Top 17+ bài viết lễ hội thả đèn trời đầy đủ và chi tiết nhất

1. Lễ hội thả đèn trời ở Đài Loan (Pingxi Sky Lantern Festival) 2. Lễ hội thả đèn trời ở Hàn Quốc(Daegu Dalgubeol Lantern Festival) 3. Lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai – Thái Lan (Yi Peng Lantern Festival) Đèn trời hay còn gọi là đèn Khổng Minh, là một loại đèn truyền thống của nên văn hóa Châu Á xa xưa. Đèn thường được làm bằng giấy gạo, da cừu, sợi tre, lụa hoặc satin và được gắn thêm một cây nên lớn ở phía dưới. Khi những ngọn đèn nóng lên, chúng bắt đầu bay lên trời mang theo những ước nguyên, giấc mơ của người thả đèn. Việc thả đèn trời vì thế cũng trở thành một tập tục thiêng liêng đối với người dân Châu Á. Nếu các bạn muốn đắm chìm trong không khí huyền ảo và lung linh, khám phá những lễ hội thả đèn trời lớn nhất Châu Á dưới đây nhé! 1. Lễ hội thả đèn trời ở Đài Loan (Pingxi Sky Lantern Festival) Ý nghĩa: Vào đêm Tết Nguyên Tiêu ở Đài Loan, người ta sẽ viết lên chiếc đèn của mình những điều ước và thả chúng bay lên trời. Họ cầu mong điều ước đến được với các vị thần tiên. Có truyền thuyết kể rằng cách đây 2000 năm, các binh sĩ triều đại Xing đốt những ngọn đèn lên trời để báo hiệu cho những người dân đang lẩn trốn giặc trong các ngọn núi. Những ngọn đèn giúp người dân biết rằng vùng đất của họ đã an toàn và họ có thể trở về nhà. Vì thế những chiếc đèn trời ở Đài Loan còn tượng trưng cho sự bình an. Địa điểm: Pingxi (quận Bình Khê – Đài Loan) Thời gian: Đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới – tức Tết nguyên tiêu. (02/03/2018 dương lịch) Lễ hội thả đèn trời ở Đài Loan Tết nguyên tiêu với lễ hội thả đèn trời 2. Lễ hội thả đèn trời ở Hàn Quốc(Daegu Dalgubeol Lantern Festival) Ý nghĩa: Lễ hội thả đèn trời ở Daegu – Hàn Quốc được tổ chức hàng năm để mừng ngày Đức Phật được sinh ra. Địa điểm: Thành phố Daegu – Hàn Quốc Thời gian: Cuối tháng 4 –  đầu tháng 5 dương lịch hàng năm Photo credit: Aaron Guy Leroux Lễ hội thả đèn trời ở Hàn Quốc. Photo credit: Jennifer Bailey 3. Lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai – Thái Lan (Yi Peng Lantern Festival) Ý nghĩa: Yi Peng được coi là lễ hội thả đèn trời lớn nhất thế giới. Với Yi Peng, người dân Thái sẽ thắp đèn trời thả bay trên bầu trời với niềm tin mọi điều không may và muộn phiền sẽ cùng đèn trời bay lên không trung và tan biến. Các Phật Tử cũng tin rằng những điều ước mà họ cầu mong trong lúc thả đèn chắc chắn sẽ thành sự thật. Địa điểm: Chiang Mai – Thái Lan Thời gian: Tháng 12 âm lịch (Cuối tháng 11 dương lịch hàng năm) ...

Nguồn gốc của lễ hội đèn lồng Đài Loan Những lễ hội đèn lồng rực rỡ tại Đài Loan Lễ hội đèn trời ở Bình Khê (Pingxi Sky Lantern Festival) Lễ hội đèn lồng ở Đài Bắc (Taipei Lantern Festival) Lễ hội đèn lồng và niềm tin của người dân Đài gửi gắm trong đó Đến Đài Loan đúng dịp lễ hội đèn lồng Tết Nguyên Tiêu sẽ là điều tuyệt vời để bạn khám phá nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân nơi đây Đài Loan luôn là một trong những điểm du lịch thu hút du khách vào loại bậc nhất trên thế giới. Du lịch Đài Loan du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh đẹp, thưởng thức nhiều món ăn ngon và đặc biệt là tham gia vào những lễ hội đèn hoành tráng được tổ chức thường niên ở đây. Vậy lễ hội đèn trời ở Đài Loan có gì đặc biệt? Hãy cùng EFLY tìm hiểu thêm những nét đặc sắc trong lễ hội truyền thống này của người dân xứ Đài qua bài viết sau đây nhé! Nguồn gốc của lễ hội đèn lồng Đài Loan Theo truyền thuyết kể lại rằng, các lễ hội đèn lồng này đã có từ thời vua Hán. Ông là một vị vua rất sùng đạo và đã ra lệnh cho người dân thắp đèn vào đêm rằm tháng Giêng để tỏ lòng kính trọng với Phật Tổ đồng thời việc cầm những ngọn đuốc hay đèn lồng sẽ giúp các vị thần linh có thể dễ dàng ban phước lành, phù hộ cho mọi người. Lễ hội đèn lồng Đài Loan là lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên Lễ hội đèn lồng của Đài Loan là một lễ hội truyền thống và được tổ chức hằng năm vào dịp tết Nguyên tiêu như một cách để chào đón năm mới sang. Vào dịp này, người dân Đài Loan thường sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí và một trong những điểm nhấn đặc sắc nhất đó chính là lễ hội thả đèn lồng, đèn trời và bắn pháo hoa lung linh khắp các vùng miền của Đài Loan. Đặc biệt vào những ngày lễ này, người dân Đài sẽ tập trung trang trí nhà cửa với những chiếc đèn lung linh sắc màu, còn trẻ nhỏ sẽ ra đường vui đùa với những chiếc lồng đèn trên tay vào mỗi tối. Trước đây, kết hợp với việc ăn mừng năm mới, lễ hội này được kéo dài rất lâu, thậm chí có thể tới 45 ngày liên tiếp. Tuy nhiên hiện nay chúng đã được rút ngắn lại và chỉ diễn ra trong hơn một tuần. Lễ hội đèn lồng truyền thống này ở Đài Loan tập trung nhiều nhất là ở khu vực thành phố Đài Bắc tráng lệ và sầm uất. Với không khí vui tươi và không gian tràn ngập sắc màu của ...

Cả bầu trời về đêm rực sáng bởi hàng ngàn chiếc đèn bay lượn chở theo đó là rất nhiều điều ước của người dân địa phương lẫn khách du lịch Thái Lan cùng những chiếc đèn hoa đăng lấp lánh trôi nhẹ theo dòng nước chính là khung cảnh huyền ảo tuyệt vời bạn không thể bỏ qua trong lễ hội thả đèn trời diễn ra tại Chiang Mai Thái Lan. Ý nghĩa sâu xa mà lễ hội thả đèn trời mang lại Yi Peng- lễ hội thả đèn trời là một lễ hội truyền thống lâu đời, một nét văn hoá độc đáo rất đẹp của tộc người Lanna ở Chiang Mai miền Bắc của vùng này luôn thu hút sự chú ý, quan tâm của du khách khi đi chương trình. – Vào ngày diễn ra lễ hội Yi Peng thường là cuối tháng 11 hàng năm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt diệu huyền ảo nhất mà bạn sẽ hối tiếc vô cùng nếu chưa một lần được thưởng thức. Khi nghi lễ trang trọng kết thúc, cũng là lúc bầu trời đêm ở Chiang Mai rực sáng với hàng trăm, hàng ngàn chiếc đèn trời được thả với ý nghĩa dâng tặng sự kính yêu của các phật tử đến với Đức Phật. – Cả một vùng trời bình yên như được thắp sáng, lấp lánh và huyền ảo đến khó tin. Những chiếc đèn trời lơ lửng giữa không trung chở theo bao ước mơ, lời cầu nguyện của người dân địa phương cũng như du khách. Chắc rằng chỉ cần một lần chứng kiến cảnh tượng tuyệt mỹ đó trong Tour du lịch Thái Lan này, bạn sẽ mãi mãi không bao giờ quên được. Một số lưu ý khi tham gia lễ hội – Nếu bạn muốn tham gia vui chơi tại lễ hội thì hãy đặt vé và khách sạn sớm bởi giá cả có thể sẽ tăng rất cao nếu bạn đặt quá cận ngày. – Khoảng sân phía sau của Đại học Mae Jo là một trong những địa điểm thả đèn trời đông vui nhất của Chiang Mai mà bạn nên tham dự trong hành trình của mình. Nếu muốn có được chỗ đứng đẹp bạn nên đến trước từ tầm 16h. – Thông thường trước khi vào cổng bạn sẽ gặp rất nhiều hàng mời chào mua đèn trời. Tuy vậy Bạn cần lưu ý rằng ban tổ chức lễ hội không cho phép sử dụng loại đèn trời được bày bán ở ngoài cổng Đại học Mae Jo vì chúng chủ yếu được làm từ chất liệu khó phân hủy và sẽ gây khó khăn cho quá trình vệ sinh khu vực sau khi lễ hội kết thúc. Tốt nhất bạn chỉ nên mua những chiếc đèn trời được bán bên trong khu vực diễn ra lễ hội để tránh tình trạng lãng phí. – Du khách chuyến đi nên ăn mặc kín ...

Thả đèn trời là nét đẹp truyền thống của người dân nhiều nước châu Á vào mỗi dịp trọng đại. Người dân nơi đây quan niệm thả đèn trời là thả những ước nguyện tốt đẹp đến với thế lực “tâm linh”, giúp họ có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Hẳn nhiều người trong số chúng ta đều mong muốn được có mặt tại những lễ hội thả đèn trời một lần trong đời. Nếu như vậy thì đừng bỏ qua ba lễ hội thả đèn trời lớn nhất tại các nước châu Á. 1 Đầu năm mới: Lễ hội đèn lồng ở Đài Loan 2 Tháng 4: Lễ hội thả đèn trời ở Hàn 3 Tháng 11: Lễ hội đèn lồng Thái Lan Đầu năm mới: Lễ hội đèn lồng ở Đài Loan Đài Loan thu hút khách du lịch với những “thiên đường” mua sắm và ẩm thực nhưng đặc biệt hơn, vào ngày đầu Xuân, Tết truyền thống của xứ Đài ở vùng đất Thập Phần còn có lễ hội thả đèn lồng. Thập Phần không đẹp xuất sắc nhưng lại thu hút phần đông khách du dịch nhờ những hoạt động lãng mạn và tâm linh như vậy. Lễ hội thả đèn trời ở Đài Loan mang tên Pingxi và chỉ diễn ra một ngày duy nhất hằng năm. Mọi người sẽ cùng nhau viết những ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả chúng bay lên bầu trời. Trước đây, những chiếc đèn được thả lên trời mang ý nghĩa khác dành cho người dân tị nạn sống ở trên đồi. Nhưng vào thời gian gần đây, lễ hội này thường tổ chức vào đêm Tết Nguyên Tiêu ở Đài Loan. Họ cũng sẽ viết lên chiếc đèn của mình những điều ước và thả chúng bay lên trời. Họ cầu mong điều ước đến được với các vị thần tiên. Bên cạnh đó, những chiếc đèn trời ở Đài Loan còn tượng trưng cho sự bình an. Nếu có dịp du lịch tới Đài Loan thì đừng quên thả một chiếc đèn cầu nguyện những điều bình an và may mắn nhé! Tháng 4: Lễ hội thả đèn trời ở Hàn Nói tới Hàn Quốc vào tháng 4, có lẽ bạn sẽ nghĩ tới nền ẩm thực phong phú hay những idol đẹp trai, xinh gái? Không chỉ có vậy, Hàn Quốc còn là nơi có nhiều địa danh đậm chất lãng mạn như Jeju, Nami… và cả những lễ hội truyền thống thu hút khá nhiều người tới thăm quan. Giống như những đất nước châu Á khác, lễ hội tại Hàn Quốc diễn ra quanh năm. Hơn thế nữa, đặc biệt trong những ngày tháng 4, hoa anh đào nở rộ, có một lễ hội vô cùng độc đáo đó chính là lễ hội đèn lồng Dalgubeol. Lễ hội này được tổ chức hằng năm nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Không chỉ còn là nét ...

Lễ Hội Thả Đèn Trời Tại Thái Lan – Nét Đẹp Trong Văn Hóa Người Thái Bất kì du khách nào cũng sẽ bị hấp dẫn, cuốn hút bởi hàng ngàn chiếc đèn trên bầu trời đêm huyền ảo trong lễ hội thả đèn trời tại Thái Lan. Du khách sẽ được tận hưởng một khung cảnh tuyệt diệu ngỡ chỉ có trong cổ tích hoặc phim ảnh khiến người xem không khỏi xuýt xoa. Khám phá lễ hội thả đèn trời sẽ là một trải nghiệm mà du khách khi du lịch Thái Lan sẽ khó lòng quên được bởi vẻ đẹp của lễ hội này. Lễ hội thả đèn trời tại Thái Lan có gì thú vị 1. Giới thiệu về lễ hội thả đèn trời Thái Lan  Lễ hội này có tên khác là Lễ hội đèn lồng Yi Peng. Đây là ngày lễ đặc biệt được tổ chức bởi người Lanna ở miền bắc Thái Lan. Chiang Mai được xem là cái nôi của văn hóa Lanna, nổi bật với những ngôi nhà, đền thờ được trang trí bằng những chiếc đèn lồng đầy màu khi sắp đến ngày lễ. Lễ hội thả đèn trời nổi tiếng của Thái Lan. Ảnh: tripfore.com Trong lễ hội thả đèn trời tại Thái Lan có hàng ngàn chiếc đèn lồng giấy được thả lên bầu trời, được trang trí bằng các thông điệp bằng văn bản, những lời cầu nguyện và cả những lời chúc. Những chiếc đèn lồng trên bầu trời được gọi là khom loi, bạn có thể mua tại các ngôi đền trên khắp Chiang Mai. Mỗi chiếc đèn lồng là một biểu tượng của việc buông bỏ những bất hạnh và nhận công đức, một khái niệm quan trọng trong Phật giáo. Theo quan niệm nếu chiếc đền lồng của bạn bay lên cao mà biến mất, bạn sẽ nhận được may mắn, những lời cầu nguyện của bạn sẽ đến được với Đức Phật. Tuy nhiên nếu nó bị cháy giữa chừng thì đó là một điềm không tốt. Người dân Thái Lan quan niệm rằng nếu đèn lòng bay thật cao và biến mất họ sẽ nhận được sự may mắn. Ảnh: photoworkshopadventures.com Trong thời gian diễn ra lễ hội – Yi Peng cũng là thời điểm diễn ra lễ hội Loy Krathong. Nếu bạn đến thăm Chiang Mai trong thời gian này, cũng đừng bỏ qua cơ hội tham dự lễ hội này nhé. 2. Thời gian diễn ra lễ hội  Các lễ hội đèn trời Yi – Peng và Loy Krathong đều được tổ chức vào tháng mười hai âm lịch theo lịch Thái vào ngày rằm. Năm nay, Lễ hội Yi Peng diễn ra vào ngày ngày 11, 12/11/2019, và Lễ hội Krathong được tổ chức vào ngày 13/11/2019. Lễ hội đèn lồng không diễn ra vào ngày cố định như các ngày lễ khác. Ảnh: jpegy.com Theo tiếng Thái thì “Yi” có nghĩa là “thứ 2” và “peng” ...

Nhắc đến các lễ hội đèn trời, thật là thiếu sót nếu bỏ qua lễ hội đèn trời Bình khê – Pingxi Sky Lantern Festival – lễ hội lớn nhất, rực rỡ nhất, hoành tráng nhất và được mong chờ nhất ở Đài Loan. Đây là lễ hội duy nhất trong tất cả các lễ hội truyền thống của Đài Bắc còn được giữ lại gần như nguyên vẹn tới nay và phát triển ngày càng lớn. Lễ hội đèn trời Bình Khê – Đài Bắc 1. Sự ra đời của lễ hội đèn trời Bình Khê Truyền thống này bắt nguồn từ một câu chuyện cổ. Bình Khê (Pingxi) là một vùng núi xa xôi ở Đài Bắc. Trong thời kỳ Hoàng đế Daoguang triều Ching cai trị (1820-1850), các cư dân đến từ tỉnh Phúc Kiến thường bị cướp hoặc giết người. Vì vậy, sau mùa thu hoạch, dân làng đã phải trốn trong những ngọn núi cao. Khi bọn cướp đi khỏi vào ngày 15 tháng Giêng, một người nào đó đã thả đèn trời, báo hiệu an toàn và gọi người dân về nhà. Từ đó, đúng vào ngày này, người dân vẫn giữ tục lệ thả đèn trời báo hiệu sự bình an. Đến cuối thế kỷ 20, khi những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc được chú trọng hơn thì lễ hội thả đèn trời trở thành một sự kiện lớn. 2. Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội đèn trời Bình Khê Lễ hội đèn trời Bình Khê thường được tổ chức định kỳ hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội kéo dài khoảng 1 tuần, tại nhiều địa điểm thả đèn trời khác nhau. Các địa điểm này đều được chính quyền thành phố Đài Bắc phê duyệt và công bố từ trước. Mỗi địa điểm có thời gian hoạt động và quy định riêng. Các địa điểm tổ chức chính: Trường tiểu học Jingtong và trường trung học cơ sở Pingxi. Buổi bế mạc và cũng là ngày lễ đông đúc nhất được tổ chức tại Shifen Sky Lantern Square, quận Pingxi, thành phố New Taipei. Đơn vị tổ chức: Chính quyền thành phố Tân Đài Bắc (New Taipei) Giờ diễn ra hoạt động: 18h00 đến 21h00 tối 3. Những nét độc đáo trong lễ hội đèn trời Bình Khê Các ngọn đèn tại lễ hội đèn trời Bình Khê được cung cấp miễn phí bởi các tổ chức tài trợ. Trong 3 ngày đầu tiên, mỗi ngày có ba phiên thả đèn. Các phiên được tổ chức tại ba địa điểm khác nhau. Du khách cũng có thể tự thả đèn của mình tại các địa điểm và thời gian được chỉ định (thường là mỗi 20 phút/lần). Lồng đèn có hình dạng giống như một chiếc giỏ, làm bằng giấy cotton. Khung đèn được làm bằng nan tre. Tim đèn làm bằng bông, tẩm dầu hỏa. Khi tim đèn được đốt, không khí ...

Hằng năm, cứ vào khoảng giữa tháng 11, người dân trên khắp đất nước Thái-lan tổ chức lễ hội Loy Krathong. Đây cũng là dịp lễ hội hoa đăng Yi Peng, lễ hội thả đèn trời lớn nhất thế giới được tổ chức tại tỉnh Chiang Mai. Lễ hội thả đèn trời Yi (hay Yee) là một lễ hội được tổ chức ở Vương quốc Lanna cổ, tức là miền Bắc Thái Lan, trong đó bao gồm Chiang Mai, cố đô của Vương quốc Lanna trước đây. Yi có nghĩa là “hai” và Peng có nghĩa là “ngày trăng tròn”, đề cập đến ngày trăng tròn của tháng 12 trong âm lịch Thái Lan. Khung cảnh huyền ảo hiếm có của lễ hội thả đèn trời Yi Peng. Mặc dù lễ hội thả đèn trời chỉ được tổ chức ở các vùng phía bắc Thái Lan, nhưng nó lại trùng với lễ Loy Krathong (Lễ hội hoa đăng) được tổ chức cùng ngày trên toàn đất nước Thái Lan. Về cơ bản, Yi Peng và Loy Krathong đều liên quan đến thắp đèn, tuy nhiên, Yi Peng là thả đèn lên trời, còn Loy Krathong là thả những đèn trong những chiếc giỏ được kết hình hoa sen dưới nước. Những chùm đèn trời được trang trí với những lời chúc may mắn và những lời cầu nguyện được thả lên trời vào hai đêm lễ kỷ niệm. Năm 2021, Loy Krathong sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 11 trong khi Yi Peng sẽ diễn ra vào ngày 19 – 20 tháng 11. Việc thả đèn trời được cho là sẽ giải phóng năng lượng tiêu cực và cầu mong những điều may mắn, tài lộc trong năm tới. Đèn lồng bay lên trời tượng trưng cho các vấn đề và rắc rối trôi đi. Những chiếc đèn trời này được gọi là khom loi trong tiếng Thái, có nghĩa là đèn lồng nổi. Khom loi được làm bằng giấy dó căng trên một khung tre có gắn một ngọn nến ở dưới đáy. Không khí nóng từ ngọn nến bị giữ lại bên trong đèn lồng và làm cho nó bay lên khỏi mặt đất. Khoảng khắc hàng ngàn chiếc đèn trời bay lên không trung mang theo sắc đo cảm huyền hoặc, làm sáng một vùng trời đẹp như cổ tích. Đây cũng là cảnh tượng cả người Thái Lan lẫn du khách quốc tế đều ước ước được chứng kiến. Bên cạnh đèn trời khom loi, bạn có thể thấy nhiều loại đèn lồng khác nhau xung quanh Chiang Mai trong lễ Yi Peng. Chẳng hạn khom fai là những chiếc đèn lồng bằng giấy trang trí nhà cửa và đền thờ. Khom tue là những chiếc đèn lồng được mang trên một chiếc que. Khom pariwat là những chiếc đèn lồng xoay được đặt trên các ngôi đền. Thả đèn trời và cầu nguyện anh lành. Dịp lễ này không quy định giờ thả, chỉ ...

Danh mục nội dung Thông tin chính thức lễ hội thả đèn trời Chiang Mai 2022 Lễ hội thả đèn trời Chiang Mai 2022 diễn ra ngày nào? Xem lễ hội thả đèn trời Chiang Mai 2022 ở đâu đẹp, ấn tượng? Doi Saket Hot Springs Lanna Dhutanka near Maejo University (gần đại học Maejo) Cowboy Army Riding Club Mae Rim Northern Study Center (at Mae Rim District) Mua vé xem lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai 2022 qua đâu? Gợi ý cho bạn Lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai hay lễ hội Yi Peng Chiang Mai Lantern là một trong những sự kiện lớn hàng đầu ở Thái Lan, thu hút rất nhiều khách du lịch hàng năm. Lịch tổ chức lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai năm nay 2022 đã có thông báo chính thức từ phía chính quyền và ban tổ chức của lễ hội này. Nếu như mọi người đang thắc mắc không biết lễ hội thả đèn trời Chiang Mai 2022 ngày nào, diễn ra ở đâu và giá vé ra sao thì ngay sau đây, dulichlive sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho mọi người nha! Thông tin chính thức lễ hội thả đèn trời Chiang Mai 2022 Du lịch Chiang Mai, Thái Lan tham gia lễ hội thả đèn trời lớn nhất trong năm Lễ hội thả đèn trời Chiang Mai 2022 diễn ra ngày nào? – Thời gian tổ chức: khoảng 17h – 21h30 trong các ngày 31/10 và 1/11, 2022 Theo lịch Lanna của người Thái Lan thì lễ hội thả đèn trời Chiang Mai sẽ được tổ chức vào rằm tháng 12 âm lịch hàng năm, cũng tương tự như lịch âm của nước mình nên ngày tổ chức hàng năm theo dương lịch sẽ có sự thay đổi. Thông thường thì lễ hội thả đèn trời Chiang Mai trùng vào khoảng tháng 11 dương lịch (vậy nên nếu bạn muốn đi du lịch Chiang Mai nhân dịp lễ hội thả đèn trời thì hãy đặt vé máy bay sớm, từ khoảng tháng 8, 9 là hợp lý). Cùng ngày diễn ra lễ hội thả đèn trời Yi Peng ở Chiang Mai thì cũng là ngày diễn ra lễ hội thả đèn hoa đăng Loy Krathong (tổ chức 1 ngày duy nhất là 15/12 âm lịch Thái Lan) nên mọi người hãy cố gắng đi xem hết cả 2 lễ hội nhé. Xem lễ hội thả đèn trời Chiang Mai 2022 ở đâu đẹp, ấn tượng? Có rất nhiều địa điểm đẹp để xem lễ hội thả đèn trời Yi Peng Chiang Mai bởi trong thời gian này khắp các con đường, ngõ phố ở Chiang Mai đều trở lên vô cùng rực rỡ. Tuy nhiên, đây là 4 địa điểm diễn ra lễ hội thả đèn trời Chiang Mai đẹp nhất mà người dân địa phương và khách du lịch thường tập chung đến. Doi Saket Hot Springs Địa điểm ngắm ...

Là lễ hội lớn thứ hai trong năm của Thái Lan, sau Tết truyền thống Songkran, Loy Krathong được tổ chức rầm rộ trên khắp đất nước trong ngày trăng tròn tháng 12 theo lịch Thái (khoảng tháng 11). Trong lễ hội này, người dân Thái Lan thường thả các ngọn hoa đăng trôi theo dòng nước để bày tỏ lòng biết ơn đến nữ thần Nước Phra Mae Kongka đã ban phát nguồn nước dồi dào cho con người và đây cũng là dịp mà người dân gửi lời tạ lỗi đến nữ thần vì đã gây ô nhiễm nguồn nước mà nữ thần ban cho. Riêng tại tỉnh Chiang Mai, trong dịp này hằng đêm người dân lại cùng nhau thả hàng nghìn chiếc đèn lồng lên trời, tạo thành một cảnh quan rực rỡ. Truyền thống này đã giúp tạo nên một trong những sự kiện lễ hội đẹp nhất, giàu sắc màu nhất và cổ nhất Thái Lan. Lễ Loy Krathong chỉ được tổ chức một ngày nhưng ở Chiang Mai, để thu hút khách du lịch, thành phố đã cho du khách tới đây có thể có ba ngày thả đèn ở các địa điểm quy định. Trong những ngày này, hàng chục nghìn du khách quốc tế đã đổ về Chiang Mai để tham gia lễ hội độc đáo này. Hàng trăm nghìn chiếc đèn trời được thả lên với những điều ước, giá của mỗi chiếc đèn được bán dao động trong khoảng từ 20-50 nghìn VND. Trong những ngày lễ, người Thái thường mặc trang phục truyền thống để tham gia. Do số lượng tham gia quá đông, một số địa điểm như Lanna ở Chiang Mai bán vé cho người tham gia, giá vé khá đắt, rơi vào khoảng 2 triệu VND. Tuy nhiên đa số người mua vé đều không cảm thấy tiếc nuối. Ngoài ra, một số địa điểm khác được chính quyền thành phố bố trí, du khách có thể tự do tới để hoà mình vào lễ hội. Thái Lan rất coi trọng các hoạt động truyền thống và họ luôn biết cách giữ gìn và phát huy đồng thời đưa các ngày lễ truyền thống trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo.

Du lịch Thái Lan vào cuối tháng 5 này, du khách sẽ được hòa mình vào lễ kỷ niệm Vesak, đặc biệt có lễ hội thả đèn đặc sắc không kém gì lễ hội thả đèn trời Loi Krathong tại Thái Lan vào tháng 11. Lễ hội thả đèn trời tại Borobudur. (Ảnh: @erlanggasudjono) Đến với ngôi đền Phật giáo cổ kính Borobudur tọa lạc ngay trung tâm của đảo Java, Indonesia vào hai ngày 29 – 30/5 này, du khách sẽ được hòa mình vào lễ kỷ niệm Vesak, đặc biệt có lễ hội thả đèn đặc sắc không kém gì lễ hội thả đèn trời Loi Krathong tại Thái Lan vào tháng 11. Tượng Phật tại đền Borobudur. (Ảnh: Platongkoh) Borobudur là ngôi đền Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, Indonesia đã được Unesco xếp vào di sản thế giới vào năm 1991. Năm nay, dự kiến có khoảng 2000 lồng đèn sẽ được thả. (Ảnh: @rezasenk) Hằng năm vào dịp đại lễ Vesak, Phật tử từ khắp đất nước hành hương về Borbudur, thiền định cùng các nhà sư rồi sau đó thả hàng nghìn chiếc đèn lồng làm từ giấy mỏng lên trời cùng ý nguyện hạnh phúc, bình an. Năm nay, dự kiến có khoảng 2000 lồng đèn sẽ được thả trong đêm ngày 29/5 tại đền Borobudur. Đây là điểm thả đèn trời lớn nhất Indonesia cho tới thời điểm hiện nay. Borobudur là điểm thả đèn trời lớn nhất Indonesia. (Ảnh: @anssadini) Lễ hội Phật Đản Vesak nhằm tưởng niệm ngày sinh, thành đạo và cái chết của Đức Phật. Việc này được diễn ra sinh động bởi các hoạt động tôn giáo và xã hội trong các đền thờ Phật giáo. Tại Indonesia, các ngôi đền lớn của Phật giáo như Candi Mendut, Candi Borobudur là hai ngôi đền thu hút đông đảo các tín đồ tham dự lễ. Cả hai đều có vị trí ở trung tâm Java với khoảng cách không xa Yogyakarta là tâm điểm thu hút khách du lịch và người dân trong thời gian diễn ra lễ hội. Theo trình tự diễn ra, các nhà sư sẽ diễu hành từ đền Mendut tới thánh địa Phật giáo Borobudur với khoảng cách tầm 4 km. Lễ rước được tổ chức theo truyền thống của người Indonesia, gắn liền với nông nghiệp và tình đoàn kết của khoảng 300 dân tộc anh em. Lễ diễu hành từ Candi Mendut. (Ảnh: Andreas Fitri Atmoko) Sự kiện được người dân cũng như nhiều du khách mong đợi nhất chính là lễ thả đèn trời, người dân bản địa và khách quốc tế có thể viết ước nguyện của mình vào đèn lồng rồi đem thả lên trời. Lễ rước được tổ chức theo truyền thống của người Indonesia. (Ảnh: Andreas Fitri Atmoko) Không chỉ được chiêm ...

Chiang Mai luôn là điểm đến thu hút khách du lịch Thái Lan với lễ hội thả đèn trời Loy Krathong nổi tiếng. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều điểm tham quan thú vị khác mà bạn không nên bỏ qua. VƯỜN THỰC VẬT QUEEN SIRIKIT Cách sân bay Chiang Mai (Thái Lan) 17,5 km về phía tây bắc, vườn thực vật Queen Sirikit là nơi nổi tiếng với hàng nghìn chủng loại xương rồng và các loài cây quý hiếm. Ở đây, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào một thế giới khác, xanh mát và bình yên. Khu vực ươm xương rồng trong lồng kính là nơi thu hút giới trẻ check-in nhiều nhất. KHU DU LỊCH SINH THÁI GRAND CANYON Giữa Chiang Mai xinh đẹp còn có khu Grand Canyon kỳ vĩ chẳng kém gì hẻm núi nổi tiếng cùng tên ở Mỹ. Nơi đây được hình thành bởi những vách núi dựng đứng cao khoảng 15 m, xung quanh được bao phủ bởi cây xanh, ở dưới là hồ nước trong vắt. Bạn sẽ được trải nghiệm các trò chơi mạo hiểm như leo núi, nhảy xuống hồ từ vách núi… khi tới đây. ĐỈNH NÚI MON JAM Mon Jam xinh đẹp là điểm không thể bỏ qua khi đến Chiang Mai. Núi Mon Jam gần thung lũng Sa Mae, cách trung tâm thành phố Chiang Mai khoảng 1 giờ lái xe. Bạn có thể đến đây bằng xe máy. Đứng từ đỉnh núi Mon Jam, bạn sẽ chiêm ngưỡng được vẻ hoang sơ của Chiang Mai với những khu rừng xanh mát ven thành phố. THE GIANT The Giant vừa là một quán cà phê trên cây, vừa là khu resort nhỏ. The Giant mang nét hoang sơ, phóng khoáng của Chiang Mai. Đến The Giant bạn sẽ có được những bức hình hòa mình cùng thiên nhiên khi chụp ảnh trên cầu dây, ở góc nhỏ “vắt vẻo” trên cây cao… STUDIO NAENNA Nằm dưới chân núi Doi Suthep (Chiang Mai), Studio Naenna là nơi làm vải truyền thống, diễn ra các hoạt động dệt, nhuộm vải độc đáo. Tại đây, người ta còn trồng các loại cây phục vụ cho quy trình làm vải như chàm, gỗ hắc mun… Không gian địa điểm này rất yên bình, tươi mát, tách biệt với những ồn ào của đô thị hiện đại. LÀNG BAAN KANG WAT Nơi đây được biết đến như một khu làng nhỏ chuyên sản xuất và bày bán các sản phẩm thủ công mang nét đặc trưng của Thái Lan. Tới đây, bạn sẽ mê mẩn vì những cửa hàng đồ handmade nhỏ xinh, những khu vườn xanh mướt… Tất cả đều được trang trí rất đáng yêu. NO.39 CAFÉ Những du khách đã từng tới Chiang Mai chắc chắn không còn xa lạ với quán cà phê độc đáo này. Không gian quán mở, hài hòa với thiên nhiên. Bao quanh nơi đây là khu rừng nhiệt đới ...

Vào tháng 11 hằng năm là dịp lễ hội thả đèn trời nổi tiếng Loy Krathong ở Chiang Mai, Thái Lan – một trong những lễ hội lung linh nhất trên thế giới. Lễ hội hoa đăng Loy Krathong Lễ hội hoa đăng Loy Krathong diễn ra vào tối ngày trăng tròn tháng 12 âm lịch Thái Lan, theo lịch dương thường rơi vào tháng 11. Đây là hai lễ hội tổ chức hàng năm trên khắp đất nước Thái Lan và một số tỉnh của Lào và Myanmar. Với bầu trời rực sáng được thắp lên từ hàng chục nghìn chiếc đèn lồng, dòng sông lấp lánh với hàng trăm nghìn chiếc thuyền hoa đăng nối nhau trôi theo dòng nước, lễ hội hoa đăng được coi là lễ hội lớn thứ 2 trong năm, sau Tết truyền thống Songkran. Đây cũng là một trong những lễ hội đẹp nhất, màu sắc nhất và cổ nhất Thái Lan. Phương tiện di chuyển Hiện nay chưa có hãng hàng không nào khai thác trực tiếp chuyến bay từ Việt Nam đi thẳng đến Chiang Mai. Vì vậy, để có thể đến Chiang Mai bạn phải đi từ thủ đô Bangkok. Có rất nhiều hãng hàng không giá rẻ có chuyến bay từ Việt Nam đến thủ đô Bangkok, Thái Lan như: Vietnam Airlines, AirAsia, Jetstar Pacific… Bạn nên săn vé máy bay để có giá rẻ nhất. Từ Bangkok bạn có 3 phương tiện để đi Chiang Mai, đó là: xe ôtô, tàu hỏa và máy bay. Xe khách: Có giá vé khoảng trên 500 baht/chiều thường chạy vào khoảng từ 21h đến 23h. Bạn sẽ trải qua một đêm trên xe, sáng hôm sau sẽ tới Chiang Mai. Tàu hỏa: Bạn không thể đặt vé online mà phải mua ngay tại ga, nhưng rất dễ dàng không có cảnh chen lấn. Có 6 chuyến hàng ngày, xuất phát rải rác từ 8h sáng đến 22h đêm với giá vé khoảng 600 baht. Đi tàu hỏa bạn sẽ được ngắm cảnh hai bên đường rất đẹp. Máy bay: Bạn có thể đặt vé máy bay từ sân bay Don Muang của hãng hàng không giá rẻ AirAsia, với giá vé khứ hồi từ 70 USD. Đến Chiang Mai bạn nên thuê xe máy để việc di chuyển thuận tiện hơn, giá khoảng 200-300 baht/ngày. Nghỉ ngơi Nếu bạn ở trung tâm Chiang Mai thì giá hơi cao so với ở các vùng lân cận. Khách sạn rất đa dạng từ bình dân đến cao cấp, giá một phòng ở mức trung bình khoảng 30 USD. Bạn nên đặt khách sạn trên Agoda hoặc Booking để có giá vé rẻ nhất. Tham gia lễ hội Loy Krathong Thời gian diễn ra lễ hội là từ ngày 15/12 theo lịch âm của Thái Lan, thời gian khoảng 3 ngày. Lịch âm của Thái Lan không giống với lịch của Việt Nam, vì vậy lễ hội thường diễn ra khoảng tháng giữa tháng ...

Chiang Mai luôn là điểm đến thu hút khách du lịch tại Thái Lan với lễ hội thả đèn trời Loy Krathong nổi tiếng. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều điểm tham quan thú vị khác mà bạn không nên bỏ qua. Vườn thực vật Queen Sirikit Cách sân bay Chiang Mai (Thái Lan) 17,5 km về phía tây bắc, vườn thực vật Queen Sirikit là nơi nổi tiếng với hàng nghìn chủng loại xương rồng và các loài cây quý hiếm. Ở đây, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào một thế giới khác, xanh mát và bình yên. Khu vực ươm xương rồng trong lồng kính là nơi thu hút giới trẻ check-in nhiều nhất. Khu du lịch sinh thái Grand Canyon Giữa Chiang Mai xinh đẹp còn có khu Grand Canyon kỳ vĩ chẳng kém gì hẻm núi nổi tiếng cùng tên ở Mỹ. Nơi đây được hình thành bởi những vách núi dựng đứng cao khoảng 15 m, xung quanh được bao phủ bởi cây xanh, ở dưới là hồ nước trong vắt. Bạn sẽ được trải nghiệm các trò chơi mạo hiểm như leo núi, nhảy xuống hồ từ vách núi… khi tới đây. Đỉnh núi Mon Jam Mon Jam xinh đẹp là điểm không thể bỏ qua khi đến Chiang Mai. Núi Mon Jam gần thung lũng Sa Mae, cách trung tâm thành phố Chiang Mai khoảng 1 giờ lái xe. Bạn có thể đến đây bằng xe máy. Đứng từ đỉnh núi Mon Jam, bạn sẽ chiêm ngưỡng được vẻ hoang sơ của Chiang Mai với những khu rừng xanh mát ven thành phố. The Giant The Giant vừa là một quán cà phê trên cây, vừa là khu resort nhỏ. The Giant mang nét hoang sơ, phóng khoáng của Chiang Mai. Đến The Giant bạn sẽ có được những bức hình hòa mình cùng thiên nhiên khi chụp ảnh trên cầu dây, ở góc nhỏ “vắt vẻo” trên cây cao… Studio Naenna Nằm dưới chân núi Doi Suthep (Chiang Mai), Studio Naenna là nơi làm vải truyền thống, diễn ra các hoạt động dệt, nhuộm vải độc đáo. Tại đây, người ta còn trồng các loại cây phục vụ cho quy trình làm vải như chàm, gỗ hắc mun… Không gian địa điểm này rất yên bình, tươi mát, tách biệt với những ồn ào của đô thị hiện đại. Làng Baan Kang Wat Nơi đây được biết đến như một khu làng nhỏ chuyên sản xuất và bày bán các sản phẩm thủ công mang nét đặc trưng của Thái Lan. Tới đây, bạn sẽ mê mẩn vì những cửa hàng đồ handmade nhỏ xinh, những khu vườn xanh mướt… Tất cả đều được trang trí rất đáng yêu. No.39 café Những du khách đã từng tới Chiang Mai chắc chắn không còn xa lạ với quán cà phê độc đáo này. Không gian quán mở, hài hòa với thiên nhiên. Bao quanh nơi đây là khu rừng nhiệt ...

Thanh xuân của bạn hãy thử một lần ghé đến Chiang Mai – Chiang Rai để được tận mắt chiêm ngưỡng Chùa Xanh độc đáo và tham gia vào Lễ hội thả đèn trời đầy thú vị.    Hãy để chuyến đi đến Chiang Mai – Chiang Rai của bạn không còn là giấc mơ của thanh xuân nữa mà là chuyến đi thật sự. Đến với Chiang Mai – Chiang Rai bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn được tham gia vào hoạt động thả đèn trời được tổ chức vào tháng 11. Tham gia Lễ hội thả đèn trời, Chiang Mai Trong Lễ hội thả đèn trời (Yi Peng ) Thái Lan có hàng ngàn chiếc đèn lồng giấy được thả lên bầu trời, được trang trí bằng các thông điệp bằng văn bản, những lời cầu nguyện và cả những lời chúc. Những chiếc đèn lồng trên bầu trời được gọi là khom loi, bạn có thể mua tại các ngôi đền trên khắp Chiang Mai. Mỗi chiếc đèn lồng là một biểu tượng của việc buông bỏ những bất hạnh và nhận công đức, một khái niệm quan trọng trong Phật giáo. Theo quan niệm nếu chiếc đền lồng của bạn bay len cao mà biến mất, bạn sẽ nhận được may mắn, những lời cầu nguyện của bạn sẽ đến được với Đức Phật. Tuy nhiên nếu nó bị cháy giữa chừng thì đó là một điềm không tốt. Lễ hội thả đèn trời được tổ chức vào tháng mười hai âm lịch theo lịch Thái vào ngày rằm. Năm nay, Lễ hội Yi Peng diễn ra vào ngày 11 – 12/11/2019. Chùa Wat Chadi Luang Worawihan Chùa Wat Chadi Luang Worawihan là một trong bốn ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất thành phố Chiang Mai. Được xây dựng từ những năm 1391 và hoàn thành vào năm 1475, tuy nhiên qua thời gian và sự tàn phá của thiên nhiên, ngôi chùa cao 80m và rộng 45m ngày ấy giờ chỉ còn lại một ít tàn tích, được chính quyền và nhân dân cố công xây dựng và bảo tồn để có được như ngày nay. Chưa nói tới cảnh quang xinh đẹp và sự độc đáo trong công trình kiến trúc chùa cổ, nơi đây thu hút người dân bởi hình ảnh của 3 vị sư đã tu đắc đạo tại chùa. Giờ đây, 3 vị ấy chỉ còn là những cái xác nhưng điều đặc biệt là các vị sư này đều ngồi trong tư thế thiền, da dẻ vẫn hồng hào, đôi mắt tinh anh như người còn sống, và các thớ thịt (kẽ các ngón tay và ngón chân) thì liền thành một mối. Làng nghề truyền thống San Kham Paeng Village San Kham Paeng Village là trung tâm của làng nghề thủ công, nơi đây tập hợp các nhà máy thủ công địa phương phổ biến nhất. Quận Sankampaeng của Chiang Mai lâu nay đã được ...

Lễ hội thả đèn trời ở Chiang Mai – một khung cảnh tuyệt diệu ngỡ chỉ có trong cổ tích hoặc phim ảnh khiến người xem không khỏi xuýt xoa. Nếu có thể một lần trong đời hãy đến Chiang Mai tham gia lễ hội thả đèn trời đẹp như cổ tích Đến Thái Lan vào tháng 11 năm nay, bạn có dịp được chiêm ngưỡng một trong những cảnh tượng đẹp nhất thế giới theo bình chọn của Lonely Planet khi bầu trời, mặt nước rực sáng bởi hàng nghìn chiếc đèn hoa đăng trong lễ hội Loy Krathong. Ảnh:@profissaoviagens Lễ hội hoa đăng được tổ chức hàng năm trên khắp đất Thái Lan từ Bangkok, Sukhothai cho đến Phuket… Nhưng nổi bật nhất vẫn là ngày hội thả đèn trời tại Chiang Mai. Ảnh:@Nirvanapeace Ảnh:@bdthandmade Trên thực tế, hội hoa đăng ở Thái Lan có hai lễ hội là Loy Krathong và Yi Peng. Loy Krathong là lễ hội thả đèn hoa đăng trên sông, được tổ chức trên toàn đất Thái. Còn Yi Peng là hội thả đèn trời, thường chỉ tổ chức ở một số tỉnh Bắc Thái, trong đó Chiang Mai là nơi tổ chức chính. Nhiều du khách thường nhầm lẫn giữa hai hoạt động này do diễn ra cùng thời điểm. Ảnh:@orientalwickscandlesphuket Ảnh:@josgoh Theo truyền thống của người dân Thái Lan, lễ hội đèn trời tại Chiang Mai sẽ diễn ra vào đêm rằm tháng 12 (tính theo lịch âm của người Thái), việc này đồng nghĩa lễ hội sẽ không có ngày cố định. Năm nay, lễ hội đèn trời sẽ rơi vào ngày 11, 12, 13/11/2019.  Vào ngày lễ hội, mọi người sẽ thả đèn trời bay lên không trung với niềm tin những điều không may và muộn phiền sẽ được gột tẩy, cùng đèn trời bay đi. Ảnh:@thailandinsider Hai địa điểm chính cho bạn thả đèn trời với số lượng đèn thả nhiều nhất là Mae Jo và cầu Nawarat. Trong đó, hội hoa đăng ở Mae Jo có quy mô lớn nhất với hơn 4.000 đèn trời được thả một lúc. Đây là đêm lễ do Duangtawan Santiparp Foundation kết hợp với Tudongkasantan tổ chức hàng năm. Giá vé ở Mae Jo cũng rất cao, thường rơi vào khoảng 5.500-12.000 bath/người. Ảnh:@mauik01 Vào ngày lễ hội, bên dòng sông Mae Ping, nghi lễ thả đèn trời được tiến hành trong không khí vừa trang trọng, hoành tráng nhưng không kém phần lung linh như bầu trời cổ tích. Mỗi chiếc đèn trời được gọi là “khom loi”, chất liệu giấy làm từ bột gạo, quấn quanh nan tre nên rất thân thiện với môi trường. 1. Khum Phaya Resort & Spa, Centara Boutique Collection  2. The Empress Hotel Chiang Mai 3. Cmor Hotel Chiang Mai by Andacura

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก