: Quy Nhơn – Ghềnh Đá Đĩa – Tuy Hòa – Đại Lãnh – Nha Trang (233km)- Chặng này rất thú vị, thú vị nhất là đoạn đường biển & hải đăng Đại Lãnh, thú vị nhì là Ghềnh Đá Đĩa

– Các bạn đi từ Quy Nhơn theo QL1 đến Dốc Vườn Xoài thì rẽ trái để vào Gành Đá Đĩa (70km) Đường vào đây tương đối nhỏ nhưng các bạn cứ nhìn bản đồ hoặc biển chỉ dẫn hoặc hỏi dân là tìm thấy Gành Đá Đĩa. Cái này thì quá dẹp luôn không phải nghĩ.

– Gần khu vực này có nhà thờ Mằng Lăng khá nổi tiếng, các bạn search google hoặc hỏi người dân để đến chơi cho biết.

kinh nghiệm phượt xuyên việt kèm lịch trình và chi phí

=> Tham khảo ngay: Kinh nghiệm phượt Quy Nhơn kèm lịch trình 2N1Đ siêu vui cho nhóm bạn

* Ngày 6: Nha Trang – Cam Ranh – Vĩnh Hy – Phan Rang – Hòa Da – Bàu Trắng – Mũi Né – Phan Thiết (274km)

– Đây là chặng bản thân mình đánh giá là đẹp nhất trong tất cả những chặng đường ven biển Việt Nam mình đã đi qua. Vì thích biển nên cảm giác như lâng lâng, vui không tả nổi.

Đây chính là nơi tập trung nhiều bãi biển đẹp. Nha Trang – Vĩnh Hy – Phan Ri – Bàu Trắng – Mũi Né. Đoạn đường biển đẹp nhất Việt Nam. Nói chung là nếu đến đây, thì bạn sẽ chẳng muốn về luôn.

Đây cũng là chặng đường dành cho bạn nghỉ ngơi, thư giãn sau cả một hành trình dài từ Bắc vào. Hãy dành thời gian 1-2 ngày để thăm thú hết những nơi tuyệt đẹp như Nha Trang- Vĩnh Hy- Phan Rang…

kinh nghiệm phượt xuyên việt kèm lịch trình và chi phí

* Ngày 7: Phan Thiết – La Gi – Vũng Tàu – SG (kết thúc hành trình) (250km)

Kinh nghiệm phượt xuyên Việt lần đầu, Phan Thiết chính là thiên đường du lịch mới của Việt Nam, vậy nên đoạn đường biển Phan Thiết – La Gi siêu tuyệt vời. Nó quá đẹp, khiến bạn như tan biến hết mọi mệt mỏi trước đây luôn ý.

– Từ Phan Thiết các bạn tìm đường men theo biển đến Lagi trên đoạn này nên ghé thăm Mũi Kê Gà và hải đăng Kê Gà cảnh vật rất đẹp 😡

– Đến Lagi các bạn có thể chọn đi thẳng về SG hoặc vòng qua Vũng Tàu thăm thú 1 chút, thật ra cảm giác của mình về Vũng Tàu thì bình thường, hơn cơ mà ở đây có bánh xèo & bánh bông lan trứng muối rất ngon, tạt qua ăn thử tí cũng đc :))

– Từ Vũng Tàu về SG thì chẳng còn gì vui thú nữa rồi, nhắc các bạn tí là đi đường này chú ý tốc độ & đi đúng làn, công an làm chặt lắm :)) Nên search đường đi qua phà Cát Lái đề vào SG cho gần

– Đến đây thì tùy các bạn tiếp tục hành trình, có thể ở lại 1-2 ngày xem Sài Thành nó như nào (thật ra cũng vui nhưng kiểu du lịch thì chả có gì) có thể đi xuôi tiếp xuống miền Tây, Cà Mau cho nó kịch xà, có thể đi cắt chéo sang tận đảo Phú Quốc luôn cũng được, hoặc là vòng lại đi Đà Lạt, Tây Nguyên, đường HCM về Hà Nội. Các cung này mình đều đi rồi nên bạn nào muốn hỏi thêm thông tin tiếp theo như nào thì inbox nhé hoặc mình sẽ chia sẻ ở các bài viết sau nếu có thời gian.

Vậy là kết thúc hành trình 7 ngày xuyên Việt từ Bắc vào Nam.

kinh nghiệm phượt xuyên việt kèm lịch trình và chi phí

💰🔧💡 Những vật bất li thân khi đi xuyên Việt

– Xe máy: Đây là điều hiển nhiên. Xe máy ở đây không cần đẹp, xịn nhưng phải tốt, bền. hãy kiểm tra xe thật kĩ như thay dầu, nhớt, hộp số…trước khi bắt đầu hành trình. Tất nhiên bạn phải biết những thông tin cơ bản như: Kinh nghiệm phượt bằng xe máy.

– Đồ sửa xe: Tô vít, kìm, mỏ lết cỡ nhỏ, cờ lê 1 số cỡ ốc thông dụng, bộ vá xăm, xăm dự phòng, bơm, 1 cuộn dây thép nhỏ, 1 đoạn dây chun, 1 đoạn dây điện.

– Giáp bảo hộ: Hiện nay giáp bảo hộ đi xe máy bán rất nhiều trên các trang bán đồ cho dân “phượt” mà giá không cao. Chúng sẽ bảo vệ bạn tránh được những trầy xước xảy ra trong quá trình phượt.

– Mũ bảo hiểm: Lưu ý đi phượt xuyên Việt, bạn cần mang 1 chiếc mũ bảo hiểm loại tốt, tốt thiểu nhất là nên dùng loại trùm tai còn dùng loại có cằm bảo vệ phía trước là đảm bảo nhất.

– Điện thoại có 3G & Map hoặc máy định vị GPS.

kinh nghiệm phượt xuyên việt kèm lịch trình và chi phí

– Máy ảnh: cái này nhắc cho đầy đủ chứ chắc giờ chẳng ai đi du lịch mà không mang máy ảnh cả :))

– Quần áo: Mang vừa đủ cho hành trình của bạn, chỉ cần 1 bộ quần áo dài tay để đi đường và 3-5 bộ quần áo cộc mặc lót ở trong, mặc luân phiên và giặt trên đường đi.

– Áo mưa, áo chống nước: Nếu có điều kiện các bạn nên mua loại quần áo chống nước được làm bằng vải 1 chiều vẫn thoát hơi từ trong ra nhưng lại cản mưa ngấm vào trong.

– Giày: Nên đi 1 đôi giày vừa cứng cáp vừa êm ái. Vừa bảo vệ chân khi đi đường vừa không làm đau chân khi đi bộ, nên nhét trong balo 1 đôi dép xỏ ngón để dùng khi đi biển :v

– Khăn bịt mặt: Kính mắt, đồ ăn khô, nước uống.

– Cuối cùng là tiền, cái này quan trọng nhé. Bạn luôn phải có một khoản tiền dự phòng cho các sự cố phát sinh trên đường đi, đừng chỉ ước chừng chi phí nhé, vì trên đường nếu xảy ra sự cố bạn sẽ rất bị động. Nhưng bạn chỉ nên mang theo tiền mặt ở mức vừa phải, có 1 thẻ ATM có sẵn tiền là ok nhất, hầu hết các địa phương, kể cả các tỉnh bây giờ đều rất sẵn máy ATM nhiều ngân hàng sẽ khiến bạn chủ động hơn rất nhiều. Vừa không lo bị mất tiền, vừa luôn yên tâm khi có các sự cố.

Hãy cùng tham khảo thêm nhé: Nên đi phượt ở đâu gần Sài Gòn? & Kinh nghiệm phượt Hạ Long

Trên đây là tất tần tật kinh nghiệm phượt xuyên Việt kèm lịch trình và chi phí… mà mình đúc rút ra được trong suốt hành trình. Và sau đó, thì thu về được vô vàn kỉ niệm đáng nhớ. Nói chung là tuổi trẻ phải đi một lần trong đời thì mới có cái sau này nhớ về, đúng không nào. Việt Nam đẹp lắm, phải đi để mà tận mắt chứng kiến chứ!

Đăng bởi: Vũ Hải Hậu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก