Phong Thuỷ

Phong thủy trong thiết kế phòng quản lý, điều hành công trình công cộng

Phòng quản lý, điều hành công trình công cộng hợp phong thuỷ sẽ giúp người lãnh đạo thêm đảm lược, thông tuệ và đưa ra những sách lược, chiến lược đúng đắn mang lại sự hưng thịnh cho cơ quan, đơn vị. Chính vì thế, khi thiết kế cần tuân thủ vận dụng kết hợp những nguyên tắc cơ bản sau:

, phong thủy, phong thủy trong thiết kế phòng quản lý, điều hành công trình công cộng
Phòng quản lý, điều hành nên thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật có
chiều mặt tiền lớn hơn chiều sâu lòng nhà. (Ảnh minh họa)

Các đơn vị, doanh nghiệp hoặc khu chung cư gồm nhiều tòa nhà khác nhau nên áp dụng nguyên lý “phong thủy quân chủ”, nghĩa là xác định vị trí xây dựng hoặc bố trí phòng quản lý, điều hành theo các hướng Bắc – Nam hoặc Đông – Tây.

Phòng quản lý, điều hành theo hướng Bắc – Nam, tức sơn chủ tại hướng Bắc còn mặt tiền hướng về Nam, cổng chính hoặc cửa mở tại cung Đinh và không được mở cửa phụ, cổng, đường đi tại hướng Tây Bắc hoặc cung Thìn.

Phòng quản lý, điều hành theo hướng Nam – Bắc, cổng chính hoặc cửa mở tại cung Sửu và không được mở cửa phụ và đường đi tại hướng Đông Nam hoặc cung Hợi.

Phòng quản lý, điều hành theo hướng Đông – Tây thì cửa chính mở tại cung Tân và không được mở cửa phụ, hay đường đi tại cung Thân.

Phòng quản lý, điều hành theo hướng Tây – Đông nên cửa chính mở tại cung Ất và không được mở cửa phụ, hoặc đường đi tại cung Tỵ.

Riêng phòng quản lý, điều hành theo hướng Đông – Tây hoặc Tây – Đông, nếu có thể nên đặt bể non bộ (hoặc bể cá) thường xuyên có nước ngay trước nhà hoặc sử dụng bình phong, rèm màu xanh nước biển. Đồng thời, màu sơn toàn bộ mặt tiền ngôi nhà cũng màu xanh nước biển (màu dưa hấu).

Mặt khác, trong tương quan với toàn khu vực, khi bố trí hệ thống đường giao thông từ các phòng ban hoặc tòa nhà chung cư khác hướng đến phòng quản lý, điều hành cũng bắt buộc phải tuân thủ các cấm kỵ với từng hướng nhà nói trên.

Trường hợp là tòa nhà riêng biệt hay một khu chung cư có nhiều chủ đầu tư với từng tòa nhà khác nhau, sẽ áp dụng nguyên lý “phong thủy dân chủ”, điều này có nghĩa là xác định vị trí xây dựng hoặc bố trí phòng quản lý, điều hành theo hướng của từng tòa nhà cụ thể hoặc theo tuổi của chủ đầu tư.

Trong trường hợp này, phòng quản lý, điều hành thường kết hợp với chức năng bảo vệ, kiểm soát ngay cửa chính tòa nhà. Khoa học phong thủy cho rằng, đây chính là vấn đề phức tạp và thường vi phạm nghiêm trọng nhất các nguyên tắc phong thủy.

Khi đó, vị trí phòng quản lý, điều hành phạm hoàng tuyền, ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát,… đối với tuổi chủ đầu tư (thủ trưởng cơ quan) và với hướng tòa nhà thường xảy ra trong trường hợp này.

Việc thiết kế phong thủy cho phòng quản lý, điều hành từng tòa chung cư hay từng tòa nhà cụ thể trong khu liên cơ quan là hết sức phức tạp, phải thật chi tiết và kết hợp hài hòa giữa hướng tòa nhà đó với tuổi chủ đầu tư (tuổi thủ trưởng đơn vị).

Phòng quản lý, điều hành nên thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật có chiều mặt tiền lớn hơn chiều sâu lòng nhà, tránh xây dựng kiểu “nhà ống” và chiều sâu lòng nhà không được nhỏ hơn 3,5m.

Bên cạnh đó, phòng quản lý, điều hành nên kết hợp thiết kế nơi thờ thổ công, thần tài cho toàn khu hoặc thờ phụng theo tuổi của chủ đầu tư. Cách làm này hợp với nguyên lý phong thủy, cũng như có thể góp phần hạn chế được tình trạng mỗi phòng ban trong một cơ quan đều thiết kế nơi thờ phụng riêng.

Như vậy, phòng quản lý, điều hành được thiết kế đúng nguyên lý phong thủy sẽ cùng lúc thực hiện hai chức năng tâm linh và xã hội tạo sự uy nghiêm, ngăn nắp cho các công trình công cộng… Hơn nữa, đây là loại công trình kiến trúc mang tính đặc thù cao nên cần phải hết sức coi trọng.

Cuối cùng, nên lưu ý rằng, khi đã thực hiện phong thủy thì không có nghĩa là ngồi không cũng sẽ nhận được những thành quả tốt đẹp. Kinh nghiệm cho thấy, phong thuỷ chỉ giúp nâng cao trí lực, mang lại những điều tốt lành, những thời cơ tốt để con người nắm bắt và thực hiện.

Đăng bởi: Huế Phạm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก