Top 8+ bài viết thánh địa phật giáo đầy đủ và chi tiết nhất

Mô tả địa điểm Những điểm tham quan nổi tiếng ở Lhasa Hoạt động và các điểm đến khác Ẩm thực Lhasa Chi phí chuyến đi Các lưu ý cần biết khi bạn muốn đến du lịch Lhasa Lhasa nằm trong lòng Khu tự trị Tây Tạng, là một thành phố huyền bí và linh thiêng hòa quyện với vẻ đẹp của dãy núi Himalaya. Lhasa không chỉ là điểm đến du lịch mà là một cánh cửa mở ra thế giới tâm linh của Phật Giáo. Kiến trúc Tây Tạng độc đáo, những nghi lễ tôn giáo truyền thống và vị trí độc tôn trên đỉnh thế giới khiến Lhasa trở thành một viên ngọc quý trong lòng những người thưởng ngoạn văn hóa và tìm kiếm tâm linh. Hãy bước vào thế giới của Lhasa, nơi mà thời gian trôi chậm lại và linh hồn du khách được thử thách và nâng cao bởi truyền thống đậm đà và vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Mô tả địa điểm Lhasa – “Vùng đất của sự thánh thiện” (Nguồn: internet) Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, là một thành phố linh thiêng đối với người dân Tây Tạng và Phật giáo. Nằm ở độ cao 3.656m so với mực nước biển, Lhasa được mệnh danh là “nóc nhà thế giới”. Thành phố này là nơi lưu giữ nhiều công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng, cũng như những phong tục tín ngưỡng lâu đời. Những điểm tham quan nổi tiếng ở Lhasa Lhasa là một thành phố với rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn, bao gồm: Cung điện Potala: Cung điện Potala là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo quan trọng nhất thế giới. Cung điện được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 và là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma trong nhiều thế kỷ. Cung điện Potala được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1994. Cung điện Potala (Nguồn: internet) Chùa Jokhang: Chùa Jokhang là một ngôi chùa Phật giáo cổ kính được xây dựng từ thế kỷ thứ 7. Chùa là nơi lưu giữ bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng quý giá. Chùa Jokhang là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Tây Tạng. Tu viện Sera: Tu viện Sera là một trong ba tu viện lớn nhất ở Tây Tạng. Tu viện được xây dựng từ thế kỷ thứ 15 và là nơi đào tạo các nhà sư Phật giáo Tây Tạng. Tu viện Sera nổi tiếng với những cuộc tranh luận triết học của các nhà sư. Tu viện Sera. (Nguồn: internet) Hồ Namtso: Hồ Namtso là một hồ nước thiêng nằm cách Lhasa khoảng 250km. Hồ được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ và là nơi sinh sống của nhiều loài chim và động vật hoang dã. Hồ Namtso là một điểm đến nổi tiếng của những người yêu thích ...

1. Truyền thuyết gắn liền với Vườn lộc uyển – Sarnath 2. Quá trình lịch sử của Vườn Lộc Uyển – Sarnath 3. Cách đi đến Vườn lộc uyển – Sarnath 3.1. Bằng máy bay 3.2. Bằng tàu 4. Những di tích lịch sử quan trọng gắn liền với Vườn lộc uyển – Sarnath 4.1. Bảo tháp Dhamek 4.2. Đài Ashoka 4.3. Viện bảo tàng Sarnath 4.4. Tháp Chaukhandi Vườn Lộc Uyển Sarnath được biết đến với tên gọi Vườn nai, được xem là thánh địa của Phật giáo và là một trong những điểm hành hương không thể thiếu khi đến thành phố Varanasi. Đây là nơi đức Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên và cũng là chiếc nôi hình thành Tam bảo giữa thế gian. Vườn Lộc Uyển – Sarnath sở hữu kiến trúc đa dạng với một bảo tháp khổng lồ, một một ngôi chùa cổ với những điểm nhấn khác lạ về kiến trúc và trang trí nội thất. Những dấu ấn đặc biệt ấy hiện hữu ở một vùng quê yên bình, cách cổ thành Varanasi của Ấn Độ khoảng 13 cây số, được gọi là Vườn Lộc Uyển – một địa danh nổi tiếng trong “Tứ động tâm” (bốn vùng thánh tích) liên quan đến cuộc đời Đức Phật từ khi Ngài đản sanh, giác ngộ, khai giảng giáo pháp và nhập diệt. Hãy cùng PYS Travel khám phá cũng như tìm hiểu chi tiết hơn về thánh tích Phật giáo quan trọng này nhé. 1. Truyền thuyết gắn liền với Vườn lộc uyển – Sarnath Vườn Lộc Uyển là khu vườn đẹp; như vậy Lộc Uyển có nghĩa là Khu vườn nai xinh đẹp. Danh từ Lộc Uyển được dịch nghĩa từ tiếng Pāli là Sarnath hay từ Migadāya (vườn nai). Sở dĩ gọi là Migadāya (vườn nai), vì khu vườn này được vua xứ Ba-la-nại bảo vệ các loài nai sống tự do trong khu vườn này và không cho dân chúng giết hại; nhờ thế nơi đây rất yên tịnh, thanh vắng và trở thành nơi cư trú lý tưởng của các vị ẩn sĩ tiến tu đạo nghiệp. Khi chưa chứng quả vị Vô thượng Bồ đề, đức Phật và năm anh em Kiều Trần Như cũng từng tu tập khổ hạnh trong khu rừng này. Vườn Lộc Uyển – Sarnath gắn liền với cuộc đời của Đức Phật (Ảnh: sưu tầm) Theo kinh tạng Pāli, khu rừng này thường được gọi là chỗ “Chư thiên đọa xứ”, vì nơi đây có 500 vị Bích Chi Phật nhập diệt giữa hư không, xác thân tứ đại các Ngài rơi xuống tại nơi này, nên nơi này được gọi là Isipatana. Vào thế kỉ thứ VII, khi ngài Huyền Trang đến chiêm bái thánh tích này, Ngài cho biết có một bảo tháp được xây để đánh dấu nơi xác thân của 500 vị Bích Chi Phật rơi xuống, ngày nay thì bảo tháp này không ...

Giới thiệu sơ lược về chùa Quan Âm Vãn cảnh chùa Quan Âm có gì thu hút khách du lịch Khuôn viên của chùa Hệ thống hang động đặc sắc núi Ngũ Hành Sơn-Động Quan Âm Pháp Hội Đường-nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật cổ Phật Giáo Tượng đức Bồ Tát Quan Thế Âm Lễ hội chùa Quán Âm  Kết luận Chùa Quan Âm là một trong những ngôi chùa có tuổi đời lâu năm, nổi tiếng linh thiêng tại Đà Nẵng. Nổi bật bởi phong cảnh hữu tình, nơi đây đem lại cho du khách viếng thăm một cảm giác bình an, thanh tịnh lạ thường…. Chùa Quan Âm là một trong những ngôi chùa có tuổi đời lâu năm, nổi tiếng linh thiêng tại Đà Nẵng Giới thiệu sơ lược về chùa Quan Âm Chùa Quan Âm hay được gọi với cái tên khác là chùa Quán Âm. Toạ lạc ngay dưới chân núi Kim Sơn-một trong năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn nổi tiếng. Được thành lập vào năm 1957. Địa chỉ cụ thể: 48 đường Sư Vạn Hạnh, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Đến với chùa Quan Âm, bạn sẽ được trải nghiệm cảm xúc qua các câu chuyện kể ly kỳ về giấc mơ của hoà thượng Thích Pháp Nhân. Câu chuyện kể rằng, trong giấc mơ của mình, hoà thượng đã thấy ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng. Theo đó, vị hoà thượng này đã tìm thấy ngôi thạch động tự nhiên có tôn thượng Quan Âm, ngôi chùa kể từ đó mà được hình thành nên. Chùa Quan Âm hay được gọi với cái tên khác là chùa Quán Âm Vãn cảnh chùa Quan Âm có gì thu hút khách du lịch Đến Đà Nẵng, có hàng ngàn thông tin về các địa điểm du lịch tâm linh như chùa Linh Ứng, Non Nước,…thì chùa Quán Âm là một trong những địa điểm du lịch tại Đà Nẵng mà bạn không nên bỏ lỡ. Không chỉ nổi tiếng về sự linh thiêng, chùa Quan Âm còn đặc biệt để lại ấn tượng bởi khung cảnh thiên nhiên non nước hữu tình nơi đây. Khuôn viên của chùa Du khách đến chùa dâng hương, hành lễ hay chỉ là tham quan đền sẽ cảm thấy vô cùng choáng ngợp với khuôn viên chùa rộng rãi, xanh mát ngay khi bước vào chùa. Tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm ngay trong khuôn viên chùa vô cùng đặc sắc. Đi vào bên trong, bạn sẽ đến khuôn viên sau chùa. Là nơi nghỉ chân, vãn cảnh dành cho các tăng ni, phật tự và du khách thập phương. Khuôn viên của chùa còn có view nhìn ra dòng sông Cổ Cò đầy xanh mát, thơ mộng khiến cho du khách cảm thấy như hoà mình vào thiên nhiên nơi đây. Tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm ngay trong khuôn viên chùa vô cùng đặc sắc ...

Chùa Quan Âm Đà Nẵng hay tên gọi đầy đủ là Chùa Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là một trong ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng tại Đà Nẵng. Sự uy nghiêm, trang trọng của kiến trúc, sự tịch mịch thanh bình của không gian hòa với khung cảnh non nước hữu tình sẽ đem đến cho du khách những cảm xúc khó quên. Nội dung chính 1. Giới thiệu chùa Quan Âm Đà Nẵng 2. Hướng dẫn đường đi đến chùa Quan Âm 3. Những điều thú vị về chùa Quan Âm Đà Nẵng 3.1. Ngôi chùa được hình thành từ một giấc mơ 3.2. Tham quan không gian chùa Quan Âm Đà Nẵng 3.3. Động Quan Âm – hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn 3.4. Pháp Hội Đường – Nơi quy tụ hàng trăm hiện vật cổ về Phật giáo 4. Lễ hội chùa Quan Thế Âm 1. Giới thiệu chùa Quan Âm Đà Nẵng Với người dân Đà Nẵng, chùa Quan Âm Đà Nẵng tựa như một chốn linh thiêng, một địa điểm không chỉ để thăm thú, vãn cảnh mà còn là nơi để mọi người tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn.  Chùa Quán Thế Âm nằm tại chân núi Kim Sơn – một trong năm ngọn Ngũ Hành và cũng là “Thánh địa Phật Giáo”. Chùa được thành lập vào năm 1957, trải qua nhiều cuộc trùng tu, chùa Quan Âm hiện nay là công trình tâm linh đồ sộ, nổi bật giữa non nước Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Sưu tầm 2. Hướng dẫn đường đi đến chùa Quan Âm Chùa cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 11km về hướng Đông Nam. Do khoảng cách không quá xa nên bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức di chuyển như: xe máy, ô tô, xe bus. Tuyến đường đến chùa cũng là tuyến đường chính nên rộng rãi và đẹp, khá an toàn nếu bạn tự di chuyển. Quãng đường từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đến chùa Quan Âm sẽ tầm 22 phút lái xe. Có 2 tuyến đường chính để đến chùa Quan Âm:  Tuyến Duy Tân – cầu Trần Thị Lý – QL14B – Lê Văn Hiến – Sư Vạn Hạnh Tuyến Nguyễn Hữu Thọ – Đường 30/4 – Lê Thanh Nghị – Nguyễn Phước Lan – đường Minh Mạng – Lê Văn Hiến – Sư Vạn Hạnh Ảnh: Google Maps 3. Những điều thú vị về chùa Quan Âm Đà Nẵng Là địa điểm du lịch nổi tiếng, chùa Quán Thế Âm có rất nhiều điều kỳ thú chờ bạn đến khám phá. Từ những câu chuyện huyền bí, vẻ đẹp ẩn sau từng nét chạm trổ, khung cảnh thiên nhiên hữu tình,… Đây sẽ thực sự là một chuyến hành trình mà bạn không nên bỏ lỡ. 3.1. Ngôi chùa được hình thành từ một giấc mơ Chùa Quan Âm Đà Nẵng được xây dựng dựa trên một giấc mơ ...

Hầu hết những người hành hương trên thế giới đều muốn ghé thăm nơi Phật Đản sinh, thành đạo, chuyển pháp luân và niết bàn một lần trong đời.    Tương truyền lúc Đức Phật sắp vào cõi niết bàn, học trò được Người yêu quý – hòa thượng Ananda đã bày tỏ nỗi lo, về việc chúng sinh sẽ làm cách nào để thể hiện sự tôn kính của mình đối với Người. Đức Phật đã trả lời rằng có 4 nơi nên đến thăm và chiêm bái, đó chính là nơi Người được sinh ra, thành đạo, chuyển pháp luân lần đầu tiên và nhập cõi niết bàn. Ngày nay, 4 nơi đó chính là Lumbini, Bodh Gaya, Sarnath và Kushinagar. Đây là những thánh địa thu hút hàng triệu tín đồ ghé thăm trong nhiều thập kỷ. Đồng thời cũng là những địa điểm hút khách du lịch bậc nhất tại Ấn Độ và Nepal. Lumbini, Nepal Lumbini được cho là nơi hoàng hậu Maya Devi (Mada) đã sinh ra Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo. Ngày nay, trong khu bảo tồn của Đền Maya Devi có một phiến đá, được xác định là vị trí Đức Phật đản sinh. Phía trên phiến đá là một tác phẩm điêu khắc đã bị hư hỏng do thời gian. Cột đá Ashoka chỉ rõ nơi Đức Phật Thích Ca đản sinh nằm cách đó không xa. Phía nam của cột là ao Puskarni hình chữ nhật, được xem là nơi hoàng hậu Devi đã tắm trước khi sinh. Nằm ngoài khu phức hợp Maya Devi là khu vườn thiêng được phát triển trong những năm gần đây, và có khoảng 40 tu viện từ các quốc gia Phật giáo châu Á. Ngày nay, vườn thiêng Lumbini là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Bodh Gaya, Ấn Độ Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là thị trấn nhỏ, nằm phía đông nam bang Bihar, Ấn Độ. Được xây dựng vào khoảng 300 năm trước công nguyên, với diện tích 30.000 m2, bao gồm nhiều thánh tích Phật giáo quan trọng như Tháp Đại Giác, cây Bồ Đề, tòa Kim Cương, bảy địa điểm Đức Phật đã ngồi suy tưởng trong bảy tuần đầu sau khi thành đạo và quần thể các tòa tháp cổ. Đây là một trong những điểm du lịch hàng đầu châu Á vì có Cội Bồ Đề (danh hiệu trong Phật Giáo, tôn xưng một cây Bồ Đề cổ thụ), nơi Đức Phật Thích Ca đã thành đạo và trở thành Phật tổ, nơi mơ ước được đến của hàng triệu Phật tử khắp thế giới. Cây Bồ Đề biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật. Nó được người Ấn Độ vô cùng kính ngưỡng, họ coi đây là một loài cây linh thiêng, là nơi trú ngụ của các vị thần. Sarnath, Ấn Độ Sarnath (Lộc ...

Là một trong những điểm đến thú vị bậc nhất ở châu Á, Ấn Độ sở hữu vẻ đẹp lộng lẫy nhưng ẩn chứa sự huyền bí không nơi nào có được. Bạn có thể chiêm ngưỡng lâu đài Tajmahal cổ kính nhưng cũng bị ấn tượng sâu sắc với một New Delhi hiện đại và năng động. Một điểm du lịch bạn không thể bỏ lỡ trong tour du lịch Ấn Độ chính là Varanasi bên bờ sông Hằng huyền thoại. Varanasi nằm cách thủ đô New Delhi khoảng 1 giờ bay hoặc nếu bạn muốn đi tàu thì sẽ mất khoảng 10 tiếng đồng hồ. Tuy cách xa như vậy nhưng thành phố Varanasi, còn có những tên gọi khác như Benares, Banaras hay Kashi luôn là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du lịch Ấn Độ. Đây là địa chỉ dành cho những du khách muốn tìm hiểu và khám phá cội rễ của nền văn hóa nghìn năm tại đấy nước này. Nằm bên dòng sông Hằng huyền thoại, thành phố Varanasi hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy nhưng cũng vô cùng thân thiện. Bến sông Hằng là nơi những người chết được hoả táng và sau đó được đưa đi thuỷ táng mỗi ngày. Đến đây, bạn cũng sẽ gặp hình ảnh người dân sinh hoạt, rửa tội và cầu nguyện vào mỗi sáng sớm. Nếu bạn tham gia tour hành hương Ấn Độ, Varanasi là điểm dừng chân không thể bỏ qua. Buổi tối, cả sông Hằng là nơi diễn ra những nghi lễ linh thiêng, đậm đà bản sắc như một sân khấu rực rỡ còn bến sông là một đài lửa khổng lồ cháy suốt đêm. Nếu bạn có dịp du lịch Ấn Độ và thăm Varanasi vào buổi tối, bạn sẽ cảm nhận được không khí linh thiêng và thực sự ấn tượng bên bờ sông Hằng. Nhiều người không chỉ hân hoan tắm và lấy nước từ sông Hằng linh thiêng đem về mà còn uống từng ngụm nước với vẻ thành kính. Những người hành hương từ xa đến đây sẽ trở về ngay trong đêm đã mang theo những can nhựa nhỏ mang nước sông Hằng về cho người thân như một món quà quý giá. Đến với nơi này, bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng mà vùng đất này mang lại lại. Varanasi là một thành phố thánh của Hindu giáo và là một trong Tứ thánh địa của Phật giáo nằm bên bở sông Hằng linh thiêng. Đây cũng là một trong những thành phố có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới. Bạn có thể khám phá những điểm đến cổ xưa hay cảm nhận không khí của cuộc sống thường nhật đầy thú vị. Những con phố nhỏ, cũ kĩ và chật chội là nơi sinh hoạt và đi lại của đông đảo cư dân thành phố. Có một điều dễ dàng nhận thấy là mọi sinh hoạt ở Varanasi đều gắn liền với dòng sông Hằng. Từ khi ra đời cho đến khi kết thúc cuộc hành ...

Phật Quang Sơn là một tổ hợp tu viện Phật giáo, nơi đây được xem là Kinh đô Phật Giáo của đất nước Đài Loan. Nếu bạn có cơ hội đến vùng đất xinh đẹp này thì đừng bỏ lỡ cơ hội được một lần chiêm ngưỡng tượng Phật đồng lớn nhất thế giới và tìm hiểu về lịch sử Phật giáo tại thánh địa đẹp kỳ vĩ này nha. Khi đến nơi đây ai cũng phải sững sờ vì sự trang nghiêm, hùng vĩ và đồ sộ của các công trình nơi đây. Phật Quang Sơn còn được mệnh danh là Kinh Đô Phật Giáo tại Đài Loan không chỉ bởi quy mô kiến trúc to lớn, mà còn là nơi quy ngưỡng của rất đông tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước. Kinh đô Phật giáo của xứ Đài. Ảnh: Zing Sự ra đời của chùa Phật Quang Sơn Quang Sơn tự được xây dựng vào năm 1967 do đạo sư Pháp sư Tinh Vân là người khởi xướng và tận đến năm 1974 công trình đồ sộ đó mới được hoàn thành. Quần thể chùa chiền, tượng phật có kiến trúc tuyệt vời này tọa lạc tại tỉnh Cao Hùng, miền đất yên bình của Đài Loan. Nơi đây mang những đặc trưng của giáo phái Đại Thừa và là nơi tụ họp của nhiều Phật tử khắp nơi trên thế giới. Tại thời điểm ngày nay, Quang Sơn tự vẫn được coi đây là kinh đô Phật giáo duy nhất của xứ Đài với tầm vóc quy mô và danh tiếng hàng đầu châu lục. Quần thể chùa chiền, tượng phật có kiến trúc tuyệt vời của Quang Sơn tự. Ảnh: Wikipedia Với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo trên quốc đảo Đài Loan, Phật Quang Sơn tự ngày càng lớn mạnh và trở thành tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống của nhiều Phật tử và người dân nơi đây. Để có được sự phát triển này thì công lao hàng đầu thuộc về những nỗ lực của người khai sáng chùa là Pháp sư Tinh Vân, người đã đem những giáo lý nhân văn mở rộng ở khắp mọi nơi có tồn tại đạo Phật. Ngày nay, nơi đây trở thành một địa điểm du lịch Cao Hùng nổi tiếng không thể bỏ qua. Tham gia một tour du lịch Đài Loan sẽ là cơ hội để bạn khám phá nét đẹp phật giáo tại thiên đường nơi đây. Chuyến du lịch sẽ đưa bạn về với chốn thiêng đường phật giáo, về với thế giới của tâm linh, của sự thanh tịnh hiếm có. Cách đi đến Phật Quang Sơn tự Địa chỉ: Số 1, Đường Tongling, Quận Dashu, Thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Thời gian mở cửa: Ngày thường: từ 09:00 đến tối 19:00 (Bổn Quán (Phật Đà Kỷ Niệm Quán – sảnh chính): từ 09:00 đến tối 18:00 Thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ: từ 09:00 đến tối 20:00 ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก