Đà Lạt Lâm Đồng

Review Ga Đà Lạt: Địa chỉ, Giá vé và Lịch sử Ga cổ Đà Lạt

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Giới thiệu Ga Đà Lạt

Ga Đà Lạt ở đâu?

Tưởng chừng như nằm cách xa thành phố, nhưng trên thực tế, Ga Đà Lạt chỉ cách trung tâm thành phố ngàn hoa khoảng 2,5km. Vì thế, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Ga Đà Lạt nằm cách trung tâm thành phố 2,5km (Nguồn: Internet)

Ga Đà Lạt tên gì?

Ga Đà Lạt được khởi công xây dựng bởi người Pháp vào năm 1932. Theo những lời chia sẻ của người dân địa phương, cái tên đầu tiên của nơi này là “Ga xe lửa Đà Lạt”. Cho đến thời điểm hiện tại, cái tên ấy vẫn được giữ nguyên vẹn như vậy, không có bất kỳ sự thay đổi nào.

Địa chỉ Ga Đà Lạt

Để có thể đến và check in ga Đà Lạt, du khách cần nắm địa chỉ cụ thể của nơi này. Địa chỉ tọa lạc tại số 1, đường Quang Trung, thuộc quận 10, thành phố Đà Lạt. Tùy vào tuyến đường cũng như phương tiện mà bạn lựa chọn để di chuyển, thời gian đi đến ga có thể mất từ 8 – 10 phút.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Hình ảnh toàn cảnh Ga Đà Lạt nằm tại số 1 đường Quang Trung, quận 10, thành phố Đà Lạt (Nguồn: Internet)

Số điện thoại ga xe lửa Đà Lạt

Để tiện cho việccheck in tại ga Đà Lạt, du khách cũng nên biết thông tin về số điện thoại của nhà ga. Hoặc nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ từ ga Đà Lạt đi trại mát, bạn cũng có thể liên hệ để được tư vấn các thông tin cụ thể.

Số điện thoại của nhà ga là 02633834409.

Giờ mở cửa ga Đà Lạt

Giá vé ga Đà Lạt

Để vào tham quan ga Đà Lạt, du khách cần phải mua vé vào cổng. Giá vé chỉ từ 5000 VNĐ/1 người. Có thể nhận thấy, giá vé Ga Đà Lạt được xem là rẻ nhất so với các địa điểm check in khác tại Đà Lạt.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Giá vé tham quan ga Đà Lạt khá rẻ, chỉ khoảng 5000 VNĐ (Nguồn: Internet)

Đường đi đến Ga Đà Lạt

Như đã đề cập, ga Đà Lạt chỉ nằm cách trung tâm thành phố 2,5km. Vì vậy, quãng đường di chuyển đến đây rất dễ đi. Cung đường này cũng ít xảy ra tình trạng kẹt xe, cho nên, du khách có thể hoàn toàn yên tâm. Du khách có thể tham khảo tuyến đường đi như bên dưới để tiện cho việc di chuyển:

  • Bắt đầu từ chợ Đà Lạt, sau đó di chuyển qua cầu Ông Đạo.
  • Tiếp đến, đi vào đường Trần Quốc Toản và di chuyển theo hướng ra Quảng Trường Lâm Viên.
  • Khi đến đường Yersin, tiếp tục di chuyển vào con đường Nguyễn Trãi. Sau cùng, du khách đi đến đường Quang Trung. Rẽ vào đường này là du khách đã có thể nhìn thấy được Ga Đà Lạt.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Google maps hướng dẫn tuyến đường di chuyển đến Ga Đà Lạt rất dễ đi.

Lịch sử ga Đà Lạt

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Ga Đà Lạt được thi công xây dựng vào năm 1932 (Nguồn: Internet)

Kiến trúc ga Đà Lạt

Lấy cảm hứng từ ngọn núi Langbiang – một địa điểm check in tại Đà Lạt vô cùng nổi tiếng, hình dáng bên ngoài của ga Đà Lạt được thiết kế và xây dựng giống y hệt như vậy. Tổng chiều dài là 66,5 mét, chiều cao là 11 mét và chiều ngang là 11,4 mét.

Kiểu kiến trúc tổng thể bao trùm mang đậm phong cách của thuộc địa Pháp. Chiều dài của cả tuyến ga à 84km. Vì đường ray di chuyển qua nhiều địa điểm hiểm trở và phải đi xuyên tận 5 hầm nên phải sử dụng đầu máy kéo răng cưa và đường ray rơi vào khoảng 16km.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Lối thiết kế được lấy cảm hứng từ ngọn núi Langbiang nổi tiếng (Nguồn: Internet)

Lịch sử các giai đoạn thi công toàn tuyến ga Đà Lạt

Tuyến ga trải qua 6 giai đoạn thi công, cụ thể như sau:

  • Đoạn đường đầu tiên là từ Tháp Chàm (thuộc tỉnh Ninh Thuận ngày nay) cho đến Tân Kỳ. Tổng chiều dài 41km, được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1913.
  • Giai đoạn 2 là quá trình xây dựng tuyến đường từ Tân Mỹ đến sông Pha vào năm 1919.
  • Tiếp theo đó là đoạn đường từ sông Pha đi đến Eo Gió được hoàn thành vào năm 1928.
  • Giai đoạn 4 vào năm 1929 là tuyến đường đi từ Eo Gió đến Đơn Dương.
  • Giai đoạn 5 là xây dựng tuyến đường từ Đơn Dương đi đến Trạm Hành vào năm 1930.
  • Cuối cùng là vào năm 1933, tuyến đường từ Trạm Hành đi đến Đà Lạt được hoàn thành.

Ga Đà Lạt còn chạy không?

“Ga Đà Lạt còn chạy không?” là câu hỏi được rất nhiều du khách thắc mắc. Tính đến thời điểm hiện tại, ga vẫn còn hoạt động để phục vụ các nhu cầu di chuyển của du khách.

Tuy nhiên, ga Đà Lạt không đi đến bất kỳ nhà ga nào tại Việt Nam. Phạm vi hoạt động của ga chỉ nằm trong khoảng 7km. Cụ thể, ga Đà Lạt chỉ di chuyển đến Trại Mát – địa điểm tham quan nổi tiếng tại Đà Lạt. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn Đà Lạt ở đâu đẹp thì có thể tham khảo nơi này và lựa chọn di chuyển bằng tàu tại ga Đà Lạt.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Ga Đà Lạt vẫn còn hoạt động trong phạm vi 7km (Nguồn: Internet)

Giờ khởi hành từ Ga Đà Lạt đi Trại Mát

Hiện nay, mỗi ngày có 5 chuyến tàu từ ga Đà Lạt khởi hành đi đến Trại Mát. Thời gian di chuyển sẽ kéo dài tối đa là 2 tiếng. Để tiện cho việc di chuyển, du khách cần nắm thật kỹ các khung giờ như sau:

Các chuyến Ga Đà Lạt đi Trại Mát trong ngày Thời gian
Chuyến 1 7:15 – 9:15
Chuyến 2 9:02 – 11:20
Chuyến 3 11:55 – 13:25
Chuyến 4 14:00 – 15:30
Chuyến 5 16:05 – 17:35

Giá vé Ga Đà Lạt đi Trại Mát

Giá vé từ ga Đà Lạt đi Trại Mát sẽ khác nhau ở từng đối tượng, cụ thể:

  • Đối với du khách là người Việt Nam: 130.000 – 150.000 VNĐ cho 1 lượt di chuyển (vé khứ hồi) và 100.000 VNĐ (vé 1 chiều).
  • Đối với du khách là người nước ngoài: 170.000 VNĐ cho 1 lượt di chuyển (vé khứ hồi) và 150.000 VNĐ (vé 1 chiều).

Để thuận tiện cho việc mua vé, du khách cần đem theo đầy đủ các giấy tờ tùy thân như Passport, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, bằng lái xe,…

Những góc check in ga Đà Lạt, chụp ảnh sống ảo cực đẹp.

Ga Đà Lạt được biết đến là một trong những địa điểm check in đáng để tham quan khi ghé thăm Đà Lạt. Không chỉ nổi tiếng bởi lối kiến trúc độc đáo và đặc sắc, tại nơi này còn có nhiều góc chụp ảnh sống ảo cực đẹp.

Vì vậy, hằng nằm, ga Đà Lạt đón một lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm. Đặc biệt hơn, nhiều ngôi sao có tên tuổi trong showbiz như Soobin Hoàng Sơn cũng đã lựa chọn nơi này để quay MV ca nhạc.

Du khách có thể tham khảo một số góc chụp ảnh đẹp như sau:

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Ga Đà Lạt có nhiều góc chụp ảnh check in cực ấn tượng (Nguồn: Internet)

1. Khuôn viên rộng trước nhà ga:

Khoảng sân rộng trước nhà ga là một trong những góc check in được ưa chuộng bởi nhiều du khách. Tại đây,bạn có thể chỉnh góc để lấy được background toàn cảnh nhà ga, đặc biệt là phần mái hình chóp được thiết kế cách điệu tuyệt đẹp. Đây cũng được xem là “cột mốc đánh dấu” bạn đã ghé thăm ga Đà Lạt.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Check in chụp ảnh cực ấn tượng tại khuôn viên rộng trước nhà Ga Đà Lạt.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Check in hội nhóm bạn tại Ga Đà Lạt.

2. Phòng chờ mua vé:

Góc chụp này ít được biết đến, nhưng khi lên hình thì cực kỳ ấn tượng và độc đáo. Với những ô cabin được lắp kính tạo nên hiệu ứng ánh sáng tuyệt đẹp, bạn có thể dễ dàng chụp những bức ảnh “nghệ thuật” với góc nhỏ tại phòng chờ mua vé.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Check in chụp ảnh nghệ thuật cổ điển khi check in tại phòng mua vé Ga Đà Lạt.

3. Nơi trưng bày các toa tàu bằng gỗ:

Một trong những điểm thu hút của ga Đà Lạt là nơi trưng bày các toa tàu bằng gỗ. Dù các toa tàu này đã không còn hoạt động nhưng vẻ đẹp cổ kính thì vẫn còn được giữ nguyên từ xưa đến nay. Bạn có thể chọn concept vintage để phù hợp với quang cảnh xung quanh nơi này.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Check in với nơi trưng bày các toa tàu bằng gỗ tại Ga Đà Lạt (Nguồn: Internet)

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Hội nhóm bạn check in “lầy lội” bên các toa tàu gỗ Ga Đà Lạt.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Hình ảnh cặp đôi check in ngọt ngào ở đuôi tàu xe lửa Đà Lạt.

4. Nội thất bên trong toa tàu:

Thỉnh thoảng, nhà ga sẽ cho du khách vào tham quan và check in với nội thất bên trong toa tàu. Thiết kế phần nội thất bên trong rất khéo léo và tỉ mỉ. Hầu như toàn bộ nội thất đều giữ nguyên được nét xưa cũ mặc dù đã trải qua một số lần chỉnh sửa. Bạn có thể chụp những bức ảnh tâm trạng “so deep” tại góc sống ảo này.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Chụp check in sống ảo trong Ga Đà Lạt lãng mạn

5. Đầu tàu hơi nước:

Đây cũng là một góc sống ảo được ưa chuộng bởi giới trẻ. Hình dáng của đầu tàu hơi nước vẫn được giữ nguyên vẹn như vậy qua nhiều năm nay. Bạn có thể tạo các dáng thật “cool ngầu” với đầu tàu hơi nước để có một bức ảnh sống ảo cực kỳ ấn tượng nhé.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt
khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Check in tại đầu tàu xe lửa ga Đà Lạt.

6. Đường ray

Vị trí cuối cùng được nhiều bạn trẻ chọn lựa check in tại Gà Đà Lạt là đường rày xe lửa. Tại đường rày xe lửa có không gian rộng hơn với quang cảnh thoáng đãng mang lại tấm ảnh sống ảnh cực chill cho bạn trẻ.

khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt
khám phá, review ga đà lạt: địa chỉ, giá vé và lịch sử ga cổ đà lạt

Đăng bởi: Hoàng Tuyến

YOLO! Khám phá các huyện ở Lâm Đồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก