đơn Dương Lâm Đồng

Tìm hiểu về nghề làm nhẫn ở Đơn Dương

Làng nghề ở Đà Lạt là một trong những nét hấp dẫn khiến du khách đến tham quan du lịch tò mò muốn tìm hiểu. Và nghề làm nhẫn ở Đơn Dương là một trong những nghề truyền thống lâu đời được gìn giữ cho tới tận ngày nay. Sau đây happydaytravel.com sẽ giới thiệu bạn làng nghề này nhé.

1. Truyền thuyết của người đồng bào Churu

Tỉnh Lâm Đồng có 3 dân tộc thiểu số lớn đã tồn tại từ lâu, đó là K’ho, Mạ và Chu ru. Trong đó người Chu ru có số dân ít nhất khoảng gần 20.000 người (chiếm tỷ lệ 1,61% dân số toàn tỉnh). Vậy nhưng đồng bào dân tộc này lại lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán vô cùng đặc sắc. Người Churu sống tập trung ở vùng núi, bao quanh là khu rừng cây xanh rì, cuộc sống bình dị, đơn sơ.

làm nhẫn bạc đà lạt, nghề nhẫn bạc đơn dương, rèn nhẫn ở đơn dương, tìm hiểu về nghề làm nhẫn ở đơn dương

Nghề làm nhẫn ở Đơn Dương

Truyền thuyết ngày xưa kể lại rằng tộc người Churu là một nhóm tách từ người Chăm sinh sống ở vùng ven biển miền Trung. Vua Chăm bắt cung tiến nhiều của ngon quý hiếm mà quan lại tới tay lại đem giấu không trình vua. Bởi cuộc sống bị đè nén quá khổ sở nên người dân đã chạy lên sống với tộc người thiểu số khác hình thành cộng đồng người Churu như hiện nay.

Cho tới bây giờ cuộc sống của người đồng bào được cải thiện hơn xưa và phát triển nhiều nghề truyền thống. Kể đến đó là nghề làm gốm, làm nhẫn bạc, nghề dệt thổ cẩm. Sống trong các ngôi nhà mái lợp giản dị, sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp đó là trồng lúa, hoa màu, cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề đánh cá ven đập thủy lợi Đa Nhim, con suối, con sông…Người Churu có đời sống tín ngưỡng phong phú, họ đa thần và có nhiều lễ hội trong năm.

Sinh hoạt văn hóa đa dạng, họ còn giữ lại nhiều vật dụng lao động đặc sắc như cồng chiêng, kè, trống, đồng la, R’tông, Kwao, Tenia…Đồng bào người Churu sống ở huyện Đơn Dương có hoạt động các nghề truyền thống lâu năm. Đó là nghề làm nhẫn ở Đơn Dương, quá trình làm nhẫn hết sức kỳ công, vất vả, sản phẩm làm ra không những có giá trị mà còn được các nghệ nhân thổi hồn vào, thủ công hoàn toàn nên mỗi chiếc đều có nét đặc sắc riêng.

Người Churu nổi tiếng khép tay, chính những nghề thủ công truyền thống truyền từ đời này sang đời khác đã mang lại thu nhập ổn định cho họ. Các làng Bkăn, Krang gõ, Krang chớ làm nhẫn bạc.

2. Làng nghề làm nhẫn bạc ở vùng núi cao nguyên

Xuất phát từ trung tâm thành phố Đà Lạt di chuyển theo đường quốc lộ 20, bạn sẽ đến được một ngôi làng bình yên mang tên Ma Đanh thuộc xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Nơi đây là quê hương tạo ra những chiếc nhẫn bạc tinh xảo đẹp mắt của người Churu.

Huyện Đơn Dương còn lưu giữ nghề làm kim hoàn bằng bạc, chế tác ra nhiều sản phẩm độc đáo hoàn toàn thủ công. Vào làng, bạn sẽ được người bản địa kể cho nghe câu chuyện truyền thuyết kể về sự tích ra đời của chiếc nhẫn srí, sra. Để làm ra được một cặp nhẫn, người nghệ nhân phải làm nhiều công đoạn cầu kỳ, không phải ai cũng có thể làm được.

làm nhẫn bạc đà lạt, nghề nhẫn bạc đơn dương, rèn nhẫn ở đơn dương, tìm hiểu về nghề làm nhẫn ở đơn dương

Nhẫn bạc làm thủ công

Nghề làm nhẫn ở Đơn Dương chỉ được truyền dạy cho người dân trong buôn làng. Nhẫn làm ra được sử dụng cho đối tượng khác nhau, đó là chiếc nhẫn mang tên “Srí K’may” dành cho nữ giới, “Srí L’cay” dành cho nam giới. Chiếc nhẫn mang nhiều ý nghĩa,đó là một món quà may mắn mà nam nữ trao tặng cho nhau như lời hẹn ước chung đôi. Trong các lễ cưới thì cặp nhẫn bạc này là tín vật không thể thiếu được.

3. Các công đoạn làm nhẫn

Phải có tay nghề cao và hết sức kiên nhẫn để làm ra chiếc nhẫn đẹp, ấy vậy nên hiện nay số người theo nghề lại không còn quá nhiều. Du khách đến tham quan làng Ma Đanh sẽ được chứng kiến tận mắt quá trình làm nhẫn và được nghe kể chi tiết để hiểu hơn về công việc này.

Mỗi chiếc nhẫn đều chứa đựng bao tâm huyết của người nghệ nhân. Nguyên liệu làm nhẫn được chọn sáp ong tốt nhất, đất sét và nguyên liệu khác đi cùng. Sáp ong lấy trong rừng, đất sét cũng chọn nơi bí mật trong rừng cho chất lượng tốt, củi đốt là từ cây kasiu rừng đốt không lo bị hỏng chất liệu nhẫn bạc.

làm nhẫn bạc đà lạt, nghề nhẫn bạc đơn dương, rèn nhẫn ở đơn dương, tìm hiểu về nghề làm nhẫn ở đơn dương

Làm nhẫn thủ công

Nghệ nhân sẽ nấu chảy sáp ong để tạo khuôn đúc sau đó cho vào dùi gỗ, để nguội hẳn rồi đổ ra ống sáp hình tròn. Đo kích thước ngón tay của người được làm nhẫn để cắt thành các khoen tròn lớn nhỏ tạo khuôn chuẩn xác, rồi tạo hoa văn trên nhẫn theo nhu cầu của người đặt. Mỗi một khuôn đúc được 2 chiếc nhẫn vì thường kích cỡ tay người khác nhau gồm chiếc nhẫn cho cô gái và chàng trai.

Tạo hình nhẫn thì mang nhẫn sáp nhúng đều vào dung dịch phân trâu hoà lẫn với đất và đem đưa đi phơi nắng. Khuôn sáp sẽ đốt trên than lửa nóng bừng bừng để chảy tan ra, dung dịch phân trâu hình thành khuôn âm bản, mang bạc được nấu chảy đổ vào khuôn. Khi nguội thì thành đôi nhẫn bạc màu đen xin xỉn. Sau đó họ sẽ đem nhẫn nhúng vào nồi nước bồ kết đun sôi thì tự nhiên sẽ sáng dần lên.

Theo chia sẻ của người làm nghề làm nhẫn ở Đơn Dương thì công đoạn khó nhất là đổ khuôn chính xác không bị cong vênh, không to hay nhỏ quá so với ngón tay. Rồi khắc hoa văn phải đẹp, nắn nót từng li từng tí. Thông thường thì nhẫn đánh bóng cẩn thận, đính hạt Kơnia vào mặt trên nhẫn dành cho đàn ông. Nhẫn dành cho phụ nữ chỉ có hoa văn và đánh bóng bề mặt.

Du khách tới tham quan sẽ mục sở thị tận mắt và thấy được sự vất vả của người làm nhẫn nhưng lúc nào gương mặt họ cũng sáng bừng vui vẻ, nhất là khi làm xong sản phẩm thành công. Nếu yêu thích nhẫn bạc thủ công thì bạn có thể mua về làm quà tặng người thương, làm kỷ niệm.

Làng nghề là một nét đặc sắc trong văn hóa lao động của người đồng bào Tây Nguyên. Nếu có dịp ghé Đà Lạt thì bạn đừng bỏ qua tour đi tham quan nghề làm nhẫn ở Đơn Dương. Công ty Happy Day Travel sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình cho chuyến đi vui vẻ. Nhớ chia sẻ trải nghiệm của mình trong chuyến du lịch lên Happy Day Đà Lạt.

Đăng bởi: Biên Thuỳ Trịnh

YOLO! Khám phá các huyện ở Lâm Đồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก