Top 7+ bài viết cực đông việt nam đầy đủ và chi tiết nhất

Trà Cổ được mệnh danh là bãi biển trữ tình nhất Việt Nam và nằm ở cực Đông của đất nước. Trà Cổ quyến rũ du khách bởi nét hoang sơ nhưng đầy thơ mộng, bãi cát trải dài miên man và nước biển xanh biếc một màu quanh năm, từng con sóng xô bờ như khúc hát mang đến sự bình yên cho tâm hồn. Biển trời trong xanh của bãi biển Trà Cổ – Quảng Ninh – Ảnh: sưu tầm Trà Cổ là một bãi biển thuộc thành phố Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh. Trà Cổ là bãi biển đầu tiên nằm ở cực Đông của Tổ Quốc. Với chiều dài gần 20 km, cong hình lưỡi liềm trải dài từ Mũi Gót ở phía Bắc đến Mũi Ngọc ở phía Nam, Trà Cổ được đánh giá là bãi biển dài nhất Việt Nam. Trà Cổ cũng được đánh giá là bãi biển trữ tình nhất Việt Nam – Ảnh: sưu tầm Nếu như bạn đã quá quen thuộc với những bãi biển đẹp mê hồn, những khu du lịch sầm uất, nhộn nhịp và muốn tìm đến những nơi đang còn hoang sơ, thật thà, trong lành và không kém phần thơ mộng thì bãi biển Trà Cổ sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Những gì ở bãi biển Trà Cổ vẫn còn hoang sơ và trong lành nhất – Ảnh:Nguyen Chi Đến với bãi biển Trà Cổ, điều đầu tiên hấp dẫn bạn chính là không gian vô cùng khoáng đạt, tươi mát, thanh bình cùng với khí hậu trong lành, sóng êm biển lặng, những bãi tắm còn khá hoang sơ, cát trắng trải dài miên man, nước biển quanh năm xanh biếc, màu trời và màu biển hòa vào làm một và làm xiêu lòng biết bao khách du lịch. Bãi biển Trà Cổ nhìn từ mũi Sa Vĩ – Ảnh: Sưu tầm Trà Cổ là bãi biển nằm ở biên giới giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, bãi biển trữ tình này được hình thành do tương tác của sóng biển và nước biển với bãi bồi của một đảo bồi tự nhiên mà tạo thành. Quá trình này diễn ra qua hàng nghìn năm và kết quả là tự nhiên đã “vô tình” tạo nên một kiệt tác cho trần thế. Êm đềm từng con sóng vỗ – Ảnh: Doimoi Ở Trà Cổ, không gian nơi đây còn chưa nhuốm “bụi trần” do cách xa thành phố, đô thị, và khu công nghiệp nên không khí ở đây rất trong lành, khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan hoang sơ, tĩnh mịch và ít chịu tác động của con người. Một ngày đến với Trà Cổ, bạn tha hồ nằm dài lười biếng trên bãi biển cát trắng mịn màng, trong suốt như những hạt pha lê, đắm mình dưới làn nước trong xanh mát lạnh, để cho làn da được ánh nắng ấm áp vỗ ...

Như thế nào gọi là đi hết toàn bộ chiều dài đất nước? Với Đi Vui thì ngoại trừ số km bạn đã tích lũy cho đôi chân và lượng kiến thức tích lũy được cho khối óc của mình, thì một điều tất yếu chính là đặt chân lên các mũi nhọn của Việt Nam. Nếu bạn đang ở Phú Yên, Đi Vui sẽ giới thiệu ngay 5 điểm đến giúp bạn có một chuyến hành trình tiến tới mũi cực Đông Việt Nam vừa gọn nhẹ, vừa tràn ngập màu sắc của niềm vui và những trải nghiệm mới lạ. Cùng Đi Vui khám phá ngay nhé. 1. Dấu chân thiên đường ở Ghềnh Đá Dĩa Ghềnh Đá Dĩa với địa hình kì lạ. (nguồn: @ALEX) Cách đây gần chục năm, Ghềnh Đá Dĩa nằm ngoài danh sách những điểm du lịch của Phú Yên vì hoang sơ và ít người biết. Song, “hữu xạ tự nhiên hương” người ta dần tìm đến đây để chiêm ngưỡng một vẻ đẹp thiên nhiên ấp ủ gìn giữ đã lâu. Dù là hướng xiên ra biển hay hướng thẳng lên trời các phiến đá cũng xếp chồng lên nhau ngay ngắn. Nhìn từ xa ghềnh đá như một tổ ong khổng lồ với các trụ đá hình đa giác vươn cao lên bầu trời, hoặc xiên ngang trào ra biển lớn. Song dù là xếp như thế nào, các phiến đá cũng ngay ngắn từng lớp như những chồng đĩa. Đó cũng chính là xuất phát của tên Ghềnh Đá Dĩa. Ngư dân đánh cá xem nơi này là một bãi đậu thuyền. Từ ghềnh đá nhìn ra, bạn sẽ thấy đông đúc những chiếc thuyền thúng đánh cá của ngư dân địa phương giữa những ngọn sóng, khiến cho khung cảnh nơi đây sinh động hơn hẳn. 2. Bãi Xép – Ghềnh Ông, nơi êm ả câu hát tuổi thơ Nổi tiếng với địa điểm quay phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Chỉ sau 1 đêm, nơi này nổi phất lên với danh xưng “bối cảnh của phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” bên cạnh tên gọi. Phú Yên – vùng đất với những địa điểm địa hình phức tạp có cho mình một Bãi Xép – Ghềnh Ông mênh mông biển trời. Hiếm có bụi xương rồng hoang nào lại đẹp đến vậy. (nguồn: @zumi1608) Con đường trở về tuổi thơ ôm quanh bãi Xép, dẫn bạn đi trên thảm cỏ mượt mà, cọng cỏ nhỏ xíu vươn lên vẫy tay với nắng gió Phú Yên. Trước khi đến với Ghềnh Ông là hai bụi xương rồng hoang trải dài bên đường. Bãi biển chọn cách ly với thế giới qua rặn phi lao xanh rì rào. Và Ghềnh Ông mở ra trước mắt như đoạn kết ngọt ngào trong câu chuyện cổ tích xưa lắm bà hay kể. Ghềnh Ông chia vùng đất thành hai bên, một bên là bãi Xép, một bên là bãi biển cách ...

Trekking là hoạt động giải trí mạo hiểm và khá gian nan nhưng đem lại rất nhiều trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Hãy cùng Phượt Vi Vu tham gia trekking cực Đông Việt Nam khám phá Mũi Đôi Khánh Hòa – nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam tuyệt đẹp và khó quên ngay thôi! 1. Giới thiệu về Mũi Đôi cực Đông Mũi Đôi Cực Đông ở đâu trên dải đất hình chữ S? Theo như thông tin chính xác thì Mũi Đôi thuộc làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km theo quốc lộ 1A về hướng Bắc và cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) khoảng 35km về hướng Nam. Mũi Đôi chính là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia. Tại vị trí này, bạn có thể đón bình minh với “tia nắng đầu tiên” của Việt Nam sớm hơn tất cả mọi nơi khác.  Cũng tại vị trí này, bạn sẽ thấy một chóp inox đã được gắn vào ngày 4-12-2012 để làm mốc điểm cực .Nếu bạn thực hiện hành trình trekking cực Đông thì đích đến sẽ là chạm tay vào chóp inox đó..  2. Thời điểm lý tưởng để đi trekking cực Đông Cũng giống như một số tỉnh thành ở khu vực miền Trung, Khánh Hòa sở hữu hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa khô sẽ bắt đầu từ tháng 1 – tháng 8 hàng năm, nhiệt độ dao động trong khoảng 34 – 38 độ C, khá nóng. Theo kinh nghiệm trekking Cực Đông của Phượt Vi Vu, thời điểm lý tưởng và phù hợp nhất để đến đây là khoảng đầu năm. Lúc này, cũng chính là mùa khô, thời tiết tương đối dễ chịu, lượng mưa không nhiều, sẽ giúp cho hành trình của bạn thuận lợi hơn.  Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế đi trekking cực Đông Việt Nam vào mùa mưa. Tức là khoảng thời gian từ tháng 9 – tháng 12. Vì mưa nhiều, biển động, cung đường trekking sẽ khó chinh phục hơn. 3. Cách di chuyển tới cực Đông Nếu bạn ở 2 đầu đất nước và muốn chinh phục Cực Đông, bạn cần tới được 1 trong 2 thành phố này. Đó là Tuy Hòa của Phú Yên và Nha Trang của Khánh Hòa. Từ Tuy Hòa và Nha Trang bạn sẽ bắt đầu di chuyển đến Đầm Môn. Bạn có thể sử dụng hai phương tiện chủ yếu đi đến Đầm Môn là xe máy hoặc xe buýt. Sau khi đã đến Đầm Môn (mất khoảng 1 tiếng) thì bạn sẽ bắt đầu hành trình đến với Cực Đông.  Có hai cách chính để bạn đến được với Mũi Đôi Cực Đông. Dù bạn đi bằng ...

Điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam nằm ở Mũi Đôi. Ngoài yếu tố Mũi Đôi là cực Đông của Tổ Quốc thì yếu tố thứ hai thu hút giới trẻ hơn đó chính là bởi vì nơi đây có thể đón ánh bình minh sớm nhất tại Việt Nam. Tìm cách chinh phục và khám phá cực Đông Việt Nam luôn được xem là một trong những thử thách mà hầu hết các bạn đam mê mạo hiểm đều muốn thực hiện. 1. Mũi Đôi cực Đông ở đâu? Mũi Đôi cực Đông nằm ở làng chài Đầm Môn, thuộc hành chính của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Để khám phá cực Đông Việt Nam thì bạn có thể đến với Nha Trang chỉ cách 80km theo quốc lộ 1A về hướng Bắc. Hoặc bạn cũng có thể xuất phát từ Tuy Hòa (Phú Yên) khoảng 35km về hướng Nam.  2. Thời điểm đi trekking cực Đông Thời điểm đi trekking cực Đông lý tưởng nhất vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5. Thời tiết lúc này sẽ không quá nóng, cũng không mưa, giúp chặng đường đi của bạn đỡ mất sức.  Không nên đi vào giai đoạn còn lại. Cụ thể, từ tháng 6 đến tháng 8, nhiệt độ dao động giữa 35-39 độ C. Với nắng nóng và nhiệt độ như thế sẽ làm cho hành trình của bạn vô cùng khắc nghiệt. Thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 lại mùa mưa. Vì vậy, đây không phải thời điểm lý tưởng để thực hiện trekking khám phá cực Đông Việt Nam.  3. Cách di chuyển đến cực Đông  Để thực hiện hành trình khám phá cực Đông Việt Nam, bạn phải nắm rõ lộ trình, cách thức di chuyển đến với cực Đông. Với kỹ năng trekking cực Đông của Phượt Vi Vu thì bạn có thể áp dụng các bước sau:  Bước 1: Đến với hai thành phố gần Đầm Môn  Nếu bạn ở hai đầu đất nước thì bạn nên đến với Tuy Hòa hoặc Nha Trang. Đây là hai địa điểm gần với Đầm Môn nhất. Bạn có thể sử dụng nhiều loại phương tiện như tàu hỏa, xe khách hoặc máy bay. Bước 2: Đến Đầm Môn Bằng xe máy: Đây được xem là loại phương tiện phù hợp nhất để di chuyển vào Đầm Môn. Bạn có thể tới Phú Yên rồi thuê xe máy ở Tuy Hòa làm phương tiện di chuyển. Với quãng đường 50km, chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng là tới được Đầm Môn. Trong trường hợp bạn tới Nha Trang, bạn cũng có thể thuê xe máy ở Cam Ranh, nhưng nếu đi từ Cam Ranh khá xa, nên bạn cân nhắc nhé.  Bằng xe bus: Bạn có thể bắt xe buýt tới Đầm Môn hoặc xe buýt đi Đại Lãnh (tới ngã 3 Đầm Môn thì thuê thêm xe ôm di chuyển vào). Đi xe khách đến mũi Cực Đông Bước ...

Đôi nét về Cực Đông Du lịch Cực Đông mùa nào đẹp nhất? Hướng dẫn di chuyển đến Cực Đông Lưu trú tại Cực Đông Các hoạt động nên trải nghiệm tại Cực Đông Trekking chinh phục cực Đông từ Đầm Môn đến Mũi Đôi Đón bình minh sớm nhất tại Việt Nam Cắm trại trên bãi biển Lịch trình trekking cực Đông 2 ngày 1 đêm Lưu ý khi đi du lịch Cực Đông Bạn cảm thấy thế nào khi mình trở thành người đầu tiên đón bình minh tại Việt Nam? Hãy đến với mũi Đôi cực Đông để khám phá những điều thú vị này ngay nhé… Đôi nét về Cực Đông Mũi Đôi Cực Đông nằm ở bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, Vạn Thành, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Nằm vươn mình ra phía cực Đông, là nơi đón bình minh sớm nhất Việt Nam. Mũi Đôi Cực Đông cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km theo quốc lộ 1A về hướng Bắc, và cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) tầm 35 km về hướng Nam. (Ảnh: fb. Mũi Đôi Cực Đông) Mũi Đôi – Cực Đông là một trong “4 cực 1 đỉnh” nổi tiếng lẫy lừng. Sau khi khám phá ra Mũi Đôi, người ta phát hiện nơi đây đón bình minh sớm hơn Mũi Đại Lãnh tới 4 giây. Mũi Đôi là một vị trí có hai đồi đá cùng nhô ra biển Đông. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp được tạo thành bởi những khối đá kỳ thú, muôn hình muôn vẻ nằm giữa một vùng trời nước bao la. (Ảnh: fb. Trekking Mũi đôi Cực Đông) (ảnh: fb. Whale Island Resort Vietnam) Du lịch Cực Đông mùa nào đẹp nhất? Thuộc huyện Vạn Ninh nên thời tiết tại Cực Đông sẽ mang nét đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa với 2 mùa là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa thường ngắn, kéo dài từ tháng 9 – tháng 12 nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 10 – tháng 11. Từ tháng 1 – tháng 8 là mùa khô, thời tiết mát mẻ nhất vào khoảng tháng 1 – tháng 5 và đây cũng là khoảng thời gian thích hợp nhất để ghé thăm cực Đông trải nghiệm các hoạt động thú vị tại nơi đây. Vào thời gian còn lại thì khí trời sẽ nắng nóng hơn, nhiệt độ có thể lên tới 34-38°C sẽ khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi hơn. (Ảnh: fb. Trần Hoàng Song Thy) Hướng dẫn di chuyển đến Cực Đông Để có thể di chuyển đến cực Đông Tổ quốc thì trước tiên bạn cần di chuyển đến thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hoặc di chuyển đến Phú Yên nhé. Bạn có thể di chuyển bằng máy bay từ Hà Nội và Sài Gòn, tàu hỏa hoặc xe khách giường nằm. Sau khi đến Nha Trang hoặc Phú Yên bạn sẽ tiếp tục di chuyển đến ...

Với những người đam mê xê dịch đặc biệt là du lịch bụi chắc hẳn đều biết đến 1 đỉnh Fansipan và 4 cực Đông – Tây – Nam – Bắc của Việt Nam, trong đó chặng đường chinh phục Cực Đông với đầy đủ các địa hình, hội tụ nhiều cảnh đẹp nên gần như được đánh giá là điểm cực đáng chinh phục nhất Việt Nam. Với những người đam mê xê dịch đặc biệt là du lịch bụi chắc hẳn đều biết đến 1 đỉnh Fansipan và 4 cực Đông – Tây – Nam – Bắc của Việt Nam, trong đó chặng đường chinh phục Cực Đông với đầy đủ các địa hình, hội tụ nhiều cảnh đẹp nên gần như được đánh giá là điểm cực đáng chinh phục nhất Việt Nam. Cùng Lữ hành Việt Nam tìm hiểu trọn vẹn hành trình chinh phục Cực Đông qua review chi tiết từ bạn Ly Nguyen nhé! Cực đông là nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam Cực Đông Mũi Đôi nằm ở đâu? Cực Đông trước nay vốn bị nhầm lẫn giữa Mũi Điện Phú Yên và Mũi Đôi Khánh Hòa, tuy nhiên theo những tín đồ du lịch, chinh phục Mũi Điện khá dễ dàng nên họ thường chọn Mũi Đôi làm đích đến khi chinh phục Cực Đông nằm cách Đầm Môn Khánh Hòa khoảng 13km.   Địa hình ở Cực Đông thế nào? Để đến Cực Đông sẽ trải qua bốn địa hình liên tiếp với độ dài 1 chiều hơn 10km. * Địa hình sa mạc cát: Vì đêm hôm trước trời mưa lớn nên đây có lẽ là sự ưu ái đầu tiên với chúng tôi, đi trên cát không hề bị lún. Vượt qua sa mạc cát mình đến với một bãi biển đẹp không khác gì Maldives. Địa hình cát kết thúc cũng là lúc bãi biển trải dài, sóng vỗ vào bờ trắng xóa * Địa hình đồi núi: Vượt qua vài quả núi hay còn gọi là dốc 123 thì đến được bãi Rạng nơi chúng tôi cắm lều và nghỉ qua đêm tại đó để sáng hôm sau ngắm bình minh. Bạn sẽ băng qua những ngọn núi, rừng lá rụng như rú chá Huế đầu thu * Địa hình đá tảng: Địa hình này tựa như là một thách thức lớn đối với tôi. Nếu bạn cũng sợ độ cao e rằng không thể đi nhanh, thậm chí nhiều khúc còn run run.   Địa hình đồi núi ôm biển “mãn nhãn” * Leo dây treo thẳng đứng: Bước cuối cùng để chạm tới chóp Mũi Đôi, từng bước chân leo lên cũng run không kém nhưng nhờ có dây bảo hộ nên cuối cùng cũng sẽ leo lên được thôi, đừng quá lo lắng nhé!   Địa hình cuối leo dây thẳng đứng   Đi cực Đông – có cực không ??? Câu trả lời là có cực khổ mà lại cực vui nhé các bạn. Tưởng tượng ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก