Top 24+ bài viết hướng dẫn leo núi đầy đủ và chi tiết nhất

Núi Fansipan (Phan Xi Păng) nằm ở địa phận Sapa, một thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Fansipan được xem như là nóc nhà của Đông Dương vì đây là đỉnh núi cao nhất của cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia với độ cao 3,143m. Tour leo núi có thể kéo dài trong 2 ngày 1 đêm hoặc bạn cũng có thể kéo dài hơn với lịch trình 3 ngày 2 đêm. Rất nhiều hướng dẫn leo núi Fansipan được viết trước khi việc xây dựng cáp treo hoàn tất. Bài viết này là một hướng dẫn cho những người leo núi quan tâm đến việc leo lên Fansipan sau tháng 2 năm 2016. Trước năm 2016, Fansipan từng có đến hơn 100 người leo núi mỗi ngày. Vào tháng 2.2016, tuyến cáp treo được xây dựng giúp đưa khách từ chân núi đến một trạm gần đỉnh núi. Từ trạm này, chỉ cần đi bộ thêm 630 bước nữa là đến đỉnh. Từ khi cáp treo hoàn thành, đỉnh Fansipan chật cứng khách du lịch khắp nơi. Rất nhiều trong số đó là người Trung Quốc vì Lào Cai sát với biên giới Trung Quốc. Điều mà trước đây phải mất đến 2 hay 3 ngày thì giờ đây chỉ cần bỏ ra 15 phút và 600,000 đồng (khoảng 22$). Không lạ gì khi dịch vụ leo núi tại đây giảm sút đến 70% lượng người tham gia. Không phải tất cả dân du lịch đều dùng cáp treo – một số người thậm chí còn tránh việc đến Fansipan vì họ cho rằng tuyến cáp treo đã biến nơi đây thành một địa điểm du lịch quá phổ biến. Là người đã thử cả cáp treo và leo núi, mình sẽ trình bày cách tuyệt vời nhất để chinh phục nóc nhà Đông dương vào cuối bài viết này. Từ tháng 10.2017, bạn không thể leo núi Fansipan mà không có hướng dẫn đi kèm. Do hầu hết những người hướng dẫn đều phải liên hệ qua công ty lữ hành, do đó, việc đặt tour nên được thực hiện ở các văn phòng công ty du lịch có rất nhiều ở Hà Nội hoặc ngay tại Sapa. Giá dịch vụ ở Hà Nội thường bao gồm vé tàu khứ hồi từ Hà Nội đến Sapa (tàu đi đêm khoảng 8 tiếng rất thoải mái). Một lựa chọn khác là đi từ Hà Nội đến Sapa bằng xe khách (mất khoảng 5-6 tiếng). Toa giường nằm của bọn mình trên chuyến tàu từ Hà Nội đến Lào Cai Bọn mình đến Lào Cai lúc 5h30 sáng sau chuyến tàu đêm 8 tiếng. Từ ga Lào Cai, thêm 1 chuyến xe tầm 1 tiếng sẽ đưa bạn đến thị trấn Sapa. Hành trình bắt đầu từ 10h sáng nên bọn mình có khoảng 3 tiếng để tắm rửa và ăn sáng. Điểm xuất phát chỉ cách Sapa tầm 2 kilomet ...

Núi Bà Đen là một trong những địa điểm leo núi lý tưởng được nhiều người yêu thích. Theo như kinh nghiệm của nhiều người thì để chinh phục ngọn núi này bạn sẽ có khá nhiều cung đường khác nhau như đường cột điện, đường chùa hay đường Ma Thiên Lãnh… Mỗi một cung đường sẽ có những điểm khó và dễ khác nhau. Trong bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cung đường đi đơn giản và nhanh nhất! Hướng dẫn các cung đường leo núi Bà Đen Leo núi Bà Đen đường chùa Leo núi Bà Đen đường cột điện Leo núi Bà Đen đường ống nước Leo núi Bà Đen đường Ma Thiên Lãnh Leo núi Bà Đen bằng đường núi Phụng Kinh nghiệm leo núi Bà Đen cho người đi lần đầu Núi Bà Đen ở đâu? Đường đi núi Bà Đen từ TPHCM Đi leo núi Bà Đen cần chuẩn bị gì? Nên đi tự túc hay chọn tour leo núi Bà Đen? Có được tổ chức cắm trại núi Bà Đen không? Hướng dẫn các cung đường leo núi Bà Đen  Theo kinh nghiệm leo núi Bà Đen của nhiều người thì có tất cả khoảng 5 cung đường khác nhau để bạn lựa chọn. Để giúp bạn dễ dàng hình dung cũng như có thể chinh phục một cách dễ dàng nhất, dưới đây mình sẽ phân loại theo từng mức độ khác nhau: Đường chùa: đây được xem là một cung đường ngắn nhất và đơn giản => Mức độ Dễ Đường cột điện: cung đường này khá đơn giản bởi bạn sẽ quan sát theo đường dây điện để đi. Hầu như những ai lần đầu leo núi Bà Đen sẽ lựa chọn cung đường này => Mức độ: Dễ Đường ống nước: đoạn đường này cũng được xuất phát từ phía chùa Bà. Tuy nhiên, so với đường chùa thì cung đường này dốc và khó đi hơn rất nhiều => Mức độ: Khó Đường Ma Thiên Lãnh: đường đi khá ngoằn ngoèo và có nhiều dốc đá. Đoạn đường đi cũng sẽ xa hơn nên bạn sẽ cần nhiều thời gian => Mức độ: Khó Đường núi Phụng: đây được xem là đường leo núi Bà Đen khó nhất so với các đường khác. Khi leo đường này bạn sẽ phải đi qua núi Phụng sau đó mới đến được núi Bà Đen. Thời gian leo núi cũng kéo dài từ 2-3 ngày. Hơn nữa, khi đi bạn sẽ cần phải có người chỉ đường. Mức độ: Rất khó Đồ leo núi cần chuẩn bị Đèn pinTúi ngủLều cắm trạiGiày leo núiBalo du lịchMiếng dán giữ nhiệt Leo núi Bà Đen đường chùa  Mức độ: dễ Thời gian leo: khoảng 3 tiếng Nếu lựa chọn đường chùa thì bạn có thể leo núi Bà Đen 1 ngày bởi quãng đường đi khá ngắn và không quá nhiều vất vả. Từ phía cổng khu ...

Leo núi Fansipan trong chuyến du lịch có thể tự túc không, là điều mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang thắc mắc? Hãy cùng chúng mình giải đáp ngay nhé. Fansipan là một trong những đỉnh núi cao nhất Đông Dương, được nhiều bạn trẻ yêu thích chinh phục độ cao tìm đến du lịch mỗi năm. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu núi Fansipan ở đâu, cao bao nhiêu mét, cũng như cách di chuyển và cách leo núi tại đây như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! 1. Núi Fansipan thuộc tỉnh nào? Fansipan biệt danh là nóc nhà Đông Dương, nằm ở giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9km về phía Tây Nam, là ngọn núi cao nhất trong dãy Hoàng Liên Sơn. Núi Fansipan được xem là nóc nhà của Đông Dương 2. Đỉnh Fansipan cao bao nhiêu mét? Đỉnh Fansipan cao 3.147,3 mét và được xem là ngọn núi cao nhất tại Việt Nam cũng như cao nhất tại 3 nước Đông Dương gồm: Lào, Campuchia, Việt Nam. Núi Fansipan được xem là nóc nhà của Đông Dương 3. Nên du lịch núi Fansipan vào mùa nào? Do địa hình là núi cao, nên ngoài công việc chuyên môn cần yêu cầu đến núi Fansipan, bạn nên đi du lịch tự túc vào thời gian từ cuối tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Đây là mùa đẹp nhất của núi Fansipan do vào lúc này, trời không có mưa, lũ quét gây sạt lở mà thời tiết không quá lạnh, có nắng nhẹ nên mát mẻ và dễ chịu thích hợp với việc leo núi cao. Thời điểm du lịch Fansipan đẹp nhất từ cuối tháng 9 đến tháng 4 năm sau 4. Di chuyển tới núi Fansipan như thế nào? Du lịch Fansipan bằng cáp treo Cáp treo Fansipan được xây dựng dưới chân núi Fansipan. Để di chuyển tới ga cáp treo Fansipan gồm có 2 cách: Cách 1 Đi đường bộ bằng cách từ thị trấn Sapa đến ga cáp treo, trong khu du lịch Sun World Fansipan Legend, cách trung tâm Lào Cai khoảng 1,7 km. Cách 2 Đi chuyến tàu hỏa leo núi Mường Hoa. Đến đây phải thử đi chuyến tàu đẹp mắt này bởi trên đường đi, dưới chân tàu là bạt ngàn thung lũng hoa, rực rỡ đầy sắc màu. Đi trên tàu hỏa Mường Hoa này sẽ rút ngắn thời gian còn 4 phút thay vì đi bằng xe trên đường núi gập ghềnh. Cáp treo Fansipan – Sapa Giá vé từ ga di chuyển đến đỉnh fansipan rơi vào khoảng từ 700.000 đồng/người lớn và 500.000 đồng/trẻ em, đặc biệt sẽ miễn phí cho trẻ cao dưới 1m. Đây là giá vé cho 2 lượt đi và về, thời gian đi trên cáp treo chỉ mất khoảng 15 phút. Trong khoảng thời gian đi cáp treo, bạn tự do ...

Là một huyện miền núi nghèo nổi tiếng của Yên Bái, nhưng Trạm Tấu lại rất nổi tiếng với những đỉnh núi “săn mây” lý tưởng. Có thể kể đến như Tà Chì Nhù, Tà Xùa… Đặc biệt, không ít người đã từng khát khao được đến Tà Chì Nhù. Để được chiến thắng giới hạn của bản thân mình. Và được ngắm nhìn cánh đồng hoa chi pâu tím lịm. Thế nhưng, muốn có một chuyến đi tốt nhất thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua bài viết hướng dẫn leo núi Tà Chì Nhù dưới đây. 1. Tà Chì Nhù ở đâu? Tà Chì Nhù là một đỉnh núi thuộc khối núi Pu Luông của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nằm trên địa phận huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Ngọn núi này còn có những tên gọi khác như Phu Song Sung (theo dân tộc Thái) hay Chung Chua Nhà (cách gọi của người Mông). Sở hữu độ cao 2.979m, Tà Chì Nhù vinh dự được xếp thứ 7 trong danh sách 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Ít ai biết rằng, mặc dù thấp hơn Fansipan nhưng xét về độ khó thì đỉnh núi của Yên Bái thuộc hàng top. Bởi địa hình phức tạp, đan xen nhiều dốc cao, một số đoạn gần như dựng đứng, cheo leo. Kèm theo đó, khí hậu vô cùng khắc nghiệt khiến cho cuộc trekking Tà Chì Nhù khá nhiều thử thách.  Dẫu vậy, Tà Chì Nhù vẫn luôn là một trong những địa điểm được nhiều trekker lựa chọn. Để được “cưỡi gió – săn mây” và làm nên những bức ảnh, album để đời. Đỉnh núi Tà Chì Nhù. Ảnh: Internet 2. Thời điểm lý tưởng để leo núi Tà Chì Nhù? Theo sự hướng dẫn leo núi Tà Chì Nhù của một số trekker đã từng đi thì thời gian lý tưởng để chinh phục ngọn núi này chính là từ tháng 10 đến tháng 3. Lúc này, thời tiết rất mát mẻ, thuận tiện cho việc săn mây trắng bồng bềnh.  Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm những thời điểm khác. Vì ở đây là địa hình núi cao nên thời tiết tương đối đa dạng. Tuy nhiên để chắc chắn thì trước khi tham gia chuyến đi chinh phục Tà Chì Nhù, các bạn nên kiểm tra thời tiết trước. Đồng thời, không nên đi vào ngày mưa gió. Địa hình được dốc núi đá liên tục lại nhiều cây bụi và không có chỗ bám sẽ rất trơn trượt, nguy hiểm. Bật mí nho nhỏ, Phượt Vi Vu thường thích đi trekking Tà Chì Nhù vào tháng 10 và tháng 11 Dương lịch. Vì lúc đó có hoa chi pâu tím nở khắp triền đồi rất đẹp. Leo núi Tà Chì Nhù ngắm hoa chi pâu. Ảnh: Internet 3. Hướng dẫn leo núi Tà Chì Nhù Không giống như những cung đường khác, con đường leo lên núi Tà ...

Dựa trên địa hình, người leo núi băng xen kẽ giữa hai kỹ thuật cơ bản. Kỹ thuật của Pháp hoạt động tốt nhất trên các sườn dốc thấp. Họặc kỹ thuật của Đức hoạt động tốt nhất trên địa hình rất dốc hoặc thẳng đứng. Bài viết này sẽ thảo luận về thiết bị leo núi và các kỹ thuật cơ bản giúp hướng dẫn leo núi băng tốt nhất.

Mặc dù một số người leo núi trong nhà không bao giờ mạo hiểm vượt ra ngoài khu vực kiểm soát của họ, nhưng đối với hầu hết chúng ta, leo núi ngoài trời chắc chắn là một vị trí đáng để thử thách trong tương lai. Nếu bạn quyết định thử thách chính mình, thì hướng dẫn leo núi ngoài trời này sẽ hỗ trợ bạn.

Nổi tiếng là nóc nhà Đông Dương, chinh phục đỉnh núi Fansipan là một trải nghiệm tuyệt vời mà du khách không nên bỏ qua. Giới thiệu về núi Fansipan Núi Fansipan ở đâu? Đỉnh núi Fansipan cao 3.147m (theo thống kê mới vào tháng 6 năm 2019), cách trung tâm thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam khoảng 9km. Để chinh phục đỉnh Fansipan, bạn cần đi bộ đường dài khoảng 2 ngày. Trước năm 2016, núi Fansipan từng thu hút ít nhất 1.000 người đi bộ mỗi ngày nhờ khung cảnh tuyệt đẹp từ đỉnh núi với con đường leo lên không quá lắt léo. Tuy nhiên, có một tuyến cáp treo được xây dựng để đưa bạn từ chân núi đến nhà ga gần đỉnh núi từ tháng 2/2016, giúp mở rộng du lịch đến điểm tham quan trên cao. Địa lý và địa chất  Đỉnh núi Fansipan thuộc dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh cao nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn cả Đông Dương. Nơi đây được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”. Lịch sử địa chất của núi Fansipan bắt đầu từ khoảng 250 triệu năm trước, khi nó được hình thành tự nhiên giữa kỷ Permi với kỷ Trias thuộc kỷ Paleozoi và Mesozoi. Hệ sinh thái Hệ sinh thái trên núi Fansipan khá phong phú, hệ thực vật ở đây khá đa dạng với khoảng 1680 loại cây và một số thuộc nhóm quý hiếm. Trong khi một số ít sống dưới chân núi, từ độ cao 700m là rừng nhiệt đới nguyên sinh với những loài dây leo chằng chịt cùng các loài cây có giá trị, nhiều cây có tuổi đời vài trăm năm. Từ đỉnh cao khoảng 2800m, loại cây phổ biến nhất là tre lùn với nhiều bụi rậm trải khắp khu vực đỉnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy một số loại cây quen thuộc mọc xen kẽ ở đây như hồng, cói… Cách di chuyển lên đỉnh núi Fansipan Để đến được đỉnh núi Fansipan, trước tiên bạn phải đến thị trấn Sapa. Hầu hết du khách đến Sapa từ Hà Nội bằng tàu hỏa hoặc xe khách. Để di chuyển, bạn chỉ mất khoảng 5-6 tiếng đi xe buýt, nhưng đường đi khá cứng, hẹp, trơn trượt và sẽ khiến bạn thót tim khi lái xe lên phía trên. Để có lựa chọn an toàn hơn, du khách có thể chọn đi tàu qua đêm khoảng 8 tiếng đến ga tàu Lào Cai. Tuyến tàu Hà Nội – Sapa cung cấp các cabin giường nằm tương đối thoải mái để bạn thư giãn trước hành trình khó khăn (nếu bạn chọn leo núi). Từ ga Lào Cai, bạn mất khoảng 1 giờ lái xe để đến thị trấn Sapa. Du khách có thể đi taxi đến thị trấn hoặc đến ngay điểm bắt đầu leo ​​núi hay ga cáp treo lên đỉnh Fansipan. Chân núi Fansipan chỉ cách thị ...

1.  Chất liệu vải Sợi tre (sợi bamboo) Kinh nghiệm đi trekking với tất leo núi: 2. Kích thước và chiều cao tất leo núi Tầm quan trọng của việc lựa chọn tất leo núi Lưu ý khi chọn chiều cao của tất leo núi Gợi ý một số loại tất leo núi cho bạn: 3. Bộ phận lớp đệm của tất leo núi Lợi ích khi chọn lớp đệm của tất leo núi phù hợp Lưu ý chọn lớp đệm của tất leo núi theo thời tiết Ngoài việc sở hữu một đôi giày tốt thì cần trang bị thêm đôi tất leo núi giúp chuyến đi của bạn thoải mái, an toàn hơn. Trên hành trình leo núi, phụ kiện trekking này giúp giữ cho đôi chân bạn luôn dễ chịu, giảm ma sát, hạn chế phồng rộp. Việc chọn tất leo núi cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định, cùng bài viết sau tìm hiểu rõ hơn. 1.  Chất liệu vải Tất leo núi thường là sự pha trộn giữa nhiều chất liệu khác nhau. Điều này tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa sự thoải mái, ấm áp, bền bỉ và khô thoáng. Một số chất liệu chính của tất leo núi thường gặp là: Len Đây là chất liệu tất đi bộ đường dài phổ biến và được các chuyên gia giày dép khuyên dùng. Lý do là chất liệu len giúp hỗ trợ điều chỉnh nhiệt độ tốt để giữ cho chân không ra quá nhiều mồ hôi, đồng thời có khả năng chống sốc tốt, giúp bảo vệ chân với nhiều địa hình khác nhau. Tất leo núi có thể làm từ chất liệu len, cotton, polyester, nylon…(Ảnh: freepik) Một ưu điểm của len là khả năng kháng khuẩn tự nhiên nên thoáng mùi hơn các loại vải tổng hợp. Trong đó nổi bật hơn cả là tất được làm bằng len merino chất lượng cao, đem lại cảm giác sự thoải mái tối đa. Polyester Đây là vật liệu tổng hợp giúp giữ ấm, hút ẩm và khô nhanh vượt trội. Nếu được pha trộn với len hoặc nylon sẽ giúp giữ ấm, cảm giác thoải mái với độ bền và có tính chất nhanh khô. Nylon Loại vật liệu này giúp bổ trợ, được sử dụng kết hợp với những vật liệu khác sẽ tạo ra hiệu quả tối ưu. Điểm nổi bật của vải Nylon là bền độ bền, nhưng đi kèm với đó là khả năng hút ẩm khá kém. Spandex  Dù thành phần chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt. Chất liệu co giãn này giúp tất giữ dáng và hạn chế nhăn, chùn tất tối thiểu. Cotton Đây là loại vải có khả năng hút ẩm cao, bền và nhanh khô. Do vải cotton nguyên chất chưa qua xử lý thường thô và cứng nên thường sẽ được pha thêm những thành phần khác vào nhằm làm mềm sợi vải, ...

1. Những điều cơ bản về trang phục trekking 2. Lựa chọn trang phục khi đi trekking 2.1. Áo khoác: 2.2. Quần: 2.3. Áo sơ mi: 2.4. Đồ lót và bít tất: Trước mỗi chuyến trekking, điều tiên quyết bạn cần quan tâm là gì? Đó chính là lựa chọn trang phục đi trekking. Không giống những chuyến du lịch thông thường, quần áo trekking cần có các tính năng phục vụ cho việc leo núi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn những bộ trang phục phù hợp khi đi trekking. 1. Những điều cơ bản về trang phục trekking Đối với việc lựa chọn trang phục đi trekking, bạn cần quan tâm đến những điều cơ bản nhất, bao gồm kiểu dáng, màu sắc và công dụng của nó. Trang phục leo núi không chú trọng về tính thẩm mĩ, thời trang. Tuy nhiên, bạn nên chọn trang phục có kiểu dáng tinh tế, phù hợp với việc trekking. Thông thường, các trekker sẽ lựa chọn những loại quần áo có kiểu dáng thoải mái, dễ vận động, di chuyển. Khi đi trekking, bạn sẽ có cơ hội giao lưu với các dân tộc thiểu số. Vì vậy, bạn nên mặc quần áo lịch sự, tránh mặc quần áo ngắn, cộc tay. Khi đi trekking, bạn thường di chuyển theo đoàn. Vì vậy, để dễ dàng theo dõi và bám sát nhau, bạn nên mặc những trang phục sáng màu, nổi bật. Trang phục khi đi trekking (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet) Đặc biệt, bạn nên chọn các lớp quần áo có công dụng sau: Thoáng khí: Giữa các lớp áo với nhau nên có tính thông thoáng để không bị bí mồ hôi. Hút ẩm: Thông thường, lớp lót trong cùng nên có tính hút ẩm để mồ hôi trên cơ thể bạn nhanh khô hơn. Chống thấm nước, giữ nhiệt: Vào ban đêm hay sáng sớm, nhiệt độ thường xuống thấp. Bạn cần một lớp áo khoác ngoài cùng có tính năng này để giữ ấm cho cơ thể. Chống nắng: Một số loại áo khoác ngoài có tính năng chống lại tia cực tím tránh gây hại cho da bạn khi đi giữa trời nắng. 2. Lựa chọn trang phục khi đi trekking Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn nên chọn trang phục như sau: 2.1. Áo khoác: Bạn nên chuẩn bị ít nhất 2 loại áo khoác đi trekking tùy theo độ dài cung đường và thời gian của chuyến đi. Bao gồm: Áo nỉ: Bạn có thể mang loại áo nỉ mỏng để mặc khi đi bộ trong thời tiết se lạnh. Áo khoác gió: Khi nhiệt độ giảm đột ngột, bạn có thể sử dụng áo khoác gió để giữ ấm cơ thể. Bạn nên sử dụng loại áo có khả năng chống thấm nước để những lớp áo bên trong không bị ướt khi gặp mưa phùn hay sương đêm. 2.2. Quần: Loại quần được ...

1. Đôi nét về gậy trekking 2. Cách sử dụng gậy trekking 2.1. Đối với gậy có thể căn chỉnh chiều cao 2.2. Đối với gậy không thể căn chỉnh chiều cao 3. Mẹo hữu ích khi sử dụng gậy trekking 3.1. Chống gậy đều theo nhịp chân 3.2. Chống hai gậy song song 3.3. Vượt chướng ngại vật 3.4. Hỗ trợ việc dựng lều Trong các dụng cụ leo núi, gậy trekking là “bạn đồng hành” không thể thiếu của các trekker. Sự đa dạng địa hình trong những chuyến trekking sẽ gây không ít thử thách cho bạn. Vì vậy, gậy leo núi sẽ giúp bạn đứng vững và di chuyển dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn cách chọn gậy leo núi đúng cách để trợ giúp bạn trên hành trình chinh phục những cung đường thú vị. 1. Đôi nét về gậy trekking Dụng cụ leo núi giúp bạn di chuyển qua những vùng địa hình khó khăn, thử thách hiệu quả chính là gậy trekking. Bạn có thể sử dụng loại gậy chuyên dụng hoặc những khúc tre, cành cây ven cung đường trekking. Tuy nhiên, loại gậy chuyên dụng sẽ được thiết kế chuyên nghiệp hơn với các tính năng đặc trưng cho mỗi bộ phận. Gậy leo núi sẽ mang lại cho bạn các lợi ích như sau: Điều chỉnh độ cân bằng và lực của bước chân Giảm áp lực từ cơ thể và vật dụng trekking đè nén xuống chân Phân bổ trọng lượng xuống vai, tay và lưng giúp bạn đỡ mỏi trong quá trình di chuyển Trợ giúp bạn vượt qua những con suối, nơi trơn trượt, dốc đá gồ ghề,… Thăm dò địa hình dưới những vũng nước, bùn lầy,… Gậy trekking bạn đồng hành trên mỗi chặng đường trekker (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet) 2. Cách sử dụng gậy trekking Gậy trekking thường có 2 loại: gậy có thể căn chỉnh chiều cao, gậy không thể căn chỉnh chiều cao. 2.1. Đối với gậy có thể căn chỉnh chiều cao Nếu có chiều cao trên 1,8m, bạn nên chọn gậy có độ dài tối thiểu là 1,3m. Nếu có chiều cao dưới 1,8m, đa số các loại gậy đều có thể điều chỉnh độ dài vừa tay cầm của bạn. Khi dùng gậy có thể căn chỉnh chiều cao, bạn nên biết cách chỉnh nó trong từng tình huống sao cho phù hợp. Khi đi bộ, cánh tay cầm gậy gập lại một góc khoảng 90 độ, đầu gậy chạm đất gần với bàn chân. Nếu gậy có 3 khúc, hãy giữ khúc gần tay cầm ở mức giữa rồi chỉnh khúc cuối đến độ dài phù hợp. Khi leo lên dốc dài và cao, bạn nên thu gậy ngắn lại khoảng 5 – 10 cm. Dốc càng cao, độ dài gậy càng ngắn. Có như thế, vai bạn mới không bị đẩy lên quá cao hay cọ xát mạnh ...

1. Các loại kem chống nắng phổ biến 1.1. Kem chống nắng hoá học 1.2. Kem chống nắng vật lý hay khoáng chất/tự nhiên 2. Loại kem chống nắng nào tốt nhất? 3. Mẹo chọn kem chống nắng khi đi trekking Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài dễ làm da bị tổn thương, cháy nắng, lão hóa,… Do đó, việc sử dụng kem chống nắng là điều cực kỳ cần thiết. Đặc biệt là với các hoạt động ngoài trời của trekker. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chọn mua và bí quyết thoa kem để đạt hiệu quả tối đa. 1. Các loại kem chống nắng phổ biến Hiện nay, có 2 loại kem chống nắng phổ biến là kem hóa học và kem vật lý hay khoáng chất/tự nhiên. Cả 2 đều đã được phê chuẩn an toàn bởi FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) và Viện Da liễu Hoa Kỳ. 1.1. Kem chống nắng hoá học Kem hóa học chứa các hoạt chất avobenzone, octocrylene, octinoxate và các chất khác. Loại kem này được sử dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ qua. Các tia UV được hấp thụ rồi giải phóng dưới dạng nhiệt. Nhờ đó, bảo vệ làn da của bạn trước những tác hại của ánh sáng mặt trời. Sau khi thoa kem, làn da của bạn không bị loang lổ mà vẫn đều màu. Điểm trừ của kem hóa học là có thể khiến da nhạy cảm bị kích ứng. Thành phần của kem có chứa một số hoạt chất có hại cho da nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên xem xét kỹ các thành phần trước khi chọn mua loại kem này. Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lí và hóa học (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet) 1.2. Kem chống nắng vật lý hay khoáng chất/tự nhiên Nếu có làn da nhạy cảm hoặc không thích kem hóa học, bạn có thể sử dụng kem vật lý hay khoáng chất tự nhiên. Thành phần của nó bao gồm titan dioxit hoặc kẽm oxit. Các thành phần này đều rất an toàn với làn da của bạn. Kem vật lý hoạt động theo cơ chế phản chiếu lại tia UV như có nhiều gương nhỏ phủ lên bề mặt da sau khi thoa. Tuy nhiên, nó gây ra tình trạng tương đối khó chịu là bí và nhờn da. 2. Loại kem chống nắng nào tốt nhất? Trên thực tế, không có loại kem chống nắng nào đảm bảo hoàn hảo. Loại kem tốt nhất là loại bạn yêu thích, phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho làn da của bạn. Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UVB và UVA làm hại đến sức khỏe của bạn. Loại kem có SPF từ 30 trở lên sẽ giúp bạn bảo vệ tối đa làn da. Để sử dụng hiệu ...

Balo leo núi Balo dã ngoại ngắn ngày (1 – 3 đêm; 35 – 50 lít) Balo dã ngoại nhiều ngày (3 – 5 đêm; 50 – 80 lít) Balo dã ngoại dài ngày (trên 5 đêm; 70 lít hoặc lớn hơn) Chọnbalo trekking là công việc quan trọng đầu tiên mà bạn cần làm trước mỗi chuyến trekking. Một chiếc balo phù hợp sẽ giúp bạn mang đầy đủ các loại dụng cụ trekking cần thiết. Nhờ đó, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của bạn trên suốt cung đường. Vì vậy, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để lựa chọn cho mình chiếc balo leo núi có thể tích phù hợp với chuyến đi bạn nhé! Balo leo núi Một chiếc balo leo núi thường tích hợp những tính năng sau: Bạn có thể thu gọn balo đến trọng lượng tối thiểu để giảm bớt sức nặng khi vượt núi. Ví dụ như tháo nắp đậy, tháo khung balo hay đai hông,… Balo leo núi thường được làm từ chất liệu cao cấp và bóng bẩy hơn các loại thường. Đặc biệt, khi mang, vác balo trekking, bạn có thể dễ dàng cử động tay mà không bị vướng víu. Bạn có thể gắn các vật dụng trekking khác vào các nút dây buộc. Phía ngoài được may một số dây ràng tạo thành vòng. Tác dụng của nó là cho phép bạn móc các dụng cụ trekking như mũ bảo hiểm, chai nước,… Trên đai hông hoặc dưới balothường có vòng để móc, kẹp gắn các dụng cụ. Ngoài ra, nó còn có miếng gắn đế giày có móc sắt để các đinh sắt không làm thủng balo. Hướng dẫn lựa chọn balo leo núi. Ảnh: Internet Balo dã ngoại ngắn ngày (1 – 3 đêm; 35 – 50 lít) Balo dã ngoại ngắn ngày thường có dung tích từ 35 – 50 lít. Loại này sẽ phù hợp cho các chuyến đi từ 1 đến 3 đêm. Hành lý mang theo chỉ nên gọn, nhẹ, ít cồng kềnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên đảm bảo các dụng cụ trekking có đủ để phục vụ các nhu cầu trong chuyến đi. Balo dã ngoại nhiều ngày (3 – 5 đêm; 50 – 80 lít) Balo dã ngoại nhiều ngày là loại phổ biến nhất. Đây cũng là sự lựa chọn tốt cho chuyến trekking kéo dài từ 3 đến 5 đêm. Nó có thể sử dụng tốt trong các điều kiện khí hậu đa dạng như vùng nóng, ẩm hay lạnh giá, có tuyết,… Với dung tích lên đến 80 lít, bạn sẽ mang được nhiều hành lý hơn để phục vụ cho chuyến đi dài ngày. Balo dã ngoại nhiều ngày. Ảnh: Internet Balo dã ngoại dài ngày (trên 5 đêm; 70 lít hoặc lớn hơn) Đối với các chuyến đi trên 5 đêm, bạn nên chọn loại balo dã ngoại dài ngày có dung tích  trên 70 lít. Khi đồ đạc ...

1. Tính năng chống thấm nước là gì ? 2. Nhận biết giày leo núi chống nước 3. Cách chọn giày 3.1. Cổ thấp hay cổ cao 3.2. Size giày 3.3. Thử giày đúng cách Đối với các trekker, tính năng chống thấm nước của giày leo núi luôn được đặt lên hàng đầu. Tính năng này sẽ giúp chân bạn khô thoáng, dễ đi bộ hay leo trèo các vách núi. Nhờ đó, bạn sẽ có một hành trình khám phá tuyệt vời nhất. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể chọn cho mình một đôi giày leo núi chống nước chất lượng nhé! 1. Tính năng chống thấm nước là gì ? Giày có tính năng chống thấm nước là loại giày có các bộ phận như mũ giày, lớp lót, lưỡi giày, đế giày,… làm từ các chất liệu có khả năng chống thấm nước. Nhờ đó, giữ chân bạn luôn khô ráo, thông thoáng trong quá trình di chuyển. Chính vì thế, các trekker luôn ưu tiên sử dụng giày leo núi chống nước. Công nghệ chống thấm nước được áp dụng rộng rãi hiện nay là Gore tex, Sympatex, Comfortex,… Các mẫu giày trekking của Jack Wolfskin, The North Face, Columbia,… được đông đảo các trekker lựa chọn bởi tính năng chống thấm cực kỳ hiệu quả. 2. Nhận biết giày leo núi chống nước Theokinh nghiệm đi trekking của mình, để nhận biết giày leo núi chống nước, bạn nên xem phần lưỡi gà đầu tiên. Đây là phần trên đệm mu bàn chân, ở giữa 2 hàng lỗ xỏ dây. Phần này phải được thiết kế liền nhau để ngăn nước chảy từ bên ngoài vào. Đế giày trekking được làm từ chất liệu cao su vừa có tính năng chống nước, vừa có khả năng chịu lực tốt, ít bị mài mòn. 3. Cách chọn giày Ngoài tính năng chống thấm, khi chọn giày trekking, bạn còn nên lưu ý những vấn đề sau: 3.1. Cổ thấp hay cổ cao Tùy vào đặc điểm địa hình và khí hậu của nơi trekking mà bạn nên chọn loại giày cổ thấp, cổ cao hay cổ lửng. Giày cổ thấp thường mang đến sự thoải mái cho bạn khi di chuyển. Với thiết kế đơn giản, giày cổ thấp có trọng lượng và kích thước nhỏ gọn. Tuy nhiên, loại giày này không bảo vệ được phần mắt cá chân của bạn. Khả năng nước tràn vào giày dễ hơn so với loại giày cổ cao. Giày cổ cao được các trekker ưa chuộng khi di chuyển qua những đoạn đầm lầy như rừng nguyên sinh. Phần cổ giày được thiết kế cao nên dễ dàng bảo vệ mắt cá chân. Nhờ đó, giúp bạn ngăn cản bụi bẩn và nước thấm vào trong. Giày cổ lửng là khắc phục được nhược điểm của 2 loại giày trên. Nó vừa có khả năng bảo vệ cổ chân, vừa chống ...

Bài viết có nội dung: Các loại balo leo núi Các tính năng đặc biệt của balo leo núi Để chọn được một chiếc balo leo núi tốt nhất phù hợp với chuyến đi không phải là điều dễ dàng bởi hiện nay thị trường tràn ngập rất nhiều loại có kiểu dáng, mẫu mã và thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể lựa chọn đúng khi có biết thông tin về cách phân loại balo du lịch, balo trekking, balo hiking, balo leo núi với nhau về cả tính năng và trường hợp sử dụng tốt nhất. Đọc bài viết này để biết về tất cả các yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn một chiếc balo phù hợp cho chuyến đi của bạn Điều gì là quan trọng nhất khi chọn lựa ba lô leo núi? Cách chọn balo leo núi ra sao? Trước khi cân nhắc về các tính năng cụ thể, hãy suy nghĩ về mục đích sử dụng. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Bạn thích những chuyến đi dài ngày hay bạn chỉ muốn đi vào cuối tuần? Bạn muốn balo sẽ bền dùng được trong nhiều năm hay bạn chỉ cần một cái đơn giản dùng được vài lần? Bạn dự định mang theo những món đồ trekking gì? Có rất nhiều câu hỏi mục đích sử dụng như trên cần được trả lời trước khi chuyển sang bước tiếp theo – xem xét các tính năng nhất định của balo như khả năng chịu tải và chất liệu của ba lô trekking. Sau đó, bạn có thể xem xét đến túi, số ngăn, dây đeo, tính dễ sử dụng và dây kéo. Và điều cần thiết nhất là phải thoải mái. Bạn sẽ thấy rằng việc chọn ra một chiếc balô leo núi tốt, phù hợp không hề đơn giản bởi balo là vật dụng quan trọng nhất khi leo núi. Hãy bỏ chút thời gian và công sức để tìm ra một chiếc phù hợp và những chuyến đi của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các loại balo leo núi Trọng lượng và kích thước của ba lô dã ngoại phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài chuyến đi dự tính, cả phương thức di chuyển, điều kiện thời tiết và số lượng dụng cụ bạn muốn mang theo trong một chuyến đi cũng có ảnh hưởng. Balo trekking đi trong ngày Hầu hết các dòng balo đi trong ngày đều có dung tích từ 20 lít – 35 lít đối với loại cao cấp. Mặc dù balo có kích thước nhỏ hơn như balo leo núi 10L thường vẫn đủ cho các chuyến đi trong ngày, nhưng bạn sẽ muốn một chiếc balo lớn hơn trong phạm vi 35 lít cho các chuyến hành trình cả ngày vì dễ mang thêm nước, thực phẩm, quần áo và những vật dụng cần thiết. Hầu hết các dòng đi ...

1. Các loại nệm 2. Chọn nệm dựa vào tính chất chuyến đi 3. Đặc điểm lưu ý khi chọn nệm Một chiếc nệm xếp gọn cho hoạt động leo núi, cắm trại không những giúp bạn có một giấc ngủ êm ái, thoải mái mà còn hỗ trợ ngăn hơi đất, cách nhiệt, bảo vệ bạn tốt hơn. 1. Các loại nệm Nệm hơi Nệm hơi dạng sử dụng hoàn toàn khí để bơm vào (Air pads), đây là loại nệm tiêu biểu, phổ biến cho cắm trại, leo núi. Thường nệm dành cho 1 đến 2 người, ngoài lớp không khí cách nhiệt thì vật liệu làm nệm cũng được trang bị cách nhiệt để hỗ trợ giữ ấm. Đây là loại nệm bạn phải tự thổi phồng nó, có thể tự thổi bằng miệng, hoặc sử dụng máy bơm để làm phồng nệm.  Ưu điểm: Đây là loại nệm gọn nhẹ nhất, có kích thước xếp nhỏ nhất (So với những loại khác có cùng kích thước sử dụng). Là lựa chọn hàng đầu cho những bạn đi cắm trại, leo núi. Cách sử dụng dễ dàng, dễ bơm và dễ xả khí.  Nhược điểm: Giá thành có xu hướng đắt hơn so với những loại khác có cùng kích thước sử dụng. Đồng thời chúng sẽ dễ bị rách và hỏng hơn nhưng loại khác, nhưng việc sửa chữa cũng tương đối dễ dàng với những bộ kit sửa chữa đi kèm.  Vì là nệm hơi, sử dụng 100% là hơi để bơm đầy nên có thể bị xẹp 1 phần vào giữa đêm nếu nệm của bạn quá cũ hoặc do bạn không khóa kỹ van.  Đệm hơi sẽ tạo ra những âm thanh hơi khó chịu khi bạn chuyển động trên chúng. Nếu bạn là một người có thính giác tốt và khó ngủ thì hãy chú ý điểm này. Nệm tự phồng Nệm hơi tự phồng là loại nệm kết hợp giữa xốp cách nhiệt và nệm hơi. Lớp xốp được nén khi xếp nệm, và được giải phóng – tự hút không khí vào để lấp đầy những lỗ trống của xốp và phồng ra khi mở van hơi. Loại này thường chỉ xếp được ở dạng cuộn tròn chứ không xếp gấp như nệm hơi.  Ưu điểm: Êm ái và dễ chịu hơn so với nệm hơi. Nệm có khả năng giữ nhiệt tốt hơn. Nệm giữ hơi tốt và nhờ lớp xốp mà không gây khó chịu dù có thất thoát 1 chút hơi.  Nhược điểm: Kích thước xếp lớn hơn nhiều so với nệm hơi có cùng kích thước sử dụng. Đồng thời cũng nặng hơn nên chỉ phù hợp với những chuyến cắm trại bằng phương tiện. Không quá phổ biến khi đi leo núi, trekking. Nệm xốp Là loại nệm được làm từ bọt xốp dày, không nén được. thường được gấp theo hình chữ Z hoặc cuộn tròn để mang theo.  Ưu điểm: Chúng tương đối ...

1. Giặt sạch 2. Phơi khô 3. Chăm sóc giày 4. Một số mẹo vệ sinh giày     Vệ sinh giày đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ giày của bạn – giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc mua giày mới, hay đơn giản là bạn muốn đôi giày của mình sạch sẽ, tươm tất, vì nó đã đồng hành và có kha khá kỷ niệm với bạn. Việc vệ sinh giày leo núi, trekking cũng tương tự như một đôi giày thể thao thường, tuy nhiên tùy vào thiết kế, chất liệu và đặc tính của đôi giày mà việc vệ sinh này có những điểm đặc biệt. Cụ thể từng giai đoạn như sau:     1. Giặt sạch Việc giặt giày là điều bắt buộc phải làm sau mỗi chuyến đi. Vì sau những hành trình, ít thì giày bạn sẽ bám bụi, nhiều hơn là đất, bùn,…. bám đầy quanh giày. Đôi khi bám một chút bụi đường sau hành trình sẽ làm đôi giày của bạn trông thật chất, thật bụi bặm – mặc dù bạn rất hài lòng với tạo hình đó của đôi giày nhưng điều đó sẽ làm đôi giày của bạn nhanh cũ, giảm tuổi thọ giày, thậm chí là hư hỏng, và có thể có cả mùi.    Hãy bắt đầu bằng việc lấy bùn đất bám trên thân đôi giày, bằng cách đập nhẹ đôi giày, hoặc dùng vật gì đó để cạy chúng ra (Nếu giày bạn không bám bùn thì bỏ qua đoạn này nhé!) Tiếp đó hãy làm sạch bụi đất, cây cỏ, sỏi vô tình dính vào rãnh ở đế giày. Việc này giúp duy trì độ bám của giày, bởi sự đóng bám của bụi đất ở các rãnh đế giày sẽ lấp mất phần gai – bộ phận hỗ trợ bám của một đôi giày trekking, leo núi.  Sau đó sử dụng bàn chải có độ cứng trung bình, nước, và chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch bên ngoài giày. Hạn chế sử dụng những chất tẩy rửa mạnh, vì nó sẽ ảnh hưởng đến keo, nếu giày bạn là giày chống thấm hoặc giày da thì lại càng phải hạn chế sử dụng những loại chất tẩy rửa mạnh. Đừng quên tháo dây giày và miếng lớt giày để vệ sinh những phần bàn chải khó chạm tới, và để giặt riêng dây giày để đảm bảo nó sạch nhé!   Với một đôi giày leo núi thì bạn cần làm sạch bụi bẩn, bùn đất bên ngoài. Còn thứ cần làm sạch ở bên trong là mồ hôi và mùi. Bạn có thể ngâm giày một thời gian ngắn, sau đó sử dụng xà phòng tẩy rửa nhẹ, có mùi thơm dễ chịu để vệ sinh phần trong của giày.        2. Phơi khô Cách tốt nhất để phơi khô giày là hãy đề giày khô ở nhiệt độ thường, hoặc ...

 Núi Gia Ray hay Gia Lào còn được gọi với tên khác là núi Chứa Chan. Đây là 1 điểm leo núi ngay sát Sài Gòn mà các bạn trẻ không thể bỏ qua.Bản thân mình cảm nhận thì núi này cũng có một chút khó đi vì nó dốc và đá rất nhiều trên con đường leo đến đỉnh núi, nhưng không sợ bị lạc vì mình có những cột trụ điện để mình kiểm tra là mình ở đâu. Núi này chỉ mệt cho những bạn mới đi lần đầu hoặc không thường xuyên tập thể dục vì trong quá trình leo thì bị tuột đường huyết. Núi chứa chan có gì hấp dẫn  Núi Chứa Chan (Đệ nhị thiên sơn) là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ, sau núi Bà Đen (Đệ nhất thiên sơn). Với độ cao 837m so với mực nước biển, sườn dốc 3035 độ, núi này có đôi chỗ là vách dựng đứng. Đây là một thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam bộ. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Thế núi hùng vĩ, cao chót vót; vào buổi sáng, núi rực rỡ xanh dưới ánh nắng nhẹ của mặt trời; lúc chiều tà núi sừng sững âm u trên nền trời trắng xám; tháng mười núi mờ ảo trong sương mù cùng với những dải mây trắng lững lờ bay lượn, bao phủ ôm lấy núi.  Cảnh quan thiên nhiên núi Chứa Chan đẹp và hấp dẫn với nhiều dòng suối quanh năm tươi mát ẩn mình dưới những rừng cây bạt ngàn, nước chảy không bao giờ cạn; cùng với những di tích do con người tạo nên như chùa Bửu Quang, chùa Lâm Sơn, chùa Linh Sơn, nhà nghỉ mát của toàn quyền Pháp, vườn trà của vua Bảo Đại… tạo thành một quần thể thắng cảnh độc đáo ở Đông Nam bộ. Đặc biệt nơi đây còn nổi tiếng “Cây da ba gốc một ngọn”, Mật Khu Hầm Hinh và các bãi đá tự nhiên trùng trùng điệp điệp, xen lẫn nhau tạo thành những bức tường đá kỳ vĩ và những hang động được tạo thành bởi sự sắp xếp của các khối đá to lớn chạy ngầm trong lòng núi. Trong lòng các hang động có các khe suối nhỏ nước chảy quanh năm, từ xa xưa đã có nhiều vị thiền sư chọn làm nơi thiền định, đến nay vẫn còn dấu tích Đi lên núi Chứa Chan bằng cách nào ?  Để chinh phục Núi Chứa Chan thường có 3 đường chính như sau  Đi theo hướng Đường Chùa: Sau khi đi hết bậc thang lên đến chùa cao nhất, đi thẳng lên nữa thì sẽ đến đỉnh Gia Lào, từ đây men theo bên trái băng rừng đi lên sẽ đến đỉnh Chứa Chan. Trên đỉnh có trạm thông tin liên lạc ...

Ngay cả những đôi giày vừa vặn cũng cần phải tốn thời gian để làm quen với đôi chân của bạn. Nếu bạn dành thời gian để “break-in” (làm mềm) đôi giày leo núi mới, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi phượt. Tuy nhiên, mỗi đôi giày có thời gian làm mềm khác nhau; bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm mềm giày leo núi đúng cách. 

Nếu bạn là một nhà leo núi truyền thống đầy tham vọng, bạn sẽ muốn có một loạt các thiết bị bảo hộ động và tĩnh (còn gọi là: pro). Bài viết này sẽ tập trung hướng dẫn lựa chọn thiết bị bảo hộ khi leo núi, chủ yếu là thiết bị tĩnh. 

Cần mang theo thiết bị gì, mang theo như thế nào và làm thế nào để đeo chúng trong khi leo núi là những cân nhắc quan trọng khi bạn tiến bộ trong kỹ năng leo núi truyền thống. Trong bài viết này, chúng mình sẽ thảo luận về một số hướng dẫn chuẩn bị thiết bị leo núi cần thiết, bao gồm cách mang tất cả các loại chốt, nêm chèn, carabiner, móc dây hai đầu, v.v.

Khi bạn đang leo núi cùng với sợi dây thừng của mình, một giá đỡ tốt cũng quan trọng như người bạn hỗ trợ đáng tin cậy. Tuy nhiên nếu bạn chỉ tham gia leo núi truyền thống, bạn sẽ cần phải biết hướng dẫn chọn dây nối, dây đai, và dây dù leo núi. Cùng với dây thừng leo núi, các loại dây này đều có thể được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau.

Mỗi mấu bám leo núi khác nhau sẽ có một hình dạng độc đáo và đòi hỏi một kỹ thuật khác nhau để tận dụng tối đa. Biết được cách bám tay nào sẽ mang lại cho bạn cơ hội tốt nhất để chinh phục một tuyến đường và giúp bạn hỗ trợ những người leo núi khác. Bài viết bên dưới sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn bám tay đúng cách khi leo núi.

Phấn leo núi là một phụ kiện leo núi cần thiết, giúp bạn bám vững hơn trên những mấu bám và chống ẩm. Bạn cũng có thể chọn phấn dựa theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các loại phấn, hướng dẫn cách chọn và sử dụng phấn leo núi

Leo núi trong nhà là một môn thể thao được giới trẻ ngày nay yêu thích. Và điều quan trọng nhất khi tham gia môn thể thao này là mang một đôi giày phù hợp để tránh chấn thương. Để giúp bạn chọn được đôi giày tốt nhất, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn chọn giày leo núi trong nhà “chuẩn” nhất.

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก