Top 10+ Trò chơi chuyển tiếp giữa các hoạt động dành cho trẻ mầm non thú vị nhất

  1. Trò chơi cuốn chiếu
  2. Trò chơi Nói và làm
  3. Trò chơi Cao cẳng cùng cò
  4. Trò chơi gà đẻ trứng
  5. Trò chơi Bắt vịt trên cạn
  6. Trò chơi Thi Xem Ai Nói Đúng
  7. Trò chơi Thi Xem Ai Nói Nhanh
  8. Trò chơi 5 chú vịt con
  9. Trò chơi nhà em
  10. Trò chơi Nấu ăn
  11. Trò chơi Chú thỏ con
  12. Trò chơi Cái ca
  13. Trò chơi Chị gà mái

Như chúng ta đã biết vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống con người ngay từ thưở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Nội dung và hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau nhưng nó cùng chung một mục đích là thỏa mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống. Đối với trẻ Mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ khám phá về MTXQ, qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực phán đoán, trí tưởng tượng…Trẻ Mẫu giáo có thể tham gia nhiều loại trò chơi như trò chơi học tập, trò chơi đóng vai ở các góc hoạt động, trò chơi có luật, trò chơi dân gian… Mỗi loại đều có tác dụng phát triển một mặt nhất định của trẻ. Và bài viết dưới đây của ALONGWALKER sẽ giới thiệu đến bạn danh sách các trò chơi chuyển tiếp giữa các hoạt động dành cho trẻ mầm non hay nhất.

Trò chơi cuốn chiếu

Trò chơi cuốn chiếu

1. CHUẨN BỊ: Sân bải rộng rãi, bằng phẳng.

2. CÁCH CHƠI

- Cho trẻ đứng thành từng đôi rãi rác trong sân chơi. Cứ 2 trẻ đứng đối diện nhau nắm tay nhau thành từng cặp. - Trẻ đong đưa 2 tay vừa đọc:

“Giặt chiếu phơi khô Trời mưa cuốn lâi”

- Khi đọc đến câu 2, hai trẻ hai trẻ vừa đọc vừa lộn ngược người và tay. Đọc tiếp câu:

“Trời gầm nhả ra”.

- Hai trẻ lộn về tư thế ban đầu.

* Yêu cầu:

  • Lúc đầu cô có thể làm mẫu cho trẻ xem.
  • Khi trẻ chơi được vài lần cô cho trẻ dừng lại đổi cặp với nhau sau đó tiếp tục chơi.
  • Cô cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.

Trò chơi Nói và làm

Trò chơi Nói và làm

Cách chơi: Trẻ xếp thành vòng tròn

  • Quản trò hô: "Các bạn hãy cười thật to"
  • Người chơi phải làm ngược lại là: "Khóc thật nhỏ"
  • Quản trò hô: "Các bạn hãy nhảy lên"
  • Người chơi phải làm ngược lại: "Ngồi xuống đất"

Trò chơi Cao cẳng cùng cò

Trò chơi Cao cẳng cùng cò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách chơi:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)


Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

Trò chơi gà đẻ trứng

Trò chơi gà đẻ trứng

Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội gồm 10 bé. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát, lần lượt từng bé sẽ đặt trứng (banh) vào giữa 2 đùi, đi lên phía trên ổ gà, sau đó quay người khom lưng, tách chân cho trứng (banh) rơi vào ổ.


Luật chơi: Trẻ không được làm rơi trứng ra khỏi ổ. Nếu hết thời gian qui định, ổ trứng của đội nào có nhiều trứng hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.

Trò chơi Bắt vịt trên cạn

Trò chơi Bắt vịt trên cạn

Cách chơi: Tất cả lớp đứng nắm tay nhau thành vòng tròn rộng làm chuồng vịt. Cô mời 2 trẻ lên làm người bắt vịt, 2 trẻ làm vịt. Người bắt vịt phải bịt mắt, trẻ làm vịt phải kêu: cạp cạp hoặc vít vít. Người bắt vịt nghe tiếng kêu ở đâu thì đến đó để bắt vịt. Vịt bị bắt sẽ phải thay làm người đi bắt vịt.


Luật chơi: Trẻ làm vịt và người bắt vịt phải ở trong vòng tròn.

Cô cho trẻ chơi 10- 12 phút. Nếu người bắt vịt không bắt được vịt cô tay trẻ khác làm người bắt vịt.

Trò chơi Thi Xem Ai Nói Đúng

Trò chơi Thi Xem Ai Nói Đúng

Mục đích
- Củng cố vốn từ của trẻ
- Rèn luyện trí nhớ, khả năng nhanh nhạy của trẻ.

Chuẩn bị
Một quả bóng to.

Cách chơi
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng ở giữa cầm một quả bóng. Cô vừa tung bóng cho từng trẻ vừa nói tên một thứ hoa, quả hoặc con vật, đồ vật nào đó. Các cháu phải nói được từ khái quát hoặc từ cụ thể của loại quả đó.
Ví dụ:
- Cô tung bóng cho cháu A và nói: + "Cà rốt", Cháu A trả lời: "Củ cà rốt".
+ "Thược dược", trẻ trả lời: "Hoa thược dược".
+ "Gà", trẻ trả lời: "Gia cầm".
+ "Sư tử", trẻ trả lời: "Thú rừng"...
- Sau đó cô có thể yêu cầu ngược lại. Cô nói hoa, quả, trẻ phải kể được tên một số loại hoa hoặc quả.

Trò chơi Thi Xem Ai Nói Nhanh

Trò chơi Thi Xem Ai Nói Nhanh

Mục đích: Trẻ trả lời nhanh các từ theo hiệu lệnh.

Cách chơi

  • Chơi tập thể cả lớp hoặc theo nhóm 5-7 trẻ.
  • Trẻ ngồi thành hình vòng cung. Cô chỉ vào bộ phận của cơ thể, trẻ nói nhanh tên của các bộ phận đó.
  • Khi trẻ đã chơi quen, cô cho trẻ thi xem ai nói đúng và nhanh nhất.

Trò chơi 5 chú vịt con

Trò chơi 5 chú vịt con

Mục đích: Ôn luyện kĩ năng đếm của trẻ

Chuẩn bị: Mũ vịt bằng giấy hoặc 5 con vịt đồ chơi

Cách chơi: Cho trẻ hát bài " Một con vịt " và chơi với con vịt đồ chơi. Hát đến câu cuối cùng cô giấy 1 con vịt đi và hỏi trẻ xem còn mấy con vịt. Hoặc cho 5 trẻ đội mũ vịt vừa hát vừa làm điệu bộ. Câu cuối 2 trẻ chạy lên trước, cả lớp quay về đàn gọi " cạc, cạc". Trẻ sẽ đếm xem trong đàn còn mấy con vịt.

Trò chơi nhà em

Trò chơi nhà em

Cách chơi:

  • Nhà em có 4 người (dưa 4 ngón tay)
  • Ba em thì cao lớn (vươn người cao lên)
  • Mẹ em thì hiền dịu (vỗ 2 tay để chéo trước ngực)
  • Chị em hay vỗ tay (vỗ tay)
  • Mỗi khi em được điểm 10 (đưa 10 ngón tay lên lắc qua lắc lại)

Trò chơi Nấu ăn

Trò chơi Nấu ăn

Cách chơi:

  • Cái chảo cái nồi (2 tay làm hình vòng tròn to và nhỏ)
  • Cái chiên cái nấu (2 tay làm động tác cầm xạn xới)
  • Cái to cái nhỏ (2 tay đưa trước ngực xòe ra (to),chụm lại (nhỏ))
  • Giúp bé nấu cơm ( 1 tay làm động tác cầm bát, 1 tay làm động tác cầm muỗng múc cơm.)

Trò chơi Chú thỏ con

Trò chơi Chú thỏ con

Cách chơi:

  • 5 chú thỏ con mà tôi được biết (đưa 5 ngón tay phía trước và lắc qua lắc lại)
  • Thỏ nhảy qua bên phải (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)
  • Thỏ nhảy qua bên trái (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)
  • Thỏ nhặt quả rụng là thỏ nhặt quả rụng (1 tay chống hông làm giỏ, tay còn lại làm động tác bỏ quả vào giỏ)
  • Thỏ rung cây quả rụng(đọc 2 lần)
  • (2 tay đưa lên cao làm động tác rung cây)
  • Nhiều quả thỏ thích quá (đọc 2 lần) ( trẻ vỗ tay)

Trò chơi Cái ca

Trò chơi Cái ca

Cách chơi:

  • Con có cái ca (nắm 1 bàn tay đưa ra phía trước)
  • Cô cắt quả cà (2 bàn tay xòe ra và đánh lên đánh xuống)
  • Con cầm cái ca (2 tay nắm lại)
  • Cùng cười ha ha (Trẻ đọc và cười)

Trò chơi Chị gà mái

Trò chơi Chị gà mái

Cách chơi:

  • Con gà cục tác cục ta (Dưa 2 tay ngang vai, bàn tay nắm và mở theo yêu vần)
  • Hay đỗ đầu hè hay chạy rong rong (2 tay đặt lên vai rôi xoay tròn trước bụng)
  • Má gà thì đỏ hồng hồng (2 tay chỉ 2 má, nghiêng đầu qua lại)
  • Cái mỏ thì nhọn,cái mào thì tươi (2 tay chụm trước miệng, rồi đưa lên đầu)
  • Cái chân hay đạp hay bươi (trẻ dậm 2 chân, tay chống hông)
  • Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay (2 tay vỗ vào hai bên hông)