Top 315+ bài viết ngôi chùa đẹp đầy đủ và chi tiết nhất - Phần 2

  1. Vãn cảnh Chùa Hang (Phước Điền Tự) – Ngôi chùa tuyệt đẹp ở An Giang
  2. Chùa Munir Ansay – Ngôi chùa Khmer đẹp nhất Cần Thơ
  3. Chùa Phù Ly – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp trên đất Vĩnh Long
  4. Chùa Som Rong – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở Sóc Trăng
  5. Chùa Xiêm Cán – Ngôi chùa Khmer đẹp nhất Bạc Liêu
  6. Chùa Âng – Ngôi chùa Khmer cổ tuyệt đẹp ở Trà Vinh
  7. Chùa Pitu Khôsa Răngsây – Ngôi chùa Khmer đẹp nhất Cần Thơ
  8. Chùa Phước Hưng – Ngôi chùa cổ tuyệt đẹp ở Sa Đéc
  9. Chùa Huỳnh Đạo – Ngôi chùa tuyệt đẹp ở An Giang
  10. Chùa Phước Thành – Ngôi chùa tuyệt đẹp ở Cù Lao Giêng
  11. Top 10 ngôi chùa ngắm lá đỏ tuyệt đẹp ở Kyoto
  12. Top 10 ngôi chùa Thái Lan đẹp nhất không thể bỏ lỡ
  13. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi chùa ở Bangkok
  14. Du lịch tâm linh Bình Dương: những ngôi chùa và thiền viện đẹp
  15. Danh sách những ngôi chùa Hoa đẹp ở thành phố Hồ Chí Minh
  16. 10 Ngôi Chùa View Đẹp Ở Sài Gòn Thanh Tịnh Giúp Tâm Hồn Thanh Tịnh
  17. Viếng Thăm Top 5 Ngôi Chùa Kiến Trúc Đẹp Ở Bangkok Thái Lan
  18. Khám phá vẻ đẹp bồng lai tại những ngôi chùa ở Malaysia
  19. Nét đẹp hấp dẫn của những ngôi chùa Hàn Quốc khi vào thu
  20. Khám phá Wat Phrathat Doi Suthep – Ngôi chùa tuyệt đẹp và linh thiêng ở Chiang Mai
  21. Khám phá 7 ngôi chùa ở Chiang Mai đẹp đến ngỡ ngàng
  22. 4 ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto sở hữu cảnh đẹp như tranh vẽ
  23. Ngôi chùa dát vàng nổi tiếng bậc nhất cố đô Kyoto: Cảnh đẹp suốt 4 mùa
  24. Top Các Ngôi Chùa ở đảo Phú Quốc “Đẹp và Linh Thiêng”
  25. Lưu gấp 10 ngôi chùa Đà Lạt đẹp – nổi tiếng linh thiêng
  26. Ghé thăm những ngôi chùa ở Huế mang vẻ đẹp tâm linh, cổ kính
  27. Ngỡ ngàng 11 ngôi chùa Hà Nam linh thiêng, đẹp nức lòng du khách
  28. Chùa Cái Bầu Ngôi Chùa Ven Biển Đẹp Nhất Tại Quảng Ninh
  29. Top 13 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Đẹp Và Linh Thiêng Nhất Xứ Huế Mộng Mơ
  30. 5 ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng, đẹp nhất ở Bangkok
  31. Top 5 ngôi chùa ở Chiang Mai đẹp nhất, nổi tiếng nhất
  32. Check-in gấp ngôi chùa Phật Tích “đẹp ngỡ ngàng” gần Hà Nội
  33. 7 Ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất TP. HCM
  34. 6 ngôi chùa cổ miền Tây đẹp và nổi tiếng nhất
  35. #7 ngôi chùa ở Sóc Trăng đẹp nổi tiếng
  36. 8 ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất tại Việt Nam
  37. Chiêm ngưỡng ngôi chùa Phnom Pi Tri Tôn mái vàng tường trắng tuyệt đẹp ở An Giang
  38. Xuýt xoa trước vẻ đẹp lạ của ngôi chùa màu xanh khi đi du lịch Thái Lan
  39. Vẻ đẹp của những ngôi chùa cổ miền Tây Nam Bộ
  40. 10 ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất tại Việt Nam
  41. Phát hiện ngôi chùa cạnh ngọn thác đẹp tựa tiên cảnh giữa Bảo Lộc
  42. Hé lộ ngôi chùa ngay trong “lòng núi” đẹp như tiên cảnh ở Đồng Nai
  43. 6 Ngôi chùa ở Thanh Hóa đẹp nổi tiếng nhất
  44. Top 6 Ngôi chùa ở Thanh Hóa đẹp nổi tiếng nhất
  45. Ghé thăm ngôi chùa cổ hơn 700 tuổi tuyệt đẹp khi đi Quảng Bình
  46. Rủ nhau “thoát ế” tại 5 ngôi chùa cầu duyên vừa đẹp, vừa thiêng ở Đà Lạt | Yeah Travel
  47. Haedong Yonggungsa – ngôi chùa cổ nhất Hàn Quốc, tuyệt đẹp bên bờ biển
  48. Du lịch 30/4 1/5 | Giới trẻ Việt điên đảo với 5 ngôi chùa lên hình đẹp chuẩn Nhật Bản
  49. Nét đẹp ngôi chùa Khmer ở Cà Mau
  50. Xiêm Cán, ngôi chùa Angkor đẹp nhất Bạc Liêu
  51. Những ngôi chùa “cầu duyên” vừa đẹp lại linh thiêng bậc nhất ở Đà Lạt
  52. Top 3 ngôi chùa linh thiêng, đẹp an yên ở Đà Lạt
  53. Top 6 ngôi chùa ở Hà Nam đẹp và linh thiêng nhất
  54. Vẻ đẹp huyền bí và linh thiêng của những ngôi chùa Khmer ở miền Tây
  55. 2 ngôi chùa tuyệt đẹp bỗng 'nổi như cồn' sau MV ca nhạc của sao Việt
  56. Check in ngay những ngôi chùa lên hình đẹp ngất ngây ở miền Tây
  57. Khám phá những ngôi chùa mang kiến trúc Nhật Bản tuyệt đẹp ở Việt Nam
  58. Điểm danh những ngôi chùa Châu Á nổi tiếng đẹp và linh thiêng cho chuyến hành hương đầu năm
  59. Cần gì sang Thái, ở Trà Vinh cũng có 4 ngôi chùa vàng đẹp 'điêu đứng' cho bạn check-in
  60. 5 ngôi chùa cổ tuyệt đẹp đừng quên ghé thăm nếu đến du lịch Nhật Bản
  61. Chùa Minh Thành – ngôi chùa phong cách Nhật Bản đẹp ngỡ ngàng tại phố núi Gia Lai
  62. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của chùa Dơi – ngôi chùa cổ hơn 400 năm tuổi tại Sóc Trăng
  63. Choáng ngợp trước vẻ lộng lẫy của chùa Phúc Lâm – Ngôi chùa dát vàng đẹp nhất Việt Nam
  64. Điểm danh những ngôi chùa ở Bắc Ninh đẹp nổi tiếng
  65. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tựa chốn bồng lai của những ngôi chùa nổi tiếng nhất An Giang
  66. Những ngôi chùa tuyệt đẹp tại Đà Lạt thích hợp để vi vu ngày đầu xuân năm mới
  67. Choáng ngợp trước ngôi chùa Khmer đẹp nhất Đồng bằng Sông Cửu Long
  68. Vẻ đẹp chùa Bái Đính – ngôi chùa được check-in nhiều nhất ở Ninh Bình
  69. Ngôi chùa trên mây đẹp khó tin ở Tây Nguyên
  70. Chùa Hộ Quốc, ngôi chùa có view biển siêu đẹp phải ghé khi du lịch Phú Quốc
  71. Ngôi chùa ven biển đẹp nhất Quảng Ninh
  72. Hành hương đầu xuân đến những ngôi chùa tuyệt đẹp
  73. Đẹp mê hồn ngôi chùa Bà Thiên Hậu lớn nhất Đông Nam Á
  74. Vẻ đẹp của những ngôi chùa ở Bagan, Myanmar
  75. Giới trẻ Việt điên đảo với 5 ngôi chùa lên hình đẹp chuẩn Nhật Bản
  76. Trở về Huế để chiêm ngưỡng những ngôi chùa có kiến trúc cực đẹp
  77. Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới tại Việt Nam
  78. Cố đô Bagan, vẻ đẹp bất biến của những ngôi chùa
  79. Điên đảo với 4 ngôi chùa chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp
  80. Gọi tên những ngôi chùa có kiến trúc đẹp tại Việt Nam
  81. Tìm về với những ngôi chùa có kiến trúc đẹp tại Huế
  82. Khám phá vẻ đẹp tâm linh của 3 ngôi Chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng
  83. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp 5 ngôi chùa hút khách nhất ở Sài Gòn
  84. Ngôi chùa kiến trúc Angkor đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu
  85. Ngôi chùa tuyệt đẹp ở Thái Lan được giới trẻ rần rần check-in
  86. Top 13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp và linh thiêng nhất Việt Nam
  87. Việt Nam có hai ngôi chùa Phật giáo vào top đẹp nhất thế giới
  88. Những ngôi chùa có khung cảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản
  89. Ngôi chùa vỏ ốc ở Cam Ranh đẹp khác lạ trên báo nước ngoài
  90. Ngôi chùa sở hữu kiến trúc tuyệt đẹp giữa lòng cố đô Huế
  91. Lạc bước xứ chùa Vàng tại ngôi chùa tuyệt đẹp xứ Huế
  92. Đi hết những ngôi chùa lên hình đẹp tựa cung điện ở miền Tây
  93. Danh sách các ngôi chùa ở Phú Quốc “đẹp và linh thiêng” nhất hiện nay
  94. Chùa Quan Âm Các – Ngôi chùa có vẻ đẹp “hút hồn” tại Vũng Tàu
  95. 5 ngôi chùa cổ tuyệt đẹp nên đến khi du lịch Nhật Bản
  96. Top 5 ngôi chùa linh thiêng và đẹp tại miền Tây mà bạn không nên bỏ qua
  97. 25 Ngôi Chùa ở Sài Gòn LINH THIÊNG và ĐẸP nhất
  98. Chùa Som Rong – ngôi chùa khmer siêu đẹp tại Sóc Trăng
  99. Tu viện Vĩnh Nghiêm - ngôi chùa rộng, đẹp và bình yên mới toanh của Sài Gòn
  100. Xuất hành đầu năm tới những ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn để cầu một năm mới an vui và ‘rinh’ vạn ảnh đẹp
  101. Top 10 ngôi chùa ở Đà Lạt linh thiêng, view đẹp mê hoặc
  102. Đẹp ngỡ ngàng trước NGÔI CHÙA PHONG CÁCH CỔ TRANG, toạ lạc trên vùng đất linh thiêng có tiếng ở An Giang
  103. Ngỡ ngàng NGÔI CHÙA PHONG CÁCH CỔ TRANG ở Miền tây: “Đẹp lộng lẫy và nổi tiếng linh thiêng”
  104. Độc đáo ngôi chùa 100 tuổi KHÔNG CỘT, KHÔNG NÓC “đẹp bất ngờ” ở Sài Gòn
  105. Cầu được, ước thấy tại 5 ngôi chùa ở Châu Đốc tuyệt đẹp
  106. Chùa Cổ Thạch | Vẻ đẹp say lòng của ngôi chùa linh thiêng ở Phan Thiết
  107. Check-in mỏi tay tại 5 ngôi chùa Khmer đẹp lộng lẫy ở miền Tây
  108. Cận cảnh 3 ngôi chùa có kiến trúc tuyệt đẹp giữa lòng cố đô Huế
  109. 2 ngôi chùa Phật giáo Việt Nam vào top đẹp nhất thế giới
  110. Chẳng đâu xa, Sóc Trăng cũng có những ngôi chùa Thái đẹp mê mẩn
  111. Những ngôi chùa có kiến trúc siêu đẹp tại miền Tây
  112. Cùng khám phá những ngôi chùa có kiến trúc đẹp tại Việt Nam
  113. Những ngôi chùa siêu đẹp mà bạn phải ghé thăm trong năm 2020
  114. Top những ngôi chùa ở Ninh Bình nổi tiếng linh thiêng và đẹp nhất
  115. 50 ngôi chùa Việt Nam nổi tiếng linh thiêng để cầu nguyện, chụp ảnh đẹp

An Giang nổi tiếng là “vùng đất thiêng” thanh tịnh với những ngôi chùa cổ kính mang đậm nhiều nét đẹp kiến trúc, văn hóa dân gian. Trong đó Chùa Hang là một trong những ngôi chùa cực kỳ linh thiêng thu hút nhiều khách thập phương về đây thưởng ngoạn và hành hương cầu phúc, may mắn. Chùa Hang điểm đến hút khách của An Giang Chùa Hang cái tên thân thuộc mà người dân đặt cho một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Châu Đốc – An Giang đó là chùa Phước Điền. Phước là phước lành, điền là điền địa (ruộng đất), cái tên Phước Điền có thể hiểu đơn giản là mảnh đất gieo trồng phước lành. Ngôi chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia, tọa lạc trên triền núi Sam gần cụm di tích Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An và lăng Thoại Ngọc Hầu. Du lịch An Giang, đến thăm chùa Hang bạn sẽ như đi qua cánh cửa mở ra một thế giới mới để trút bỏ mọi vấn vương bụi trần, hòa mình vào không an yên ả trong lành và êm dịu như chốn cổ tích. Chùa Hang còn biết đến với cái tên Phước Điền Tự Chùa Hang không chỉ nổi tiếng về cảnh sắc say đắm lòng người mà ngôi chùa còn gắn với rất nhiều giai thoại và sự tích ly kỳ. Chùa hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850, ban đầu là một am tu bằng tre lá, do bà Thợ  tên thật là Lê Thị Thơ (1818 – 1899), pháp danh Diệu Thiện, người làm nghề may ở Chợ Lớn tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ. Cổng vào chùa Chuyện kể, trước đây bà Thơ cũng có một gia đình, nhưng vì nhà chồng quá hà khắc, nên bà chán nản trốn lên núi Sam, tìm đến chùa Tây An xuống tóc đi tu vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa chuông mõ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên. Sau thời gian ở chùa Tây An, bà nhận thấy đây cũng không phải nơi phù hợp với mình vì có nhiều người thường xuyên lui tới, chính quyền địa phương nhòm ngó. Bởi vậy, năm 1950, bà rời bỏ Tây An tìm nơi khác tu hành, mong có nơi thanh tịnh. Trên đường, bà gặp một cái hang cách chùa Tây An khoảng 1km, liền dựng am lập nơi tu hành, đó là khởi nguyên ban đầu của Chùa Hang Châu Đốc ngày nay. Theo giai thoại, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Dần dần, đôi mãng xà được cảm hóa, thường đến ăn đồ chay, trông chừng thú dữ, kẻ gian, ...

Clip review chùa Munir Ansay Kiến trúc của chùa Khmer Cần Thơ Kiến trúc chùa Khmer có gì đặc biệt? Những điều có thể bạn chưa biết về đạo Phật của người Khmer Đường đi chùa Khmer Cần Thơ Lễ hội tại chùa Khmer Munir Ansay ở Cần Thơ Các hình ảnh check-in của du khách khi đến chùa Cần Thơ – chùa Muniransay Gợi ý tour du lịch Cần Thơ giá rẻ Chùa Munir Ansay hay chùa Munirangsyaram là một trong những ngôi chùa Khmer ở Cần Thơ được đánh giá là đẹp nhất và có kiến trúc độc đáo nhất. Đây là địa điểm tôn giáo rất nổi tiếng của cộng đồng dân tộc người Khmer tại Cần Thơ. Ngôi chùa đối với người Khmer mang một ý nghĩa tình cảm nhân văn sâu sắc. Người Khmer có câu nói: “Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người Khmer. Hầu hết người Khmer đều theo Phật giáo Tiểu Thừa (Phật giáo Nam Tông). Hãy theo chân cùng Nụ Cười Mê Kông khám phá ngôi chùa có kiến trúc xinh đẹp này nhé. Kiến trúc chùa Khmer đặc sắc Clip review chùa Munir Ansay *Xem thêm về cẩm nang du lịch Cần Thơ để biết thêm nhiều điểm du lịch tại Cần Thơ Kiến trúc của chùa Khmer Cần Thơ Kiến trúc chùa Khmer có gì đặc biệt? Muniransay là ngôi chùa Cần Thơ có kiến trúc rất đẹp và rực rỡ nhưng ít ai biết rằng thuở ban đầu, nó chỉ được xây dựng bằng tre nứa thô sơ.Chùa được xây dựng theo kiến trúc Angcovat cổ của người Campuchia. Đặc biệt là cổng chùa được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc đền Angkovat. Màu chủ đạo kiến trúc của chùa là màu vàng. Điểm tô nhẹ thêm là những màu sắc rực rỡ như cam, đỏ, xanh,…  Kiến trúc chùa Khmer đặc sắc Bước vào bên trong khuôn viên chùa bạn sẽ thấy ngay bảo tháp đứng chắn trước chánh điện. Dưới cột cờ là tượng thần Shiva. Xung quanh bảo tháp là những điêu khắc tỉ mỉ và độc đáo thể hiện những linh vật linh thiêng người Khmer: Tiên nữ Keynor, chim thần Krud, tượng Phật 4 mặt và nhiều phù điêu khác. Kiến trúc độc đáo của chùa Khmer Cần Thơ Khu vực chánh điện chùa Khmer Cần Thơ có nền đất cao khoảng 1m. Hành lang cầu thang được nối thẳng đến chánh điện. Chánh điện xây cao vừa tỏ sự tôn kính vừa tránh những ngập úng. Đặc trưng chánh điện chùa Khmer là thờ nhiều tượng Phật Thích Ca. Từ các tư thế đứng nằm đến ngồi. Ngoài ra nó cũng khá đa dạng về chất liệu màu sắc: Từ đất sét đến ngọc thạch. Phía trước chánh điện chùa Khmer Munir Ansay Trang trí mặt ...

Được bao quanh bởi những cây sao cổ thụ và những cây thốt nốt xanh mát nên Chùa Phù Ly 1 có khung cảnh rất thanh tịnh là điểm du lịch Vĩnh Long ấn tượng mà du khách không nên bỏ qua. Chùa Phù Ly – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp trên đất Vĩnh Long Vị trí chùa Phù Ly Chùa Phù Ly 1 tọa lạc tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long. Xuất phát từ trung tâm thị xã Bình Minh, du khách đi theo quốc lộ 54 hướng về huyện Trà Ôn khoảng 10 phút là nhìn thấy cổng chào ấp Phù Ly. Vào cổng chạy tiếp chừng 2km nữa là đến chùa Phù Ly 1 nằm bên trái. Tuy nằm sâu trong ấp Phù Ly, nhưng chùa Phù Ly 1 là địa điểm tâm linh thu hút đông Phật tử và khách du lịch Miền Tây đến tham quan và chiêm bái. Lịch Sử Chùa Phù Ly Vào năm 1653 ở sóc Phù Ly đã có người Khmer đến sinh cơ lập nghiệp; vào năm 1672 Chùa Phù Ly được xây dựng, trên diện tích hơn 2ha. Theo lời đại đức Sơn Thắng, phó trụ trì chùa kể lại: xưa nơi đây rất hoang vu, có rất nhiều cọp beo, rắn và các loại thú dữ, người đi chùa phải đi thành tốp đông, mang theo vũ khí để phòng thú dữ. Sau đó các sư trụ trì lập đàn xua đuổi ba ngày, ba đêm thì thú dữ không còn. Trải qua những biến thiên của lịch sử, chùa được trùng kiến để trở nên bề thế, uy nghiêm như hôm nay. Kiến trúc chùa Phù Ly Chùa Phù Ly 1 một trong những ngôi chùa được xây dựng theo nét kiến trúc của Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia tinh tế, tỉ mỉ, cổ kính gắn liền với nền văn hóa của người Khmer Nam bộ. Cổng Chùa Chùa bao gồm các hạng mục: cổng chùa, chánh điện, sala, trai đường, tháp cốt, quần thể cột cờ, tượng phật nằm, phật cảnh, lò hỏa táng,… xung quanh chùa là những cây sao, dầu, thốt nốt cổ trăm tuổi tỏa bóng mát quanh năm và tạo không gian thâm nghiêm, cổ kính. Tại chùa Phù Ly 1, nổi bật và quan trọng nhất là chánh điện. Chánh điện là tượng trưng cho ngọn núi Mêru- một ngọn núi thiêng và là nơi các vị thần đến tu học thuyết Bà La Môn, xung quanh chánh điện là những ngôi tháp cốt có chiều cao thấp hơn chánh điện, tượng trưng cho những ngọn núi nhỏ bao quanh ngọn núi thiêng Mêru. Chánh điện là tượng trưng cho ngọn núi Mêru Chánh điện chùa Phù Ly 1 được xây trên nền cao, bao phủ bởi màu vàng rực sáng trong ánh nắng ban mai. Trên nóc chánh điện có một đỉnh tháp. Xung quanh tháp các nghệ nhân trang trí, đắp nổi nhiều hình tượng rồng ...

Sóc Trăng được biết đến như thủ phủ của những ngôi chùa tháp. Ngoài là không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của khách thập phương trong hành trình khám phá vùng đất Miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngôi chùa mang phong cách hoàn toàn khác nhau, đem đến cho du khách từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong đó không thể không nhắc tới Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong. Chùa Som Rong Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Theo các vị sư kể lại chùa Som Rong được xây dựng năm 1785, đã trải qua 12 đời trụ trì. Ban đầu là bằng tre lá tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu đã khang trang như hiện nay. Về cái tên Som Rong thì do nguyên nhân trước đây vùng này có rất nhiều cây dại mang tên Som Rong mọc quanh chùa, từ đó chùa có tên loại cây này hàng trăm năm qua. Hiện nay chùa chỉ còn 2 cây Som Rong đang phát triển rất tốt. Ngôi chánh điện cổ – Ảnh: Thu Phan Khi bước đến chùa, trước mặt là một cổng chùa được trang trí hoa văn với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng. Phía trên cổng có 05 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), nơi năm vị Phật ở vị lai sẽ thành đạo theo quan niệm Phật giáo và cũng là nơi năm vị thần thường an ngự theo học thuyết Bà-la-môn giáo. Từ cổng chính của chùa đi vào khoảng 100m mới tới sân chùa. Nhưng một điều thật bất ngờ là trên đường vào chùa có rất nhiều cây cổ thụ khoảng vài chục đến hàng trăm năm tuổi. Chùa Som Rong cũng được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ khác với diện tích 5ha bao gồm: chánh điện, sala, nhà dành cho sư sải, và còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương. Những công trình kiến trúc bên trong chùa được kết hợp hài hòa với nhau. Ngôi Sala cũ của chùa vẫn giữ được nét cổ kính theo thời gian. Chánh điện là nơi thờ Phật chính trong những công trình kiến trúc của chùa. Toàn bộ chánh điện được nâng đỡ bởi 06 hàng trụ cột, với tầng mái được kết cấu khá đặc biệt gồm 03 hệ thống mái chồng lên nhau theo một khoảng cách nhất định. Ở mỗi gốc của tầng mái được trang trí hình tượng ...

Bạc Liêu vùng đất không chỉ là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ mà còn có hệ thống di tích, văn hóa, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Trong đó, không thể không nhắc đến Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Chùa Xiêm Cán – Ngôi chùa Khmer đẹp nhất Bạc Liêu Chùa Xiêm Cán nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng chừng 7km về hướng Đông tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông. Đây là một tuyến đường kết nối nhiều điểm đến nổi tiếng như Vườn chim Bạc Liê, nhà Công tử Bạc Liêu. Từ trung tâm, bạn đi thẳng theo hướng đến Khu vui chơi Nhà Mát. Từ đây, bạn rẽ trái vào đường DT31 và chạy thẳng là đến chùa Xiêm Cán. Từ vị trí của chùa, du khách có thể tiếp tục đi thẳng để khám phá các điểm đến nổi tiếng ở vùng đất này như vườn nhãn cổ, cánh đồng điện gió,… Dựa theo ghi chép trên bia đá được tạc bằng chữ Khmer cổ ở hai mặt trước và sau đặt bên phải chính điện; thì chùa Xiêm Cán được khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 5 dương lịch năm 1887. Tuy không phải là ngôi chùa Khmer cổ nhất ở khu vực này, nhưng Chùa Xiêm Cán luôn là điểm dừng chân của du khách mỗi khi đặt chân đến Bạc Liêu, chính bởi những đường nét hoa văn tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo. Chùa Xiêm Cán được khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 5 dương lịch năm 1887 Người có công xây dựng chùa là vợ chồng ông Nên (63 tuổi), và bà Ngét (54 tuổi) – một gia đình giàu có trong Phum (xóm, làng) rất tín ngưỡng phật pháp. Cùng góp sức còn có 30 hộ gia đình khác hàng ngày khai phá để lấy cây, đất xây cất chùa. Sau hơn hai tháng thi công và hoàn thành, bà con trong phum sóc họp bàn rồi đến mới Pháp sư Thạch Mau (1829 – 1909); một người am hiểu kinh kệ, tinh thông phật pháp về làm trụ trị chùa. Theo tâm tư nguyện vọng cũng như sự đề bạt chân thành của bà con. Pháp sư Thạch Mau về trụ trì chùa và trở thành vị trụ trì đầu tiên của chùa Xiêm Cán. Đến nay, ngôi chùa Khmer đẹp ở miền Tây này đã trải qua 9 đời trụ trì và một vài lần trùng tu, sửa chữa. Vốn dĩ lúc xây dựng, ngôi chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer Komphisako, tức là biển sâu, ý nghĩa ...

Nhắc tới Trà Vinh, người ta nghĩ đến miền đất của những ngôi chùa Khmer cổ kính cùng những di tích lịch sử mang nhiều huyền thoại, gắn liền với hành trình khai phá phương Nam. Toàn tỉnh Trà Vinh có rất nhiều ngôi chùa Khmer, trong đó chùa Âng được xem là một trong những ngôi chùa lớn, tiêu biểu cho các ngôi chùa Khmer trong tỉnh. Chùa Âng, gọi theo ngôn ngữ Paly là Wat Angkor Raig Borei. Ảnh: Aaphoto Chùa Âng, gọi theo ngôn ngữ Paly là Wat Angkor Raig Borei, tọa lạc tại Phường 8, thành phố Trà Vinh. Ngôi chùa nằm trong cụm danh thắng Ao Bà Om và bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer, là điểm nhấn nổi bật không thể bỏ qua trong bản đồ du lịch Trà Vinh. Từ xa nhìn vào, bạn sẽ thấy những tòa nhà trong chùa với lối kiến trúc hình tháp vươn thẳng lên trời, mang nét đẹp nguy nga, tráng lệ nhưng cũng không kém phần trang nghiêm. Toàn cảnh Chùa nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Minh Theo sử sách thì chùa Âng được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 (năm 990) và được xây dựng qui mô như hiện nay vào năm Thiệu Trị thứ 3, tức năm 1842 theo dương lịch. Từ đó đến nay, ngôi chùa được trùng tu, sửa chữa nhiều lần, trong đó xây dựng mới các công trình phụ như nhà tăng xá, trai đường… nhưng ngôi chánh điện cơ bản vẫn giữ được nguyên trạng như buổi đầu mới hình thành. Như bao ngôi chùa Khmer khác trên địa bàn Trà Vinh, chùa Âng là một quần thể các công trình kiến trúc bao gồm tăng xá, giảng đường dạy chữ Paly và chữ Khmer… bao quanh ngôi chánh điện uy nghi. Ngôi chùa quay mặt về hướng đông, thể hiện tư tưởng Phật giáo là Phật Thích ca ở tây phương nhìn về hướng đông để độ trì chúng sinh. Cổng chùa Âng được trang trí bằng nghệ thuật điêu khắc rất kỳ công, tinh xảo với những tượng chằn, tiên nữ, chim thần theo mô típ truyền thống Khmer. Cổng chùa Từ cổng chính vào là một lối đi rộng giữa hai hàng sao cổ thụ thân to, cao vút tạo ra thế uy nghiêm cho ngôi chùa. Lối đi ngang qua hào nước rộng bao quanh làm cho bầu không khí trong lành, dịu mát. Hào nước rộng bao quanh làm cho bầu không khí luôn trong lành Khuôn viên chùa rộng 4 ha với nhiều chủng loài thực vật đặc hữu trên đất giồng cát như sao, dầu, tre, trúc… trong đó có hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ quanh năm che mát ngôi chùa cổ kính. Khuôn viên chùa rộng rãi rợp bóng cây xanh Trung tâm của ngôi chùa Khmer là ngôi chánh điện (Preah Vihea) thờ Phật, nơi hội tụ và phản ánh trình độ của các nghệ ...

Ngay từ buổi đầu khai phá, Cần Thơ đã là nơi chung sống của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Cho nên, vùng đất này về phương diện văn hóa – tín ngưỡng rất phong phú đa dạng và có sự giao thoa với nhau. Tuy vậy, ở mỗi dân tộc, đều lưu giữ lại những nét riêng của bản sắc văn hóa dân tộc mình. Chùa Pitu Khôsa Răngsây, còn gọi là chùa Viễn Quang, tọa lạc tại số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là một địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng của bà con Khmer. Chùa Pitu Khôsa Răngsây địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng của bà con Khmer. Chùa Pitu Khôsa Răngsây vừa giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc thù của bản sắc văn hóa người Khmer vừa thể hiện được nét kiến trúc hiện đại của Angkor và Khmer nam bộ, và chùa cũng là điểm đến yêu thích của du khách khi du lịch Cần Thơ. Cổng chùa Tên Pitu Khôsa Răngsây của chùa hiện nay còn có nghĩa “Chùa Sau” hay “Chùa Xáng” vì thời đó trên trục đường chính Đại lộ Colonel DESSERT (nay là đại lộ Hòa Bình) đã có một chùa “Chùa Muni Răngsây” hay còn gọi “Chùa Trước”. Chùa do Thượng tọa Sơn Tây, tục gọi Ta Tu (“Ta” tiếng Khmer có nghĩa là “ông”) xây dựng năm 1948 và xuất phát từ nhu cầu tu học của nhiều bà con Phật tử người Khmer ở Cần Thơ. Ban đầu, chùa chỉ cất bằng cột cây mái lá đơn sơ với kiến trúc khá độc đáo theo hệ phái nam tông Khmer trên khu đất rộng 645m², do bà con phật tử cúng dường. Tháp chùa vươn cao giữa trời xanh. Trong hai cuộc kháng chiến ác liệt chống Pháp và Mỹ chùa là nơi cưu mang hàng trăm thanh niên trốn quân dịch vào tu trong chùa, là nơi tập hợp các sư sãi yêu nước đấu tranh chính trị với chính quyền Sài Gòn, đòi tự do tôn giáo, chống phân biệt sắc tộc… Từ năm 1975 đến nay, chùa vẫn là nơi sinh hoạt tính ngưỡng Phật giáo Nam tông Khmer của các vị Sư và bà con phật tử người dân tộc. Nhà chùa còn là nơi ở miễn phí cho nhiều học sinh, sinh viên dân tộc Khmer nghèo ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang học tại Cần Thơ. Năm 2008, chùa được đại trùng tu và đã hoàn thành sau 4 năm thi công, khánh thành vào hạ tuần tháng Tư năm 2012. Hiện nay, chùa Pitu Khôsa Răngsây được đánh giá là một trong những ngôi chùa hoành tráng và đẹp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quanh năm tiếp đón khách du lịch Miền Tây khắp nơi về hành hương và đông đảo bà con người Khmer miền Tây Nam bộ đến chiêm bái. Chính điện chùa Pitu Khôsa Răngsây Cũng như các ngôi ...

Sa Đéc hiền hòa với cây lành trái ngọt, với hoa kiểng cổ truyền thanh lịch. Nhưng Sa Đéc còn nổi tiếng bởi nhân gian truyền tụng câu : “Sa Đéc là đất Phật”. Du lịch Sa Đéc, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và sùng kính trước hơn 50 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rãi rác khắp địa bàn thành phố. Và có một ngôi chùa mà không ai không dừng chân ghé thăm, đó là Phước Hưng cổ tự. Phước Hưng Cổ tự còn được gọi là chùa Hương, gọi tắt của biển hiệu chùa Minh Hương Phước Hưng Cổ tự còn được gọi là chùa Hương, gọi tắt của biển hiệu chùa Minh Hương, tọa lạc tại số 461 đường Hùng Vương, ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Pháp. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật vô cùng đặc sắc gắn liền sự ra đời của Phật giáo tại đô thị cổ Sa Đéc 300 năm. Cổng vào chùa Chùa Phước Hưng do nhóm người Hoa thuộc hội Minh Hương đến đất Sa Đéc sanh cơ lập nghiệp dựng để thờ Phật vào năm 1838. Thời gian sau được đồng bào Hoa-Việt trùng tu lại đầy đủ và tiện nghi hơn, nay còn gốc hai chữ chùa Hương Sa Đéc. Chùa được dựng vào năm 1838 Chùa đã qua sáu đời trụ trì. Hòa thượng Minh Phước cho mở rộng Đông lang, Tây lang năm 1854. Hòa thượng Như Diệu cho trùng tu ngôi chánh điện năm 1882. Hòa thượng Vạn Hiển đã cho in kinh Kim Cang, Phổ Môn, Địa Tạng… bằng chữ Hán khắc gỗ năm 1919. Hòa thượng Vĩnh Tràng phát nguyện ra tận Hà Nội thỉnh chiếc mõ lớn nặng khoảng 15 kg. Hòa thượng Vĩnh Đạt trụ trì từ năm 1962 đã tổ chức trùng tu, mở rộng ngôi chùa, như xây lại Tây lang, xây đài Quan Âm, cổng tam quan… Hòa thượng đã được cử làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp 2 nhiệm kỳ 1981 – 1984 và 1984 – 1987. Thượng tọa Thích Thiện Huệ kế tục trụ trì từ năm 1987 tiếp tục công cuộc trùng tu ngôi chùa, tái tạo Đông lang, xây dựng hội trường Trường cơ bản Phật học Đồng Tháp…. Chùa Hương được thiết kế theo hình chữ Sơn Chùa Hương được thiết kế theo hình chữ Sơn. Đây là truyền thống kiến trúc chùa của người Trung Hoa lẫn Việt nam từ lâu đời. Chùa có tất cả 8 mái, theo cấu trúc 2 cấp. Chùa có tất cả 8 mái, theo cấu trúc 2 cấp. Phía trên đều lợp ngói âm dương truyền thống như những ngôi chùa thuở xưa. Xung quanh có hình đắp nổi, cỏ cây hoa lá chim muông đủ loại, lại thêm tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng theo kiểu Trung quốc. Tất cả đều kết hợp hài hoà giữa sắc màu, vật liệu xây dựng, trong đạo có đời, trong ...

So với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, An Giang là nơi có nhiều ngôi chùa nổi tiếng theo hệ phái Phật giáo Bắc tông, được xây dựng quy mô, hoành tráng, thu hút hàng chục triệu khách hành hương mỗi năm. Trong đó, phải kể đến chùa Huỳnh Đạo, ngôi chùa có lối kiến trúc nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Trung Hoa – Việt Nam. Toàn cảnh Chùa Huỳnh Đạo Chùa Huỳnh Đạo tọa lạc tại khóm Vĩnh Đông 2, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Với kiến trúc độc đáo và không giang rộng lớn, chùa Huỳnh Đạo là nơi được nhiều du khách và Phật tử đến tham quan chiêm bái. Cổng vào chùa Chùa được xây dựng năm 1928, đến năm 1962, ông Ngô Văn Dư đã cho xây dựng ngôi chùa kiên cố đặt tên Thiên Khai Huỳnh Đạo tại số 105 đường Thủ Khoa Nghĩa, thị xã Châu Đốc. Năm 1996, Thượng toạ trụ trì Thích Tôn Trấn đã cho dời chùa đến khu đất rộng 12 hecta thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc ngày nay xây dựng mới và hoàn thành vào năm 2018. Năm 1996 chùa chuyển đến khu đất thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc ngày nay Lúc đầu chùa chỉ có ngôi Tam Bảo. Những năm tiếp theo, xây thêm gác chuông, Quan Âm các và nhiều công trình khác tạo nên một khuôn viên hoành tráng thật trang nghiêm, mỹ lệ. Ngôi chùa thật hoành tráng và trang nghiêm Bên trong chánh điện Chánh điện của chùa rất to rộng, khang trang với hồ sen rộng, mùa hè trổ hoa thơm ngát. Trên mặt hồ sen có hình ảnh chín con rồng lớn đầy uy lực biểu tượng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên hồ còn có nhà thủy tạ làm cho khung cảnh thêm phần thơ mộng. Hồ sen rộng, mùa hè trổ hoa thơm ngát. Cảnh Hồ Cửu Long về đêm Hình ảnh chín con rồng lớn đầy uy lực – Ảnh: Đỗ Tình Thu hút các bạn trẻ đến check in – Ảnh: Hiền Nguyễn Thị Trong khuôn viên rộng đến 3.000 m2 là hơn 50 bức tượng Phật bằng đá trắng tinh trong nhiều tư thế và trang phục khác nhau, tạo thêm sự uy nghi của ngôi chùa. Tượng Phật bà Quan âm trên đài sen Các bức tượng Phật bằng đá trắng tinh trong Quan Âm Trúc Lâm Viên Trong đó, tượng Phật bà Quan âm trong tư thế ngồi thiền cao trên 30 mét tạo nên một điểm nhấn rất ấn tượng trong lòng du khách. Tượng Phật bà Quan âm trong tư thế ngồi thiền cao trên 30 mét Tham quan khuôn viên chùa Huỳnh Đạo, bạn sẽ thấy được sự tỉ mỉ, chăm chút của người thợ đặt trên từng bức tượng công phu, tinh xảo. Màu sắc và cảnh trí ở nơi đây được sắp ...

Cù lao Giêng(Chợ Mới) không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh sông nước hữu tình, những vườn cây ăn trĩu quả mà còn có rất nhiều công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Một trong số đó phải kể đến là chùa Phước Thành, một tuyệt tác nghệ thuật kiến trúc độc đáo thu hút đông đảo du khách thập phương về đây tham quan chiêm bái. Tọa lạc ngay tại xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, chùa Phước Thành là một ngôi chùa đặc biệt ở An Giang đã được ghi nhận Kỷ lục Việt Nam với công trình Quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ tát Thánh chúng lớn nhất. Chùa Phước Thành được Hòa thượng Thích Bửu Đức khai sơn tạo lập năm 1872 Du lịch An Giang, muốn ghé thăm chùa, bạn có thế đi theo hai hướng. Từ Long Xuyên qua phà An Hòa thì cứ chạy thẳng tới ngã 3 Kinh Cựu Hội, quẹo trái gặp bến đò Phủ Thờ. Qua đò các bạn hỏi chùa đạo Chim (Chùa Phước Thành) thì ai cũng biết. Hoặc đi theo tỉnh lộ 942 hướng về thị trấn Mỹ Luông, qua cầu Mỹ Luông – Tấn Mỹ, quẹo phải chạy thẳng tầm 5km sẽ thấy chùa Phước Thành nằm bên tay trái, từ xa đã có thể “nhận diện” chùa Phước Thành dễ dàng nhờ tượng Phật A Di Đà cao sừng sững vượt lên giữa cây xanh. Người dân nơi đây còn gọi bằng tên gọi khác là chùa Chim Chùa Phước Thành được Hòa thượng Thích Bửu Đức khai sơn tạo lập năm 1872, hiện nay do Hòa thượng Thích Huệ Tài – Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang trụ trì. Trong chiến tranh chùa Phước Thành là nơi các chiến sĩ cách mạng ẩn náu hoạt động Người dân nơi đây còn gọi chùa Phước Thành bằng tên gọi khác là chùa Chim. Tương truyền ngày xưa, sau khi Hòa thượng Thích Bửu Đức (người khai sơn tạo lập chùa Phước Thành) xuất gia tầm đạo 9 năm ở vùng Bảy Núi thì trở về quê hương (xã Bình Phước Xuân) tiếp tục tu hành. Đến một ngày có đôi chim Hồng Hạc từ Bảy Núi bay về thu hút hàng ngàn con chim khác tập trung bay lượn rợp cả cánh đồng, từ đó, Hòa thượng Thích Bửu Đức đã chọn nơi đây để dừng chân và xây chùa Phước Thành vào năm 1872. Tên chùa Chim cũng được dân gian truyền tai nhau từ đó. Tượng phật tổ bên trong điện thờ Trong 2 cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Phước Thành là nơi các chiến sĩ cách mạng ẩn náu hoạt động, vì vậy ngôi chùa nhiều lần bị quân địch bắn phá, sau những lần sửa chữa tạm, năm 1973, Hòa thượng Thích Huệ Tài chính thức tái thiết lại chùa ...

1 Top 10 ngôi chùa ngắm lá đỏ tuyệt đẹp ở Kyoto 1.1 Chùa Kiyomizu-dera ( còn gọi là chùa Thanh Thủy) 1.2 Chùa Komyo-j 1.3 Chùa Kinkaku-ji  ( còn gọi là chùa vàng) 1.4 Chùa Shoren-in 1.5 Chùa Jisso-in 1.6 Chùa Daigo-ji 1.7 Chùa Sanzen-in 1.8 Chùa Jojakko-ji 1.9 Chùa Tofuky-ji 1.10 Chùa Eikando 2 Các địa điểm ưa thích Top 10 ngôi chùa ngắm lá đỏ tuyệt đẹp ở Kyoto Kyoto được biết đến là cố đô của Nhật Bản, nổi tiếng với những ngôi chùa  và vào mùa thu điểm ngắm lá đỏ tuyệt vời không thể bỏ qua đó cũng là những ngôi chùa. Chùa Kiyomizu-dera ( còn gọi là chùa Thanh Thủy) Chùa Kiyomizu-dera hàng năm chào đón khoảng 3 triệu người đến cúng bái, có lẽ ngay cả ở cố đô Kyoto thì đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất. Tên Kiyomizu-dera bắt nguồn từ nguồn nước chảy vào con thác Otowa liên tục kêu vang không ngừng trong núi Otowayama (trong tiếng Nhật, Kiyomizu có nghĩa là dòng suối trong). Thánh nhân Enchin – người sáng lập nên ngôi chùa này và cư sĩ (người tu tại gia) Gyoei – ông tổ của ngôi chùa, đã tu hành khổ hạnh dưới dòng thác chảy này. Hiện nay, 3 dòng thác này vẫn còn tồn tại. Người ta tin rằng cả 3 ngọn thác ở nơi này đều rất linh nghiệm về “trường thọ”, “tình duyên”, “học hành thành đạt”, nếu người chiêm bái uống một ngụm nước ở một trong ba dòng nước trên thì điềm may sẽ đến. Ngược lại, nếu uống 2 ngụm thì sự linh ứng sẽ giảm đi một nữa, uống 3 ngụm thì vận tốt chỉ còn một phần ba. Hơn nữa, nếu tham lam mà uống nước ở cả 3 dòng thì hoàn toàn sẽ không linh nghiệm. Điều này được đúc kết thành lời răn dạy từ xa xưa. Trước khi uống nước thiêng ở dòng thác, hãy chắp tay khấn vái cư sĩ Gyoei đang được thờ phía sau thác nước để thể hiện lòng tôn trọng trang nghiêm và thành tâm muốn xin dòng nước tinh khiết này. Chùa Komyo-j Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng vào năm 1175. Ngôi chùa uy nghiêm, to lớn với 18 tử viện như Chánh điện, Phật đường Amida, Sanmon (cổng chùa) … từ chùa có thể nhìn toàn cảnh núi Ogurayama và  Hoàng cung Kyoto ở phía tây. Trong khuôn viên rộng lớn của chùa có trồng hàng trăm cây phong, một số trong đó hơn 100 tuổi. Ngoài ra, du khách có thể đi dọc theo con đường mòn để ngắm lá cây chuyển màu Ngôi chùa này có hàng trăm cây phong, một số trong đó hơn 100 tuổi. Ngoài ra, du khách có thể đi dọc theo con đường mòn để ngắm lá cây chuyển màu Chùa Kinkaku-ji  ( còn gọi là chùa vàng) Chùa vàng kinkakuji Kinkaku-ji là ngôi chùa thuộc phái Shokoku-ji thuộc dòng Lâm Tế tông, tên chính thức là Rokuon-ji. Vốn là nơi nghỉ ...

Chùa Loha Prasat – Lâu đài kim loại Chùa Bình Minh (Wat Arun) Chùa Wat Benjamabhopit (Kỳ Nghỉ Đông Dương) –Thái Lan nổi tiếng với những ngôi chùa dát vàng, những công trình phật giáo lộng lẫy và cổ kính, những pho tượng huyền bí và linh thiêng.  Tất cả những điều đó đã hội tụ ơ thủ đô Bangkok hoa lệ,  nét đẹp của nơi đấy chính là sự hòa quyện giữa văn hóa phật giáo và nét hiện đại của thủ đô tráng lệ. Thủ đô Bangkok sẽ là một điểm đến tuyệt vời trong tour Thái Lan, đến với thủ đô xinh đẹp này bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng và ngắm nhìn những ngôi chùa được thiết kế và xây dựng vô cùng độc đáo. Nếu bạn nghĩ Bangkok là một thủ đô hoa lệ, náo nhiệt và năng động , một thủ đô hiện đại với những tòa nhà cao chọc trời thì bạn lầm rồi nhé! Dưới sự phát triển của xã hội hiện đại, thủ đô Bangkok vẫn giữ riêng cho mình nét cổ kính, trầm lặng, nằm giữ thủ đô phồn hoa náo nhiệt là những ngôi chùa cổ có tuổi đời hàng trăm năm, để khám phá hết nét đẹp của kiến trúc phật giáo nơi đây hãy theo chân Kỳ Nghỉ Đông Dương – Tour Thái Lan từ Hà Nội khám phá những ngôi chùa đẹp nhất ở mảnh đất Bangkok nhé Chùa Loha Prasat – Lâu đài kim loại Nằm giữa giao lộ Ratchadamnoen Klang và Mahachak, quận Phra Nakhon, Bangkok, Thailand chùa Loha Prasat sẽ thu hút du khách chọn Tour Thái Lan Giá Rẻ ngay từ xa bởi vẻ ngoài đồ sộ và vô cùng độc đáo. Nhìn từ xa bạn sẽ tưởng nhầm đó là một lâu đài độ sộ và nguy nga nhưng bạn nhầm rồi, đó là một ngôi chùa được thiết kế vô cùng đặc biệt. Loha Prasat là tên Ấn Độ có từ thời đức Phật, liên quan đến việc xây dựng một công trình hình vuông nhiều tầng bằng kim loại cho các thầy tu .Được xây dựng vào năm 1846 theo lệnh của vua Nangklao (Rama III) và được lấy cảm hứng từ hai ngôi chùa tương tự ở Ấn Độ và Sri Lanka, Loha Prasat là công trình cao 36m có 37 ngọn tháp bằng kim loại vì vậy ngôi chùa còn được mệnh danh là “lâu đài kim loại” những ngọn tháp tượng trưng cho 37 đức tính hướng tới sự giác ngộ. Khi bước vào bên trong chùa du khách tham gia Tour Thái Lan giá rẻ từ Hà Nội sẽ thấy kiến trúc bên trong được xây dựng vô cùng độc đáo. Ngôi chùa này được xây dựng theo cách rất khác thường bằng nhiều lớp hình lập phương đồng tâm xếp lên nhau một cách hợp lí, những hạt xá lợi Phật được cất giữ ở tầng cao nhất. Tọa lạc rất gần ...

Cùng điểm qua những ngôi chùa, thiền viện, tịnh xá đẹp và linh thiêng của tỉnh Bình Dương. Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất tại Bình Dương, được du nhập vào tỉnh khá sớm, từ khoảng cuối thế kỉ XVII. Theo lời kể lại thì ngôi chùa đầu tiên đón nhận và đặt nền móng cho Phật giáo phát triển tại Bình Dương là chùa Châu Thới. Vào khoảng năm 1612, thiền sư Khánh Long trên đường vân du hoằng đạo của mình, đã dừng chân trên sườn núi, dựng lên một thảo am nhỏ, sau này là chùa Hội Sơn (tức chùa núi Châu Thới ngày nay). Chưa có thống kê nào rõ ràng và chi tiết rằng toàn tỉnh Bình Dương hiện nay có cả thay bao nhiêu ngôi chùa, tịnh xá, thiền viện,… Phật giáo. Tuy Nhiên, một điều chắc chắn rằng, Bình Dương là tỉnh có nhiều ngôi chùa linh thiêng đối với Phật tử gần xa, lại có những ngôi chùa đặc sắc và ấn tượng đối với du khách bởi nét cổ kính và truyền thống, sự hòa hợp trong thiết kế và cảnh quan sông núi, vườn cây xung quanh. Những ngôi tượng Phật trong Long Hưng Cổ Tự (hay chùa Tổ Long Hưng, chùa Long Hưng, chùa Tổ Đỉa, chùa Bưng Đỉa) ở thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Chùa núi Châu Thới ở thành phố Dĩ An Chùa Bửu Nghiêm tại thành phố Thủ Dầu Một Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Dưới đây là tổng hợp danh sách một số ngôi chùa, thiền viện, tịnh xá,… đẹp, nổi tiếng trong địa phận tỉnh Bình Dương. Thành phố Thủ Dầu Một: Chùa Linh Sơn Chùa Đức Sơn Chùa Thiên Tôn Chùa Long Thọ Chùa Long Sơn Chùa Thanh Long Chùa Phước An Chùa Vạn Phước Chùa An Lạc Thiền viện Phúc Trường Chùa Bửu Nghiêm Chùa Bà Thiên Hậu Chùa Ông (chùa Ông Ngựa, chùa Thành An) Chùa Ông Bổn Thành phố Dĩ An: An Linh Cổ Tự (chùa An Linh) Tiên Quang Tự (chùa Tiên Quang) Chùa Bửu Sơn Chùa Tân Hòa Chùa Bình Sơn Chùa An Ninh Chùa Tây Thiên Chùa Pháp Trì Chùa Pháp An Chùa Bùi Bửu Chùa Tân Hưng Chùa Kim Thiền Chùa Thiên Trúc Thiên Quang Ni Tự (Thiên Quang Tự, chùa Thiên Quang) Thiền viện Phước Minh Thành phố Thuận An: Tổ đình Sắc Tứ Thiên Tôn (chùa Sắc Tứ Thiên Tôn) Nhất Nguyên Bửu Tự Chùa Niệm Phật Chùa Thiên Phước Chùa Thiên Ân Chùa Thiên Chơn Chùa Thiên Đức Thiên Hòa Ni Tự Chùa Bửu Minh Chùa Phước Viên Chùa Phước Tường Chùa Phước Ân Chùa Bình Long Tịnh xá Ngọc Thuận (chùa Mít, chùa Cây Mít) Chùa Bà Lái Thiêu (Mazu Temple) Thị xã Bến Cát: Long Hưng Cổ Tự (chùa Tổ Long Hưng, chùa Long Hưng, chùa Tổ Đỉa, chùa Bưng Đỉa) Hưng Mỹ Tự ...

Ở khía cạnh du lịch tâm linh thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), không thể không kể đến những ngôi chùa, đền người Hoa đã góp phần tạo nên dấu ấn văn hóa đặc trưng cho thành phố… Tại sài Gòn hiện nay, người Việt gốc Hoa chiếm khoảng chừng 10% dân số của thành phố, chủ yếu sống tập trung ở quận 5, quận 6, quận 8, quận 10 và quận 11. Sử sách ghi chép lại, người Hoa đến khu vực Đàng Trong sau khi nhà Thanh lật đổ hoàn toàn nhà Minh vào năm 1644. Những người ra đi thuộc thành phần “phản Thanh phục Minh”, cùng với những người bị triều đình nhà Thanh đàn áp. Họ được Chúa Nguyễn đồng ý cho cư trú tại khu vực Cù Lao Phố (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay) và Đông Phố, và một số địa điểm khác ở Nam bộ. Người Hoa đã lập chợ, buôn bán, hình thành nên phố xá đông đúc ở đây. Vào năm 1778, quân Tây Sơn đã đàn áp những người Hoa ở Cù Lao Phố do họ đã ủng hộ Nguyễn Ánh, sau đó, việc đàn áp lại diễn ra vào năm 1782. Do đó, người Hoa từ Cù Lao Phố đã chuyển đến khu vực Chợ Lớn (thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) mà họ gọi là “Đề Ngạn”. Trong thời kỳ Pháp thuộc, việc buôn bán của người Hoa phát đạt do họ có quan hệ tốt với giới cầm quyền Pháp tại Đông Dương, nổi bật nhất là Quách Đàm – một nhà buôn người Hoa xây Chợ Lớn. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, cộng đồng người Hoa có quan hệ tốt với chính quyền và thường ủng hộ tài chính trong các kỳ tranh cử. Năm 1979, chiến tranh Việt-Trung 1979 nổ ra tại biên giới nổ ra cùng với chính sách cải tạo kinh tế tại Việt Nam. Lo ngại bị trả thù và bị thiệt hại kinh tế, nhiều người gốc Hoa đã vượt biên, làm thuyền nhân đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi Việt Nam cải cách mở cửa từ năm 1986, cộng đồng người Hoa đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, thương mại. Ngày nay, cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực bán buôn, sản xuất hàng tiêu dùng quy mô vừa và nhỏ, chiếm lĩnh một số lĩnh vực bán sỉ quan trọng như hàng kim khí, điện máy, vàng, vải… Một số doanh nghiệp do người Hoa nổi tiếng có thể kể đến tại Việt Nam như: công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (thương hiệu Biti’s), công ty thời trang Thái Tuấn, công ty thực phẩm Kinh Đô… Người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn chủ yếu là người gốc Quảng Đông (bao gồm Triều Châu), Phúc Kiến, Khách Gia ...

Chùa là không gian bạn được trở nên thanh tịnh khỏi bộn bề cuộc sống. Mỗi ngày rằm hay mùng một chùa thường rất nhiều phật tử đến thăm. Sắp đến rằm rồi nên hôm nay chúng mình sẽ đưa bạn đến với các ngôi chùa view đẹp ở Sài Gòn nhé! 1. Chùa Bà Thiên Hậu – Chùa Trung Hoa View Đẹp Ở Sài Gòn 🔔   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại Sài Gòn – Gọi Ngay: 0905.884.993 2. Việt Nam Quốc Tự – Chùa View Đẹp Thanh Tịnh Ở Sài Gòn 3. Chùa Bà Châu Đốc 3 – Chùa View Đẹp Thu Hút Ở Sài Gòn 🔔   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại Sài Gòn – Gọi Ngay: 0905.884.993 4. Nam Thiên Nhất Trụ – Chùa Một Cột Giữa Sài Gòn 5. Chùa Ấn Giáo – Sri Thenday Yuthapan 🔔   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại Sài Gòn – Gọi Ngay: 0905.884.993 6. Chùa Bửu Long – Chùa View Đẹp Nhất Ở Sài Gòn 7. Chùa Pháp Hoa – Chùa View Đẹp Ấn Tượng Ở Sài Gòn 🔔   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại Sài Gòn – Gọi Ngay: 0905.884.993 8. Chùa Ngọc Hoàng – Chùa View Đẹp Ở Sài Gòn 9. Tu Viện Khánh An – Chùa View Đẹp Mới Lạ Ở Sài Gòn 10. Chùa Hoằng Pháp – Chùa View Đẹp Lý Tưởng Ở Sài Gòn 🔔   Liên Hệ Tư Vấn & Đặt Phòng Khách Sạn Tại Sài Gòn – Gọi Ngay: 0905.884.993 1. Chùa Bà Thiên Hậu – Chùa Trung Hoa View Đẹp Ở Sài Gòn Chùa Bà Thiên Hậu Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng từ năm 1760. Đây là những ngôi chùa ở Sài Gòn của người Hoa có lịch sử lâu đời hiện nay. Chùa Bà Thiên Hậu được thiết kế mang những đặc điểm của kiến trúc Trung Hoa với 4 ngôi nhà liên kết với nhau. Bao gồm giá trị về nghệ thuật kiến trúc, hiện vật cổ, điêu khắc. Ở đây không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi quy tụ của bà con người Việt gốc Hoa. Hiện nay chùa đón rất nhiều người đến đây cúng lễ. Đặc biệt cũng có rất nhiều bạn trẻ tìm đến để có những bức ảnh đẹp. 2. Việt Nam Quốc Tự – Chùa View Đẹp Thanh Tịnh Ở Sài Gòn Việt Nam Quốc Tự Chùa Việt Nam Quốc Tự vô cùng nổi tiếng bởi không gian thanh tịnh cùng kiến trúc độc đáo, nổi bật. Chùa xây dựng với một ngôi tháp 7 tầng mái cong. Chạm trổ tinh vi trong không gian thiên nhiên vô cùng rộng rãi. Các cảnh quan đặc sắc hài hòa và mang bản sắc phong cách kiến trúc dân tộc Việt Nam. Trong chùa có nhiều cây cổ thụ lớn tỏa bóng mát và bao phủ lấy ngôi chùa. Chùa rất linh thiêng và mang một ý nghĩa lịch sử, tâm linh với ...

1. Wat Phra Kaew – Chùa phật ngọc kiến trúc đẹp nhất Thái Lan ở Bangkok Giới thiệu: Kiến trúc: Thông tin: 2. Wat Arun – Những ngôi chùa kiến trúc đẹp nhất Bangkok Giới thiệu: Kiến trúc: Cách đi đến chùa:  Thông tin: 3. Wat Traimit – Chùa kiến trúc đẹp nhất ở Bangkok Giới thiệu: Kiến trúc: Thông tin: 4. Wat Pho – Các ngôi chùa đẹp ở Bangkok Giới thiệu: Nổi bật: Kiến trúc: Thông tin: 5. Wat Benchamabophit – Chùa có kiến trúc đẹp ở Bangkok Giới thiệu: Kiến trúc: Thông tin:  Thái Lan là nơi rất phát triển về Phật giáo. Thái Lan được biết đến với tên gọi “xứ chùa vàng”. Bởi nước bạn có số lượng lớn những ngôi chùa đồ sộ, xây dựng kì công. Bây giờ, hãy cùng dichoithailan.net xem thử những ngôi chùa kiến trúc đẹp ở Bangkok đẹp như thế nào nhé! 1. Wat Phra Kaew – Chùa phật ngọc kiến trúc đẹp nhất Thái Lan ở Bangkok Giới thiệu: Wat Phra Kaew nằm trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia, thủ đô Bangkok của Thái Lan. Wat Phra Kaew còn được gọi là chùa Phật ngọc. Đây là nơi cất giữ bức tượng Phật  có ý nghĩa vô cùng to lớn với người dân Thái Lan. Wat Phra Kaew, Temple of the Emerald Buddha, Bangkok, Thailand Cũng như cái tên, điểm đặc biệt nhất của ngôi chùa chính là bức tượng Phật được tạc bằng ngọc lục bảo. Được đặt ở trên bệ thờ được mạ vàng cao 11m. Ở hai bên là những quả bóng thủy tinh tượng trưng cho nhật nguyệt trong đất trời. Năm 1778 vua Rama I quyết định mang tượng Phật ngọc lục bảo về Bangkok. Với niềm tin tưởng pho tượng sẽ ban cho kinh đô một vận hội tốt và bảo vệ nền độc lập cho đất nước. Kiến trúc: Đi dọc theo hành lang của ngôi chùa, ta sẽ thấy được bức tường bao quanh dài hơn 1km. Trên đó vẽ tổng cộng gồm 178 bức bích họa. Kể về câu chuyện của cuộc đời Đức Phật từ lúc Đản sanh đến lúc ngài Niết bàn. Ngoài điện Ngọc Phật, đại đa số chóp đỉnh của những kiến trúc quan trọng đều trang trí theo kiểu đỉnh nhọn. Điểm này đã trở thành nét đặc sắc thứ nhất về mặt kiến trúc tự viện Thái Lan. Mỗi đỉnh nhọn đều có trang sức celluloid, sứ màu, thếp vàng… lóng lánh chói mắt. Những kiến trúc đỉnh nhọn khiến cho khách du lịch chú ý như: Kim Tháp, Tàng Kinh Điện và Tiên Vương Điện. Wat Phra Kaew Một điều đặc sắc tiếp theo mà khi khám phá chùa Phật Ngọc. Đó là bạn nên chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ của lối kiến trúc mô hình Angkor Wat. Ngoài ra, nằm rải rác xung quanh quần thể chùa Phật Ngọc là những tòa tháp lộng lẫy. Hay tượng ...

Ảnh: metrip Bên cạnh “đất nước chùa vàng” – Thái Lan, Malaysia cũng là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Malaysia sở hữu nhưng công trình kiến trúc cổ điển, độc đáo và sáng tạo. Những ngôi chùa ở Malaysia sẽ mang đến du khách cảm giác huyền bí, nhẹ nhàng. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống, văn hóa đa dạng. Điểm danh những ngôi chùa ở Malaysia đẹp, nổi tiếng và linh thiêng 1. Chùa Kek Lok Si (chùa Cực Lạc) Tòa lạc tại “hòn đảo ngọc” Penang, chùa Kek Lok Si hay còn gọi là chùa Cực Lạc là điểm du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều lữ khách. Chùa Kek Lok Si là ngôi chùa linh thiêng với người dân Malaysia nói chung và mến đạo nói riêng. Ngôi chùa nằm các đồi Penang 3km và là một phần của sườn đồi Ari Itam. Khuôn viên của chùa được chia thành 3 khu chính. Phần lối vào là địa điểm có rất nhiều gian hàng lưu niệm đến những quán ăn ẩm thực. Chùa Kek Lok Si ngôi chùa lớn nhất tại Malaysia Ảnh: Gody Đi sâu vào trong là khu điện thờ với rất nhiều bức tượng Phật lớn. Du khách có thể đến đây, nghỉ ngơi, thư giãn và tĩnh tâm, cầu Phật. Ngoài ra, khu đền thờ trên đỉnh núi còn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa độc đáo. Du khách có thể đến đây để khám phá và tìm hiểu văn hóa. Ảnh: Gody Chùa Kek Lok Si là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất tại Malaysia. Khuôn viên ngôi chùa rộng lớn được xây dựng bao quanh bởi 4 bức tượng la hán. Mỗi bức tượng này đại điện cho một vị thân cai quản 4 hướng. Theo truyền thuyết dân gian đây là những vị thần đã báo vệ Malaysia khỏi thời kỳ đen tối. Ngoài ra, xung quanh chùa còn rất nhiều quần bán ẩm thực chay. Nổi tiếng trong đó là món mỳ truyền thống laska. Vị chua chua, ngọt ngọt của món mỳ này chắc chắn sẽ khiến bạn không thể quên được. Ngôi chùa ở Malaysia này chắc chắn sẽ là điểm du lịch tuyệt vời cho bạn. Địa chỉ: Air Itam, Penang, Malaysia Giờ mở cửa: 7h – 21h (hàng ngày) 2. Chùa Thean Hou (chùa Thiên Hậu) Với lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy, chùa Thiên Hậu là một trong những nét văn hóa đặc trưng nhất của Trung Hoa. Ngôi chùa này nổi tiếng với các tour du lịch Malaysia với vẻ đẹp mộng mơ, huyền bí. Chùa tọa lạc trên đồi Robson, có diện tích lên đến hơn 6.760 m2 với khuôn viên rộng trên 1.5 mẫu. Ngôi chùa này hàng năm đều đón hàng trăm lượt du khách ghé thăm. Đây được xem là ngôi chùa linh thiêng và rộng nhất Đông Nam Á. Chùa Thean ...

Nhắc tới Hàn Quốc khi vào thu là nhắc tới những con đường, góc phố ngợp sắc vàng của lá. Và khi thu tới, các ngôi chùa Hàn Quốc khoác lên mình những nét đẹp riêng cũng là điểm đến níu chân du khách. Mùa thu về trên xứ kim chi vẫn luôn khiến trái tim người lữ hành rung động. Sự rung động không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên lãng mạn mà còn bởi không gian trang nghiêm, yên tĩnh.. Chính sự tĩnh lặng này đã mang đến cho mùa thu xứ Hàn một nhịp thở mới. Tránh xa những ồn ào nơi đô thị, du khách tìm về những ngôi chùa Hàn Quốc để kiếm tìm sự tự do. Không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên lãng mạn, nên thơ, mà còn vì sự yên tĩnh, lắng đọng. Không chỉ bởi những con đường thân quen trải đầy xác lá, mà còn vì sự an yên…Và trong chuyến đi lần này, hãy cùng cẩm nang du lịch Hàn Quốc tìm về những chốn an yên. Các ngôi chùa Hàn Quốc – mang sự bình yên đến cho tâm hồn bạn Chùa Yongamsa Chùa Yongamsa được biết đến với cái tên Long Am Tự. Ngôi chùa Hàn Quốc này nằm trên một ngọn núi nên sẽ thật tuyệt vời khi bạn tới đây. Bạn có thể tận hưởng không gian núi rừng bao quanh vô cùng trong lành. Những tầng mây ôm trọn ngọn núi tưởng chừng như có thể chạm vào, mang đến cảm giác diệu kỳ. Ngắm cảnh hoành hôn tại chùa Yongamsa Không những thế, tới chùa Yongamsa, bạn còn được ngắm hoàng hôn và bình minh. Khoảnh khắc đẹp đẽ khi những tia nắng đầu tiên và cuối cùng vụt tắt sẽ khiến bạn say mê. Khoảnh khắc đáng nhớ đó như một bức tranh diễm lệ mà huy hoàng của thiên nhiên. Để có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp kỳ ảo này, bạn nên tới Yongamsa thật sớm. Vừa đi sớm để leo núi, rèn luyện sức khỏe, vừa ghi lại được thời khắc trong veo này. Vẻ đẹp hòa quyện của đất trời khi vào thu thật khiến du khách xiêu lòng. Chùa Seonunsa Chùa Seonunsa – một trong những ngôi chùa Hàn Quốc cổ, đẹp nhất, với tên gọi khác là Thiền Vân Tự. Chùa Seonunsa được xây dựng vào thế kỷ thứ VI, dưới thời vương triều Baekje, tọa lạc ở núi Dosol. Vì là ngôi chùa cổ nên bạn sẽ được tìm hiểu về những giá trị lịch sử khi tới đây. Cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng Không những thế, trong chuyến du lịch Hàn Quốc tới Seonunsa, bạn còn được tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. Với sự trùng điệp của núi đồi bao quanh, thiên nhiên lãng mạn, dịu êm hơn bao giờ hết. Khu rừng sơn trà lâu năm cũng tô thêm sắc cổ kính, lâu năm cho ngôi chùa ...

Wat Phrathat Doi Suthep, ngôi chùa linh thiêng bậc nhất của Chiang Mai với tuổi đời hơn 600 năm là điểm đến hấp dẫn mọi du khách khi đến Thái Lan Khác với thủ đô Bangkok có phần náo nhiệt, Chiang Mai, thành phố lớn thứ hai Thái Lan là một thế giới hoàn toàn yên bình và gần gũi. Được mệnh danh là “Đóa hồng phương Bắc”, Chiang Mai là điểm đến hấp dẫn với những ai yêu thiên nhiên và muốn tìm hiểu văn hóa của các thổ dân nơi đây. Du lịch Chiang Mai du khách đều truyền tai nhau câu nói “Chưa đến chùa Wat Phrathat Doi Suthep là chưa đến Chiang Mai”. Bởi đây là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở miền bắc Thái Lan. Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị ở điểm đến này nhé! Khám phá chùa Doi Suthep linh thiêng bậc nhất ở Chiang Mai Vài nét về chùa Wat Phrathat Doi Suthep Từ xưa, đồi Doi Suthep đã được coi là chốn linh thiêng, những cư dân ban đầu của Chiang Mai tin tưởng rằng, linh hồn của tổ tiên họ cư ngụ ở trên đỉnh đồi. Khi người Xiêm truyền bá đạo Phật đến đây, đỉnh đồi Doi Suthep đã trở thành trung tâm của vũ trụ và là trung tâm của Phật giáo ở Lanna. Toàn cảnh chùa Wat Phrathat Doi Suthep Chùa Wat Phrathat nằm bên sườn đồi Doi Suthep ở độ cao gần 1676m so với mực nước biển. Ngôi chùa cổ này được xem là ngai vàng trên đỉnh núi và luôn nổi bật với sắc vàng lấp lánh. Để lên chùa du khách phải vượt qua 309 bậc thang. Từ sân chùa có thể nhìn toàn cảnh thành phố Chiang Mai cách chùa 15km. Địa chỉ: RW3C+XM T.p Chiang Mai, Mueang Chiang Mai District, Thái Lan Giờ mở cửa: 5:00 – 21:00 Giá vé: 40 baht/ người Lịch sử hình thành chùa Doi Suthep Theo truyền thuyết của người Thái, vua Geu Na chọn đồi Doi Suthep làm nơi xây dựng ngôi chùa. Ông cho đặt mảnh xương vai, Xá Lợi của Đức Phật lên lưng một con voi trắng rồi thả nó đi. Voi trắng đã đi về phía sườn núi ở rừng đông và trút hơi thở cuối cùng khi leo lên đến gần đỉnh đồi Doi Suthep. Chùa Wat Phrathat Doi Suthep Thái Lan Một ngọn bảo tháp vàng có tên am Chedi đã được xây dựng ngay nơi con voi ngã xuống và thờ Xá Lợi Phật bên trong. Chùa Doi Suthep sau đó cũng được xây dựng xung quanh bảo tháp. Ngôi chùa nổi bật với vô số pho tượng Phật đủ loại kích cỡ và hình dáng trải dài từ bên đường đi tới tận sâu trong chùa. Thời điểm lý tưởng để đến chùa Phrathat Doi Suthep Thái Lan Bạn có thể linh hoạt thời gian đến thăm chùa. Tuy nhiên hai thời điểm ...

Chiang Mai là thành phố du lịch nằm ở phía Bắc Thái Lan. Nơi đây luôn được lựa chọn là điểm đến được du khách yêu thích khi tới xứ Chùa Vàng bởi nền văn hóa phong phú với bề dày lịch sử. Thành phố này còn được biết đến là vùng đất có nhiều đền chùa nhất Thái Lan. Chính vì thế, dưới đây là danh sách 7 ngôi chùa ở Chiang Mai nổi tiếng nhất dành cho du khách tham khảo. Bật mí top 7 ngôi chùa ở Chiang Mai hấp dẫn nhất  1.Chùa Suan Dok Đây là ngôi chùa ở Chiang Mai nổi tiếng với kiến trúc độc đáo. Nổi bật nhất trong Wat Suan Dok là một khu vườn bảo tháp trắng. Được biết, nơi đây chính là khu vườn tưởng niệm, chứa tro cốt các thế hệ hoàng tộc Lanna. Wat Suan Dok – Ngôi chùa ở Chiang Mai hơn 7 thế kỷ. (Ảnh: metrip) Wat Suan Dok được xây dựng vào thế kỷ 14. Ngôi chùa cũng là nơi tọa lạc của trường Đại học Phật giáo Mahachulalongkorn. Ngoài ra còn có nhiều vị sư từ Việt Nam, Myanmar cũng đến đây để tu hành. Bên trong ngôi chùa ở linh thiêng bậc nhất Thái Lan. Ảnh: thailand 2. Chùa Chedi Luang Ngôi chùa đẹp ở Chiang Mai này được mệnh danh là báu vật Phật giáo Thái Lan. Chùa Chedi Luang nằm ở ngoại ô thành phố Chiang Mai, nằm trên điểm cắt giao của giao lộ Ratchadamnoen và Phrapopkhlao. Wat Chedi Luang được xây dựng dưới thời trị vì của Quốc Vương Saen Muang Ma vào những năm 1385 – 1402. Toàn cảnh Wat Chedi Luang. Ảnh: viator Tham quan chùa Wat Chedi Luang, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh quan những đẹp tuyệt mĩ, trời xanh mây trắng thanh bình thư thái cùng với công trình kiến trúc chùa cổ nổi tiếng. Bên cạnh đó, nhắc đến chùa Wat Chedi Luang không thể không kể đến hình ảnh xác của 3 vị sư đã đắc đạo trong tư thế ngồi thiền, ung dung tự tại như vẫn đang còn sống, mà điều bí ẩn chưa thể lý giải được là cả 3 vị sư đều không sử dụng hóa chất ướp và giữ xác. Ngôi chùa này còn được gọi là bảo vật Phật giáo của Thái Lan. Ảnh: chiangmai.thailand 3. Chùa Umong Nếu có cơ hội đi tour du lịch Thái Lan, du khách không nên bỏ lỡ Wat Umong – ngôi chùa nổi tiếng với đường hầm 700 tuổi. Ngôi đền được cho là xây dựng vào năm 1297 bởi vua Manglai của triều đại Lanna. Cận cảnh một bức tượng tại Wat Umong cổ kính. Ảnh: chiangmaithailand Wat Umong là một khu vực phức hợp với các văn phòng, có khu vực chùa riêng, có đường hầm, khu vực cho cá ăn, một loạt các tàn tích cũ… Nơi đây cũng có một thư ...

Kyoto – thành phố du lịch hấp dẫn nhất trên thế giới với nhiều điều bí ẩn thu hút du khách khám phá. Trong đó, khám phá cố đô xinh đẹp này bạn không thể bỏ qua những ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto và có kiến trúc độc đáo. Top 4 ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto du khách không thể không đến Chùa Kiyomizu-dera (Chùa Thanh Thủy) Kiyomizu-dera là một trong số những ngôi chùa ở Kyoto nổi tiếng nhất. Nơi này thu hút khoảng 3 triệu khách du lịch mỗi năm. Ngoài ra, Kiyomizu-dera còn có tên gọi ý nghĩa, gắn liền với nguồn nước của thác Otowa. Chùa Kiyomizu-dera được biết đến với 3 ngọn thác, mang ý nghĩa tâm linh là trường thọ, học hành thành đạt và tình duyên. Người ta tin rằng khi uống nước ở đây thì bản thân sẽ gặp nhiều điều may mắn. Kinh nghiệm du lịch Kyoto bạn nên một lần ghé thăm địa điểm nổi tiếng này. Chùa Kiyomizu-dera (Chùa Thanh Thủy) Ngôi chùa nổi tiếng nhất với phần chính điện, được gọi bằng tên khác là Vũ đài Kiyomizu. Chính điện gồm 139 cột trụ vững chắc. Ở Nhật, người dân thường nhớ đến vũ đài này khi nói chuyện về câu chuyện “nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu”. Địa chỉ : Chùa Thanh Thủy Kiyomizu-dera 294 Kiyomizu, Higashiyama Ward, Kyoto, 605-0862, Japan Phương tiện di chuyển: Để đến ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto này, bạn di chuyển bằng xe bus, dừng chân ở Kiyomizu-michi và di chuyển thêm 10 phút. Một cách khác bạn có thể tham khảo là đi bus đến Higashiyama Goji và đi bộ cũng chừng đó thời gian. Giá vé: Thăm khuôn viên chùa bạn không phải trả bất cứ khoản phí nào, nhưng thăm chính điện thì bạn phải bỏ ra 300 yên. Chùa Shoren-in Chùa Shoren-in là một công trình do giáo phái Tendai xây dựng thuộc top 5 ngôi chùa Monzeki và là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto. Monzeki là tên gọi chung ý chỉ các ngôi chùa do Thiên Hoàng hoặc quan nhiếp chính chủ trì. Trong đó, chùa Shoren-in thuộc quyền cai trị của gia đình hoàng tộc, có nguồn gốc từ “Shorenbo” –nơi dành cho các nhà sư ở. Ngôi chùa này được xây dựng khi tổ chức Saicho lập ra chùa Enryaku nằm trên núi Hiei. Vào cuối thời Heian, một vị nhà sư tên Gyogen đã nảy ra ý tưởng lập nên ngôi chùa này dựa trên kiến trúc cung điện hoàng gia. Một sự cố xảy ra khi vào năm 1788, cung điện xảy ra hỏa hoạn, Thượng Hoàng Gosakuramachi đã phải tạm chuyển vào chùa Shoren-in nên ngôi chùa này còn được biết đến với tên gọi là “Awata Gosho”. Chùa Shoren-in Chùa Shorenin được thiết kế với kiến trúc ấn tượng, hệ thống đèn chiếu sáng được trang hoàng lộng lẫy mang đến hình ảnh ...

Kyoto là cố đô của Nhật Bản, nơi này luôn đông đúc khách du lịch, bất kể thời điểm nào trong năm. Một trong những điểm đến nổi bật nhất phải kể đến Kinkakuji. Chùa Kinkakuji là địa điểm thu hút khách du lịch không chỉ ở Kyoto mà còn ở Nhật Bản, là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Kyoto. Lịch sử của chùa Kinkakuji Kinkakuji là một ngôi chùa có từ hơn 600 năm trước. Yoshimitsu Ashikaga, tướng quân thứ ba của Mạc phủ Muromachi, tiếp quản dinh thự và khu vườn của gia đình Saionji ở Kitayama, Kyoto. Năm 1397, ông cho khởi công xây dựng Kitayama-den, một nhà nghỉ trên núi và Shariden. Năm tiếp theo, Sariden được hoàn thành. Cho đến khi qua đời ở tuổi 51, Yoshimitsu sống ở Sariden trong chùa Kinkakuji. Sariden là tòa nhà nơi lưu giữ hài cốt của Đức Phật. Sau cái chết của Yoshimitsu, Kitayama-den hoàn thành vai trò là nơi ở của tướng quân. Theo di chúc của Yoshimitsu, tên được đổi thành Rokuonji. Yoshimitsu Ashikaga, người đã xây dựng chùa Kinkakuji. Kinkakuji thực sự là một biệt danh và tên chính thức là Kaenji. Nó được gọi là Kinkakuji vì tên của Sariden là Kinkaku. Kinkakuji là một nơi đã góp phần phát triển văn hóa khu vực bằng cách thúc đẩy thương mại với Trung Quốc. Các khu vườn và kiến ​​trúc tập trung xung quanh Kinkakuji được cho là đại diện cho Sukhavati Jodo, tượng trưng cho sự huy hoàng của nền văn hóa Kitayama thịnh vượng vào thời điểm đó. Vượt qua muôn vàn khó khăn để trở thành Di sản Thế giới Năm 1467, chiến tranh Onin bùng nổ. Toàn bộ khu vực của Kyoto bị thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là một số tòa nhà như Kinkaku đã không bị hư hại. Vào thời Edo, Ieyasu Tokugawa đã ra lệnh cho “Saisho Shotai” trở thành thầy tu chính của chùa Kinkakuji. Saisho Shotai là một người được Hideyoshi Toyotomi và Ieyasu Tokugawa trọng dụng làm cố vấn chính trị. Tuy nhiên, vào thời Minh Trị, Kinkakuji đã đánh mất vị thế của mình do thiếu người ủng hộ. Ngoài ra, nó cũng bị hư hại nhiều nhưng dưới sự tiếp quản của các nhà sư kế tiếp, Kinkakuji vẫn được duy trì. Kinkakuji đã vượt qua rất nhiều khó khăn. Trong số đó, Sariden không bị thiệt hại bởi chiến tranh Onin, nhưng nó đã bị phá hủy hoàn toàn bởi vụ đốt phá vào năm 1950. Đó là do một nhà sư tập sự ở Kinkakuji đã châm lửa. Đền thờ Kinkakuji đã không còn vẻ ngoài như lúc mới xây dựng cũng như vẻ đẹp rực rỡ của nó. Sariden được xây dựng lại sau 5 năm bị thiêu rụi hoàn toàn. Sau khi trải qua các lần sửa chữa như phủ lại toàn bộ bề mặt của lá vàng, ngôi chùa ...

Không chỉ là một địa điểm du lịch biển đẹp, Phú Quốc còn nổi tiếng với những địa điểm tâm linh mang đậm tinh thần Phật Giáo. Đó là hệ thống những chùa chiền với kiến trúc lộng lẫy và nguy nga. Chắc chắn bạn không thể bỏ qua việc thăm thú những ngôi chùa ở Phú Quốc khi đến du lịch nơi đây nếu muốn làm lòng mình lắng đọng và an yên trở lại. 1. Chùa Hộ Quốc: Chùa Hộ Quốc hay còn được gọi với cái tên là “Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc”, nằm trong dự án khu du lịch tâm linh có diện tích lên tới 110ha. Ngôi chùa này được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân trên đảo cũng như du lịch của tỉnh Kiên Giang. Chùa Hộ Quốc được xây dựng theo lối kiến ​​trúc từ thời Lý – Trần. Do đó, khi đến đây, du khách sẽ được mãn nhãn với những đường nét chạm khắc tinh xảo. Cùng với đó là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với mặt hướng biển lưng tựa núi. Trúc Lâm Hộ Quốc thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm hàng năm bởi sự hài hòa giữa sự sáng tạo của con người cùng thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài ra, du khách có thể tham quan chính điện, tiến hành thắp hương, cầu nguyện dưới những bức tượng Phật khổng lồ tại đại điện. Chùa Hộ Quốc là ngôi chùa lớn nhất ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Là một trong hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm của cả nước, với lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển phong cảnh tuyệt đẹp, rất mát mẻ và trong lành. Xung quanh chùa trồng rất nhiều cây xanh càng làm cho không khí thêm tươi mát. Ngôi chùa như được bao bọc bởi rừng và biển, khung cảnh rất nên thơ. Phía trước mặt là mênh mông biển cả, nước biển trong xanh, sóng đánh lăn tăn vào bờ. Phía sau là rừng cây um tùm xanh ngắt. Đến đây bạn sẽ có cảm giác rất nhẹ nhàng trong thân thể lẫn đầu óc. Mọi ưu tư phiền muộn của cuộc sống hối hả hằng ngày sẽ theo sóng, theo gió, theo từng tiếng gõ mõ bay đi mất. Địa chỉ: ấp Suối Lớn, Dương Tơ, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang 2. Hưng Quốc Tự – Chùa Phước Thiện: Ngôi chùa hơn 60 năm tuổi này (từ năm 1952) là điểm đến tâm linh được nhiều người biết tới khi tới Phú Quốc. Với vị trí vô cùng thuận lợi và dễ tìm nên du khách có thể dễ dàng lui tới viếng thăm. So với những ngôi chùa ở Phú Quốc, chùa Hưng Quốc Tự không chỉ tuổi đời dài mà còn có lối kiến trúc vô cùng đẹp mắt với tông màu vàng xanh kết hợp. Chùa có phát thuốc và trâm cứu miễn phí cho người dân. ...

Nếu như bạn đã quá quen thuộc với một Đà Lạt mộng mơ với những những đồi thông, đồi chè, nông trại, quán cà phê yên ả ngắm mây thì đã đến lúc bạn nên bắt đầu khám phá những kiến trúc tâm linh giàu giá trị lịch sử tại đây rồi. Cùng Digiticket ghé thăm top những ngôi chùa Đà Lạt nổi tiếng nhất qua bài viết dưới đây nhé! Nội dung chính 1. Chùa Linh Phước Đà Lạt – Chùa Ve Chai Đà Lạt 2. Chùa Linh Quy Pháp Ấn Đà Lạt – ngôi chùa trên mây ở Đà Lạt 3. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt – Chùa nổi tiếng ở Đà Lạt 4. Chùa Linh Ẩn – chùa có tượng Phật lớn ở Đà Lạt 5. Chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu) – chùa đẹp ở Đà Lạt 6. Chùa Linh Sơn – chùa lớn ở Đà Lạt 7. Thiền Viện Vạn Hạnh – Chùa Vạn Hạnh Đà Lạt 8. Chùa Quan Âm Đà Lạt 9. Chùa Linh Quang Đà Lạt – Chùa Đà Lạt cổ nhất 10. Chùa Linh Phong Đà Lạt – chùa ni ở Đà Lạt 1. Chùa Linh Phước Đà Lạt – Chùa Ve Chai Đà Lạt Địa chỉ: 120 Tự Phước, Trại Mát, Lâm Đồng Chùa Linh Phước là nơi không chỉ thu hút các tín đồ Phật giáo mà còn thỏa mãn những người yêu nghệ thuật. Ngôi chùa Đà Lạt cổ kính này mang kiến trúc có 1 0 2, với mọi chi tiết được tạo nên bằng mảnh sành, sứ, mảnh chai đầy màu sắc, trông rất độc đáo và mới mẻ. Đó là lý do sau vài lần trùng tu từ năm 1949 tới giờ, chùa Linh Phước vẫn là điểm đến hấp dẫn với mọi du khách tới thăm Đà Lạt. Ảnh: @hgngoc_ Ngôi chùa được nhiều người gọi thân mật là “chùa Ve Chai”, nhưng thực tế kho tàng lịch sử văn hóa của chùa Linh Phước quý giá đến kinh ngạc. Trong khuôn viên chùa trưng bày nhiều bức phù điêu khảm sành về lịch sử Phật Thích Ca, điển tích kinh A di đà, Pháp hoa…. Nổi bật nhất là tượng rồng dài 49m, rộng 1.3m được thiết kế vô cùng công phu, sử dụng toàn bộ 12.000 vỏ chai bia để “chạm trổ” thân rồng. Ảnh: @p.duy.hair Một trong những điều hấp dẫn du khách tới tham quan chùa Linh Phước Đà Lạt là công trình 18 tầng địa ngục mô phỏng lại địa ngục với những mảng màu sắc sáng tối ma quái, rùng rợn. Công trình dài 300km sẽ là một trải nghiệm khá thú vị cho bạn khi tới đây tham quan đấy nhé. 2. Chùa Linh Quy Pháp Ấn Đà Lạt – ngôi chùa trên mây ở Đà Lạt Địa chỉ: Ngọn đồi 45, xã Lộc Thành, Lâm Đồng Chùa Linh Quy Pháp Ấn đích thị là ngôi chùa Đà Lạt bạn cần nếu muốn chữa lành ...

Huế là một địa điểm du lịch gắn liền với nhiều điểm thăm quan lịch sử ấn tượng và lâu đời, trong đó phải nhắc đến 10 ngôi chùa ở Huế đặc trưng, mang nét kiến trúc độc đáo. Vậy bạn còn chờ gì mà không cùng Digiticket khám phá ngay 10 ngôi chùa này! Nội dung chính 1. Chùa Thiên Mụ 2. Chùa Huyền Không Sơn Thượng 3. Thiền Viện Trúc Lâm 4. Chùa Báo Quốc 5. Chùa Thiền Lâm 6. Chùa Từ Lâm 7. Chùa Diệu Đế 8. Chùa Phước Duyên 9. Chùa Ông Huế 10. Chùa Từ Đàm 1. Chùa Thiên Mụ Địa chỉ: Đồi Hà Khê, số 140 – 142 Nguyễn Phúc Nguyên, làng An Ninh Thương, phường Kim Long, xã Hương Hòa, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa Thiên Mụ được biết đến là một biểu tượng đặc trưng mang vẻ đẹp tâm linh của thành phố Huế mộng mơ. Ngôi chùa còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ. Ngôi chùa tọa lạc trên một con đồi xanh ngát, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên trữ tình, hùng vĩ xung quanh. Đặc biệt, phía chính diện của chùa là dòng sông Hương thơ mộng nên phong cảnh hữu tình, thơ mộng. Ảnh: @phuongha96 Chùa Thiên Mụ sở hữu nét kiến trúc độc đáo với nhiều điểm thăm quan nổi trội và trong đó chắc chắn không thể bỏ qua tháp Phước Duyên. Tháp Phước Duyên được xây dựng từ năm 1844 bởi vua Thiệu Trị. Ngoài ra, tại ngôi chùa ở Huế này, du khách còn có thể thăm quan các kiến trúc nổi bật khác như là khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, điện Địa Tạng, cổng Tâm Quan,… Ảnh: _im.rot_ 2. Chùa Huyền Không Sơn Thượng Địa chỉ: thôn Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Hà, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa Huyền Không Sơn Thượng là ngôi chùa ở Huế tọa lạc tại khu vực cực kỳ đắc địa, nằm lưng chùng giữa ngọn núi Chầm. Khung cảnh thiên nhiên xung quanh được bao phủ bởi rừng thông hòa vào đó là bầu không khí trong lành, mát mẻ. Hứa hẹn đây sẽ là một điểm thăm quan lý tưởng giúp du khách có được những phút giây nghỉ dưỡng thực sự. Chùa Huyền Không Sơn Thượng nổi bật với những điểm thăm quan tuyệt đẹp. Trước hết phải nhắc đến khuôn viên của chùa, hiện lên như một bức tranh thủy mặc xanh mát với hồ nước trong vắt. Tiếp đến là Nghinh Lương Đình với lối kiến trúc mở cùng không gian ba mặt để trống. Ngoài ra, du khách còn có thể thăm quan chúng hòa đường – khu vực chư Tăng và chúng điều ở hay am mây tía, nhà khách. Ảnh: @murilo_andes 3. Thiền Viện Trúc Lâm Địa chỉ: xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc trên dãy Bạch Mã nên thường được ví như ...

Nhiều người biết tới Hà Nam là quê hương của cố nhà văn Nam Cao. Tuy nhiên, nơi đây cũng là mảnh đất tâm linh với rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Vậy bạn đã biết gì về chùa Hà Nam, những ngôi chùa nào nổi tiếng nhất? Cùng Digiticket khám phá 11 ngôi chùa thích hợp cho chuyến du xuân sắp tới nhé. Nội dung chính 1. Chùa Bà Đanh 2. Chùa Phật Quang 3. Chùa Bầu  4. Chùa Tam Chúc 5. Địa Tạng Phi Lai Tự 6. Khánh Long Tự 7. Chùa Tiên  8. Chùa Đặng Xá 9. Chùa Tam Giáo 10. Chùa Trinh Tiết 11. Chùa Long Đọi Sơn 1. Chùa Bà Đanh Địa chỉ: Ngọc Sơn, Kim Bảng Tỉnh Hà Nam Chùa mở cửa: 6:00 – 18:00 giờ Giá vé: 30.000 VNĐ/người. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe qua câu “Vắng như chùa Bà Đanh”. Đó là vì ngôi chùa Hà Nam này có 1 câu chuyện xa xưa gắn liền với vị trí địa lý của mình. Nằm gần sông Đáy thơ mộng, chùa Bà Đanh có diện tích tới 10 héc ta. Trước đây, là nơi xa khu dân cư, ngôi chùa trở nên yên tĩnh và được bao quanh bởi cây cối xum xuê. Tuy nhiên, người dân vẫn bất chấp hẻo lánh, thú dữ, đốt đuốc lên chùa cầu nguyện. Điều này thể hiện ngôi chùa Bà Đanh linh thiêng bậc nhất và rất được lòng người dân địa phương. Ảnh: @_thang.mun Hiện nay, chùa Bà Đanh trở thành địa chỉ du lịch tâm linh đáng tin cậy, không còn vắng vẻ mà trở nên đông đúc. Chùa thờ Tứ Pháp là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện… Lễ hội của chùa được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Thời gian lễ hội diễn ra trong vòng 3 ngày thu hút rất nhiều dân chúng địa phương cũng như du khách từ xa đến dâng hương làm lễ. 2. Chùa Phật Quang Địa chỉ: Thanh Phong, Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam Chùa Phật Quang có vẻ ngoài bình dị, thân thuộc nhưng vẫn ấn tượng trong số nhiều chùa Hà Nam hiện nay. Với khuôn viên hơn 12 héc ta, chùa được chính tay sư trụ trì thiết kế, xây dựng và chăm sóc. Đó là lý do từ bồn cây, chậu hoa đến những con đường lát đá đều có vẻ gần gũi với khách tham quan, mang đến cảm giác yên bình, thanh tịnh. Ảnh: @luong.lien.182 Bên ngoài dễ chịu, bên trong trang nghiêm, chùa Phật Quang sở hữu những bức tượng Phật lớn, khu vực hành lễ luôn có khói hương nghi ngút, linh thiêng và được chăm sóc chỉn chu hết lòng. Tết đến xuân về, bạn có thể tới chùa Phật Quang vãn cảnh, dâng hương và tận hưởng khung cảnh bình yên, thư thái tại khuôn viên chùa nhé. 3. Chùa Bầu  Địa chỉ: Hai Bà Trưng, Huyện Phủ ...

Chùa Cái Bầu hay còn gọi là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Chùa có vị trí nằm tựa lưng vào núi, mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long. Chùa Cái Bầu được xem là một trong những địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn du khách. Du khách nên tham quan ngôi chùa này khi đến du lịch tại Vân Đồn – Hạ Long. Cổng vào Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm – chùa Cái Bầu 1. Vị trí chùa Cái Bầu nằm ở đâu? Chùa Cái Bầu nằm trên Bãi Dài ở Vân Đồn. Chùa tọa lạc trên một khoảng đất trống rất đẹp, lưng tựa vào núi, mặt chùa hướng ra vịnh Bái Tử Long. Chùa được xây dựng trên nền đất cũ của Phúc Linh Tự, nơi thờ các tướng nhà Trần có công lớn trong trận chiến với quân Nguyên – Mông. Từ khi được xây dựng vào năm 2009, chùa Cái Bầu đã trở thành một địa điểm du lịch Hạ Long hấp dẫn du khách trong những tour hành hương về chốn phật. Tổng quan khuôn viên chùa Cái Bầu gồm chính điện, cổng Tam Quan và khu thờ tự Du khách đến tham quan chùa Cái Bầu không chỉ được nhìn ngắm kiến trúc độc đáo của chùa mà còn được nhìn ngắm vẻ đẹp lãng mạn của vịnh Bái Tử Long. Quang cảnh thiên nhiên xinh đẹp kết hợp với không khí trang nghiêm, yên tĩnh chốn cửa phật thật sự làm cho tâm hồn người cảm thấy thanh thản và bình yên. 2. Khám phá nét đẹp bên trong chùa Cái Bầu Chùa Cái Bầu là cụm công trình đền và chùa được giới kiến trúc sư đánh giá rất cao về kiến trúc và cảnh quan. Những công trình bên trong chùa được bố trí rất tinh tế. Chùa chính, các đền, các khu vực thờ tự được đặt ở những vị trí dễ thấy, cửa luôn hướng ra biển. Ngoài ra, lối đi lại giữa các đền, chùa khá rộng rãi, có cây xanh che bóng mát cho du khách đi bên dưới. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bên trong Chính Điện Giống như hầu hết các công trình đền chùa ở phía Bắc, kiến trúc cụm công trình chùa Cái Bầu gồm có 4 công trình chính là Chính điện, lầu chuông, lầu trống, cổng Tam Quan. Chính điện là công trình lớn nhất, bên trong có đặt tượng Thích Ca Mâu Ni Phật, tượng Văn Thù Sư Lợi và tượng Phổ Hiền Bồ Tát. Phía sau tượng Thích Ca Mâu Ni Phật còn có bức phù điêu bằng đồng rất lớn, bên trên bức phù điêu ghi lại cảnh tượng cây bồ đề nơi Phật Thích Ca tu thành chính quả. Ngoài tượng phật và phù điêu thì bên trong chính điện còn có rất nhiều họa tiết rồng phượng, chữ viết thiếp vàng, hoa và hương, nến nghi ngút… Ngoài Chính điện là nơi thờ tự lớn ...

Huế không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo khiến du khách bị thu hút bởi vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính từ các lăng tẩm, danh thắng. Mà còn nổi tiếng với những ngôi chùa cổ với phong cảnh và kiến trúc tuyệt đẹp kèm theo đó là những câu chuyện tâm linh mang tính lịch sử không chỉ Huế mà còn cả Việt Nam. Hãy cùng điểm danh các chùa đẹp ở Huế mà bạn cần lưu lại để lên kế hoạch đến nghỉ dưỡng. Chùa Huyền Không Sơn Thượng Chùa Huyền Không Sơn Thượng một trong những ngôi chùa đẹp ở Huế. Có khuôn viên lung linh huyền ảo, không khí trong lành mát mẻ. Tọa lạc tại lưng chừng núi ở thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, TP.Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng hơn 10km về hướng Tây. Ngôi chùa ở Huế này nằm giữa khu rừng thông, không khí trong lành, quanh năm đều mát mẻ, chim hót líu lo. Xung quanh là rừng thông xanh mướt, cắt ngang là con suối nhỏ nở đầy hoa súng màu tím. Những chậu hoa lan, thiên sứ đầy màu sắc cùng cây cổ thụ, hàng trăm tuổi. Tất cả mang đến cho du khách một không gian yên bình, được trải mình với thiên nhiên. Chùa đẹp ở Huế này gồm có chánh điện, Am mây tía, Nghinh hương đình, nhà khách, nhà ăn, tăng xá,… Đặc biệt chánh điện nơi để du khách đến lễ bái, tổ chức các buổi lễ lớn. Với kiến trúc độc đáo cùng nét hoang sơ huyền bí, chùa Huyền Không Sơn Tượng trở thành điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Huế. Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa linh thiêng ở Huế Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là ngôi chùa Huế cổ kính nhất. Tọa lạc trên con đồi Hà Khê, tả ngạn con sông Hương, chùa đẹp ở Huế này cách trung tâm thành phố Huế 5km về hướng Tây. Du khách có thể đi thuyền trên sông Hương hay có thể đi đường bộ ở địa phận xã Hưng Long để ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng ở Huế này. Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của chùa Thiên Mụ. Tháp được xây dựng năm 1844 – 1845 dưới thời hoàng đế Thiệu Trị. Tháp cao 21m có 7 tầng và mỗi tầng là một bàn thờ Phật. Khi đến chùa Thiên Mụ – một trong các chùa nổi tiếng ở Huế bạn sẽ ngạc nhiên bởi vẻ đẹp nên thơ, trầm mặc hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên mây núi. Chùa ở Huế này còn được đánh giá là chùa có kiến trúc cổ kính, đồ sộ nhất ở Huế. Các công trình kiến trúc có trong chùa Thiên Mụ như: cửa Tam Quan, tháp Phước Duyên, nền đình Hương Nguyện, Đại Hồng Chung, bia, ký ...

Danh mục nội dung 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Bangkok, đẹp & linh thiêng Chùa Wat Arun Chùa Wat Benchamabophit Dusitvanaram Chùa Wat Mahathat Chùa Wat Pho Chùa Wat Phra Kaew Gợi ý cho bạn 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật vì vậy ở đất nước xinh đẹp này có đến hàng trăm ngôi chùa được xây dựng. 5 ngôi chùa linh thiêng có tiếng nhất tọa lạc tại Bangkok, Thái Lan là một lựa chọn rất tuyệt vời để ghé thăm khi tới đây. Dulichlive.com xin gửi tới bạn thông tin chi tiết bao gồm: Địa chỉ, các điểm đặc trưng, các lưu ý cần thiết về 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Bangkok. 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Bangkok, đẹp & linh thiêng Gợi ý thêm về vài ý tưởng khi du lịch Bangkok cho bạn: Chùa Wat Arun Hình ảnh ngôi chùa đứng nhìn từ phía Tây bờ sông Chao Phraya. Ngôi chùa linh thiêng ở Bangkok này còn có tên tiếng Việt là chùa Bình Minh nằm ở bờ tây sông Chao Phraya, ngôi chùa được đánh giá là biểu tượng của du lịch Bangkok với những kiến trúc mang đậm chất văn hóa của người Thái. Tương truyền rằng khi vua Thaksin quyết định xây dựng kinh đô mới tại Thonburi, ông đã tới đây vào một buổi sớm bình minh vì vậy ngôi chùa được lấy tên gọi như thế. Sau này khi vua Rama II kế vị, ông đã cho mở rộng nơi này, trong đó có ngọn tháp trung tâm, ngọn tháp được trang trí lộng lẫy và là tâm điểm của ngôi chùa. Nơi đây từng được xem là nhà của Phật Ngọc trước khi thủ đô được rời sang bên kia sông. Chùa Wat Arun tọa lạc tại Thoburi, Thanon Arun Amarin, Bangkok Thái Lan, ngôi chùa cao hơn 70 mét được trang trí khá công phu toàn bộ ngôi chùa được dát bằng những mảng gốm sứ, thủy tinh. Tòa tháp cao nhất tại chùa Wat Arun được thiết kế hài hòa bắt mắt là điểm đến thu hút khách tham quan. Bạn có thể đến ngôi chùa này bằng nhiều phương tiện công cộng nhưng phổ biến nhất tuy nhiên thì nhiều du khách chọn đi phà qua sông Chao Phraya sang bờ sông bên kia để có thể ngắm trọn vẹn được khung cảnh của ngôi chùa từ xa. Khi bước đến sân đầu tiên của chùa dễ nhận thấy nhất là hai bức tượng thần canh gác lớn đứng bên hai cửa, phần chân là bức tượng thần khỉ và vị thần Thái Lan, trên đỉnh gắn cây đinh ba của thần Shiva. Hai bức tượng thần canh gác cao lớn trước sân chừa Wat Arun. Sân thứ hai nổi bất với những mái đá hình xoáy và các bức tượng mô tả sự kiện chính trong đời Phật. Những bậc thềm và toàn bộ kiến trúc đồ sộ cũng là ...

Danh mục nội dung Những ngôi chùa ở Chiang Mai đẹp nhất, nổi tiếng nhất Chùa Chiang Man, ngôi chùa nổi tiếng ở Chiang Mai Chùa Chedi Luang, ngôi chùa linh thiêng nhất Chiang Mai Chùa Phrathat Doi Suthep, ngôi chùa đẹp nhất Chiang Mai Chùa Umong, ngôi chùa cổ kính ở Chiang Mai Chùa Phra Singh, ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Chiang Mai Gợi ý cho bạn Thái Lan từ lâu đã nổi tiếng với biệt danh “đất nước Chùa Vàng”, và thành phố Chiang Mai cũng không ngoại lệ. Không chỉ sở hữu nhiều trung tâm mua sắm sang trọng, các công trình kiến trúc lâu đời mà Chiang Mai còn có nhiều ngôi chùa chùa nổi tiếng. Vậy đi du lịch Chiang Mai nên tới thăm ngôi chùa nào? Hãy tham khảo ngay danh sách 5 ngôi chùa ở ở Chiang Mai đẹp nhất, nổi tiếng nhất mà chúng mình giới thiệu ở bài viết dưới đây nhé. Những ngôi chùa ở Chiang Mai đẹp nhất, nổi tiếng nhất Chiang Mai là một thành phố với bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, và cũng là điểm đến tham quan lý tưởng để du khách tìm hiểu thêm về đạo Phật khi đi du lịch Thái Lan. Nếu có cơ hội tới đây, bạn nhất định phải ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng ở Chiang Mai để có chiêm ngưỡng những lối kiến trúc độc đáo cũng như cầu mong bình an, may mắn cho mình. Chùa Chiang Man, ngôi chùa nổi tiếng ở Chiang Mai Địa chỉ: 171 Ratchapakhinai Rd, Tambon Si Phum, trung tâm thành phố Chiang Mai. Giờ mở cửa: Từ 8:00 – 17:00 Chùa Chiang Man rất nổi tiếng với du khách, và nó cũng được coi là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Chiang Mai. Ngôi chùa này có tuổi đời lớn hơn cả thành phố Chiang Mai khi được dựng từ thế kỷ 13. Chùa Chiang Man ở Chiang Mai Ở chùa Chiang Man có tượng Phật pha lê Phra sae Tang Kamani, đây được coi là bảo vật vô giá của chùa. Đã có nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trong lịch sử vào những năm 1380, với nguyên nhân là tranh giành báu vật này. Chính vì thế, cứ đến 1/4 hàng năm là người dân ở Chiang Mai lại làm lễ kỷ niệm, mừng vì tượng phật Phra sae Tang Kamani đã thuộc về họ. Ngoài ra, trong chùa còn có một bảo vật nữa là bức tượng phật Phra Sila, được làm bằng đá và cũng rất nổi tiếng. Bức tượng này có truyền thuyết là sẽ mang lại sự phát triển cho thành phố. Nó được chạm khắc từ những năm 900 tại Ấn Độ. Nếu bạn tới đây du lịch, hãy nhớ tới ngôi chùa ở Chiang Mai nhất định phải ghé thăm này nhé. Chùa Chedi Luang, ngôi chùa linh thiêng nhất Chiang Mai ...

Có một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Bắc Ninh mà ai ghé du lịch miền đất này cũng đều ghé thăm. Đó là Chùa Phật Tích Bắc Ninh nổi tiếng. Ở đây có Pho tượng Phật bà rất lớn cộng với nhiều cảnh quan xinh đẹp đã thu hút được nhiều du khách và người yêu tín ngưỡng. Hãy theo chân Halo Travel khám phá địa điểm du lịch này nhé. Nội dung chính 1. Chùa Phật Tích ở đâu tọa lạc ở huyện nào? 2. Khám phá ngôi chùa Phật Tích Bắc Ninh Khu vực miếu thờ Tháp chính – Tháp Phổ Quang Không gian gỗ xưa thanh tịnh Chiêm ngưỡng bức tượng Phật đá xanh hoành tráng 3. Lễ hội chùa Phật Tích ngày nào?  4. Kinh nghiệm đi chùa Phật Tích Bắc Ninh 1. Chùa Phật Tích ở đâu tọa lạc ở huyện nào? Địa chỉ: xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh. Chùa Phật Tích còn có tên gọi khác là chùa Vạn Phúc. Đây là một ngôi chùa nằm ở mạn sườn phía Nam của núi Phật Tích. Ngôi chùa chỉ cách Hà Nội khoảng 20km về phía đông. Và cũng là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời trên địa bàn tỉnh. Nét đặc trưng ở đây là lối kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý. Đặc biệt, trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Vì rất gần thủ đô nên chùa Phật Tích trở thành địa điểm check in được nhiều bạn trẻ yêu thích. Ảnh: @linh.do503 2. Khám phá ngôi chùa Phật Tích Bắc Ninh Ngôi chùa có những công trình nổi tiếng hết sức hoành tráng và hùng vĩ. Không chỉ có bức tượng Phật A Di Đà cao 27m nằm trên đỉnh núi, Tháp Quang Phổ đậm dấu ấn lịch sử. Nơi đây còn nhiều sảnh thờ đầy nét cổ kính và rất yên bình. Hứa hẹn, đây là nơi du lịch tâm linh mà rất nhiều người yêu thích và không thể bỏ qua khi đến Bắc Ninh. Ảnh: sưu tầm Khu vực miếu thờ Chắc hẳn nếu lần đầu ghé tới chùa Phật Tích ở Tiên Du Bắc Ninh bạn sẽ băn khoăn vì không biết chùa Phật Tích thờ ai đúng không nào? Bên phải chùa là miếu thờ Đức chúa (tức bà Trần Thị Ngọc Am – đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng). Bên trái chùa là nhà tổ thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ với pho tượng của Chuyết công đã kết tỏa lúc đang ngồi thiền. Ngoài ra, chùa Phật Tích Bắc Ninh hiện nay còn có 5 gian thờ Phật, đức A Di Đà, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ Thánh Mẫu. Ảnh: @army_peerawat Một số ngôi chùa đẹp ở Bắc Ninh: Tháp chính – Tháp Phổ Quang Ở chùa Phật Tích Bắc Ninh còn có một ngọn tháp rất cao. Nó được gọi là ...

Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Không chỉ là chốn tĩnh lặng, giúp con người cân bằng tâm hồn giữa chốn phồn hoa đô hội, chùa chiền còn là nơi lưu giữ những dấu tích đặc sắc về kiến trúc, văn hóa, lịch sử…

Chùa Vĩnh Tràng, chùa Đất Sét, chùa Dơi, chùa Chén Kiểu,… là những ngôi chùa ở miền Tây nổi tiếng cổ kính, có kiến trúc độc đáo và tinh tế, thu hút không ít du khách thập phương. Nội dung bài viết 1 Top 6 ngôi chùa cổ miền Tây nên ghé nếu có dịp 1.1 1. Chùa Vĩnh Tràng 1.2 2. Chùa Dơi 1.3 3. Chùa Đất Sét 1.4 4. Chùa Chén Kiểu 1.5 5. Chùa Âng 1.6 6. Chùa Xiêm Cán Top 6 ngôi chùa cổ miền Tây nên ghé nếu có dịp 1. Chùa Vĩnh Tràng Chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang Chùa Vĩnh Tràng nằm về hướng đông bắc của thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), trên một vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha. Nhìn bên ngoài chùa như một tòa cung điện nguy nga lộng lẫy, kiến trúc độc đáo Á – Âu kết hợp. Bên trong chùa còn lưu giữ nhiều tượng Phật quý giá. Khuôn viên chùa rộng lớn, rợp bóng cây xanh, hòn non bộ và tượng Phật Di Lặc, Phật Niếp Bàn, Quan Âm khổng lồ cho du khách chiêm bái. 2. Chùa Dơi Chùa Dơi ở Sóc Trăng Chùa Dơi ở Sóc Trăng là một trong những ngôi chùa ở miền Tây nổi tiếng với nhiều thiện nam tín nữ thập phương. Ngoài nổi tiếng là ngôi chùa cổ linh thiêng, nơi đây còn là nơi sinh sống của hàng ngàn con dơi, tuy nhiên do săn bắt vô tội vạ mà dơi ở cũng đã ít đi dần. Nằm cách trung tâm thành phố chưng 2km, chùa Dơi là một ngôi chùa to đẹp, và có kiến trúc đậm chất Khmer đặc sắc bậc nhất ở Sóc Trăng. Chùa Dơi cổ kính hiện nay còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và các tài liệu Phật giáo quý giá. 3. Chùa Đất Sét Chùa Đất Sét hay còn gọi là Bửu Sơn tự ở Sóc Trăng là một công trình kiến trúc độc nhất miền Tây. Chùa Đất Sét có tuổi đời lên đến hàng trăm năm tuổi, nét độc đáo của ngôi chùa này là 1.901 bức tượng Phật, trên 200 mẫu tượng thú, bảo tháp, lư hương… đều bằng đất sét. Đặc biệt, trong chùa có 8 cây nến khổng lồ, 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ vẫn đang cháy. 4. Chùa Chén Kiểu Chùa Chén Kiểu là một trong những ngôi chùa ở miền Tây nổi tiếng cổ kính và linh thiêng Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km. Nét đặc sắc của chùa gây ấn tượng với du khách là ngôi chùa sử dụng những mảnh chén, dĩa sứ ốp lên tường để trang trí. Ngôi chùa cũng giống với những ngôi chùa khác ở Sóc Trăng đều có kiến trúc đậm chất Khmer với 3 ngôi tháp được chạm khắc tinh tế. Tại chùa Chén Kiểu hiện nay ...

Trải dài trên dải dài đất phía Nam vùng miền Tây Nam Bộ, có lẽ Sóc Trăng là nơi có nhiều chùa chiền nhất. Từ những ngôi chùa nằm trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ của đồng bào dân tộc Khmer đến những ngôi chùa của người Hoa và người Việt. Tất cả đều là những công trình uy nghi, cổ kính với lối kiến trúc đặc sắc đầy tuyệt hảo. Vậy, Sóc Trăng có những ngôi chùa nào nổi tiếng? Để biết rõ hơn, dattour.vn xin mời bạn cùng điểm qua 7 ngôi chùa nổi tiếng nên đến một lần của Sóc Trăng. Nội dung bài viết 1 Chùa ở Sóc Trăng: 7 ngôi chùa đẹp nhất 1.1 #1. Chùa Vĩnh Hưng 1.2 #2. Chùa Dơi 1.3 #3. Chùa Đất Sét 1.4 #4. Chùa Khleang 1.5 #5. Chùa La Hán 1.6 #6. Chùa Chén Kiểu 1.7 #7. Chùa Phật học 2 Chùa ở Sóc Trăng: 7 ngôi chùa đẹp nhất #1. Chùa Vĩnh Hưng Tọa tại số 110 đường Trần Hưng Đạo của khóm 2, phường 2, thành phố Sóc Trăng. Chùa Vĩnh Hưng (tiền đường Vĩnh Hưng) được khởi công xây dựng vào năm 1912 trên tổng diện tích khoảng 6.800 mét vuông. Toàn bộ diện tích đất này do một Phật tử là bà Đinh thị Định tự nguyện hiến và cúng dường. Điểm nổi bật của ngôi chùa này là tất cả các hạng mục đều xây dựng hoàn toàn bằng đá nguyên khối. Mỗi khối có kích thước 30 x 20 x 20cm, do vậy mà ngoài tên gọi Vĩnh Hưng, chùa còn có tên gọi khác là chùa Đá. Chùa Vĩnh Hưng ở Sóc Trăng Không những vậy, ngôi chùa tạo điểm nhấn riêng khi mang đậm phong cách kiến trúc Nhật Bản mà không phải truyền thống hay hội nhập. Tổng thể công trình này là tâm huyết của Thượng tọa Thích Thanh Chương, thế danh Trần Đức Lành, sinh năm 1965, quê ở ấp Tổng Cáng, xã Liêu Tú, huyện Long Phú (nay là huyện Trần Đề) tỉnh Sóc Trăng. Ông tốt nghiệp tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ, sau được bầu làm Phó trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Giáo dục Tăng ni, đồng Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Sóc Trăng. Ngày 09/9/2009, Hòa thượng Thanh Chương đứng ra vận động bà con Phật tử trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí và cung thỉnh chư tôn đức trong Thường trực Ban Trị sự tiến hành đại trùng tu ngôi Vĩnh Hưng Cổ Tự. Tháng 3 năm 2013, ông lâm trọng bệnh và qua đời khi công trình mới cơ bản hoàn thành. Mặc dù nhiều hạng mục trong chùa vẫn còn đang dang dở chưa hoàn thiện, tuy nhiên ngôi chùa vẫn tạo một điểm nhấn riêng về lịch sử hình thành và phong cách kiến trúc. Địa chỉ: Chùa Vĩnh Hưng – đường Trần Hưng Đạo – khóm 2 – phường 2 ...

Đầu năm chính là mùa của lễ hội, mùa của những người con của Phật tìm về chốn tâm linh, tìm về nơi trong nhất của tâm hồn. Có lẽ đi chùa đã không còn xa lạ gì nữa đối với mỗi người con Việt Nam. Thật tự hào khi những chốn tâm linh của đất nước ngày càng độc đáo, đẹp đẽ và có sức ảnh hưởng lớn. Nếu có thể có một chuyến đi du lịch hay du xuân thì những gợi ý sau sẽ giúp các bạn có được lựa chọn thú vị.

Nếu có dịp check in những địa điểm du lịch Tri Tôn An Giang bạn đừng bỏ qua cơ hội viếng thăm ngôi chùa tuyệt đẹp với tông màu vàng – trắng nổi bật mang tên chùa Phnom Pi Tri Tôn. An Giang nổi tiếng khắp cả nước vì là xứ sở có nhiều địa điểm du lịch miền Tây lừng danh với đủ các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Nơi đây không chỉ có sông nước bao la, rừng tràm Trà Sư không ai không biết, hồ tự nhiên và nhân tạo xanh mát soi bóng núi non kỳ vĩ với tổng cộng trên 37 ngọn núi: vùng Thất Sơn Bảy Núi, núi Sam, núi Sập, núi Ba Thê,… mà còn là vùng đất của nhiều ngôi chùa, miếu cổ kính và linh thiêng với kiến trúc đẹp mắt như chùa Hang, chùa Phật Lớn, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, chùa Phnom Pi Tri Tôn… An Giang nói chung và vùng quê Tri Tôn nói riêng là xứ sở nổi tiếng với những cánh đồng lúa xanh mướt, những hàng thốt nốt cao vút xen giữa cánh đồng thẳng cánh cò bay, đây đó điểm xuyết lên mái vàng rực rỡ của những ngôi chùa vàng, chùa trắng mang phong cách kiến trúc Khmer đặc sắc. An Giang có nhiều ngôi chùa Khmer đẹp. Ảnh: Bất Động Sản Trong 13 tỉnh miền Tây Nam bộ, An Giang có diện tích đứng thứ 4 (chỉ nhỏ hơn Kiên Giang, Cà Mau, Long An) với 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là 2 thành phố Long Xuyên, Châu Đốc, 1 thị xã: Tân Châu cùng 8 huyện: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn. Trong số đó, vùng Tri Tôn chính là nơi quy tụ cộng đồng người Khmer ở đông nhất An Giang. Chính vì vậy địa phương này có được một nền tảng văn hóa đặc thù, nhiều màu sắc và đầy sức thu hút với những tín đồ yêu du lịch, thích khám phá các nền văn hóa khác nhau. Khung cảnh huyền ảo ở một ngôi chùa Khmer. Ảnh: AKi Anh Tuấn Hơn thế nữa, Tri Tôn còn là vùng biên giới giáp nước bạn Campuchia nên khi check in tại đây, du khách sẽ nhận thấy có rất nhiều ngôi chùa Khmer. Những công trình tôn giáo này còn được xem như một biểu tượng văn hoá, rất đặc sắc với người dân địa phương. Đặc biệt, gam màu trang trí chính của những ngôi chùa này đa số là vàng và trắng. Các ngôi chùa cổ ở Tri Tôn còn được trang trí cực đẹp và đầy tinh tế, khiến khách thập phương đến đây như được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tỉ mỉ. Chùa ở Tri Tôn còn được trang trí cực đẹp và đầy tinh tế. Ảnh: AKi Anh Tuấn Những ngôi cổ tự Khmer tiêu biểu như chùa ...

Chiang Rai được biết đến là vùng đất yên bình của Thái Lan, nơi đây có rất nhiều cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cho du khách chiêm ngưỡng, những ngôi chùa tại đây với kiến trúc độc đáo đã để lại dấu ấn quan trọng trong lòng khách du lịch thập phương. Bên cạnh ngôi chùa trắng ma mị Wat Rong Khun nơi đây thì ngôi chùa Wat Rong Suea Ten với màu sắc ấn tượng cũng thu hút khách du lịch Thái Lan không kém. Xuýt xoa trước vẻ đẹp lạ của ngôi chùa màu xanh đặc biệt Du lịch Thái Lan khám phá vẻ đẹp của chùa xanh Wat Rong Suea Ten Ngôi đền chùa này được mở cửa từ tháng 1 năm 2016, ngôi đền có màu xanh đặc biệt và là địa điểm du lịch Thái Lan được rất nhiều du khách quốc tế ghé thăm. Ngôi đền có những lối kiến trúc được dát vàng nổi bật giữa nền xanh đặc biệt được lấy cảm hứng từ Phật Pháp truyền thống. Ngôi đền được xây dựng từ năm 2005 nhưng phải đến năm 2016 thì nơi đây mới chính thức mở cửa và mọi người mới có thể vào tham quan. Chính bởi thời gian xây dựng lâu dài, nên những kiến trúc của chùa, những đường nét sắc xảo bên trong ngôi chùa được thiết kế rất tỉ mỉ, đầy ấn tượng. Wat Rong Suea Ten được cải tạo dựa trên tàn tích của ngôi đền cổ tại nơi đây – ngôi đền cổ này đã bị bỏ hoang khoảng 100 năm trước. Hiện nay, ngôi đền này được nhiều người đánh giá là ngôi đền đẹp nhất nằm ở vùng Đông Bắc Thái Lan. So với 2 ngôi đền nổi tiếng khác tại nơi đây là đền trắng và đền đen nổi tiếng, thì ngôi đền xanh Wat Rong Suea Ten vẫn chưa được quảng bá nhiều và chưa được nhiều người biết đến vì thế sẽ là địa điểm thú vị trong tour Thái cho bạn lựa chọn đến ngôi đền xanh này. Wat Rong Suea Ten ngôi đền gây ấn tượng với du khách là những bức tượng có nền xanh đặc biệt với những chi tiết được dát vàng bên ngoài. Theo như truyền thuyết về đạo Phật, màu xanh là sự thể hiện cho Phật Pháp truyền thống thể hiện đức hạnh của Đức Phật đang được lan truyền đạo lý khắp mọi nơi trên thế giới và trở thành giáo lý tự nhiên truyền thống của đạo Phật. Chuyến du lịch Thái Lan đến chùa xanh Wat Rong Suea Ten có gì độc đáo? Ngôi chùa Wat Rong Suea Ten gây ấn tượng với du khách du lịch bởi những bức tường có nền xanh được dát vàng bên ngoài vô cùng cuốn hút. Theo truyền thuyết của đạo Phật truyền thống thì màu xanh là sự thể hiện cho đức hạnh của Đức Phật. Điểm đầu tiên cho bạn khi bạn đến thăm ngôi ...

Tọa lạc cách TP Bạc Liêu trên 10 km, Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer được xếp vào hàng lớn nhất và lộng lẫy nhất ở Nam Bộ. Ngôi chùa do chính tay các nghệ nhân địa phương xây dựng bằng những phương tiện thô sơ. Bên trong chánh điện của chùa đã phản ánh tính thẩm mỹ rất cao của người Khmer với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung tâm trên nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat, nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khmer. Chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bạc Liêu. Vào những dịp lễ hội lớn như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Sêne Đôlta (cúng ông bà), Ok Om Bok (cúng trăng), chùa thu hút đông đảo du khách nhất. Chùa Mã Tộc hay Mahatuc, còn gọi là chùa Dơi, nằm cách trung tâm TP Sóc Trăng gần 3 km. Đây là ngôi chùa cổ của đồng bào Khmer, có kiến trúc, hoa văn đặc sắc. Mái chùa gồm hai tầng ngói màu, trên bố trí nhiều tháp nhỏ. Mái phía đầu hồi được chạm trổ tinh xảo hình rắn Na-ga uốn lượn. Trong chùa có dàn nhạc ngũ âm, loại âm nhạc đặc trưng trong đời sống người Khmer và không bao giờ thiếu vào các dịp lễ hội lớn. Chùa Đất Sét là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị ở Việt Nam, có tên chữ là Bửu Sơn tự, nằm khiêm tốn trên phố Tôn Đức Thắng (Sóc Trăng). Chùa được xây dựng cách đây 200 năm, do một người trong dòng họ Ngô lập để tu tại gia. Nơi đây không có sư mà do người trong gia đình quản lý. Nét độc đáo của ngôi chùa này là 1.901 bức tượng Phật, trên 200 mẫu tượng thú, bảo tháp, lư hương… đều bằng đất sét. Các bức tượng được phủ sơn, kim nhũ bên ngoài nên trông rất sinh động, không thua tượng làm bằng đồng, thạch cao hay xi măng. Nằm về hướng đông bắc của TP Mỹ Tho (Tiền Giang), ven tỉnh lộ 22, chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên một vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha. Chùa có kiến trúc Á – Âu nhưng vẫn được thiết kế theo dạng chữ Quốc, gồm bốn gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu). Khuôn viên chùa rộng rãi, rợp bóng cây xanh, bên cạnh những hòn non bộ và hồ nước nhỏ tạo nên sự dễ chịu cho du khách sau khi lễ Phật và tham quan. Chùa Âng (tên đầy đủ là Ang Korajaborey) là ngôi chùa Khmer cổ nhất trong số hơn 140 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa nằm trong khu quần thể thắng cảnh Ao Bà Om, cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5 km về hướng tây nam. Trải qua hơn 10 thế kỷ, đến ...

Đầu năm chính là mùa của lễ hội, mùa của những người con của Phật tìm về chốn tâm linh, tìm về nơi trong nhất của tâm hồn. Không chỉ đầu Xuân năm mới, mà hiện nay, nhu cầu đi lễ chùa của người Việt Nam diễn ra quanh năm. Có lẽ đi chùa đã không còn xa lạ gì nữa đối với mỗi người con Việt Nam. Thật tự hào khi những chốn tâm linh của đất nước ngày càng độc đáo, đẹp đẽ và có sức ảnh hưởng lớn. Nếu có thể có một chuyến đi du lịch hay du xuân thì những gợi ý sau sẽ giúp các bạn có được lựa chọn thú vị. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam bạn nhé.

1. Thác Tam Hợp Thác Tam Hợp nằm phía sau khuôn viên chùa Di Đà, thuộc buông Đang Đừng, xã Đạ Tồn, Bảo Lâm, Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 35 km. Đến đây bạn sẽ ngỡ như lạc vào chốn thiên thai với dòng thác mát lạnh, giữa khu rừng đầy cỏ cây hoa lá. Ảnh: Nguyễn Văn Thương Cách đến đây: Từ trung tâm thành phố Bảo Lộc, chúng tôi đi vào hướng thác Đambri rồi rẻ phải vào Hoa viên Địa Tạng Vương, để đến chùa Di Đà cách đó khoảng 5km đường đất đỏ. Thác Tam Hợp nằm phía sau khuôn viên chùa Di Đà (hay còn gọi chùa Đang Đừng). Ảnh: Nmtuanbo Thác mang tên Tam Hợp là vì có 3 dòng nước lớn đổ xuống từ độ cao 70m. Instagram photo by Александр Петренко Đường đi xuống thác buổi sáng vô cùng hiểm trở, chỉ một đoạn ngắn bậc thang lát đá. Sau đó, băng qua khu rừng nguyên sinh rậm rạp bóng cây cổ thụ, rễ cây chằng chịt dọc lối đi. Ảnh: Lê Thanh Nguyên on Instagram. Cách xa hàng trăm mét đã nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm, càng đến gần tiếng thác càng vọng lớn, bao trùm cả không gian núi rừng. Khung cảnh thật hùng vĩ, dòng nước lớn từ trên thượng nguồn đổ về tuôn chảy không ngừng, va vào những tảng đá chắn ngang đường, tung bọt trắng xoá. Ảnh: Linh Quân on Instagram Dòng nước cuồn cuộn chảy xiết, tia nước bắn lên chạm vào da thịt mát rượt. Tiếng lá cây xào xạc trong gió, tiếng thác rì rầm, sương sớm bảng lảng tạo thành lớp màn trắng huyền ảo. Phan Ngoc Bao on Instagram Dạo chơi thác vào mùa mưa và lúc sáng sớm sương chưa tan mới cảm giác hết được sự huyền diệu của thiên nhiên. Ảnh: Trang Nguyễn on Instagram Trang Nguyễn on Instagram 佐藤ゴンジャレス道雄 on Instagram Mars Pham on Instagram 2. Chùa Di Đà Chùa Di Đà có quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc Phật Giáo, Châu Mạ và kiến trúc Việt. Ảnh: Nguyễn Văn Thương Chau Nguyen on Instagram Instagram photo by NCL Ảnh: Nguyễn Văn Thương Ảnh: Nguyễn Văn Thương Ảnh: Nguyễn Văn Thương Ảnh: Nguyễn Văn Thương Instagram photo by Trang Khong Instagram photo by Trang Khong Đến đây bạn sẽ được tận hưởng không gian yên tĩnh, bình yên hiếm có ở thành phố. Ảnh: LITTLE MONSTER ??????♉ on Instagram Dương Tử Cầu on Instagram Hữu Huy on Instagram Instagram photo by Lauren My Oksana on Instagram ?Elena Sokolova? on Instagram Xung quanh khuôn viên chùa là những nương chè thẳng tấp, ẩn hiện trong màn sương, một nơi chốn bình yên, thanh tĩnh. Ảnh: Mars Pham on Instagram

Những ngày Đại lễ Phật Đản sắp đến gần, đây là dịp không chỉ các Phật tử mà người dân đều đến chùa, để cầu bình an, tiền tài trong cuộc sống. Một ngôi chùa linh thiêng, nằm ẩn sâu trong đồi núi được nhiều người dân tín ngưỡng và viếng thăm. Ảnh: meanone on Instagram. Địa điểm: Chùa Bửu Quang nằm trên địa bàn xã Xuân Trường (H. Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), khu vực núi Chứa Chan (hay còn gọi là núi Gia Lào hoặc Gia Ray) cách TP.HCM khoảng 120 km. Đây là ngôi chùa lớn nhất và nằm ở vị trí cao nhất so với nhiều chùa khác trong khu vực. Mimi ? on Instagram Từ chân núi Chứa Chan, du khách chuẩn bị những vật dụng như gậy, giày dép đế bằng, nón rộng vành… để vượt qua những con dốc với nhiều bậc tam cấp. Chề Phượng on Instagram Để lên đến chùa Gia Lào, bạn sẽ chinh phục đoạn đường dài khoảng 3,2km được nối bởi hơn 365 bậc thang. Đây là con đường có được từ việc đổi gạo khách thập phương cúng cho chùa lấy xi măng. Quyênln on Instagram Những bậc thang đá lên chùa Bửu Quang với quang cảnh hai bên tuyệt đẹp. Ảnh: Huỳnh Thanh Liêm on Instagram Chùa Bửu Quang được xây dựng ngay trong “lòng núi”, kiến trúc ngôi chùa này mang nét thô sơ, tinh tế của thời xưa nhưng lại vô cùng ấn tượng và mang vẻ huyền bí. Đồng Hồ Chính Hãng on Instagram Có nhiều tảng đá to ngự trong chùa. Và đây là tượng Phật Di Lặc ngồi trong một hang đá hẹp, với khói nhang bảng lảng. Ảnh: Robyn Ausmeier on Instagram Chùa Bửu Quang tuy không có những nét điêu khắc độc đáo, những kiến trúc tinh xảo nhưng nhìn tổng thể ngôi chùa toát lên vẻ thâm nghiêm kỳ vĩ, là một di tích thiên tạo hiếm có ở vùng Đông Nam Bộ. Instagram photo by Vũ Mạnh Hoàng Ngân Giang Nguyễn on Instagram Ở cửa hang, theo bậc cấp đi xuống là gian nhà dùng để tiếp khách, nhà bếp nằm ở phía sau chánh điện luôn sẵn lương thực để khách hành hương tự nấu ăn khi đến thăm viếng chùa. Đặc biệt, trong các khe đá phía sau lưng chùa có một dòng nước mát quanh năm tuôn chảy, trong khe nước có một loài tôm nhỏ nên được gọi là suối Tôm. Tương truyền, ai viếng cảnh chùa mà thành tâm thì sẽ bắt được một chú tôm nhỏ này đem về với ước nguyện những điều tốt đẹp nhất sẽ theo về. NHUTKHA on Instagram

Tháng giêng là tháng ăn chơi, nhân dân thường dùng khoảng thời gian đầu năm này để đi lễ chùa xin tài lộc, may mắn cho cả gia đình và công việc làm ăn. Chùa luôn được xem là một biểu tượng của sự tâm linh, tôn nghiêm. Mỗi dịp lễ tết, người Việt Nam lại cùng gia đình, người thân đến chùa để cầu nguyện, xin những điều an lành cho bản thân và cả gia đình. Hôm nay, TOPLIST xin giới thiệu đến các bạn top những ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa nổi tiếng nhất. Hãy theo chân TOPLIST để cùng khám phá nào!

Tháng Giêng là tháng vui, mọi người thường dùng khoảng thời gian đầu năm này để đi lễ chùa cầu tài lộc, may mắn cho cả gia đình và công việc làm ăn. Chùa luôn được coi là biểu tượng của tâm linh và sự tôn nghiêm. Mỗi dịp Tết đến, người dân Việt Nam cùng gia đình, người thân đi lễ chùa để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Hôm nay TOPLIST xin giới thiệu đến các bạn top những ngôi chùa đẹp nổi tiếng nhất Thanh Hóa. Hãy cùng theo chân TOPLIST để cùng nhau khám phá nhé! Contents 1 Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh 2 Chùa Mật Đa Thanh Hóa 3 Chùa thanh hà 4 Chùa Chấm Tiên 5 Thiền viện Trúc Lâm Thanh Hóa 6 Chùa Giàng – ngôi chùa nổi tiếng ở Thanh Hóa Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh Tọa lạc tại xã Vạn Lộc (Hậu Lộc) gần 900 năm tuổi (thời Lý), Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh Đây là ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý ở nước Thanh còn lại đến ngày nay. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa rất nổi tiếng và linh thiêng. Theo sử sách, chùa do Chu Thiện Hào, giữ chức Thống sứ quận Cửu Chân, dựng nên. Đây cũng là điểm đến yêu thích của các tín đồ Phật giáo, thu hút cả du khách trong và ngoài nước. Sở hữu kiến ​​trúc độc đáo bậc nhất Thanh Hóa, chùa là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách. Đến đây, mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy từ những bông sen nở của chùa. Bên cạnh đó, đây còn là nơi tâm linh, nơi tâm hồn con người thư thái chốn thiền môn cổ kính. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một ngôi chùa nổi tiếng ở Thanh Hóa vì: Chùa hiện có 3 gian chính được xây bằng gạch ngói, thờ Phật với hơn 20 pho tượng. Trước cửa chùa có một số phiến đá vuông làm bệ đỡ, chạm nổi hình rồng mềm mại … Trong chùa có một quả chuông lớn nặng 600kg. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ một số di vật gốm sứ có hoa văn thời Lý … Các hiện vật trang trí nội thất trong chùa còn khá đầy đủ và được sư thầy bảo vệ cẩn thận. Có thể nói rằng sự hiện diện hôm nay của Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh Có đủ yếu tố để khẳng định đây là một di tích văn hóa – kiến ​​trúc, nghệ thuật và danh lam thắng cảnh đáng trân trọng và cần được giữ gìn, bảo vệ. Địa chỉ: Thôn Duy Tỉnh, xã Vạn Lộc, huyện Hậu Lộc, thị xã Thanh Hóa Chùa Mật Đa Thanh Hóa Khi nhắc đến một trong những ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa, chúng ta không thể bỏ qua một ngôi chùa trang nghiêm và ...

Đi Quảng Bình ngoài những danh lam thắng cảnh đã nổi tiếng thì không thể không nói đến ngôi chùa cổ 700 năm Hoằng Phú tuyệt đẹp tại nới đây. Nếu có dịp du lịch Quảng Binh nhớ ghé thăm ngôi chùa này nhé. Chùa Hoằng Phúc tọa lạc tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, là ngôi chùa có lịch sử hơn 715 năm. Ngôi chùa này còn có tên là chùa Kính Thiên, là một trong những danh lam cổ nhất tại Quảng Bình và là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phúc đức cho nhân dân tại đây. @quynhhoa96g7 Ngôi chùa không những nổi tiếng về thâm niên mà trong kháng chiến chùa còn là nơi nuôi giấu cán bộ, cất giấu vũ khí phục vụ cho công cuộc kháng chiến của dân tộc. Năm 2015, Chùa Hoằng Phúc đã được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia. @nhannhan_95 Với ý nghĩa là phúc lớn, chùa Hoằng Phúc không chỉ thờ phụng đức Phật mà còn gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê hương, đất nước, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của cư dân địa phương. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhiều hạng mục công trình nhà chùa không còn nguyên vẹn. Tháng 11/2014, chùa Hoằng Phúc được khởi công phục dựng, tôn tạo theo hướng chính và giữ nguyên trạng chùa cũ, theo lối chùa cổ thời nhà Trần, gồm tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa với tổng mức đầu tư trên 55,5 tỉ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. @diepp_1610 Ngôi chùa được xây dựng trên khuôn viên rộng chừng 10.000m2 chùa Hoằng Phúc đã được đánh giá cao về các phương diện, mỹ thuật, kiến trúc, cảnh quan với đầy đủ các công trình theo lối kiến trúc chùa cổ Việt Nam gồm tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa. Hiện chùa còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật bà Quán thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát cùng một số pháp khí bằng đồng được đúc rất tinh xảo, đặc biệt, vẫn còn đại hồng chung cao 1,15m, đường kính thân chuông 0,57m, chu vi 1,45m được đúc vào thời vua Minh Mạng và cổng Tam Quan, nền nhà Chính điện. Nếu ghé thăm chùa vào dịp đầu năm, du khách sẽ có cơ hội tham gia vào rất nhiều lễ hội vô cùng đặc sắc như: rước nước, lễ nhà chùa, thuyết pháp, ban lộc của nhà chùa, thả đèn hoa đăng cùng các trò chơi dân gian, hò khoan Lệ Thủy…

Đôi khi ế vui, ế khỏe, ế đẹp nhưng chẳng cần nói cũng biết các bạn muốn thoát kiếp ế đến nhường nào. Theo tín ngưỡng tâm linh được lưu truyền từ xa xưa của người Việt ta, thì đi chùa cầu duyên là một trong những tập tục được nhiều người tin chọn. Nếu yêu Đà Lạt và muốn có dịp ghé thăm những ngôi chùa ở đây, Yeah Travel sẽ mách nhỏ bạn top 5 ngôi chùa cầu duyên vừa đẹp, vừa linh mà “hội ế” nên ghim lại để ghé nha.

Là một trong những ngôi chùa cổ nhất du lịch Hàn Quốc, chùa Haedong Yonggungsa còn được du khách thập phương biết đến bởi sự độc đáo về lối kiến trúc khi chùa được xây dựng ngay sát bờ biển. NGÔI CHÙA VỚI VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐẶC BIỆT Nếu như hầu hết các ngôi chùa ở du lịch Hàn Quốc được xây dựng trên núi thì chùa Haedong Yonggungsa lại tọa lạc ngay bên những vách đá bên bờ biển, với thế tựa lưng vào núi, tạo cho ngôi chùa cảnh quan vô cùng thoáng đãng và yên bình. Ngôi chùa cổ này được vị đại sư Naong xây dựng đầu tiên vào năm 1376 dưới thời vua Wang trị vì. Tương truyền ngôi chùa được xây dựng theo giấc mộng của đại sư Naong. Một đêm, đại sư nằm mơ thấy Rồng xuất hiện bên bờ biển phía Đông. Biết đây là điềm lành nên Naong đã tâu lên vua Wang cho xây dựng ngôi chùa và đặt tên là chùa Haedong Yonggungsa. Tổng thể nơi này được hình thành từ nhiều công trình nhỏ gồm: điện Haesu Gwaneum Daebul, chính điện Daeungjeon, miếu Yongwangdang, hang thờ Gulbeop và một ngôi chùa 3 tầng, nơi được canh gác bởi 4 sư tử đá đại diện cho hỷ, nộ, ái, ố. Tiến vào trong chùa là 108 bậc thang đá. Sau khi đi hết 108 bậc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn cảnh của ngôi chùa, thưởng thức âm thanh êm dịu của những con sóng hay ngắm cảnh mặt trời mọc hùng vĩ từ độ cáo lý tưởng. Xung quanh chùa có rất nhiều pho tượng đá được tạc một cách tỉ mỉ và nghệ thuật. Phía bên phải ngôi chùa là chính điện thờ Phật Thích Ca nằm bên trong một hang động với thiết kế rất độc đáo. Ngay phía trước chính điện là một tòa tháp 3 tầng, được nâng đỡ bởi 4 bức tượng sư tử hướng mặt ra biển. Mỗi bức tượng đại diện cho một cung bậc cảm xúc của con người: hỉ, nộ, ái, ố. Chùa còn có một ban thờ Thần tài, với bức tượng Thần Tài mạ vàng khổng lồ. Ý NGHĨA TÂM LINH ĐỘC ĐÁO Ngôi chùa Haedong Yonggungsa là sự kết hợp hài hoà giữa tín ngưỡng bản địa Phật giáo, giữa yếu tố tâm linh và khung cảnh trời đất, núi non trùng điệp và biển cả mênh mông. Người ta tin rằng, nếu bạn thành tâm ước nguyện khi viếng thăm ngôi chùa này, thì mọi mong ước của bạn sẽ trở thành hiện thực. Bởi vậy, nhiều người dân du lịch Hàn Quốc thường đến đây vào dịp năm mới để ngắm mặt trời mọc đồng thời cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới. Ngoài ra, ngôi chùa này cũng nổi tiếng linh thiêng, nhiều du khách đến đây đều thành tâm cầu nguyện công danh trước tượng Hakeupbul ...

Chuyến du lịch 30/4 1/5 này, nếu không có cơ hội du lịch Nhật Bản mà vẫn muốn có hình check-in chất ngất thì những ngôi chùa đặc biệt này sẽ khiến bạn thích thú với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn xứ sở mặt trời mọc. Dưới đây là 5 tọa độ tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam giúp bạn lên hình đẹp chuẩn Nhật Bản, cùng đi ngay và check in vào dịp du lịch 30/4 1/5 sắp đến nhé. Chùa Minh Thành, Gia Lai Chùa Minh Thành ở Gia Lai Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản, chùa Minh Thành là niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku và là điểm đến tâm linh không thể bỏ qua dịp du lịch 30/4 1/5 đến Gia Lai. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Đắk Lắk Nếu du lịch 30/4 1/5 đến thành phố Buôn Ma Thuộc bạn nhớ đến ngôi chùa lớn bậc nhất Đắk Lắk, chùa Sắc Tứ Khải Đoan được xây dựng vào năm 1951. Kiến trúc của chùa được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ với tông màu nâu vàng chủ đạo, tạo nên nhiều góc sống ảo thần thánh cho khách du lịch 30/4 1/5. Chùa Lầu, An Giang Một địa điểm được giới trẻ đua nhau check-in thời gian qua, chùa Lầu (hay còn có tên gọi khác là Phước Lâm Tự) có không gian thanh tịnh và thiết kế độc đáo. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc tầng lầu xếp chồng lên nhau, với màu xanh, đỏ nổi bật. Khách du lịch 30/4 1/5 đến đây sẽ có cảm giác như lạc vào xứ sở phù tang với nhiều góc sống ảo thần thánh, tuyệt đẹp. Chùa Bái Đính, Ninh Bình Là ngôi chùa lớn và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam, chùa Bái Đính nằm trên sườn núi, giữa thung lũng mênh mông hồ và núi đá ở cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ mang đậm màu sắc Nhật Bản với nhiều công trình như bảo tháp xá lợi, cổng chùa, hành lang… Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành điểm đến nổi tiếng nhất nhì Ninh Bình và miền Bắc. Nếu dự định khám phá miền Bắc trong chuyến du lịch 30/4 1/5 này thì bạn đừng quên ghé thăm chùa Bái Đính nhé! Tu viện Khánh An, TP.HCM Là công trình Phật giáo theo trường phái Bắc Tông với các tòa kiến trúc mang đậm dấu ấn Nhật Bản, Tu viện Khánh An trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Nơi đây nổi bật với ba tông màu nâu, trắng, vàng chủ đạo và lối thiết kế hoa văn tinh xảo của những mái ngói, cột đèn, chuông gió… Tham khảo thật kỹ và lưu lại cho chuyến du lịch 30/4 1/5 sắp đến nhé!

ALONGWALKER – Ngôi chùa Khmer ở Cà Mau có tên Monivongsa Bopharam được xây dựng từ năm 1964, tọa lạc giữa trung tâm thành phố như một nét duyên của vùng đất cực Nam chào đón du khách. Ảnh – Nobita Khuôn viên chùa rộng lớn với những tán cây thốt nốt vươn thẳng lên trời cao. Mái chính điện được cấu trúc thành nhiều tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, tạo không gian cao vút. Đây chính là nét đặc trưng của một ngôi chùa Khmer Nam Bộ. Ảnh – Nhà ở và Du Lịch Bức tượng Phật khổng lồ nằm ngang trước chánh điện chùa Monivongsa Bopharam gây ấn tượng đặc biệt. Tư thế nằm của Đức Phật được thiết kế độc đáo, tay phải kê đầu nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh thoát, toát lên sự ung dung tự tại. Ảnh – Đan Ngô Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong kiến trúc chùa. Hai màu tượng trưng cho sự may mắn, phước lành. Hai sắc màu nóng này phối hợp hài hòa trong tổng thể kiến trúc mang lại vẻ đẹp thu hút mọi ánh nhìn. Ảnh – minh nguyen Tháp để cốt được xây cất trong khuôn viên chùa, quanh chính điện là nơi rất thiêng liêng thờ hài cốt tập thể. Ảnh – nobita Một tượng Phật được xây dựng trước ao sen trong khuôn viên chùa. Ảnh – Hoàng Nhật Huy Trên vách, trên trần và các cột chùa được trang trí bằng nhiều màu sắc, bằng các phù điêu bích họa độc đáo. Đặc biệt là các bích họa về câu chuyện cuộc đời của Đức Phật và trích từ trường ca cổ do nghệ nhân Danh Bên ở Cà Mau khắc họa. Ảnh – phamngoluan Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục dành cho người Khmer sống quanh vùng. Trong chùa có trường dạy chữ Khmer, dạy Kinh…, là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay, các vốn văn hóa truyền thống của cư dân bản địa Khmer. Ảnh – Phạm Hùng Tượng Phật xuất hiện trong nhiều yếu tố điêu khắc. Với dân tộc Khmer, tính cộng đồng rất cao, ngôi chùa là nơi thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi. Khi vào chùa, khách thăm viếng nhớ phải bỏ mũ nón, đi chân không để tỏ lòng tôn kính. Ảnh – jhon Woo Cổng sau của chùa. Một ngôi chùa Khmer thường có một cổng chính điện và nhiều cổng phụ thể hiện tư tưởng rộng cửa đón chào bước chân người hành hương, du khách. Hàng năm lễ tắm Phật vào ngày 30/8 và 1/9 Âm lịch tại chùa Monivongsa Bopharam thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương đến tham quan. Ảnh – Nhã Linh Về chiều, từng đàn bồ câu sà xuống khuôn viên chùa kiếm thóc giữa không gian tĩnh mịch ...

ALONGWALKER – Chùa Xiêm Cán là quần thể kiến trúc tôn giáo cổ và lớn bậc nhất khu vực miền Tây. Chùa cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 7 km và cách bờ biển khoảng 2 km, tương đối gần với cánh đồng điện gió Bạc Liêu. Ngôi chùa được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19 (Ảnh – cungphuot.info) Chùa được khởi công xây dựng năm 1887 với diện tích hơn 4.500 m2. Đây là một tổng thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục như: tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường, cột trụ biểu, khu mộ tháp. Khu mộ tháp (Ảnh – cungphuot.info) Tất cả đều quay về hướng Đông, đây là quan niệm của người Khmer khi cho rằng đường tu hành để đạt thành chánh quả của đức Phật đi từ Tây sang Đông. Những tượng rắn thần Naga năm đầu được nhìn thấy nhiều nơi trong chùa (Ảnh – cungphuot.info) Khuôn viên chùa rộng hơn 4 ha, bao quanh là tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn rực rỡ. Đây là ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa được xây dựng theo lối kiến trúc Angkor đặc trưng của người Campuchia. Ảnh – cungphuot.info Chùa là trung tâm tôn giáo lớn và đẹp bậc nhất của người Khmer ở Bạc Liêu và cả vùng Nam Bộ, các công trình trong chùa cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân, mảnh vườn, cây cối, tạo một không gian thanh bình, yên ả. Chùa chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca (Ảnh – cungphuot.info) Người Khmer theo Phật giáo tiểu thừa, thờ phật Thích Ca. Hiện chùa có đến 115 pho tượng các loại làm bằng xi măng, đất, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887. Chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân Khmer nơi đay (Ảnh – cungphuot.info) Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người dân Khmer, mà còn là nơi chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang. Khắp các công trình kiến trúc trong chùa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều tượng rắn thần Naga 5 đầu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho lòng vị tha của Đức Phật, ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần hóa và phục thiện. Nhiều bức bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc mang đậm dấu ấn nhà Phật (Ảnh – cungphuot.info) Trên trần nhà là những bức bích họa kể về công việc và con đường tu hành của Đức Phật. Ảnh – cungphuot.info Người ...

Để Happy Day Travel bật mí cho bạn những ngôi chùa Đà Lạt cực nổi tiếng. Vì không chỉ đẹp mà còn rất linh thiêng, thích hợp cho các bạn FA “cầu duyên” nhé! Chùa Linh Sơn Mục lục bài viết 1 Chùa Linh Sơn 2 Chùa Tàu 3 Chùa Linh Phước (chùa ve chai) 4 Chùa Linh Ẩn Tự 5 Thiền viện Trúc Lâm Chùa Linh Sơn Là một trong những ngôi chùa Phật Giáo lớn và cổ kính nhất nhì Đà Lạt, chùa Linh Sơn với chính điện được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông giống các ngôi chùa ở kinh thành Huế. Với kiến trúc lạ mắt và ấn tượng, ngôi chùa là điểm hành hương và là điểm du lịch nổi tiếng đón rất nhiều lượt người ghé tham quan mỗi ngày. Chần chờ gì mà không ghé ngôi chùa linh thiêng này và “cầu duyên” cũng như cầu an cho mình và người thân ngay thôi nào! Chùa Tàu Chùa Tàu Là ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt chỉ 5km và chưa tới 10 phút di chuyển. Chùa Tàu được biết đến với nhiều tên gọi như chùa Thiên Vương Cổ Sát; chùa Phật Trầm. Đến đây các bạn sẽ vô cùng ấn tượng với lối kiến trúc độc đáo, nhiều bức tượng vô giá cả về tâm linh và về vật chất. Nơi đây cũng là điểm chụp hình cưới yêu thích của nhiều cặp bạn trẻ nên cực kì linh thiêng giúp nhiều bạn trẻ thoát “kiếp FA” thành công đấy. Chùa Linh Phước (chùa ve chai) Chùa Linh Phước Là ngôi chùa Đà Lạt được xây dựng từ năm 1949. Nơi đây có công trình kiến trúc khảm sành độc đáo. Điều tạo nên sự khác biết của chùa Linh Phước là các công trình trong khuôn viên của chùa đều được khảm bằng sành, sứ, mảnh chai bên ngoài. Vì sự khác biệt này nên chùa còn có tên gọi khác là “chùa ve chai”. Sở hữu kiến trúc độc đáo nên chùa Linh Phước là một điểm đến đối với khách du lịch. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ những mảnh sứ đầy màu sắc của ngôi chùa. Bên cạnh đó còn là nơi tâm linh; tâm hồn người thư giãn trong chốn thiền cổ kính. Chùa Linh Ẩn Tự Chùa Linh Ẩn Tự Ngôi chùa từ lâu không chỉ là nơi thờ phượng tâm linh. Mà còn là địa điểm tham quan nổi tiếng của du khách thập phương.  Tọa lạc giữa núi đồi Tây Nguyên. Trước mặt có thác Voi ào ào tuôn chảy quanh năm. Nên chùa Linh Ẩn Tự là tọa độ check-in nhất định không thể bỏ lỡ. Chính vì tọa lạc tại vị trí đắc địa nên nơi đây không gian cực kì yên bình và mát mẻ. Đi dạo trong khuôn viên có thể nghe rõ mồn một tiếng thác chảy và tiếng chim hót lanh lảnh trên ...

Mục lục 1. Chùa Linh Sơn 2. Chùa Linh Ẩn 3. Chùa Linh Phước Đà Lạt được mệnh danh là thánh địa sống ảo tại Việt Nam. Mọi ngóc ngách tại thành phố này đều có thể trở thành một địa điểm chụp ảnh tuyệt đẹp. Tuy nhiên, ít du khách nào biết rằng, ngoài sở hữu những background sống ảo chất thì nơi đây còn có 3 ngôi chùa linh thiêng bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Đà Lạt. Ngẩn ngơ cảnh sắc an yên tuyệt đẹp ở 3 ngôi chùa khi du lịch Đà Lạt Đà Lạt hay còn được nhớ đến với cái tên “Thành phố mộng mơ”. Bởi nơi đây mang một hơi thở vừa bình yên vừa có chút thơ mà khó ai diễn tả được. Các du khách khi du lịch Đà Lạt thường lựa chọn những quán cafe đẹp hay các địa điểm chụp ảnh để ghé tới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Đà Lạt còn sở hữu 3 ngôi chùa với nét đẹp an yên và vô cùng linh thiêng. 1. Chùa Linh Sơn Chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại Đà Lạt. Chùa được xây dựng từ những năm 1938, tính đến nay đã có tuổi đời hơn 80 năm. Cái tên Linh Sơn được bắt nguồn từ một ngọn núi tại Ấn Độ là Linh Thứu – nơi đây được tương truyền rằng là địa điểm mà Phật Tổ đã truyền pháp bộ kinh Diệu pháp liên hoa và khai sơn thiền tông. Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi với khuôn viên rộng hơn 4ha. Nơi đây nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 700m về phía Tây Bắc. Trước khi bước vào chùa, bạn sẽ đi qua một chiếc cổng Tam Quan được trang trí cầu kỳ với nhiều hoa văn rồng phượng cực kỳ ấn tượng. Không gian chính bên trong chùa gồm hai ngôi nhà nối liền nhau. Kiến trúc của ngôi chùa đậm nét Á Đông không quá cầu kỳ, rất gần gũi mà lại vô cùng đẹp. Hai mái chùa được lợp ngói đã phủ rêu, mang đậm dấu ấn của thời gian. Phía cuối mái có phần xuôi cong, chính giữa còn có hai con rồng đặc trưng cho nét kiến trúc phương Đông. Đặc biệt, phía trước 4 trụ lớn chính diện có hai câu đối được khảm xà cừ rất ý nghĩa. Không gian bên trong chùa được tô điểm bởi vô vàn các bức tượng như tượng ông thiện, ông ác, tượng hộ pháp di đà. Ngay chính giữa là một bức tượng Phật Thích Ca cao tới 1m70, đúc bằng đồng từ năm 1952 và có cân nặng là 1.205kg. Bên phải nội diện chính còn có Đại Hồng Chung được treo trên giá cỗ với khối lượng lên tới 450kg. Không gian chùa vô cùng rộng nên có rất nhiều các phòng để thờ tụng, bạn hãy cố ...

Mục lục 1. Chùa Tam Chúc 2. Đền Lảnh Giang 3. Đền Trần Thương 4. Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn 5. Chùa Bà Đanh 6. Bát Cảnh Sơn Tín ngưỡng Phật Giáo từ lâu đã chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam ta. Dọc theo mảnh đất hình chữ S thân thuộc, có rất nhiều ngôi chùa từ Bắc đến Nam được xây dựng nhằm đem lại giá trị văn hóa tâm linh cho mọi người. Đặc biệt tại miền Bắc, khi tìm hiểu về vấn đề này, chắc chắn không thể bỏ qua những ngôi chùa ở Hà Nam. Đây không chỉ là địa điểm mang nét đẹp tín ngưỡng, tính lịch sử lâu đời mà còn là địa danh có lối kiến trúc đẹp đến ngỡ ngàng. Hãy cùng chúng mình khám phá ngay Top 6 ngôi chùa đẹp và linh thiêng nhất tại Hà Nam qua bài viết dưới đây nhé! 1. Chùa Tam Chúc Chùa Tam Chúc là cái tên không còn quá xa lạ với Phật tử bốn phương và cả các bạn trẻ ưa chuộng du lịch mặc dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là ngôi chùa lớn nhất thế giới cho đến hiện tại, với diện tích tổng lên đến 5000 ha. Chùa được xây dựng trên nền móng của Tam Chúc cổ tự có niên đại trải dài cả nghìn năm, chính vì thế mà địa điểm này mang đầy đủ vẻ đẹp lịch sử, thiên nhiên và tín ngưỡng mà bất kỳ ai cũng phải trầm trồ. Với cảnh quan được miêu tả “ mặt hướng hồ, lưng tựa núi”, chúng ta có thể hình dung khung cảnh xung quanh ngôi chùa này được bao trùm bởi núi rừng, trước mặt chính là hồ nước bao la. Điều này làm Tam Chúc hiện lên trong mắt mọi người với vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ mà khó ngôi chùa nào có được. Không chỉ đặc trưng với hơn 12000 bức tranh bằng đá nhằm khắc họa câu chuyện về Đức Phật, ngôi chùa này còn có vườn với 1000 cột kinh khổng lồ gây ấn tượng mạnh với mọi Phật tử ghé thăm. Đến với Tam Chúc, bạn có thể lần lượt tham quan 6 khu vực khác nhau với những dấu ấn riêng bao gồm: Nhà khách Thủy Đinh, Cổng Tam Quan, Vườn Cột Kinh, Tam điện, Điện Pháp Chủ và Điện Tam Thế. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết thời điểm nào là thích hợp nhất để đến với ngôi chùa ở Hà Nam này, hãy chọn khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 hoặc từ tháng 10 đến tháng 12. Trong những tháng đầu năm, Tam Chúc khoác lên mình không khí nhộn nhịp, nô nức của dòng người hành hương. Đồng thời, tiết trời mát mẻ, trong lành vào khoảng thời gian này cũng được xem là yếu tố ...

Du lịch miền Tây Nam Bộ không chỉ thu hút du khách bằng những nét đẹp riêng của miền quê sông nước mà còn có những công trình kiến trúc chùa chiền theo phong cách Khmer đẹp lộng lẫy, nguy nga. Hãy cùng khám phá ngay 5 ngôi chùa Khmer nổi tiếng nhất miền Tây dưới đây. Chùa Vàm Ray Được xây dựng trên diện tích vô cùng rộng lớn, chùa Vàm Ray Trà Vinh tọa lạc tại xã Hàm Tâm, huyện Trà Cú, cách thành phố Trà Vinh khoảng 35km. Vàm Ray là ngôi chùa Khmer ở miền Tây lớn nhất ở Việt Nam, đây chính là niềm tự hào không chỉ riêng của người dân Trà Vinh mà còn là niềm kiêu hãnh của xứ miền Tây Nam Bộ. Chùa Vàm Ray là niềm tự hào của người dân Trà Vinh. Ảnh: thamhiemmekong Đến tham quan chùa Vàm Ray Trà Vinh, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ công trình kiến trúc tuyệt đẹp này. Chùa mang phong cách kiến trúc Angkor Khmer, một kiến trúc đặc trưng của người Campuchia. Ngôi chánh điện chùa có 4 cổng chính và cổng chính quay về hướng đông giống như bao ngôi chùa Khmer khác. Nhìn từ bên ngoài, ngôi chùa mang dáng dấp như một cung điện với những hoa văn và họa tiết được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. Công trình kiến trúc vô cùng tuyệt đẹp. Ảnh: thamhiemmekong Trung tâm là ngôi chánh điện mang kiến trúc vô cùng tinh xảo, bên trong được trang hoàng lộng lẫy với những bức tường tranh nhiều màu sắc, đậm chất văn hóa Khmer, chủ đề xuyên suốt của các tác phẩm là cuộc đời và giáo lý nhà Phật. Đỉnh cao nghệ thuật của chùa Vàm Ray thể hiện trên các họa tiết ở khắp các công trình trong khuôn viên chùa như tượng đầu vị thánh bốn mặt Maraprum, nữ thần Kayno nửa người nửa chim, chim thần Marakrit… Ngôi chánh điên mang kiến trúc vô cùng tinh xảo. Ảnh: thamhiemmekong Đặc biệt, khi khám phá chùa Vàm Ray, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn vô cùng to lớn trong sân chùa, với chiều dài 54m được đặt trên bệ tương đương một ngôi nhà 2 tầng, đây chính là tượng Phật nằm ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, chính giữa sân còn có một trụ cao vút được nâng đỡ bởi những rắn thần Naga 5 đầu, đây là nơi thắ nến vào những ngày lễ hội. Bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn vô cùng to lớn. Ảnh: thamhiemmekong Đến tham quan chùa Vàm Ray, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc đặc sắc tại chùa mà còn được dạo bước bên trong không gian vô cùng rộng lớn này, cảm nhận bầu không khí thanh tịnh tại chùa. Du khách cũng có thể vào bên trong ...

Chùa Linh Quy Pháp Ấn (Bảo Lộc) và chùa Bái Đính (Ninh Bình) là 2 ngôi chùa đẹp ở Việt Nam rất nổi tiếng, từng xuất hiện trong MV ca nhạc của ca sĩ Sơn Tùng MTP và Bích Phương. Chùa Linh Quy Pháp Ấn – MV Lạc trôi Sơn Tùng Năm 2017, ca sĩ Sơn Tùng MPT công phá thị trường nhạc Việt bằng siêu phẩm Lạc Trôi. Đây là MV ca nhạc đánh giá sự trở lại đầy mới mẻ của nam ca sĩ với hình tượng cổ trang vô cùng hoành tráng.  Linh Quy Pháp Ấn là ngôi chùa nổi tiếng ở Bảo Lộc. Ảnh:Hodadi Ngoài sự đầu tư chỉn chu về trang phục, âm nhạc, giai điệu cùng chất giọng đặc biệt của Sơn Tùng, MV Lạc Trôi còn mang đến những hình ảnh đẹp mãn nhãn. Bối cảnh chính của tác phẩm này là ngôi chùa Linh Quy Pháp Ấn, tọa lạc tại huyện Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ngôi chùa này từng xuất hiện trong MV Lạc trôi của ca sĩ Sơn Tùng MTP. Ảnh: goexplorevietnam Dù chỉ là ngôi chùa nhỏ nằm trên ngọn đồi nhưng Linh Quy Pháp Ấn được xem là một trong những ngôi chùa đẹp ở Việt Nam, sở hữu vị thế đắc địa, cảnh quan xung quanh thơ mộng trữ tình và có tầm nhìn hướng thẳng ra thung lũng xanh ngát một màu.  Á hậu Lệ Hằng cũng từng check in ngôi chùa này. Ảnh:le.hang.79 Kể từ những ngày đầu MV Lạc Trôi được phát hành, dân tinh đã “rần rần” trước một ngôi chùa ấn tượng, có “cổng trời” sừng sững và mang nét đẹp bình yên, tĩnh tại như chốn bồng lai tiên cảnh.  Cổng trời là điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa này. Ảnh:Dulichso Ngôi chùa đẹp ở Việt Nam nằm ở đồi 45, thôn 4, xã Lộc Thành, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 20 km. Đường sá đến đây khá thuận tiện, bạn có thể dễ dàng đến bằng xe khách, ô tô hoặc xe máy. Từ chân đồi, bạn đi xe máy thêm một đoạn rồi gửi xe, tiếp tục đi bộ qua những đồi chè để đến được Linh Quy Pháp Ấn.  Nhiều đôi uyên ương đến đây chụp ảnh cưới. Ảnh:topwedding Giữa cao nguyên Di Linh xanh mát, trong lành, ngôi chùa này hiện lên với vẻ đẹp yên bình, trầm mặc. Ngôi chùa đẹp xuất hiện trong MV ca nhạc của ca sĩ Sơn Tùng MTP hiện ra với vẻ nét trang nghiêm của chốn thiền tịnh. Nhưng đồng thời cũng rất gần gũi, giúp du khách cảm thấy thực sự dễ chịu khi ghé thăm. Dù không quá rộng lớn nhưng đây là chùa đẹp ở Việt Nam. Ảnh:whatsupvietnam Chùa Linh Quy Pháp Ấn được thiết đẹp với lối kiến trúc mang vẻ hoài cổ. Những trụ gỗ lớn cùng những chiếc đèn vàng ấm áp, giúp cho không gian luôn ...

Bạn chẳng cần phải đi đâu xa vẫn có thể được chiêm ngưỡng và check in tại các ngôi chùa có kiến trúc xinh đẹp bật nhất. Hãy cùng khám phá những ngôi chùa lên hình đẹp ngất ngây ở miền Tây ngay dưới đây. Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang) – Ngôi chùa lên hình đẹp ngất ngây ở miền Tây Chùa Vĩnh Tràng nằm ở địa phận Mỹ Tho – Tiền Giang. Chùa Vĩnh Tràng nằm cách thành phố Cần Thơ khoảng 90km, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 4km. Ngôi chùa này nằm gần với Tòa thánh Cao Đài Chơn Lý và công viên Vĩnh Tràng. Chùa Vĩnh Tràng – Ngôi Chùa nổi tiếng Miền Tây. Ảnh: bazantravel Đây là ngôi chùa đẹp ở miền Tây mà hầu hết các khách đi ngang qua đều ghé vào tham quan, chiêm bái. Chùa có lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo. Ảnh: saigonhonngoc Điểm đặc biệt của chùa Vĩnh Tràng là cổng Tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thi công từ năm 1933 theo kiến trúc cổ lầu. Cổng vào chùa Vĩnh Tràng cũng khá đặc biệt, nó được thiết kế theo kiểu những bức tranh ghép bằng những mảnh sành, sứ. Cổng tam quan Chùa Vĩnh Tràng. Ảnh: dulichsinhthaimientay Chùa Vĩnh Tràng còn có 1 pho tượng Phật A Di Đà to lớn với chiều cao lên tới 18 mét. Tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay. Chùa Vĩnh Tràng còn có 1 pho tượng Phật A Di Đà to lớn. Ảnh: smarttourism Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có hàng trăm loại cây xanh, 1 hồ sen lớn và khá nhiều những cây cổ thụ che mát cho chùa. Do đó khá nhiều khách du lịch Tiền Giang khi có dịp ghé lại chùa Vĩnh Tràng đều muốn đến khuôn viên xanh mát này để hưởng thụ sự trong lành cùng bầu không khí thoáng mát, thanh tịnh và tĩnh lặng mà ngôi chùa mang lại. Khuôn viên vô cùng thoáng mát, thanh tịnh. Ảnh: godidigo Chùa Som Rong (Sóc Trăng) – Ngôi chùa lên hình đẹp ngất ngây ở miền Tây Chùa Som Rong có tên đầy đủ là chùa Botum Vong Sa Som Rong. Chùa tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP Sóc Trăng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp ở miền Tây thu hút đông đảo giới trẻ tìm đến chụp ảnh check-in. Chùa Som Rong Sóc Trăng, nơi đứng vào là có ảnh đẹp không kém gì đất Thái Lan. Ảnh: thamhiemmekong Chùa Som Rong Sóc Trăng có niên đại trên 600 năm. Ban đầu, chùa được dựng lên bằng tre, gỗ ...

Nếu bạn thích tìm hiểu về kiến trúc đền chùa Nhật Bản nhưng không có điều kiện đi xa, thì bạn vẫn có thể tìm đến những ngôi chùa kiến trúc Nhật Bản ở Việt Nam này để chiêm ngưỡng. Tu viện Khánh An -TP. Hồ Chí Minh Tu viện Khánh An là một trong những ngôi chùa kiến trúc Nhật Bản ở Việt Nam và được ưu ái đặc cho biệt danh là “tiểu Tokyo” thu nhỏ. Tu viện tọa lạc tại phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM này là một công trình Phật giáo theo trường phái Bắc Tông với các tòa kiến trúc mang đậm dấu ấn Nhật Bản.  Tu viện Khánh An là một trong những ngôi chùa kiến trúc Nhật Bản ở Việt Nam. Ảnh: Tthy.275. Tu viện ban đầu là ngôi chùa nhỏ do Tổ sư Trí Hiền xây dựng năm 1905 và từng là nơi tập hợp nhiều chiến sĩ yêu nước tham gia chống Pháp nên nhiều lần bị thực dân Pháp đốt phá. Đến năm 2006, chùa được trùng tu lớn, gần như xây dựng mới và hoàn thiện như hiện tại vào năm 2016, đổi tên thành tu viện Khánh An.  Tu viện ban đầu là ngôi chùa nhỏ do Tổ sư Trí Hiền xây dựng năm 1905. Ảnh: gody Đến với tu viện, bạn sẽ bị choáng ngợp với ba tông màu chủ đạo: màu nâu của gỗ, màu trắng của vôi và màu vàng của hoa văn trang trí. Xen kẽ đó là những mái ngói đượm màu nâu trầm, những cột đèn lục giác, những chiếc chuông gió treo khắp nơi trong không gian cỏ cây hoa lá yên tĩnh… Tất cả sẽ đem đến cho bạn cảm giác như đang lạc bước ở xứ sở phù tang vậy. Tất cả sẽ đem đến cho bạn cảm giác như đang lạc bước ở xứ sở phù tang vậy. Ảnh: diadiemanuong Chùa Lầu – An Giang An Giang không chỉ gây thương nhớ bởi vẻ đẹp của những đồng ruộng mênh mang mùa nước nổi hay cánh rừng Tràm Trà Sư xanh ngắt mà nơi đây còn sở hữu những công trình tâm linh độc đáo, trong số đó phải kể đến ngôi chùa Lầu An Giang. An Giang sở hữu những công trình tâm linh độc đáo, trong số đó phải kể đến ngôi chùa Lầu An Giang. Ảnh: dulichmientay Chùa Lầu hay có tên gọi khác là Phước Lâm Tự, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang. Ngôi chùa đặc biệt này không chỉ có không gian thanh tịnh mà còn hấp dẫn du khách gần xa bởi nó là ngôi chùa kiến trúc Nhật Bản ở Việt Nam rất độc đáo.  Sở dĩ được đặt tên là Chùa Lầu bởi vì chùa được xây dựng theo kiến trúc các tầng lầu xếp chồng lên nhau. Ảnh: tripham2906 Sở dĩ được đặt tên là Chùa Lầu bởi ...

Không chỉ là chỗ để chiêm bái, hành hương đầu năm, những ngôi chùa Châu Á vang danh còn khiến du khách phải trầm trồ bởi vẻ đẹp tựa cổ tích. 1. Wat Samphran Temple –  Thái Lan Được mệnh danh là xứ sở Chùa Vàng, Thái Lan nổi tiếng với những kiến trúc chùa chiền độc đáo và một trong số đó là ngôi chùa Wat Samphran Temple. Sở hữu kiến trúc hình rồng khổng lồ, Wat Samphran Temple là một công trình tôn giáo vô cùng ấn tượng mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân tới đất nước xinh đẹp này.   Ngôi chùa cuộn rồng giữa lòng Thái Lan. Ảnh: Kenh14.vn Chùa Wat Samphran Temple nằm cách thủ đô Bangkok hơn 40km về phía Tây, thuộc huyện Samphran, Nakhon Pathom. Ngôi chùa có tổng cộng khoảng 17 tầng và được thiết kế theo dạng hình trụ. Bên ngoài chùa được sơn hoàn toàn bằng màu hồng tươi tắn. Nét đặc biệt nhất của chùa khiến du khách phải trầm trồ đó chính là tác phẩm điêu khắc rồng khổng lồ quấn quanh tòa nhà từ dưới mặt đất lên tới đỉnh. Địa điểm check-in lý tưởng cho các tín đồ sống ảo. Ảnh: Gody.vn Hình tượng con rồng sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách khi lần đầu nhìn thấy bởi màu sắc chủ đạo là xanh ngọc, toàn bộ được làm từ sắt và sợi thủy tinh, bên trong hoàn toàn rỗng. Con rồng cũng chính là cầu thang dẫn lên đỉnh của toàn bộ tòa nhà. Tuy nhiên trải qua nhiều năm tháng, cầu thang này đã không còn được an toàn như lúc đầu xây dựng, do đó bên trong tòa nhà đã được trang bị đường hầm và thang máy riêng để thuận tiện cho việc tham quan của du khách.     Bên trong ngôi chùa hình rồng. Ảnh: Kenh14.vn Bước vào bên trong ngôi chùa nổi tiếng Châu Á này bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí yên tĩnh và thanh tịnh. Toàn bộ ngôi chùa được bao quanh bởi những khu vườn xanh tốt, xung quanh được đặt những bức tượng phật uy nghi hay các bức tượng tạc hình nhiều loài động vật quý. Đến với Wat Samphran Temple, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc vô cùng độc đáo mà còn có thể thả hồn vào những khung cảnh bình yên hiếm có.     Vẻ đẹp thơ mộng và yên bình. Ảnh: Pinterest.com 2. Sumeru Temple – Thái Lan Cũng là một tuyệt tác kiến trúc của xứ sở chùa vàng, Sumeru Temple nằm trong khu làng cổ Ancient City tại Tambon Bang Pu Mai, cách thủ đô Bangkok khoảng 30km. Để đến được đây, bạn có thể đi tàu BTS Kheha đến trạm cuối. Sau đó bắt taxi đi khoảng 3km nữa là sẽ tới được ngôi đền này. Ngôi đền Sumeru. Ảnh: Kenh14.vn Điểm nhấn nổi ...

Du lịch Trà Vinh, bạn có thể dành thời gian tham quan, khám phá và chụp ảnh ở những ngôi chùa vàng nổi tiếng của người Khmer như chùa Âng, chùa Vàm Ray, chùa Hang và chùa Cò.  Chùa Âng Là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nên Trà Vinh mang một vẻ đẹp độc đáo, thể hiện qua các công trình kiến trúc nổi tiếng, nhất là những ngôi chùa. Chùa chiềng ở Trà Vinh có rất nhiều, đặc biệt là các ngôi chùa vàng được thiết kế theo lối kiến trúc Khmer đặc trưng. Trong đó, chùa Âng là một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua.  Chùa Âng được thiết kế theo lối kiến trúc Khmer với gam màu vàng đặc trưng. Ảnh: vi.wikipedia.org Chùa Âng còn có tên gọi là Wat Angkor Raig Borei, nằm ở tại Phường 8, thành phố Trà Vinh, về hướng Tây Nam. Ngôi chùa có tổng diện tích hơn 3,5 ha mang vẻ đẹp cổ kính với gam màu vàng nổi bật. Cổng chùa được xây hướng về phía Đông, thể hiện triết lý phật Thích Ca ở Tây phương nhìn về phương Đông để phổ độ chúng sinh.  Khung cảnh bình yên trong khuôn viên chùa Âng. Ảnh: dulichtravinh.com.vn Từ xa nhìn vào, bạn sẽ thấy những tòa nhà trong chùa với lối kiến trúc hình tháp vươn thẳng lên trời, mang nét đẹp nguy nga, tráng lệ nhưng cũng không kém phần trang nghiêm. Ngôi chùa vàng này có nhiều hạng mục như Chánh Điện, Tăng Xá, Giảng Đường dạy chữ Paly và nhiều tòa nhà quan trọng khác.  Sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng chi tiết các hạng mục trong chùa. Ảnh: vietnamthroughmyeyes Theo lịch sử ghi lại, ngôi chùa này đã được xây dựng cách đây khoảng 10 thế kỷ, là một trong những ngôi chùa đẹp ở Trà Vinh có tuổi đời cao nhất. Trải qua nhiều cuộc trùng tu và sửa chữa, chùa Âng vẫn giữ được vẻ đẹp và linh hồn riêng của kiến trúc Khmer. Điểm nhấn của ngôi chùa là Chánh Điện được xây dựng bằng 18 chiếc gột gỗ quý, mái ba cấp lợp ngói công phu, tinh xảo. Các diềm mái được trang trí bằng hình rồng với vảy rồng uốn cong ngược, mang vẻ đẹp trang nghiêm, ấn tượng. Bên trong chánh điện có 12 trụ cột trang trí hình rồng và sơn son thếp vàng, tạo nên không khí uy nghiêm cho khu vực thờ Phật. Chùa Vàm Ray Dù Trà Vinh có nhiều điểm đến hấp dẫn nhưng du khách gần xa đều muốn một lần ghé thăm chùa Vàm Ray. Bởi đây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông lớn nhất Việt Nam, được xây dựng theo phong cách Angkor Khmer với vẻ đẹp nguy nga, cổ kính, không kém những ngôi chùa đẹp ở Thái Lan hay Campuchia.  Đây là ngôi chùa phật giáo Nam tông ...

Nhật Bản sở hữu những công trình kiến trúc Phật giáo cổ xưa, có đến hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi, suốt khoảng thời gian đó, chúng đã chứng kiến bao thăng trầm, thịnh suy của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử. Trong đó, điển hình là 5 công trình bao gồm các ngôi chùa và cụm di tích đang trở thành điểm du lịch Nhật Bản và điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng.   1.Chùa Kinkaku-ji (Chùa Gác Vàng) – Kyoto   Chùa Vàng (Golden Pavillion) hay còn được gọi là chùa Kinkakuji được xây dựng từ thế kỷ 14 là một trong những điểm đến nổi tiếng bậc nhất tại đây. Chùa trước đây là nơi nghỉ của Tướng quân Yoshimitsu Ashikaga. Sau khi ngài mất, nơi đây được chuyển thành chùa. Hành cung nơi ngài ở được dát vàng lá nổi bật giữa núi rừng.   Chùa Vàng (Golden Pavillion) Chùa Vàng được xây dựng giữa một hồ nước lớn, xung quanh có nhiều cây xanh bao phủ khiến không gian trở nên huyền ảo, như chốn bồng lai tiên cảnh. Hình ảnh phản chiếu của chùa vàng lấp lánh dưới hồ nước, bao quanh là những hòn non bộ và những tán cây khiến du khách thích thú, trầm trồ khi đến đây.   Khung cảnh chùa Vàng Du khách có thể vòng qua đằng sau chùa để tham quan gần hơn. Chùa được xây dựng ba tầng. Tầng 1 được làm bằng thạch cao trắng, khiến hai tầng trên trở nên nổi bật hơn. Trong chùa tại các tầng được trưng bày tượng phật, bồ tát và các vị vua trên thiên đình.   Dòng người tấp nập thắp hương cầu may tại một đền trong ngôi chùa 2.Chùa Todai-ji   Ngôi chùa Todai-ji hay còn được gọi với cái tên Đông Đại Tự là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở thành phố Nara, Nhật Bản. Điện chính của ngôi chùa là công trình kiến trúc được xây dựng bằng gỗ lớn nhất Thế Giới. Ngôi chùa này cũng là một trong những trung tâm dạy Đạo Phật phái Hoa Nghiêm tông ở Nhật Bản.    Ngôi chùa Todai-ji Ngôi chùa là Todaiji cổng tam quan của chùa Đông Đại (Nandaimon – Nam Đại Môn) được xây dựng từ năm 1199 cũng là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại của chùa. Cổng tam quan hiện tại được tái thiết theo đúng hình dáng cũ. Cổng được chống đỡ bởi 18 cột trụ, mỗi cái cao 20 mét, với đường kính hơn 1 mét.    Khuôn viên ngôi chùa Trong khuôn viên của chùa, có hàng loạt các công trình kiến trúc khác nhau, gồm có các ngôi điện và kho báu, nơi lưu giữ các bảo vật quốc gia. Trong số đó có bảy công trình được công nhận là di sản quốc gia. Là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất ở Nhật Bản, chùa Đông ...

Chùa Minh Thành là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của Gia Lai Chùa Minh Thành Gia Lai sở hữu lối kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Nhật Bản với những chi tiết chạm trổ tinh xảo, khuôn viên xanh mát tuyệt đẹp. Hãy cùng dulichvietnam chiêm ngưỡng vẻ đẹp “hút hồn” của ngôi chùa nổi tiếng này nhé. Nhắc tới Gia Lai, mọi người thường nghĩ ngay đến một mảnh đất đầy nắng gió, với vẻ đẹp hùng vỹ, hoang sơ đặc trưng của vùng đất đại ngàn. Nơi đây không chỉ hội tụ nhiều thắng cảnh thiên nhiên phong phú mà còn hấp dẫn du khách một ngôi chùa tuyệt đẹp, với lối kiến trúc đậm chất Phù Tang có tên Minh Thành. Chùa Minh Thành Gia Lai được xem là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Tây Nguyên và luôn nằm trong “must list” nhất định phải khám phá khi du lịch Tây Nguyên. Chùa Minh Thành là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của Gia Lai. Ảnh: Blog Traveloka Chùa Minh Thành nằm ở đâu? Chùa Minh Thành có địa chỉ nằm tại số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, cách trung tâm thành phố Pleiku của tỉnh Gia Lai khoảng 2km. Chùa được xây dựng bởi hòa thượng Thích Giác Đạo vào năm 1964 và trở thành địa điểm thờ cúng, dâng hương của đông đảo các Phật tử không chỉ của Gia Lai mà còn của nhiều tỉnh thành khác. Chùa Minh Thành nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km. Ảnh: Mytour.vn Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Chùa Minh Thành Gia Lai đã bị hư hại nhiều phần. Năm 1997, chùa mới bắt đầu được trùng tu và sửa chữa. Sau gần 10 năm tôn tạo, chùa Minh Thành hiện nay đã được khoác lên một tấm áo hoàn toàn mới. Điểm hấp dẫn nhất của ngôi chùa này nằm ở lối kiến trúc mang đậm hơi hướng Nhật Bản, kết hợp hài hòa với kiến trúc Trung Quốc, Đài Loan để tạo nên một bức tranh lộng lẫy, kiêu sa nhưng cũng rất uy nghiêm. Chùa sở hữu lối kiến trúc tuyệt đẹp, mang đậm hơi hướng Nhật Bản. Ảnh: Halotrave Kiến trúc của chùa Minh Thành Chùa Minh Thành có tổng diện tích hơn 20,000 mét vuông. Lối kiến trúc của chùa được xây dựng theo hình thức đơn giản của mạn – đà – la. Toàn bộ các chi tiết được chạm khắc tại đây đều tuân theo nền tảng của triết học Phật giáo. Tòa chánh điện cao 16 mét, rộng hàng nghìn mét vuông. Ảnh: cungphuot.info Khu chánh điện của chùa Minh Thành Gia Lai có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông, cao 16 mét với trần được làm hoàn toàn bằng loại gỗ pơ mu quý hiếm. Nằm ở chính giữa chánh điện là điện tôn Tỳ Lô Giá Na Phật cao 6 ...

Ảnh: Bazantravel Nói đến những ngôi chùa nổi tiếng nhất định phải khám phá trong chuyến du lịch miền Tây thì chắc chắn không thể không nhắc tới chùa Dơi Sóc Trăng. Nơi đây không chỉ được ví như thánh địa của loài dơi mà còn khiến du khách phải trầm trồ và ngỡ ngàng bởi lối kiến trúc Khmer độc đáo. Bên cạnh đó, những câu chuyện tâm linh kỳ bí về ngôi chùa này cũng ẩn chứa một sức cuốn hút đến kỳ lạ, đang chờ chúng ta khám phá.   Ảnh: Bazantravel Giới thiệu đôi nét về chùa Dơi Sóc Trăng Chùa Dơi hay còn được biết đến với tên gọi chùa Mã Tộc là một ngôi chùa Khmer vô cùng nổi tiếng tọa lạc trên trục đường Lê Hồng Phong, thuộc phường 3 và cách trung tâm thành phố Sóc Trăng chỉ khoảng 2,5 km. Sở dĩ chùa có tên gọi như vậy là do nơi đây có hàng vạn con dơi đang cư ngụ. Mỗi ngày, từng đàn dơi bay rợp bầu trời tạo nên một khung cảnh ấn tượng nhưng cũng không kém phần ma mị và bí ẩn. Ảnh: Bazantravel Ảnh: Vietnambooking Lịch sử của chùa Dơi Chùa Dơi Sóc Trăng được khởi công xây dựng vào năm 1569. Trải qua 440 năm lịch sử, ngôi chùa này hiện đang là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Sóc Trăng và cũng là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất của khu vực miền Tây sông nước. Tuy nhiên, ban đầu chùa Dơi chỉ được làm từ các vật liệu đơn sơ như gỗ cây, mái lá, vách đất. Mãi cho đến tận năm 1960, chùa mới trải qua một cuộc trùng tu, sửa chữa quy mô lớn. Ảnh: Place.vn Ảnh: Traveloka Vào năm 2008, một vụ hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi toàn bộ tòa chánh điện. Sau đó, chùa tiếp tục được trùng tu, phục chế và trở thành một điểm đến tham quan hút khách như ngày nay. Mặc dù đã trải qua biết bao trăng trầm lịch sử cùng đất nước nhưng chùa Dơi Sóc Trăng vẫn giữ được vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, độc đáo như ngày đầu. Hầu hết các hiện vật quý giá của chùa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Trong đó nổi vật nhất phải nói đến pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối cao 2 mét, hay bộ kinh luật cổ được viết trên lá cây thốt nốt,… Ảnh: Place.vn Ảnh: luhanh247 Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của chùa Dơi Chùa Dơi được xây dựng trên một khuôn viên rộng lớn, với diện tích hơn 4 ha, với nhiều công trình khác nhau như: ngôi chánh điện, sala, nhà hội, khu nhà ở của sư thầy, phòng tiếp khách, tháp đựng tro của người đã khuất. Bất cứ ai khi đến tham quan chùa Dơi Sóc Trăng cũng đều phải ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ...

Khám phá chùa Phúc Lâm Hưng Yên. Ảnh: tuongtaccongdong.com Nói đến những ngôi chùa dát vàng nguy nga, lộng lẫy, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến đất nước Thái Lan. Tuy nhiên, chẳng cần phải đi đâu xa xôi vì ngay tại Việt Nam bạn cũng sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng một ngôi chùa dát vàng với lối kiến kiến trúc độc đáo, cùng vẻ đẹp khiến bất cứ ai khi đặt chân đến cũng phải ngỡ ngàng đó chính là chùa Phúc Lâm Hưng Yên. Vậy ngôi chùa này có gì đặc biệt mà lại trở thành một trong những điểm check in hot nhất của du lịch miền Bắc, khiến dân tình sôi sục đến thế. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau khám phá nhé. Khám phá chùa Phúc Lâm Hưng Yên. Ảnh: tuongtaccongdong.com Giới thiệu đôi nét về chùa Phúc Lâm Hưng Yên Phúc Lâm là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng tọa lạc trên địa bàn thôn La Mát, thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 1 tiếng đồ hồ di chuyển. Với vị trí đắc địa, cùng lối kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp lộng lẫy không thua kém những ngôi chùa tại Thái Lan, chùa Phúc Lâm không chỉ được biết đến là địa điểm tâm linh của người dân địa phương mà còn trở thành một điểm đến tham quan du lịch nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Hưng Yên nói riêng và của cả khu vực miền Bắc nói chung. Phúc Lâm là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng nằm tại Hưng Yên. Ảnh: tuongtaccongdong.com Ngôi chùa được dát vàng với vẻ đẹp lộng lẫy. Ảnh: langnghevietnam Chùa Phúc Lâm Hưng Yên đã có lịch sử từ lâu đời. Tuy nhiên ban đầu nơi đây cũng chỉ được biết đến là một ngôi chùa nhỏ, địa điểm sinh hoạt tâm linh quen thuộc của những người dân địa phương như bao nhiêu ngôi chùa khác trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, sau một cuộc đại trùng tu kéo dài cả năm trời, chùa Phúc Lâm như được khoác lên mình một tấm áo vàng mới lộng lẫy và uy nghi không thua kém những ngôi chùa vàng huyền thoại của đất nước Thái Lan. Vẻ đẹp của chùa Phúc Lâm đã làm xao xuyến trái tim của biết bao tín đồ xê dịch. Đến đây, bạn không chỉ được tham quan,vãn cảnh chùa mà còn có thể bỏ túi những bức hình check in sống ảo lung linh. Vẻ đẹp của chùa Phúc Lâm khiến bất cứ ai khi đặt chân đến cũng phải ngỡ ngàng. Ảnh: halotravel Tham quan chùa Phúc Lâm Hưng Yên. Ảnh: Ecotravel Vẻ đẹp kiến trúc của chùa Phúc Lâm Hưng Yên Đến tham quan chùa Phúc Lâm Hưng Yên, bạn thật sự sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy đậm chất Thái ...

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ, nơi đây cũng được du khách yêu thích ghé thăm vì có những công trình đền chùa đẹp, cổ kính và linh thiêng không phải nơi nào cũng có được. Dưới đây là một số ngôi chùa ở Bắc Ninh tiêu biểu. Top những ngôi chùa ở Bắc Ninh đẹp và cổ kính 1. Chùa Dâu nổi tiếng ở Bắc Ninh Chùa Dâu còn được biết đến với cái tên chùa Diên Ứng hay Pháp Vân… được xây dựng vào năm 187, hoàn thành năm 226 là ngôi chùa lâu đời nhất gắn liền với lịch sử – văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đây cũng là một trong những ngôi chùa ở Bắc Ninh nổi tiếng nhất ở miền Bắc. Bên ngoài chùa Dâu. Ảnh: Toàn Thắng Bùi Điểm đặc biệt ở ngôi chùa này là hệ thống hiện vật quý được lưu trữ như các bức tượng thiết kế tinh xảo, đặc biệt là pho tượng Pháp Vũ có từ thế kỷ thứ XVIII, tượng Mạc Đĩnh Chi có niên đại thế kỷ XIV hay tháp Hòa Phong uy nghi, vững chãi xây dựng từ năm 1738. Chùa Dâu nhìn từ trên cao. Ảnh: Chùa Việt Toàn Cầu Chùa có ngày hội diễn ra vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong khuôn khổ lễ hội có nghi thức rước kiệu các tượng và tắm Phật thu hút sự quan tâm của du khách. Địa chỉ: xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 2. Chùa Bút Tháp: ngôi chùa ở Bắc Ninh có kiến trúc tuyệt mỹ Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự, chùa Nhạn Pháp) là ngôi chùa cổ nổi tiếng tại Bắc Ninh mà lối kiến trúc về cơ bản vẫn lưu giữ các nét đặc trưng của công trình Phật giáo thế kỷ XVII. Một góc chùa Bút Tháp. Ảnh: Di sản văn hóa Thuận Thành Chùa hiện có bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam với lối kiến trúc tuyệt mỹ, cùng nhiều bức tượng được chạm khắc tinh xảo khác, tiêu biểu là tượng Tây Thiên Đông Độ Việt Nam lịch đại Tổ Sư cùng tượng Thị Kính. Một điểm nổi bật khác là công trình tháp Báo Nghiêm với phần đỉnh xây bằng đá xanh, bên ngoài trông tựa như một cây bút khổng lồ vươn thẳng lên trời xanh, bên trong tháp là xá lợi của thiền sư Minh Hạnh. Công trình tháp Báo Nghiêm. Ảnh: Văn hóa Việt Nam Địa chỉ: thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 3. Chùa Phật Tích Bắc Ninh Chùa Phật Tích còn có tên gọi là vạn Phúc, là ngôi chùa ở Bắc Ninh được xây dựng vào năm Thái Bình thứ 4, tức năm 1057, dưới thời nhà Lý. Ngôi chùa đặt pho tượng A Di Đà ngồi thiền ...

An Giang từ lâu luôn được xem là một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ trong mỗi chuyến du lịch miền Tây. Không chỉ hớp hồn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên bình yên, hoang sơ cùng hệ sinh thái đa dạng, An Giang còn khiến các tín đồ xê dịch phải mê mẩn bởi những ngôi chùa tuyệt đẹp, với lối kiến trúc độc đáo. Ghé thăm những ngôi chùa đẹp ở An Giang, bạn không chỉ được hòa mình và khung cảnh linh thiêng, cổ kính, chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên đẹp tựa chốn bồng lai mà còn có thể bỏ túi những bức hình check in “triệu like”. Khám phá những ngôi chùa đẹp ở An Giang được nhiều du khách ghé thăm 1 – Miếu Bà Chúa Xứ Không chỉ là một ngôi chùa đẹp ở An Giang, miếu Bà Chúa Xứ còn được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất khu vực miền Tây. Tọa lạc ngay dưới chân ngọn núi Sam hùng vỹ thuộc thành phố Châu Đốc, miếu Bà Chúa Xứ mỗi năm đón hàng vạn lượt khách du lịch từ khắp mọi miền Tổ quốc đến tham quan, vãn cảnh và cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Miếu Bà Chúa Xứ được xem là điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất của An Giang. Ảnh: Emyeudulich Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng từ năm 1870 và cho đến tận ngày nay, nơi đây vẫn đang là ngôi chùa có quy mô lớn nhất của tỉnh An Giang. Đặt chân đến địa điểm này, bất cứ ai cũng phải trầm trồ và ngỡ ngàng trước lối kiến trúc độc đáo, trông tựa như một đài hoa sen khổng lồ. Phần gác mái nhọn hoắt và được uốn cong ở các đầu. Miếu Bà Chúa Xứ sở hữu lối kiến trúc độc đáo tuyệt đẹp. Ảnh: nucuoimekong Chùa Bà An Giang không chỉ thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên đẹp ngỡ ngàng mà còn bởi sự cổ kính và cực kỳ linh thiêng. Dù vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nơi đây cũng đều thú hút một lượng du khách rất lớn. Đặc biệt nếu đến tham quan Miếu Bà Chúa Xứ vào khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch, bạn sẽ có cơ hội được tham gia lễ hội Bà Chúa Xứ, một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây, với rất nhiều hoạt động đặc sắc và thú vị. Nơi đây xứng đáng là một ngôi chùa nổi tiếng ở An Giang mà bạn không nên bỏ lỡ. Check in Miếu Bà Chúa Xứ. Ảnh: didulich 2 – Chùa Hang Nói đến những ngôi chùa đẹp ở An Giang chắc chắn không thể không nhắc tới chùa Hang hay còn được biết đến với tên gọi khác là Phước Điền Tự. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 19, chùa ...

Chùa Quán Sứ được chọn là trụ sở chính của trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Nếu phải lựa chọn một điểm đến nào đó tại Việt Nam mà bạn nên khám phá ít nhất một lần trong đời thì chắc hẳn không ít người sẽ ngay lập tức lựa chọn Đà Lạt. Thành phố chốn cao nguyên này không chỉ hút hồn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình, bầu không khí trong lành mà còn ẩn chứa vô vàn điều thú vị khác nữa. Du lịch Đà Lạt, đặc biệt trong những ngày đầu xuân năm mới mà không ghé thăm những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng tại đây thì quả là vô cùng đáng tiếc. Và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt, được nhiều du khách ghé thăm nhé. Khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt 1 – Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Địa chỉ: Đường Trấn Thánh Tông, phường 10, thành phố Đà Lạt Không chỉ là một ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt, Thiền Viện Trúc Lâm còn là một trong những công trình Phật giáo lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Chùa tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Phượng Hoàng hùng vỹ, với view nhìn ra bờ hồ Tuyền Lâm thơ mộng cực kỳ ấn tượng. Đã từ lâu, nơi đây luôn được xem là điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất thành phố mà bất cứ ai khi có dịp đặt chân đến thành phố mộng mơ cũng đều muốn khám phá. Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là một quần thể tâm linh rộng lớn. Ảnh: Vntrip Chùa nằm ngay bên cạnh hồ Tuyền Lâm nên thơ. Ảnh: ivivu Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là tuyệt tác được tạo nên bởi bàn tay của nhiều kiến trúc sư tài ba của Việt Nam, trong đó có kiến trúc sư vô cùng nổi tiếng Ngô Văn Thụ. Ông cũng chính là người đã thiết kế Dinh Độc Lập. Chùa được xây dựng năm 1993, trên một khuôn viên rộng lớn. Bước chân vào bên trong chùa, bạn thật sự sẽ phải choáng ngợp trước quy mô hoành tráng của ngôi chùa. Bạn sẽ có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng những nét đặc sắc của kiến trúc Phật giáo, ngắm nhìn những bức tượng Phật lớn và thỏa sức chụp hình tại những background đẹp long lanh. Check in Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Ảnh: baomoi 2 – Chùa Linh Phước Đà Lạt Địa chỉ: 120 Tự Phước, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Một ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt khác cũng thu hút rất đông du khách đến tham quan mỗi ngày đó là chùa Linh Phước. Chùa được xây dựng vào năm 1990, dưới sự chỉ huy của Thượng Tọa Thích Tâm và nguồn kinh phí ...

Chùa Ghositaram được xem là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất Đồng bằng Sông Cửu Long. Với lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa này không chỉ là nơi cúng viếng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn du khách khi du lịch Bạc Liêu. Chùa Ghositaram tọa lại tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu), cách trung tâm TP Bạc Liêu chừng 5 km. Khi đi từ hướng trung tâm TP Bạc Liêu về xã Hưng Hội, cách từ xa nhiều km, khách đã có thể thấy đỉnh ngôi chùa với những mái cong, họa tiết vươn cao lên trời. Cùng iVIVU.com chiêm ngưỡng ngôi chùa Khmer đẹp nhất Đồng bằng Sông Cửu Long này nhé! Đỉnh chùa Ghositaram nhìn từ xa. Khi đến chùa, khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước lối kiến trúc độc đáo, với nhiều màu sắc đẹp mắt của ngôi chùa Khmer này. Chùa có chánh điện, nhà lưu giữ hài cốt, nhà Phật niết bàn… đều có những kiến trúc vẻ đẹp riêng, vừa toát lên vẻ tôn nghiêm nhưng cũng vừa gần gũi. Chùa Ghositaram vừa tôn nghiêm vừa gần gũi. Khu chánh điện của Chùa Ghositaram đẹp lộng lẫy… …với những hoa văn, kiến trúc hình cong đặc trưng văn hóa Khmer. Nhà lưu giữ hài cốt… … với kiến trúc độc đáo trên đỉnh. Theo tìm hiểu của PV, đây là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, chùa được xây dựng vào năm 1860 và được tổ chức lễ khánh lần đầu năm 1872. Sau hơn 150 năm, chùa Ghositaram xuống cấp nên Ban trụ trì chùa cho xây mới chánh điện vào cuối năm 2001. Sau khoảng 10 năm xây dựng, chánh điện chùa được khánh thành vào giữa năm 2010. Chánh điện chùa có diện tích hơn 400m2, cao khoảng 40m, có nhiều nét chạm trổ điêu khắc, đắp nổi tranh tượng phù điêu, hoa văn với những họa tiết mang giá trị nghệ thuật cao. Nhà Phật niết bàn cũng có nét đặc trưng riêng. Ảnh: Huỳnh Hải Chùa Ghositaram có thể được xem là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu nói riêng, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Theo Dân Trí

Là một điểm đến tâm linh, nhưng với vẻ đẹp của mình, chùa Bái Đính đã trở thành một trong những điểm đến được du khách  check-in nhiều nhất ở Ninh Bình.  Vẻ đẹp chùa Bái Đính – ngôi chùa được check-in nhiều nhất ở Ninh Bình Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất… Ảnh:@topthanakorn Ảnh:@thieulethu Ảnh:@bong.cham.bi Vào những ngày lễ hội chùa rất đông khách và nhộn nhịp. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những pho tượng khổng lồ như bộ Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam, pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất… Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của Phật. Ảnh:@1995.rv Ảnh:@linhtra_n Ảnh:@tusharmaheshwari Tại đây có hàng trăm bức tượng La Hán được đặt dọc theo lối đi vào và ra khỏi chùa. Khi đi ngang qua mỗi bức tượng, nhiều người thường dùng tay chạm vào để mong cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ảnh:@namjuni Ảnh:@alicewhitetiger Ảnh:@hien_kk Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn Việt Nam, được sử dụng bằng nhiều nguồn nguyên liệu chính ở địa phương như: đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng… Ảnh:@stunningkisses Ảnh:@rejoycingtoday Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng. Các chi tiết trang chí mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Ảnh:@anubischichi Chùa có các điểm tham quan chính như: cổng Tam Quan, tháp chuông, các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế. Để đến một điểm tham quan, bạn phải đi qua một đoạn đường khá dài, đa số là các bậc thang. Điều này như một cách để thể hiện lòng kiên nhẫn và tâm nguyện được đặt chân đến chốn thanh tịnh của con người. Ảnh:@hung.1812 Ảnh:@nnxhang Chùa Bái Đính mở cửa từ 6h sáng tất cả các ngày trong tuần và thường đóng cửa lúc 21h tối, khi khách vãn hoàn toàn. An ninh tại khu vực chùa Bái Đính khá tốt và trật tự, sạch sẽ. Tuy vậy, du khách vẫn nên lưu ý bảo quản tài sản cá nhân và không vứt rác bừa bãi. Ảnh:@iam.zlqq Ảnh:@nhuhangnguyen Ảnh:@gnilly91 Di chuyển Cách Hà Nội 93 km về phía Nam – nơi có quốc lộ 1A, 10, 12A, 12B và cả đường sắt Bắc – Nam chạy qua, du khách có thể về Ninh Bình thông qua nhiều phương tiện khác nhau như tàu hỏa, xe buýt, ...

Nằm sâu trong núi rừng Tây Nguyên, cách trung tâm Bảo Lộc khoảng 20 km, quanh năm mây vờn bao phủ, Linh Quy Pháp Ấn là một ngôi chùa như từ trên trời lạc xuống hạ giới. Ngôi chùa trên mây đẹp khó tin ở Tây Nguyên Nằm cách trung tâm Bảo Lộc khoảng 20 km, chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh đồi 45 thuộc huyện Lộc Thành (Lâm Đồng). Đường vào chùa rất gian nan với những con dốc cao ngất và bề rộng chỉ chừng 40 cm, luôn là thách thức thú vị với du khách thập phương. Toàn khuôn viên chùa khoảng 40 ha, địa hình kéo dài qua nhiều ngọn đồi cao bao phủ bởi những rừng cây và đồi chè, cà phê. Quán Chiếu Đường với cổng trời và sân mây được xem là chốn bồng lai tiên cảnh. Nhà sư trụ trì Thích Minh Thành cho biết trong thời gian tu học tại Nhật, thầy yêu thích lối kiến trúc Nhật Bản nên đã xây chùa theo phong cách này. Vào những buổi sớm mai mây tràn dần về phủ khắp núi rừng, những tia nắng xuyên qua tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ ảo. Nhìn về phía xa, mây như tràn về thung lũng. Mỗi 6h, khi mặt trời vừa nhô lên, sư thầy Pháp Thạnh bắt đầu thay y phục và chuẩn bị cho buổi kinh sớm. Trước khi đọc kinh thầy luôn lau bụi bẩn trên ngôi tượng Phật Thích Ca, biểu thị lòng thành kính. Sau đó, thầy niệm kinh trước cửa Quán Chiếu đường. Thầy dành nửa tiếng để tĩnh tâm và đọc kinh. Sau buổi kinh sáng, thầy ra gác chuông để gióng những hồi chuông sớm. Tiếng chuông vang vọng khắp núi rừng báo hiệu một ngày mới bình yên. Cây cổ thụ trên đồi trước chùa là nơi các sư thầy chọn để tu thiền mỗi sáng sớm. Thường sư trụ trì Minh Thành sẽ có những buổi thuyết giảng tại đây cho các đệ tử. Tiếng kinh hòa cùng không gian bồng bềnh của sớm mai khiến lòng người tĩnh lặng rũ bỏ mọi ưu phiền. Một vài sư thầy lại chọn cách tịnh thiền một mình trên các mỏm đá. Hiện nay Linh Quy Pháp Ấn là nơi yêu thích bậc nhất của các bạn trẻ ưa khám phá khi đến với khu vực Tây Nguyên nói chung hay Bảo Lộc nói riêng. Trong thời gian tới chùa sẽ tiếp tục được mở rộng và xây dựng cao hơn theo hình bảo liên đăng. Ảnh: Phạm Phúc Đức. Theo Hải An/Zing News

Được xây dựng ở một vị trí vô cùng đẹp, lưng tựa núi, mặt hướng biển chùa Hộ Quốc là điểm dừng chân tâm linh lý tưởng của du khách mỗi khi có dịp đến tham quan đảo ngọc. Chùa Hộ Quốc, ngôi chùa có view biển siêu đẹp phải ghé khi du lịch Phú Quốc Chùa Hộ Quốc hay còn có tên gọi là thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc được khánh thành năm 2012 và là một trong những ngôi chùa có quy mô lớn nhất của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ảnh: huythong93 Ảnh: albi_asl Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tựa núi, mặt hướng ra biển mênh mông theo lối kiến trúc thời nhà Lý và nhà Trần với các công trình gồm ngôi Đại hùng bảo điện, nhà Tổ, tháp chuông và tháp trống. Ảnh: kuseny Ảnh: neumark49 Ảnh: chakkona Ảnh: andreapistolesi Trước khi vào chùa các bạn sẽ thấy cổng tam quan có ba cửa (cửa chính để tên là Cửa Địa Giác, cửa phụ bên trái bên trong nhìn ra là Cửa Bắt Nhị, còn cửa bên phải là Cửa Giải Thoát), bước qua cửa các bạn sẽ thấy sân rộng để tiến lên chính điện du khách phải bước lên khoảng 70 bậc thang sau đó mới tiến vào chính điện. Hai bên sân có 2 tháp, một tháp bên trái nhìn từ ngoài vào chứa một chiếc trống rất to và tháp bên phải chứa một cái chuông đồng to không kém. Ảnh: trangngo99 Ảnh: queendom_of_fashion Tuy nằm trong cùng hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm nhưng kiến trúc của Thiền viện Hộ Quốc có chút khác biệt so với các thiền viện khác bởi chùa được dựng hoàn toàn từ các cột gỗ lim nên chiều cao của các gian cũng bị giới hạn theo chiều cao của cột gỗ. Ảnh: tienloveshoneydew Ảnh: tocaonguyen Ảnh: karri_nicholas Hướng dẫn đường đi đến chùa Hộ Quốc: Từ thị trấn Dương Đông các bạn đi theo hướng về nhà tù Phú Quốc, cách đường rẽ vào Bãi Sao khoảng 1km phía bên tay trái có một lối rẽ nhỏ, đó chính là đường lên chùa Hộ Quốc (Ở phía bên kia của đường rẽ lên chùa là Khu dân cư Suối Lớn). Trên đường có bảng chỉ dẫn vào theo con đường bê tông rộng hơn 6m, chạy khoảng 4km là đến chùa. Có 2 đường lên chùa là đi thẳng và rẽ trái. Đường rẽ trái lên sau lưng chùa, đây là đường nội bộ (bạn không nên đi theo con đường này). Ảnh: duongvanhau2512

Cách trung tâm thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khoảng 65 km, chùa Cái Bầu được xây dựng gần 10 năm qua đang là điểm tâm linh được nhiều khách hành hương đến chiêm bái và vãn cảnh. Ngôi chùa ven biển đẹp nhất Quảng Ninh Chùa Cái Bầu hay còn gọi là thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, được xem là công trình văn hóa tâm linh với kiến trúc và cảnh quan đẹp thu hút du khách viếng thăm. Chùa được khởi công vào năm 2007, trên nền ngôi Phúc Linh Tự – đền thờ các tướng nhà Trần trong cuộc chiến xâm lược quân Nguyên – Mông và khánh thành vào năm 2009. Chùa tọa lạc gần khu du lịch Bãi Dài – Vân Đồn, nơi có bãi biển dài vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ quý giá. Chùa được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 20 ha. Với thế lưng tựa núi, mặt giáp biển và nằm cách xa khu dân cư nên chùa càng mang vẻ thanh tịnh, uy nghiêm. Chùa Cái Bầu gồm có chính điện, lầu chuông, lầu trống, cổng Tam Quan. Phần chính điện rộng nhất, có đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng miêu tả lại quan cảnh gốc cây Bồ Đề nơi mà Phật Thích Ca đã tu thành chính quả. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi. Hai bên Thiền viện được đặt gác chuông. Và gác trống cùng những bức điêu khắc về quá trình hành hương của đức phật. Phía trái Thiền viện là tượng đồng Phật Di Lặc, nặng 4,8 tấn. Từ độ cao gần 100 m trên sân Thiền viện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn ngắm vịnh Bái Tử Long với núi đá trập trùng. Quang cảnh tuyệt đẹp nơi đây mang lại cho du khách cảm giác bình yên, thanh thản như trút được mợi ưu tư, mệt mỏi của cuộc sống trần gian. Chùa Cái Bầu được xây dựng giống các ngôi chùa cổ về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn. Khung cảnh như lạc vào chồn bồng lai. Trong chùa không đốt vàng mã, không có quán xá, hàng rong… du khách thực sự được hòa vào một không gian tĩnh lặng, được hít căng lồng ngực mùi của núi của biển để tâm hồn trở nên nhẹ nhàng. Cảnh quan trong chùa luôn được các sư thầy chăm sóc cẩn thận. Chùa đang trong quá trình xây dựng giai đoạn 2 với nhiều công trình độc đáo chắc chắn sẽ khiến khách hành hương không thể quên được cảm giác thanh bình, nhẹ nhõm khi bước chân vào Thiền viện. 1. Tour Hạ Long – Cát Bà 3N2Đ: Tàu Du Thuyền 3* 2. Tour Hà Nội 2N1Đ: Hạ Long – Tuần Châu 3. Tour Hạ Long 1N: Hà Nội – ...

Những công trình Phật giáo với kiến trúc đẹp mắt, giữa phong cảnh thiên nhiên yên bình luôn là địa điểm tâm linh và điểm tham quan thu hút nhiều du khách về chiêm bái dịp đầu xuân. Chùa Linh Quy Pháp Ấn Chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh đồi 45, huyện Lộc Thành, tỉnh Lâm Đồng. Khuôn viên chùa rộng khoảng 40 ha, với phong cảnh hoang sơ, kỳ bí gồm nhiều ngọn đồi cao bao phủ bởi những rừng cây và đồi chè bạt ngàn. Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh cao quanh năm được mây vờn bao phủ, chính vì vậy nơi đây trở thành địa điểm yêu thích của các bạn trẻ ưa khám phá. Đến đây du khách sẽ được đắm mình trong không gian yên bình với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Chùa Linh Ứng Ở thành phố Đà Nẵng có ba ngôi chùa mang tên Linh Ứng, đó là chùa ở bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, và ở Bà Nà. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà được cho là chùa lớn nhất và đẹp nhất trong 3 chùa. Ngôi chùa này được ví như cõi Phật chốn trần gian, hướng ra vùng biển nước trong xanh và lặng sóng quanh năm với cảnh quan hoang sơ tuyệt đẹp. Chùa Linh ứng có tượng Phật Bà Quan Âm được ghi nhận cao nhất Việt Nam (67 m), hướng ra Biển Đông như phù hộ cho sóng yên biển lặng, người dân no ấm. Chùa Bái Đính Chùa Bái Đính nằm ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là ngôi chùa có nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Chùa là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều công trình như cổng tam quan, khu chùa cổ, tượng Phật Di Lặc, dãy hàng lang La Hán… nằm trên một khu đất rộng lớn với diện tích hơn 500 ha. Nơi đây còn có bảo tháp 13 tầng cao nhất Đông Nam Á, nơi thờ xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về. Đến chiêm bái chùa Bái Đính du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước kiến trúc đồ sộ cũng như phong cảnh núi non hùng vĩ nơi đây. Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch. Núi Yên Tử Núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trên núi là chùa Yên Tử với nhiều ngôi chùa, trong đó nổi tiếng nhất là chùa Đồng. Chùa Đồng nằm ở độ cao 1.068 m, trên đỉnh núi Yên Tử – ngọn cao nhất của dãy vòng cung Đông Triều. Chùa được làm mô phỏng theo một đài sen nở. Trên dọc đường chinh phục đỉnh Yên Tử, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh vùng Đông Bắc như dải ...

Chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng linh thiêng với kiến trúc độc đáo, đẹp mắt là biểu tượng cho tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng người Hoa sinh sống tại Malaysia.     Tại Malaysia, cộng đồng người Hoa chiếm 20% dân số và xếp thứ hai sau người Malaysia. Cũng giống với nhiều cộng đồng khác, cộng đồng người Hoa cũng sống với nhau tạo nên một Chinatown ở thủ đô Kuala Lumpur, đây là một trong những khu thương mại sầm uất nhất tại đây.   Cộng đồng người Hoa tại Malaysia vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng và những phong tục tập quán đặc trưng của họ. Và một trong những công trình mang nét văn hóa của cộng đồng người Hoa đó là chùa Thiên Hậu.    Ngôi chùa tọa lạc trên đồi Robson, có diện tích hơn 6.760m². Được xây dựng theo phong cách Trung Hoa với khuôn viên rộng trên 1.5 mẫu, chùa Bà Thiên Hậu được ghi nhận là một trong những công trình kiến trúc chùa chiền lớn nhất Đông Nam Á. Ngôi chùa người Hoa lớn nhất tại Malaysia Chùa Thiên Hậu thờ thánh mẫu Thiên Hậu – là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa. Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển, được tôn kính đặc biệt cả trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á, nhất là tại Đài Loan. Cấu trúc chính của chùa gồm 4 tầng. Tầng 1 được sử dụng để trưng bày và bán các món đồ lưu niệm và thực phẩm chay. Tầng 2 là nơi được dùng để tổ chức tiệc cưới cho người Hoa sinh sống tại Kuala Lumpur. Văn phòng và nơi đăng ký làm tiệc cưới được bố trí tại tầng 3. Tầng trên cùng chính là nơi thờ phụng và cũng là nơi chính thức diễn ra các nghi lễ cúng kiến hàng ngày. Với cách bố trí thế này, nơi thờ cúng thật sự là chốn yên tĩnh và có không khí dễ chịu nhất tại chùa vì đây là tầng cao nhất tại chùa. Từ tầng trên cùng, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa chiêm ngưỡng cảnh quan của thủ đô Kuala Lumpur từ trên cao. Phía trước là khu vực tháp đôi Petronas và gần bên là tháp truyền hình Menara Kuala Lumpur. Kiến trúc Trung Hoa độc đáo Giống như kiến trúc của phần lớn các ngôi chùa Hoa, hình tượng rồng rất được ưa chuộng và xuất hiện ở mọi nơi. Từ các cột, các diềm và trên mái chùa. Hai cột phía trước chính điện được đắp nổi hình rồng rất công phu và chăm chút từng chi tiết. Thậm chí khoảng trống nằm giữa hai bên cầu thang dẫn ra ngoài sân thượng cũng được đắp nổi hình rồng. Cổng chính ...

Nằm ở miền trung Myanmar, Bagan có hơn 13.000 ngôi đền, chùa, tháp. Tất cả đều được xây dựng trong thời đại hoàng kim, đánh dấu sự khởi đầu cho truyền thống Phật giáo mới ở Myanmar.     Thành phố cổ Bagan được biết đến là một trong những vùng đất đẹp và linh thiêng nhất ở Myanmar. Vùng đất này từng là kinh đô của vương quốc Pagan, tồn tại từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII. Chuyến du lịch Myanmar sẽ trở nên thiếu sót nếu như bạn không đến Bagan. Du lịch Myanmar, đến với thành phố Bagan, bạn có thể tham quan những ngôi đền, tháp độc đáo nhất thế giới. Đồng thời, bạn còn có cơ hội chiêm ngắm vẻ đẹp ảo mộng của bình minh và cả hoàng hôn trên những quả khinh khí cầu khổng lồ.   Những ngày đầu năm, dù có phải là Phật tử hay không, bạn cũng sẽ tìm thấy phút giây yên bình, thanh tịnh khi tìm đến những ngôi đền, chùa linh thiêng của vùng đất Bagan. Đền Ananda Phaya Ananda Phaya được xem là ngôi đền đẹp nhất ở Bagan. Đây cũng là địa điểm thu hút du khách du lịch Myanmar. Sự khác biệt của ngôi đền Ananda so với các đền còn lại chính là ngọn tháp được mạ vàng. Giữa vùng đồng bằng Bagan, đỉnh tháp Ananda hiện lên vô cùng nổi bật và độc đáo. Theo truyền thuyết, câu chuyện về đền Ananda gắn liền với 8 vị sư thầy đến từ Ấn Độ. Một lần, các nhà sư đến gặp vua Kyanzittha và kể về ngôi đền ở Himalaya mà họ đang tu hành. Sau câu chuyện của các nhà sư, vua Kyanzittha ngay lập tức cho xây dựng một ngôi đền có cấu trúc tương tự ở Bagan. Phải mất đến 15 năm, ngôi đền mới được hoàn thành. Ananda Phaya có cấu trúc vô cùng cân xứng, là một trong những ngôi đền đẹp và linh thiêng nhất Bagan. Chùa Shwezigon Bên cạnh đền Ananda, Shwezigon là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút sự quan tâm của du khách mỗi khi du lịch Myanmar. Vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ của Shwezigon được xếp vào hàng bậc nhất ở Bagan. Toàn bộ phía ngoài ngôi chùa được dát vàng, bên trong đính hàng ngàn viên kim cương lớn nhỏ. Du khách mỗi lần đến đây đều phải trầm trồ, thán phục trước sự nguy nga của Shwezigon. Chùa Shwezigon được xem là nguyên mẫu cho tất cả các ngôi chùa về sau ở Myanmar. Ngôi chùa tọa lạc trên ngọn đồi cát nhỏ, gần sông Ayeyyawady, có 4 cổng quay về 4 hướng khác nhau và các dãy hành lang dài. Ở các cổng đều có hai thụy thú màu trắng rất lớn án ngữ phía trước. Shwezigon được cho là đang chứa xá lợi xương cổ và xương trước của Đức Phật. Giống như ...

Nếu không có cơ hội đi Nhật Bản mà vẫn muốn có hình check in thì những ngôi chùa đặc biệt này sẽ khiến bạn thích thú với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn xứ sở mặt trời mọc.    Dưới đây là 5 tọa độ tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam giúp bạn lên hình đẹp chuẩn Nhật Bản, cùng đi ngay và check in nhé. Chùa Minh Thành, Gia Lai Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản, chùa Minh Thành là niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku và là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến Gia Lai. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Đắk Lắk Là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và toàn tỉnh Đắk Lắk, chùa Sắc Tứ Khải Đoan được xây dựng vào năm 1951. Kiến trúc của chùa được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ với tông màu nâu vàng chủ đạo, tạo nên nhiều góc sống ảo thần thánh cho du khách. Chùa Lầu, An Giang Một địa điểm được giới trẻ đua nhau check-in thời gian qua, chùa Lầu (hay còn có tên gọi khác là Phước Lâm Tự) có không gian thanh tịnh và thiết kế độc đáo. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc tầng lầu xếp chồng lên nhau, với màu xanh, đỏ nổi bật. Đến đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào xứ sở phù tang với nhiều góc sống ảo thần thánh, tuyệt đẹp. Chùa Bái Đính, Ninh Bình Là ngôi chùa lớn và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam, chùa Bái Đính nằm trên sườn núi, giữa thung lũng mênh mông hồ và núi đá ở cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ mang đậm màu sắc Nhật Bản với nhiều công trình như bảo tháp xá lợi, cổng chùa, hành lang… Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành điểm đến nổi tiếng nhất nhì Ninh Bình và miền Bắc. Tu viện Khánh An, TP.HCM Là công trình Phật giáo theo trường phái Bắc Tông với các tòa kiến trúc mang đậm dấu ấn Nhật Bản, Tu viện Khánh An trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Nơi đây nổi bật với ba tông màu nâu, trắng, vàng chủ đạo và lối thiết kế hoa văn tinh xảo của những mái ngói, cột đèn, chuông gió… Theo Tran Minh Hieu (Wiki Travel)

Huế mộng – Huế mơ trong chính những cảnh đẹp của mình. Huế đã chinh phục được du khách bằng tất cả những gì mà mình có được. Trong đó những ngôi chùa có kiến trúc đẹp luôn cuốn hút và níu chân du khách nhất.      Chùa Thiên Mụ Thiên Mụ là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở thành phố Huế. Lịch sử kể rằng, khi vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm Trấn thủ Quảng Nam, Chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên của Đàng Trong đã đích thân đi xem xét địa thế để chuẩn bị cho cơ đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn. Là ngôi chùa có kiến trúc đẹp sau khi trải qua nhiều đợt trùng tu và gắn liền với những câu chuyện huyền bí, chính vì thế mà thu hút được nhiều du khách từ mọi nơi đến ghé thăm khám phá. Chùa Báo Quốc Chùa Báo Quốc do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển “Sắc Tứ Báo Quốc Tự” có ghi dòng chữ: “Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề”. Theo truyền thuyết, ở khu vực này ngày trước, có thầy phong thủy từ phương xa tới mong diện kiến nhà vua. Ông phán rằng, trước mặt kinh thành (đại nội Huế bây giờ) có một dãy núi thiêng với nhiều long mạch. Cùng với đó, ở đây mang nhiều điểm thần bí so với long mạch ở những nơi khác, biến hóa khôn lường, muôn hình vạn trạng, lúc to lúc nhỏ, lúc nhô cao lúc xuống thấp, lúc nghịch lúc thuận, lúc ẩn lúc hiện. Nơi đây hội tụ sinh khí thịnh vượng không đâu có được. Ở ngọn núi này có một con rồng dữ án ngự, để chế ngự nó, cần mời nhiều vị cao nhân về cúng bái mới có thể yểm long mạch… Chùa Thiền Lâm Nằm trên đồi Quảng Tế, phường Thủy Xuân, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) chùa Thiền Lâm do Hòa thượng Hộ Nhẫn lập ra vào những năm 1960. Lối kiến trúc, hoa văn chùa Thiền Lâm mang đặc trưng của phật giáo hệ phái Nam Tông nên được coi là ngôi chùa “Ấn Độ” trên đất Huế. Chùa Thiền Lâm đón du khách bằng cổng chào đậm phong cách Phật giáo Nam tông với những chi tiết rất ấn tượng. Phía bên trái cổng chùa Tượng Đức Phật Tọa Thiền được dựng gồm 3 tầng cao 9 mét. Đường vào chùa được thiết kế rất đẹp với hai bên lối được trang trí bởi màu vàng. Bên trái là tượng Đức Phật Thích Ca đang ngồi tọa thiền dưới sự bảo vệ của Xà Vương. Chùa Từ Đàm Nhắc đến chùa đẹp ở Huế không thể bỏ qua chùa Từ Đàm được. Một ...

Được báo Daily Mail của Anh bình chọn là 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ nhất Hà Nội với trên 1.500 tuổi được xem là công trình kiến trúc kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và nét thơ hiền hòa của Thăng Long – Hà Nội.    Đây là điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước lẫn quốc tế khi đến với Hà Nội. Điểm dừng chân của các tín đồ phật giáo Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm tuổi. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ năm về phía đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và cả sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang đầy thơ tình. Chính vì thế, không quá khó hiểu khi Trấn Quốc lại được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, điểm dừng chân không chỉ dành riêng các tín đồ Phật giáo mà cả khách du lịch thập phương. Được bình chọn trên các website du lịch nổi tiếng của Anh Theo bảng xếp hạng mới đây trên trang Wanderlust, website nổi tiếng về du lịch của Anh, chùa Trấn Quốc đứng vị trí thứ 3 trong số 10 ngôi chùa có cảnh đẹp “đến mức khó tin” trên thế giới. Bài viết miêu tả: “Nằm trên một bán đảo nhỏ ở phía đông hồ Tây, Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Hà Nội. Khung cảnh hồ nước tạo cho ngôi chùa sự hấp dẫn. Du khách đến đây được trao hương để thắp trong các đền nhỏ ở cả khu chùa này”. Ngoài ra tờ báo uy tín Daily Mail (Anh) chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Là nơi các vua chúa đến vãng cảnh và cúng lễ Chùa Trấn Quốc tự xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt vào thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua. Cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc Cây bồ đề được chiết từ cây Đại bồ đề Đạo Tràng – nơi đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. “Cây bồ đề mọc ra từ một nhánh lấy từ chính cây gốc ở Boh Gaya bên Ấn Độ, nơi Đức Phật đã ngồi tu và đạt Giác ngộ”, Wanderlust miêu tả. Là kinh đô của Phật giáo một thời Với lịch sử xây dựng trên nghìn năm, nơi kinh đô của Phật giáo trong ...

Nằm ở miền trung Myanmar, Bagan có hơn 13.000 ngôi đền, chùa, tháp, tất cả đều được xây dựng trong thời đại hoàng kim, đánh dấu sự khởi đầu cho truyền thống Phật giáo mới ở Myanmar.     Thành phố cổ Bagan được biết đến là một trong những vùng đất đẹp và linh thiêng nhất ở Myanmar. Vùng đất này từng là kinh đô của vương quốc Pagan, tồn tại từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII. Chuyến du lịch Myanmar sẽ trở nên thiếu sót nếu như bạn không đến Bagan. Du lịch Myanmar, đến với thành phố Bagan, bạn có thể tham quan những ngôi đền, tháp độc đáo nhất thế giới. Đồng thời, bạn còn có cơ hội chiêm ngắm vẻ đẹp ảo mộng của bình minh và cả hoàng hôn trên những quả khinh khí cầu khổng lồ.   Những ngày đầu năm, dù có phải là Phật tử hay không, bạn cũng sẽ tìm thấy phút giây yên bình, thanh tịnh khi tìm đến những ngôi đền, chùa linh thiêng của vùng đất Bagan. Đền Ananda Phaya Ananda Phaya được xem là ngôi đền đẹp nhất ở Bagan. Đây cũng là địa điểm thu hút du khách du lịch Myanmar. Sự khác biệt của ngôi đền Ananda so với các đền còn lại chính là ngọn tháp được mạ vàng. Giữa vùng đồng bằng Bagan, đỉnh tháp Ananda hiện lên vô cùng nổi bật và độc đáo. Theo truyền thuyết, câu chuyện về đền Ananda gắn liền với 8 vị sư thầy đến từ Ấn Độ. Một lần, các nhà sư đến gặp vua Kyanzittha và kể về ngôi đền ở Himalaya mà họ đang tu hành. Sau câu chuyện của các nhà sư, vua Kyanzittha ngay lập tức cho xây dựng một ngôi đền có cấu trúc tương tự ở Bagan. Phải mất đến 15 năm, ngôi đền mới được hoàn thành. Ananda Phaya có cấu trúc vô cùng cân xứng, là một trong những ngôi đền đẹp và linh thiêng nhất Bagan. Chùa Shwezigon Bên cạnh đền Ananda, Shwezigon là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút sự quan tâm của du khách mỗi khi du lịch Myanmar. Vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ của Shwezigon được xếp vào hàng bậc nhất ở Bagan. Toàn bộ phía ngoài ngôi chùa được dát vàng, bên trong đính hàng ngàn viên kim cương lớn nhỏ. Du khách mỗi lần đến đây đều phải trầm trồ, thán phục trước sự nguy nga của Shwezigon. Chùa Shwezigon được xem là nguyên mẫu cho tất cả các ngôi chùa về sau ở Myanmar. Ngôi chùa tọa lạc trên ngọn đồi cát nhỏ, gần sông Ayeyyawady, có 4 cổng quay về 4 hướng khác nhau và các dãy hành lang dài. Ở các cổng đều có hai thụy thú màu trắng rất lớn án ngữ phía trước. Shwezigon được cho là đang chứa xá lợi xương cổ và xương trước của Đức Phật. Giống như ...

Những ngôi chùa cổ kính với kiến trúc độc đáo, hay những ngôi chùa có gam màu đỏ nóng là những địa điểm để “săn ảnh” được lựa chọn để “sống ảo” hot nhất hiện nay. Dưới đây là 4 ngôi chùa chỉ cần “giơ máy lên là có ảnh đẹp” mà có thể bạn chưa biết.      Chùa Bà Mụ Nằm trên trục đường Hai Bà Trưng, chùa Bà Mụ là một địa điểm check in cứ đến là có ảnh đẹp tại Hội An, với không gian thoáng đãng, hồ nước, hệ thống bồn hoa, thảm cỏ, hệ thống đèn chiếu sáng và nét cổ kính đặc trưng của Hội An. Đặc biệt là cổng Tam Quan khiến bất cứ ai cũng gật gù khen ngợi. Bạn có thể lựa chọn đi vào buổi sáng hoặc buổi hoàng hôn đều được. Ánh nắng sẽ khiến cho cảnh quan ở đây mang màu hoài cổ và đằm thắm, lên ảnh lung linh. Chùa Arun Chùa Arun (hay còn được gọi là chùa Bình Minh) ven sông Chao Phraya, là ngôi chùa cổ kính nhất của Bangkok, uy nghi soi bóng trên mặt nước tạo nên khung cảnh vô cùng huyền ảo trong nắng sớm. Ngọn tháp cao 70m, được trang trí bằng nhiều mảnh thủy tinh và sứ Trung Hoa sắp đặt một các tinh tế. Điểm được nhiều người lựa chọn để chụp ảnh là những bậc thang lên đỉnh tháp. Với góc chụp từ dưới hướng lên, những bước chân của bạn giống như đang từng bước đi lên đỉnh thiên đường. Chùa Borobudur Ảnh: @ilhan1077 Borobudur là một trong những ngôi chùa ấn tượng nhất của Indonesia, có cấu trúc phù đồ gồm 12 nền lộ thiên to, nhỏ, vuông, tròn xen kẽ, chồng lên nhau tạo thành một khối cao 42m. Nơi đây sơ hữu 1.500 tấm tranh khắc và 504 tượng Phật. Tất cả các bậc thềm từ tầng một đến tầng chín đều được phủ kín những phù điêu, được chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mầu Ni, các bồ tát và các vị đã giác ngộ Phật pháp. Bạn chỉ cần đứng tại bất kì vị trí nào của phù đồ này cũng có thể cho ra những bức ảnh như đang bước ra từ cõi niết bàn cửa Phật. Chùa Bà Thiên Hậu Nổi tiếng linh thiêng với kiến trúc độc đáo, với hàng hàng chiếc đèn lồng đỏ được trang trí đẹp mắt là biểu tượng cho tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng người Hoa sống trong khu phố Tàu ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ngôi chùa cuốn hút ngay từ khi mới bước vào với cổng chính hình vòng cung, sơn son thếp vàng, mái ngói cong vút uyển chuyển kết hợp hợp với những dải đèn lồng đỏ rực uốn lượn. Đứng từ dưới nhìn lên cả bầu trời như được bao phủ những chiếc đèn ...

Những ngôi chùa không chỉ là điểm tham quan tâm linh nổi tiếng mà còn là thiên đường check-in đẹp với vô vàn những lối kiến trúc ấn tượng, mang nhiều nền văn minh khác nhau.      Chùa Pháp Hoa, Sài Gòn Chùa Pháp Hoa là một ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Gòn thu hút rất đông Phật tử đến lễ bái. Khuôn viên chùa được trang hoàng với rất nhiều dây đèn lồng đẹp mắt. Chính điện được trang trí bàn thờ lớn cùng với tượng và tranh vẽ miêu tả khung cảnh Đức Phật đản sanh tạo không khí nghiêm trang. Chùa Bửu Long Chùa Bửu Long (hay còn gọi là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long) tọa lạc ở quận 9, cách trung tâm TP HCM khoảng 20 km. Khuôn viên chùa rộng hơn 11 ha, nằm trên một ngọn đồi bao quanh bởi rừng cây xanh, hướng ra bờ sông Đồng Nai. Ngôi chùa mang vẻ đẹp riêng so với những địa điểm tâm linh khác trong nước, do có sự kết hợp của kiến trúc từ Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Bảo tháp trong chùa có tên Gotama Cetiya, là bảo tháp lớn nhất Việt Nam với chiều cao 70 m cùng bốn tháp phụ xung quanh. Trước mặt tháp là hồ nước hình bán nguyệt với màu xanh ngọc, được xem là điểm nhấn giúp ngôi chùa thêm lộng lẫy. Chùa Nam Sơn, Đà Nẵng Nam Sơn Tự là ngôi chùa có kiến trúc tuyệt đẹp, tọa lạc tại thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Được biết toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa đều do Trụ Trì Đại Đức Thích Huệ Phong thiết kế theo phong cách kiến trúc của các ngôi chùa ở miền Trung xưa. Chùa có các khu vực như: Ao Phóng Sanh, Hội Trường, Chánh Điện, Thiền Viên, nhà đón khách, bãi đỗ xe…với tổng diện tích lên đến 10.000 m2. Chùa Thiên Mụ, Huế Chùa Thiên Mụ (hay chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Kê là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi đến Huế. Chùa được khởi lập từ năm 1601 và được trùng tu lại vào năm 1714. Chùa Thiên Mụ có nhiều công trình kiến trúc quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,… Bên cạnh đó, chiếc chuông nặng gần hai tấn có tên Đại Hồng Chung cũng là một dấu ấn rất riêng của chùa Thiên Mụ. Chùa Một Cột, Hà Nội Nói đến chùa Một Cột, ngoài ý nghĩa tâm linh, không thể không nói đến kiến trúc độc đáo của quần thể khu di tích này. Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc ...

Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, những món ăn ngon mang đậm hương vị vùng miền. Nơi đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính có kiến trúc đẹp, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử.      Chùa Thiên Mụ Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là Chùa Linh Mụ. Là ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất xứ Huế, tọa lạc trên con đồi Hà Khê, tả ngạn con sông Hương. Chùa Thiên Mụ cách trung tâm thành phố Huế 5km về phía Tây, đây là một trong những ngôi chùa siêu đẹp ở Huế cổ nhất Việt Nam. Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, cổ kính cùng những câu chuyện tâm linh huyền bí đã khiến ngôi chùa trở thành biểu tượng của xứ sở sương mù. Chùa Huyền Không Sơn Thượng Chùa Huyền Không Sơn Thượng một trong những ngôi chùa đẹp ở Huế. Chùa có khuôn viên lung linh huyền ảo, không khí trong lành mát mẻ. Xung quanh là rừng thông xanh mướt, cắt ngang là con suối nhỏ nở đầy hoa súng màu tím. Những chậu hoa lan, thiên sứ đầy màu sắc cùng cây cổ thụ, vạn tuế hàng trăm tuổi. Tất cả mang đến cho du khách một không gian yên bình, được trải mình với thiên nhiên. Chùa Báo Quốc Chùa Báo Quốc do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm 1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển “Sắc Tứ Báo Quốc Tự” có ghi dòng chữ: “Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề”. Theo truyền thuyết, ở khu vực này ngày trước, có thầy phong thủy từ phương xa tới mong diện kiến nhà vua. Ông phán rằng, trước mặt kinh thành (đại nội Huế bây giờ) có một dãy núi thiêng với nhiều long mạch. Cùng với đó, ở đây mang nhiều điểm thần bí so với long mạch ở những nơi khác, biến hóa khôn lường, muôn hình vạn trạng, lúc to lúc nhỏ, lúc nhô cao lúc xuống thấp, lúc nghịch lúc thuận, lúc ẩn lúc hiện. Nơi đây hội tụ sinh khí thịnh vượng không đâu có được. Ở ngọn núi này có một con rồng dữ án ngự, để chế ngự nó, cần mời nhiều vị cao nhân về cúng bái mới có thể yểm long mạch… Chùa Quốc Ân Chùa Quốc Ân là một trong những ngôi cổ tự danh tiếng lâu đời ở đất cố đô. Ngôi cổ tự này được khai sơn vào 1689 tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc địa phận phường Trường An. Lúc đầu chùa có tên là Vĩnh Ân sau đó được chúa Nguyễn Phúc Trăn ban “Sắc tứ Quốc Ân tự”, từ đó chùa có tên Quốc Ân. Đây là ngôi tổ đình lâu đời bảo lâu nhiều dấu ấn văn hóa độc đáo. ...

Tọa lạc trên ba vị trí đắc địa của Đà Nẵng, 3 ngôi chùa Linh Ứng tạo thành một tam giác linh thiêng cho thành phố biển xinh đẹp.  Khi trải nghiệm một tour du lịch Bà Nà, Ngũ Hành Sơn sẽ là một thiếu sót lớn nếu bạn không đến tham quan 3 ngôi chùa: chùa Linh Ứng Non Nước nằm trên hòn Thủy Sơn của dãy Ngũ Hành Sơn;chùa Linh Ứng Bà Nà nằm trên vị trí cao nhất trong 3 ngôi chùa và chùa Linh Ứng Bãi Bụt, Sơn Trà nằm ở lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà. Chùa Linh Ứng Non Nước   Vị trí Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía Đông Bắc, Chùa Linh Ứng Non Nước được xem là một trong những thắng cảnh đẹp và là niềm tự hào của người dân miền Trung. Linh Ứng Non Nước còn gọi được là Chùa Ngoài tọa lạc trên ngọn núi Thủy Sơn – một trong 5 ngọn núi đẹp nhất Ngũ Hành Sơn. Khi đến đây tham quan ngoài việc được khám phá vẻ đẹp linh thiêng cổ kính của ngôi chùa, du khách còn được thưởng ngoạn thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nằm ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An. Chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn Lịch sử hình thành Theo sử sách ghi lại, Chùa Linh Ứng Non Nước Đà Nẵng được hình thành bởi một vị tiền hiền hiệu tên là  Quang Chánh sinh sống ở  làng Khái Đông, thuộc phường Hòa Hài, quận Ngũ Hành Sơn ngày nay. Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, vị này đã đi đến động Tàng Chơn để ẩn tu và lập ra một am trước động gọi là Dưỡng Chơn Am. Sau đó Dưỡng Chơn Am được tu sửa và đổi tên thành Dưỡng Chơn Đường. Trong một lần “du sơn ngoạn thủy” tại vùng Ngũ Hành Sơn, vua Gia Long đã ghé thăm Dưỡng Chơn Đường, cho xây lại chùa quy mô hơn. Đến thời vua Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà vua cho xây dựng lại chùa bằng gạch ngói, sắc phong Quốc Tự và ban tặng niên hiệu cho chùa “Ngự Chế Ứng Chơn Tự, Minh Mạng lục niên phụng tạo”. Bên cạnh đó, vua còn cho xây dựng hai con đường bậc cấp dẫn lên núi gồm đường ở cổng phía Tây dẫn lên chùa Tam Thai với 156 bậc cấp và đường ở cổng phía Đông dẫn lên chùa Ứng Chơn có 108 bậc cấp. Ngày nay, hai con đường này vẫn còn được bảo tồn và sử dụng. Du khách khi đến đây tham quan thường đi vào cổng phía Tây và xuống ở cổng phía Đông.    Động Tàng Chơn ở chùa Linh Ứng Non Nước  Đến năm Thành Thái thứ 3 (1891) do chữ “Chơn” kỵ húy của một vị Vua nhà Nguyễn (vua Dục Đức cha của vua Thành Thái), nên nhà vua đã đổi  Ứng Chơn thành Chùa Linh Ứng và ban một ...

Ở Sài Gòn, không chỉ có Đạo giáo phát triển mà Phật giáo cũng vậy. Do đó, nơi đây có rất nhiều ngôi chùa vừa đẹp vừa nổi tiếng linh thiêng thu hút rất nhiều du khách viếng thăm, nhất là vào các ngày rằm như chùa Bửu Long, chùa Vĩnh Nghiêm,…     Ảnh: @danielcheongdubai Chùa Bửu Long Ảnh: @thuytien Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp với kiến trúc đền đài thời Nguyễn nên có vẻ đẹp rất riêng và độc đáo. Nhiều người dân ở khu vực xung quanh chùa đều gọi đây là chùa Thái Lan vì hình ảnh thoạt nhìn cứ như đang ở trên chính xứ sở chùa vàng. Chùa Bửu Long tọa lạc trên một ngọn đồi ở phía Tây sông Đồng Nai nổi bật với ngọn bảo tháp màu vàng rực rỡ giữa nền trời xanh. Trong khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng khiến cho nơi đây quanh năm mát mẻ, tạo nên không gian thanh tịnh dịu dàng thu hút đông đảo Phật tử tìm về, nhất là vào các ngày rằm. Địa chỉ chùa: 81 Nguyễn Xiển, Quận 9. Chùa Bà Thiên Hậu Ảnh: tuanhailongpicture Là một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn do người Hoa xây dựng vào thế kỷ 18, chùa Bà Thiên Hậu còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Bà Chợ Lớn. Với phong cách thiết kế đậm chất kiến trúc Trung Hoa, chùa Bà Thiên Hậu không chỉ là một nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của những người gốc Hoa tại Sài Gòn mà còn có giá trị lớn về kiến trúc, hiện vật cổ. Hơn thế nữa, chùa Bà Thiên Hậu cũng là địa điểm du lịch Sài Gòn được giới trẻ thường xuyên lui tới để chụp ảnh. Địa chỉ chùa: 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5. Chùa Vĩnh Nghiêm Ảnh: @annie_my_annie Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa khang trang nhất, thu hút nhiều người dân tới thắp hương cúng bái. Chùa sở hữu lối kiến trúc độc đáo, các góc mái uốn cong theo kiểu miền Bắc. Đặc biệt là tòa tháp 7 tầng, cao 14m theo phong cách văn hóa Lý – Trần được ghi nhận là tháp đá cao nhất, công phu nhất tại Việt Nam. Địa chỉ chùa: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3. Chùa Ngọc Hoàng Ảnh: @baotrang.lh Nổi tiếng là linh thiêng trong việc cầu làm ăn, phước đức, bình an, nhất chính là cầu con – chùa Ngọc Hoàng luôn là điểm đến không thể bỏ qua của nhiều người khi có dịp du lịch Sài Gòn. Đậm nét kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương, chùa Ngọc Hoàng khoác lên mình một vẻ đẹp của sự linh thiêng kỳ bí mà không ai có thể lý giải được. Chắc có lẽ đây cùng là một ...

Chùa Xiêm Cán mang lối kiến trúc Angkor, là công trình tôn giáo độc đáo của vùng Nam Bộ. Ngôi chùa kiến trúc Angkor đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu Chùa Xiêm Cán là quần thể kiến trúc tôn giáo cổ và lớn bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chùa cách trung tâm thị xã Bạc Liêu khoảng 7 km về phía đông nam. Trong tiếng Khmer, chùa Xiêm Cán có nghĩa là “Sông sâu” (Kouphir Sakor Prekchrou). Khuôn viên chùa rộng hơn 4 ha, bao quanh là tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn rực rỡ. Đây là ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa được xây dựng theo lối kiến trúc Angkor đặc trưng của người Campuchia. Chánh điện của chùa thường quay về hướng đông vì người Khmer tin rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Chùa là trung tâm tôn giáo lớn và đẹp bậc nhất của người Khmer ở Bạc Liêu và cả vùng Nam Bộ, khởi công từ năm 1887. Khuôn viên chùa rộng, có nhiều hạng mục như: chánh điện, sala, mộ tháp… Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân, mảnh vườn, cây cối, tạo một không gian thanh bình, yên ả. Người Khmer theo Phật giáo tiểu thừa, thờ phật Thích Ca. Hiện chùa có đến 115 pho tượng các loại làm bằng xi măng, đất, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887. Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người dân Khmer, mà còn là nơi chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang. Khắp các công trình kiến trúc trong chùa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều tượng rắn thần Naga 5 đầu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho lòng vị tha của Đức Phật, ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần hóa và phục thiện. Chánh điện của chùa nằm trên nền cao 1,5 m, chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao xung quanh. Trên chánh điện có khắc tượng hình Xa Nặc dắt con bạch mã Kiền Trắc đưa Thái tử Tất Đạt Đa qua sông đi tìm đường giác ngộ. Người Khmer có niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo. Họ coi việc cúng dường xây chùa là một phần trong cuộc sống. Con trai từ 11 tuổi trở lên sẽ được vào chùa tu dường, báo hiếu cho cha mẹ, ông bà. Nhà nào có con tu càng lâu trong chùa thì càng có phước. Bên trong chánh điện là hai hàng cột cao nâng đỡ mái chùa. Mái được cấu trúc ...

Bangkok có rất nhiều ngôi chùa với những nét đẹp riêng. Thời gian gần đây, chùa Wat Arun trở thành địa chỉ được du khách, đặc biệt giới trẻ, check-in nhiều nhất. Chùa Wat Arun, ngôi chùa tuyệt đẹp ở Thái Lan được giới trẻ rần rần check-in Wat Arun là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của Bangkok (Thái Lan), có tên tiếng Việt là Bình Minh. Tương truyền, khi vua Thaksin quyết định xây dựng kinh đô mới tại Thonburi, ông đã tới đây vào một buổi bình minh. Ngôi chùa sau đó đã được đổi tên thành Wat Chaeng (nghĩa là sự sáng sủa của buổi bình minh). Ảnh: Matichonacademy. Sau này, khi vua Rama II kế vị, ông đã mở rộng nơi này, trong đó có ngọn tháp trung tâm. Ngọn tháp được trang trí lộng lẫy và trở thành tâm điểm của chùa. Nơi đây từng được xem là ngôi nhà của Phật Ngọc, trước khi thủ đô và hoàng cung di dời sang bên kia sông. Ảnh: WordPress. Ngôi chùa nằm bên bờ Tây của sông Chao Phraya (Thonburi). Từ trung tâm Bangkok, bạn có thể tới đây bằng tàu điện trên cao, rồi đi taxi đến thẳng chùa. Tuy nhiên, nhiều người chọn cách trải nghiệm thú vị hơn đó là di chuyển từ bờ sông Chao Phraya đi phà sang bờ bên kia. Ảnh: Thaiticketmajor, Pantip. Ngôi chùa hùng vĩ cao hơn 70 m. Xung quanh các ngọn tháp, những mảnh kính hoặc gốm sứ nhỏ được trang trí, tạo màu sắc lộng lẫy, bắt mắt, làm nên nét đẹp riêng biệt cho điểm đến này. Thậm chí, nhiều người còn xem đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Thái Lan. Ảnh: Thaiticketmajor. Tuy có tên là chùa Bình Minh, Wat Arun lại đẹp nhất vào thời điểm hoàng hôn và buổi tối. Lúc Mặt Trời lặn, ánh sáng hoàng hôn chiếu lên các ngon tháp tạo nên khung cảnh rực rỡ chưa từng thấy. Buổi tối là khoảng thời gian ngôi chùa được thắp sáng rất lung linh, huyền ảo. Ảnh: Govivigo. Sân thứ nhất của chùa có các bức tượng thần canh gác. Mỗi góc sân được bố trí một ngôi đền, phần chân là các bức tượng thần Khỉ và vị thần Thái Lan, trên đỉnh gắn cây đinh ba của thần Shiva. Ảnh: Nagatravel. Sân thứ hai nổi bật với những cánh cổng mái đá hình xoáy và các bức tượng mô tả sự kiện chính trong cuộc đời Phật. Cánh cổng được sơn màu vàng cam và nâu với phần mái vàng chanh và xanh da trời. Những bậc thềm và toàn bộ kiến trúc đồ sộ chính là nơi tạo cảm hứng sáng tác các tác phẩm hình ảnh độc đáo của nhiều du khách khi tới đây. Ảnh: Thaiticketmajor. Wat Arun có nhiều ngọn tháp, trong đó tháp cao nhất nằm ở trung tâm ngôi chùa. Ngọn tháp này được trang ...

Việt Nam có những ngôi chùa nổi tiếng nào? Đi lễ chùa đầu năm 2022 ở đâu đẹp nhất? Những Ngôi chùa có cảnh đẹp nhất hiện nay? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Dulichso.vn lần lượt giải đáp ngay bài viết dưới đây, mời bạn đọc thường xuyên đón theo dõi! Với nhiều người Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm từ lâu đã là một nét đẹp trong đời sống văn hoá. Dọc miền đất nước, từ Bắc vào Nam có muôn vàn ngôi chùa nổi tiếng từ kiến trúc độc đáo đến lịch sử lâu đời.  Ngày nay, chùa chiền không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đặc biệt là dịp đầu xuân. Dưới đây là danh sách các ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam. Top 13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam Trong danh sách những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam dưới đây có 2 cái tên nổi bật là Chùa Trấn Quốc và Thiền viện Tổ Đình Bửu Long được tạp chí Mỹ National Geographic đưa vào danh sách 20 kiến trúc Phật giáo đặc sắc nhất thế giới (Chùa đẹp nhất thế giới). Top 13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam Tên chùa Địa chỉ Chùa Bái Đính Xã, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình Chùa Côn Sơn Km 39, quốc lộ 18, phường Cộng Hoà, TP Chí Linh, Hải Dương Chùa Hương Hà Nội Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội Chùa Một Cột Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Chùa Thiên Mụ Đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa Vĩnh Nghiêm 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh Chùa Phước Hải 73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh Chùa Bà Thiên Hậu 4 Nguyễn Du, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang Chùa Đại Tòng Lâm QL51, TT. Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu Chùa Bửu Long 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Hồ Chí Minh Chùa Trấn Quốc Cuối đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội Thiền Viện Trúc Lâm Trúc Lâm Yên Tử, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng Chùa Bái Đính Ninh Bình Quần thể chùa Bái Đính tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này cũng là chủ nhân của hàng loạt kỷ lục gồm chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Chùa sở hữu kiến trúc đậm nét truyền thống với nhiều khu gồm chùa Bái Đính cổ, chùa Bái Đính mới và các ...

Chùa Trấn Quốc và Thiền viện Tổ Đình Bửu Long được tạp chí Mỹ National Geographic đưa vào danh sách 20 kiến trúc Phật giáo đặc sắc nhất thế giới. Việt Nam có hai ngôi chùa Phật giáo vào top đẹp nhất thế giới Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo phía đông hồ Tây, nép mình bên đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Ban đầu chùa mang tên Khai Quốc, xây dựng vào thế kỷ thứ 6 thuộc thời Tiền Lý. Sau đó chùa được đổi tên thành Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1663 – 1716) với ý nghĩa đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân, tên gọi này phổ biến tới ngày nay. Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen cao 15 m được xây dựng năm 1998. Tháp gồm 11 tầng, mỗi tầng có 6 ô cửa hình vòm, mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Phần đỉnh tháp là Cửu phẩm liên hoa – tháp sen 9 tầng tạc bằng đá quý. Năm 2016, trang Thrillist cũng đưa ra danh sách những ngôi chùa, đền thờ, cung điện, tháp có cảnh quan và kiến trúc đẹp nhất thế giới. Chùa Trấn Quốc là đại diện duy nhất ở Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng này. Theo đánh giá của tờ báo Mỹ, chùa có kiến trúc giống như một bông sen đang nở. Ảnh: Stefano Di Chiara. Chùa Bửu Long (hay còn gọi là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long) tọa lạc ở quận 9, cách trung tâm TP HCM khoảng 20 km. Khuôn viên chùa rộng hơn 11 ha, nằm trên một ngọn đồi bao quanh bởi rừng cây xanh, hướng ra bờ sông Đồng Nai. Ngôi chùa mang vẻ đẹp riêng so với những địa điểm tâm linh khác trong nước, do có sự kết hợp của kiến trúc từ Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Bảo tháp trong chùa có tên Gotama Cetiya, là bảo tháp lớn nhất Việt Nam với chiều cao 70 m cùng bốn tháp phụ xung quanh. Trước mặt tháp là hồ nước hình bán nguyệt với màu xanh ngọc, được xem là điểm nhấn giúp ngôi chùa thêm lộng lẫy. Ảnh: Renan Gicquel. Thánh địa Phật giáo Bagan ở Myanmar có hàng nghìn đền chùa linh thiêng, trong đó nổi bật là đền Dhammayangyi (ảnh). Công trình do vua Narathu cho xây dựng từ năm 1167 sau khi giết vua cha và anh trai, chiếm ngai vàng. Ngôi đền được dựng bằng gạch nung và không hề có mạch vữa. Tương truyền, Dhammayangyi mãi dở dang do những tội ác mà Narathu gây ra. Điều đó cũng lý giải vì sao công trình không có chóp như những ngôi đền khác. Ảnh: Ben The Man. Chùa Wat Benchamabophit tại Bangkok, Thái Lan hoàn thành ...

Không chỉ nổi tiếng với những con đường trải đầy hoa anh đào, Nhật Bản còn được nhiều khách du lịch chú ý bởi hệ thống đền chùa cổ kính nhưng không kém phần thơ mộng. Du lịch Nhật Bản đừng quên check-in ở những ngôi chùa có khung cảnh tuyệt đẹp Fushimi Inari Taisha (Fushimi-ku, Kyoto) là ngôi đền nổi tiếng với hàng vạn chiếc “cổng trời”. Để lên tới điện chính của ngôi đền, du khách phải leo qua hơn 10.000 cổng Torii. Những chiếc cổng này là vật phẩm được đóng góp từ các cá nhân, tổ chức, công ty với niềm tin rằng việc làm đó sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng và thành công cho công việc kinh doanh của họ. Ảnh: mugfler, stunningfushimainari. Những con đường mòn dẫn đến điện thờ chính được bao bọc bởi hàng cây um tùm và hàng nghìn cổng đền Torii. Màu xanh của lá hòa lẫn vào màu đỏ của những chiếc cổng tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời hiếm nơi nào có được. Ảnh: Kyototravel. Yama-dera: Yama-dera là ngôi đền tuyệt đẹp nằm ở vùng núi phía đông bắc của thành phố Yamagata. Khuôn viên ngôi đền tọa lạc trên một sườn núi dốc, du khách có thể bao quát được tầm nhìn ra khắp thung lũng phía dưới. Ảnh: Japan Guide. Điểm đặc biệt của ngôi đền này là để lên tới đỉnh núi, du khách phải leo hết 1.015 bậc thang. Chính vì thế, nơi đây thu hút khá nhiều khách du lịch Nhật Bản đến để trải nghiệm và khám phá bản thân. Ảnh: Japan Guide. Kinkaku-Ji (Golden Pavilion) là ngôi chùa ở phía bắc Kyoto có hai tầng trên cùng được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Ngôi chùa là sự phối hợp hài hòa của kiến trúc với bối cảnh thiên nhiên xung quanh. Từ những tán cây xanh, mặt nước long lanh như gương sáng đến những con đường bao quanh hay từng khối đá nhô lên tưởng chừng đã được bài trí đến cảnh giới hài hòa nhất của kiến trúc. Ảnh: alexx_lap. Màu vàng của ngôi chùa nổi bật lên giữa khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Mỗi buổi chiều về, khi ánh sáng cuối ngày hắt chéo lên ngôi chùa, sự bình yên, tĩnh lặng của bóng chùa dưới mặt nước đã trở thành ấn tượng khó phai về công trình tuyệt mỹ này. Ảnh: Agori_nyagosuke. Chùa Seiganto-ji là ngôi chùa thuộc tỉnh Wakayama, được sáng lập bởi nhà sư người Ấn. Ngôi chùa nằm trong khu rừng nguyên sinh của Kumano, khu vực ngập tràn những truyền thuyết huyền bí, nhìn ra thác nước lớn nhất của Nhật Bản, Nachi-no Taki. Ảnh: Japan Travel. Không chỉ là điểm đến thiêng liêng, ngôi chùa lạc giữa núi rừng này còn là nơi check-in đẹp, khiến giới trẻ đứng ngồi không yên khi khám phá đất nước Nhật Bản. Nhìn từ xa, ngôi chùa tháp hiện lên bên ...

Chùa Từ Vân làm từ hàng triệu viên đá san hô và vỏ ốc ở Cam Ranh (Khánh Hòa) được chuyên trang du lịch Culture Trip ca ngợi là “kho báu cho những du khách thích phiêu lưu”. Chùa Từ Vân, ngôi chùa vỏ ốc ở Cam Ranh đẹp khác lạ trên báo nước ngoài Cách thành phố biển Nha Trang hơn 60 km về phía Nam, chùa Từ Vân nằm trên đường 3 tháng 4, TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Xây dựng từ năm 1968, ngôi chùa mang đậm phong vị biển cả với vật liệu chủ yếu là vỏ ốc và san hô. Đây cũng là lý do chùa có tên gọi chùa Ốc hay chùa San Hô. Theo Culture Trip, chùa Từ Vân có khung cảnh rất hấp dẫn và ấn tượng, thiết kế độc đáo ở đây sẽ làm hài lòng bất cứ ai đam mê các bộ sưu tập vỏ. Không chỉ thu hút Phật tử đến hành hương, ngôi chùa còn là điểm tham quan hấp dẫn với khách du lịch. Bước chân vào chùa, bạn có thể thư giãn, cảm nhận không gian thanh tịnh, yên bình. Từ cổng đến chánh điện rợp bóng phi lao, bên lối đi có tượng Phật lớn. Ngay sân chùa là thuyền Bát Nhã bằng ốc cao 3 tầng dài 10 m, chở tam bảo Phật giáo (kinh, luật, luận). Nổi bật nhất khuôn viên chùa Từ Vân là tháp Bảo Tích cao 39 m. Công trình được ghi nhận là tháp bảo tích cao nhất Việt Nam. Từ xa, tòa tháp trông như được xây dựng bằng những viên đá thông thường, nhưng khi đến gần quan sát kỹ, bạn sẽ nhận ra sự sắp xếp tỉ mỉ rất nhiều loại san hô. Năm 1995, các nhà sư bắt đầu xây dựng tháp Bảo Tích từ những rạn san hô và vỏ ốc ở dọc bờ biển Cam Ranh. Họ xây dựng theo phương pháp thủ công và phải mất 5 năm để hoàn thành tuyệt tác độc nhất vô nhị này. Trải qua bao nắng mưa, những viên đá san hô và vỏ ốc nhuốm màu thời gian tạo cho tháp dáng vẻ cổ kính, uy nghiêm mà độc đáo, khác lạ. Cấu trúc tháp cầu kỳ với 49 tiểu tháp bên ngoài. Mỗi tiểu tháp có một tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, trên đỉnh có bảo tháp nhỏ. Tháp có 8 cửa tượng trưng cho “Bát chánh đạo” (con đường tu hành Phật giáo dẫn đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi). Không chỉ bên ngoài, các đường nét, hoa văn trang trí trong tháp Bảo Tích cũng được khảm bằng vỏ sò, ốc đầy công phu và tinh tế. Bài viết trên trang Culture Trip miêu tả phía bên trong tháp có hình xoắn ốc, rất đáng kinh ngạc, khiến du khách cảm thấy như bước vào một vỏ sò khổng lồ. Ngoài tháp, chùa Ốc còn có “con đường ...

Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng cảnh sắc an tịnh hệt như chốn bồng lai, chùa Huyền Không là địa điểm du khách không thể bỏ lỡ khi đến Huế. Chùa Huyền Không, ngôi chùa sở hữu kiến trúc tuyệt đẹp giữa lòng cố đô Huế Tọa lạc tại thôn Nham Biền, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, chùa Huyền Không hay có tên gọi khác là chùa Huyền Không 1, cách trung tâm thành phố khoảng hơn 10 km về phía Tây, cách chùa Thiên Mụ khoảng 3 km. Nơi đây là địa điểm du lịch bạn không thể bỏ qua khi đến Huế. Ảnh: B,yennn8, Minh Giải. Chùa Huyền Không là sự kết hợp giữa kiến trúc Huế, Ấn Độ và Nhật Bản. Chùa nằm trong khuôn viên khá rộng với diện tích khoảng 6.000 m², được quy hoạch thành khung cảnh tràn ngập cây xanh, yên tĩnh. Ảnh: _Ha.98, Đan Phượng. Trong khuôn viên chùa có Bảo tháp Đại Giác, được xây dựng mô phỏng theo đại tháp nổi tiếng ở Ấn Độ. Chóp tháp có màu vàng rực rỡ và thân tháp với màu trắng nổi bật, chạm trổ nhiều hoa văn đậm chất Ấn Độ, tạo nên một góc check-in độc đáo. Tuy nhiên, kích thước ngôi tháp nhỏ hơn nhằm tạo được sự hài hòa với các công trình khác của chùa. Ảnh: Phương Nguyễn, Ngọc Hạnh. Chùa Huyền Không thu hút du khách bởi không gian cổ kính cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Huế và nét đẹp tinh tế đậm phong cách Nhật Bản. Những mái nhà với kiểu mái Lương Đình ngói đỏ, hàng cột gỗ bóng loáng hay những chiếc đèn lồng khẽ lay trong gió, tạo nên một không gian tĩnh tại giữa lòng cố đô Huế. Ảnh: Lâm Bảo Khánh, Ngọc Hạnh. Vì là địa điểm du lịch tâm linh, bạn lưu ý trang phục lịch sự khi tham quan chùa. Áo dài, nón lá là gợi ý khi đến vãn cảnh chùa. Ngoài ra, du khách cũng cần giữ yên lặng, tránh lại tiếng động lớn, ảnh hưởng đến vẻ trang nghiêm, thanh tịnh của chùa. Ảnh: Ngọc Hạnh. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nếu có ý định du lịch Huế, bạn nên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người nước ngoài… Ảnh: Thecorgisaurus, Lâm Bảo Khánh. CLICK THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ KHÁCH SẠN HUẾ GIÁ TỐT 1. Khu nghỉ dưỡng Angsana Lăng Cô Huế  2. Khách sạn Vinpearl Huế 3. Khách sạn ÊMM Huế 

Được mệnh danh là “Thái Lan trên đất Huế”, “xứ chùa Vàng thu nhỏ giữa lòng cố đô”, chùa Thiền Lâm (chùa Phật đứng – Phật nằm) là điểm đến văn hóa, tâm linh thu hút du khách ở Huế. Lạc bước xứ chùa Vàng tại ngôi chùa Thiền Lâm tuyệt đẹp xứ Huế Huế nổi tiếng là vùng đất của những ngôi chùa độc đáo, trong đó có chùa Thiền Lâm mang đậm nét kiến trúc Thái Lan. Chùa Thiền Lâm còn gọi là chùa Phật đứng – Phật nằm, tọa lạc trên đồi Quảng Tế, thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, TP Huế. Chùa thuộc hệ phái Nam Tông do ngài Hộ Nhẫn lập ra năm 1960. Ảnh: Luffosten. Đến chùa Thiền Lâm, bạn sẽ ấn tượng với ngôi bảo tháp trắng, đỉnh vàng cao khoảng 15 m, có dạng hình chuông úp, được sáng tạo từ mẫu chùa tháp ở Thái Lan và Myanmar. Bảo tháp có hai phần, tầng dưới là chánh điện, tầng trên là tôn trí xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh Tăng. Ảnh: Luffosten, Cổ Trang Hoàng Cung. Chùa là quần thể của nhiều công trình, kiến trúc như tháp Phật, tháp mộ, nhà tăng chúng, tượng… Các kiến trúc đều được trang trí bằng phù điêu, hoa văn tinh xảo, ấn tượng. Thời gian gần đây, chùa Thiền Lâm nhanh chóng trở thành điểm tham quan, chụp ảnh mới của giới trẻ Huế và du khách gần xa. Ảnh: Cổ Trang Hoàng Cung. Bạn Ánh Phạm chia sẻ: “Chùa có kiến trúc đẹp và nổi bật, khác biệt hẳn so với các ngôi chùa ở Huế như Thiên Mụ, Từ Đàm… Không chỉ tham quan, chụp ảnh miễn phí, mình còn được nghe các thầy chùa kể chuyện”. Ảnh: Ha.au157. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Huế hiện tại khá vắng vẻ, ít khách du lịch. Hiện tại, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác nhận 2 ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn. Vì thế, nếu có ý định du lịch Huế, bạn nên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với du khách nước ngoài… Ảnh: Trungbuii. Vì là điểm đến du lịch tâm linh, bạn lưu ý chọn trang phục lịch sự khi tham quan chùa. Áo dài, nón lá là gợi ý khi đến vãn cảnh chùa. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ yên lặng, tránh tạo ra tiếng động lớn, ảnh hưởng đến vẻ trang nghiêm, thanh tịnh của chùa. Ảnh: Greencat032292, lilywasalittlegal.afraidoftbww. Tọa lạc ở vị trí đắc địa, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, công trình kiến trúc độc đáo, chùa là điểm dừng chân lí tưởng của du khách khi đến Huế. Tại đây, ngoài tận hưởng không gian yên tĩnh, trong lành, bạn còn được chiêm ngưỡng kiến trúc khác lạ, đặc biệt trên mảnh đất xứ Huế mộng mơ. Ảnh: Byoree__, thannh_truc. CLICK THAM KHẢO THÊM MỘT ...

Bên cạnh những miệt vườn, chợ nổi đặc trưng, miền Tây Nam Bộ còn thu hút du khách với rất nhiều ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, là background tuyệt đẹp cho các bức hình check-in. Đi hết những ngôi chùa lên hình đẹp tựa cung điện trong chuyến du lịch miền Tây Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang): Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi Vĩnh Trường là nơi thờ Phật nổi tiếng ở Tây Nam Bộ. Chùa được xây dựng trên diện tích 14.000 m2 theo kiến trúc Á- Âu nhưng không làm mất đi nét điêu khắc truyền thống Việt Nam. Thiết kế và cảnh quan đẹp đã góp phần thu hút du khách tới đây tham quan khi đến du lịch miền Tây. Ảnh: 66ching_. Chùa Som Rong (Sóc Trăng): Chùa Som Rong tên đầy đủ là Bôtum Vong Sa Som Rong tọa lạc số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Được xây dựng năm 1785, ngôi chùa ban đầu làm bằng tre lá. Về sau, chùa dần được trùng tu khang trang hơn với kiến trúc xây dựng mang đậm nét văn hóa người Khmer. Ảnh: Chiithanh, Foodholicvn. Chùa Dơi (Sóc Trăng): Chùa Dơi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng. Tên gọi của ngôi chùa xuất phát bởi đây là nơi cư trú của hàng vạn con dơi. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình mang đậm bản sắc văn hóa người Khmer và hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên thanh bình. Ảnh: lnn.giny. Chùa Ghositaram (Bạc Liêu): Chùa Ghositaram được xem là một trong những ngôi chùa đẹp nhất bạn nên ghé tham quan trong chuyến du lịch miền Tây, tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Bước vào ngôi chùa, bạn sẽ cảm giác như đang lạc giữa bảo tàng mỹ thuật với các đường nét trang trí cầu kỳ, tinh xảo và đẹp mắt. Ảnh: Hong.hanhnt. Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu): Chùa Xiêm Cán là công trình đồ sộ và lộng lẫy bậc nhất tỉnh Bạc Liêu với quần thể kiến trúc gồm chính điện, nhà ở, tháp đựng hài cốt, am, lò thiêu… Tới đây, bạn thỏa sức check-in, sống ảo với loạt góc hình đẹp, từ hàng cây xanh thắng tắp tới những bức tường được điêu khắc tinh xảo, nổi bật. Ảnh: Deven.hwang. Chùa Phật Lớn (An Giang): Được xây dựng trên diện tích hơn 13.000 m2 thuộc khu du lịch núi Cấm, cạnh bờ hồ Thủy Liêm thơ mộng, chùa Phật Lớn là ngôi chùa cổ có niên đại gần 200 năm. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc khổng lồ nặng 400 tấn cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: Huylelelelelele. Chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng): Chùa Chén Kiểu ban đầu có tên là Wath Sro Loun (tên của một con rạch ở gần ...

Nội dung chính Các ngôi chùa ở Phú Quốc linh thiêng lớn nhất Chùa Hộ Quốc Chùa Hưng Quốc Tự Chùa Sùng Hưng Chùa Sư Muôn Chùa Thánh Thất Dương Đông Phú Quốc hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi tới Kiên Giang. Không chỉ có những bãi biển đẹp, khung cảnh nên thơ, lãng mạng mà còn có những ngôi chùa nổi tiếng vô cùng linh thiêng. Đây chính là điểm nhấn khó quên trong chuyến du lịch tham quan đảo ngọc Phú Quốc. Và không làm mất quá nhiều thời gian của các bạn, hôm nay chúng tôi xin điểm qua các chùa ở Phú Quốc “đẹp và linh thiêng” ngay sau đây nhé! Các ngôi chùa ở Phú Quốc linh thiêng lớn nhất Chùa Hộ Quốc Cảnh đẹp tại chùa Hộ Quốc (Ảnh ST) Địa chỉ: ấp Suối Lớn, Dương Tơ, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Chùa Hộ Quốc hay còn được gọi với cái tên là “Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc”, nằm trong dự án khu du lịch tâm linh có diện tích lên tới 110ha. Ngôi chùa này được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân trên đảo cũng như du lịch của tỉnh Kiên Giang. Toàn cảnh chùa Hộ Quốc nhìn từ xa (Ảnh ST) Với kinh phí hơn 100 tỷ đồng được kêu gọi từ các nhà hảo tâm cũng như các doanh nghiệp. Chùa Hộ Quốc có lối kiến trúc hơi khách so với hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm ở trong nước. Bởi vì được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim quý hiếm nên chiều cao sẽ thấp hơn. Hình ảnh các người đẹp MGI check-in tại chùa Hộ Quốc (Ảnh ST) Nằm thu mình giữa núi rừng hùng vĩ, du khách đến với chùa Hộ Quốc sẽ cảm nhận được vẻ thanh tịnh, tĩnh mịch và đẹp như tranh vẽ. Mặc dù mới được khánh thành chưa lâu (từ năm 2012) nhưng cho đến nay, ngôi chùa đã thu hút được rất nhiều du khách thập phương tới tham quan và ngắm nhìn khung cảnh hữu tình, lãng mạng. Chùa Hộ Quốc – Địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn (Ảnh ST) Để có thể đến với chùa Hộ Quốc, du khách đi từ thị trấn Dương Đông về hướng nhà tù Phú Quốc. Và cách đường rẽ vào Bãi Sao khoảng 1km phía bên tay trái có một lối rẽ nhỏ để lên chùa Hộ Quốc. Đứng từ sân chùa, du khách sẽ nhìn thấy cảnh biển xanh đẹp ngay trước mắt. Chính giữa sân có một bức tượng Phật được tạc bằng ngọc bích nguyên khối vô cùng tinh xảo. Chùa Hưng Quốc Tự Hình ảnh chùa Hưng Quốc Tự – Phú Quốc (Ảnh ST) Địa chỉ: Khu phố 4, đường Nguyễn Trung Trực, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc. Ngôi chùa hơn 60 năm tuổi này (từ năm 1952) là điểm đến tâm linh được nhiều ...

Nội dung chính Chùa Quan Âm Các – Ngôi chùa phật linh thiêng ở Vũng Tàu Một vài thông tin về chùa Đường đi tới chùa Hành trình khám phá chùa Quan Âm Các Danh sách các khách sạn ở gần chùa Quan Âm Các Cuộc sống ngày nay càng nhộn nhịp, náo nhiệt khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn tìm đến một không gian bình yên để nghỉ ngơi, thư giãn. Và để giải đáp vấn đề này, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn một địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng để có thể cân bằng được cảm xúc của mình. Đó chính là chùa Quan Âm Các – Vũng Tàu. Chùa Quan Âm Các – Ngôi chùa phật linh thiêng ở Vũng Tàu Một vài thông tin về chùa Hình ảnh chùa Quan Âm Các nhìn từ trên cao (Ảnh ST) Chùa Quan Âm Các là một trong những ngôi chùa phật nằm ở Vũng Tàu có địa chỉ tại hẻm 542 Trần Phú, Phường 5. Với vị trí tuyệt đẹp khi nằm trên lưng chừng giữa núi đồi, xung quanh thì được bao phủ bởi cây cối xanh, không khí mát lành đem tới cho bạn những trải nghiệm thú vị. Cổng chùa Quan Âm Các (Ảnh ST) Mặc dù không tấp nập và đông vui như những địa điểm du lịch ở Vũng Tàu khác. Nhưng Quan Âm Các chính là nơi để bạn thả mình vào chốn thanh tịnh, yên bình, tận hưởng một cuộc sống an nhàn. Đường đi tới chùa Khung cảnh đường lên chùa Quan Âm Các (Ảnh ST) Nằm các thành phố Sài Gòn 108km, các bạn sẽ mất hơn 2 tiếng đồng hồ để có thể tới đây. Các bạn có thể đi xe máy, xe khách hay ôtô tới chùa Quan Âm Các đều được. Đối với những bạn ở Sài Gòn thì nên đi xe tới thành phố Vũng Tàu, sau đó đi theo tuyến đường sau: Bản đồ đường đi tới chùa Quan Âm Các (Ảnh ST) – Từ trung tâm thành phố Vũng Tàu, các bạn đi về hướng Tây Nam trên  đường Ba Mươi Tháng Tư về phía Đô Lương. Đến vòng xuyến, các bạn đi theo lối ra thứ 1 để vào đường Nguyễn An Ninh. Tại Nhà Thuốc Cúc Bến Đình, các bạn tiếp tục đi thẳng vào Trần Phú đến Tổ Điện Liên Phường 5-6 thì rẽ trái. Từ đây, các bạn có thể hỏi người dân ở đây đường tới chùa Quan Âm Các. Hành trình khám phá chùa Quan Âm Các Tới chùa Quan Âm Các giải toả mọi muộn phiền (Ảnh ST) Để lên chùa, du khách sẽ phải len lỏi trên những bậc thang đá cổ kính giữa con đường mòn nhỏ. Mặc dù trong quá trình đi sẽ khiến bạn cảm thấy mệt nhưng nhờ bóng mát từ những tán lá cây trên lối mòn sẽ làm chuyến đi trở nên dễ ...

Du lịch Nhật Bản vốn nổi tiếng với những hoa anh đào, những lá phong đỏ thắm, những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời. Và đến Nhật Bản, bạn cũng đừng bỏ qua 5 ngôi chùa cổ có kiến trúc tuyệt đẹp mà BlogAnChoi gợi ý dưới đây nha! 1. Chùa Todai-ji – Ngôi chùa cổ nên ghé thăm khi đi du lịch Nhật Bản Chùa Todai-ji được xây dựng từ năm 743 và hoàn thành vào năm 751. Ngôi chùa nằm ở phía Đông tỉnh Nara. Đây là ngôi chùa được Thiên Hoàng Shomu cho xây dựng để tưởng nhớ Hoàng Thái Tử Motoishinnou, vị hoàng tử chết trẻ khi chưa được 1 tuổi. Chùa Todai-ji – Ngôi chùa cổ của Nhật Bản (Nguồn: Internet) Ngôi chùa được xây dựng vào thời kì ảnh hưởng của Phật Giáo đang ở đỉnh cao. Chính vì vậy, ngôi chùa trở thành một trong những ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng bậc nhất đồng thời là một thắng cảnh thu hút đông khách du lịch bậc nhất của Nhật Bản. Tượng Phật Todai-ji Rushana kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới (Nguồn: Internet) Khi ghé thăm chùa Todai-ji bạn nhất định phải đến Đại Phật Điện – nơi đặt bức tượng Phật Todai-ji Rushana cao 14.7m, đây là kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới. Chùa Todai-ji địa điểm nên đến khi đi du lịch Nhật Bản (Nguồn: Internet) Thông tin thêm về chùa Todai-ji Địa chỉ: Zoshi-cho 406-1, thành phố Nara, Nhật Bản Điện thoại: 0742-22-5511 Giờ mở cửa: 6h – 17:30, mở 7 ngày/tuần Phí vào cửa: 500 yên (khoảng 100.000 vnđ) 2. Ngôi chùa Senso-ji Đây được xem là ngôi chùa cổ xưa nhất của ToKyo, được xây dựng hoàn thiện vào năm 645. Đồng thời đây cũng được xem là ngôi chùa mang lịch sử huyền bí nhất của Nhật Bản. Ngôi chùa cổ Senso-ji – Ngôi chùa huyền bí của Nhật Bản (nguồn: Internet) Theo truyền thuyết vào năm 628, hai anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari khi đang bắt cá trên sông đã vô tình tìm thấy bức tượng Quan Âm. Sau đó, vị trưởng lão trong làng đã nhận thấy sự linh thiêng của bức tượng nên đã lập một ngôi đền để người dân đến cúng viếng. Chùa cổ Senso-ji Một trong những địa danh hút khách du lịch nhất Nhật Bản (Nguồn: Internet) Chùa cổ Senso-ji là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Đây là nơi tổ chức những lễ hội lớn của Tokyo. Chùa cổ Senso-ji (Nguồn: Internet) Thông tin thêm về chùa Senso-ji Địa chỉ: 2 Chome-3-1 Asakusa, Taito, Tokyo Phí tham quan: Chùa Senso-ji đón khách miễn phí Điện thoại: +81 3-3842-0181 Cách đi đến Chùa Sensoji: Khi di chuyển đến chùa Sensoji, bạn có thể chọn đi tàu điện ngầm. Có các tuyến tàu như Ginza hoặc Asakusa, hoặc JR Tobu đến ga Asakusa ngay trước cửa chùa. 3. Chùa Yakushi-ji Chùa được xây ...

Đi chùa, viếng chùa là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta, nếu bạn có dịp du lịch về các tỉnh miền tây thì không nên bỏ qua 5 ngôi chùa linh thiêng và đẹp tại miền tây, vùng đất nồng hậu và chan hòa này. 1. Chùa Vĩnh Tràng Vài nét về Chùa Vĩnh Tràng Chùa Vĩnh Tràng tại Tiền Giang nổi tiếng với tượng phật khổng lồ như: Tượng Phật Di Lặc, Tượng Phật A Di Đà, Tượng Phật Thích Ca. Bên trong chánh điện có 60 tượng Phật có từ thế kỷ 20, tất cả các tượng Phật này đều được đúc bằng đồng và gỗ mít. Chùa Vĩnh Tràng tại Tiền Giang nổi tiếng với những công trình tượng phật khổng lồ (Nguồn: Internet) Bên ngoài các tượng Phật được tô sơn thép vàng óng ánh và toát lên vẻ uy nghiêm. Ngoài ra còn có chuông đồng nặng 150 kg, cùng với 20 bức tranh sơn thủy có từ xưa. Bên ngoài khung viên của chùa không chỉ có những tượng phật lớn mà còn có tòa tháp cao 7 tầng để lưu giữ tro cốt các phật tử và chư tăng trong chùa. Khung cảnh toàn thể uy nghi và tráng lệ của chùa Vĩnh Tràng (Nguồn: Internet) Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa lâu năm tại Tiền Giang và được mọi người đến cúng viếng thường xuyên. Khung cảnh chùa mang vẻ trang nghiêm nhưng rất thân thiện với thiên nhiên và tĩnh lặng. Khi đến đây nghe tiếng chuông chùa và cúng bái bạn sẽ thấy tâm hồn rất thư thái và nhẹ nhàng. Chùa Vĩnh Tràng là địa điểm không thể bỏ qua khi bạn đến Tiền Giang (Nguồn: Internet) Thông tin liên hệ của Chùa Vĩnh Tràng Địa chỉ: Ấp Mỹ An – Phường 8 – Thành phố Mỹ Tho – Tỉnh Tiền Giang Điện thoại: 0273 3873 427 Fanpage: Chùa Vĩnh Tràng 2. Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vài nét về Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Khi có dịp du lịch đến Vĩnh Long thì bạn không nên bỏ qua Chùa Phật Ngọc Xá Lợi, ngôi chùa nổi tiếng lâu năm và linh thiêng tại miền Tây. Kiến trúc ở chùa rất độc đáo và vẫn giữ nguyên được nét cổ xưa bao gồm: thư viện, bảo tàng, giảng đường, chánh điện, cổng tam quan,… Chùa Phật Ngọc Xá Lợi nổi tiếng lâu năm và linh thiêng tại miền Tây (Nguồn: Internet) Trong chùa có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao 32 m và tòa bảo tháp cao tới 45 m. Không chỉ để cho mọi người đến đây tham gia cúng viếng, nơi này còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện của Phật giáo và các khóa tu đầy ý nghĩa về đạo và đời, giao lưu văn hóa giữa các chùa với nhau. Trong chùa có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao 32 mét và tòa bảo tháp ...

Dù vì nhiều lý do nhưng các bạn trẻ khi đi chùa thường băn khoăn Chùa nào ở Sài Gòn đẹp ? Chùa nào ở Sài Gòn linh thiêng ? Nên đi chùa nào ở Sài Gòn?….. Vậy vì bất kỳ lý do nào một khi đi chùa cũng phải chất đúng không nào . Hãy tham khảo những ngôi chùa ở Sài Gòn siêu hot sau đây nhé. Bạn tự hỏi chính bản thân của mình ” Ừa , mình cũng đẹp trai và xinh gái ấy chứ , ăn nói cũng ngọt ngào và cực kỳ có duyên nữa ” Vậy mà tại sao vẫn bị ế ??? Tin mình đi , nếu bạn bị như vậy thì có 2 trường hợp : Duyên âm chưa cắt đứt Định mệnh chưa đến Nếu bị duyên âm chưa cắt đứt thì các bạn có thể kiếm thầy để mà coi . Về vấn đề này , mình không tài nào giúp được các bạn .Còn nếu như định mệnh chưa đến thì có nước bạn phải chịu khó , siêng đi chùa cầu duyên thì mới được .Vậy Ở Sài Gòn thì đi chùa ở đâu linh thiêng để cho các bạn đến để cầu duyên thì mình sẽ gợi ý cho các bạn 1 số ngôi chùa mà mình tổng hợp.  Tổng hợp những ngôi chùa đẹp Hot nhất Sài Gòn  Ở đây mình tổng hợp những ngôi chùa ở Sài Gòn dựa trên kiến trúc cũng như đánh giá , chia sẻ của những người đã đến thắp hương nhé. 1. Tu Viện Khánh An ( Chùa Nhật Bản )  Địa chỉ: 3D QL1A, phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM  2.Chùa Bửu Long ( Chùa Thái Lan )  Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9, TP.HCM  3. Hội Quán Nghĩa An ( Chùa Hong Kong )  676 Nguyễn Trãi , phường 11 , Quận 5 , TPHCM  4.Đền Bà Mariamman ( Chùa Ấn Độ )  Địa chỉ : 47 Trương Định , phường Bến Thành , Quận 1 , TPHCM  5. Chùa Candaransin ( Chùa Khơ Me )  Địa chỉ : 164/235 Trần Quốc Thảo , phường 14 , Quận 3 , TPHCM 6. Chùa Kỳ Quang 2 ( Chùa Không Nóc )  Địa chỉ : 154/4A Lê Hoàng Phái , phường 17 , Quận Gò Vấp , TPHCM  7.Chùa Sùng Chính ( Chùa Bốn Mặt )  Địa chỉ : 17 Trương Đình Hội , phường 16 , Quận 8 , TPHCM  8.Thảo Đường Thiền Tự  Địa chỉ : 184 Trần Văn Kiểu , phường 10 , Quận 6 , TPHCM  9.Bát Bửu Phật Đài ( Chùa Phật Cô Đơn )  Địa chỉ : 22 Đường Mai Bá Hương , Lê Minh Xuân , Bình Chánh , TPHCM  10.Chùa Phước Hải ( Chùa Ngọc Hoàng )  Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 11. Miếu Phù Châu ( Miếu Nổi )  173/36/7B11 Dương Quảng Hàm , phường 5 , ...

Sóc Trăng được biết đến là một vùng đất có rất nhiều ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer. Chùa là nơi sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer; đồng thời là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước trong hành trình khám phá vùng đất Sóc Trăng. Trong số những ngôi đó, không thể không nhắc tới Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (người dân địa phương gọi là Chùa Som Rong….tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, Khóm 2, Phường 5 (TP Sóc Trăng). Đến nay chùa Som Rong có niên đại trên 600 năm, đã trải qua 12 đời trụ trì. Hãy cùng VIVU đến địa điểm này ngay thôi nào! Lịch sử chùa Som Rong Thượng tọa Lý Đức – Trụ trì chùa Som Rong cho biết: “Đây có thể xem là công trình tượng Phật Thích Ca lớn nhất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; với những đường nét tạo hình đặc trưng của dân tộc Khmer…”. Theo lời kể của các vị sư, chùa Som Rong được xây dựng năm 1785; ban đầu là bằng tre lá tạm bợ. Đến năm 2000, chánh điện mới của chùa được khánh thành bằng vật liệu kiên cố; nhưng với kiến trúc cũng khá đơn giản.  Năm 2013, qua vận động, thượng tọa Lý Đức cho xây dựng mới tòa nhà sala hiện nay; và một số khối kiến trúc mới để tòa tam bảo ngày càng được trang nghiêm hơn. Công việc xây dựng trải qua 4 năm, đến đầu năm 2017, sala chùa Som Rong chính thức khánh thành. Về cái tên Som Rong, theo người dân địa phương, do trước đây vùng này có rất nhiều cây dại mang tên Som Rong mọc quanh chùa; từ đó chùa mang tên loại cây này từ mấy trăm năm qua. Hiện nay trong khuôn viên chùa vẫn còn hai cây Som Rong. Đến chùa Som Rong, ấn tượng đầu tiên với du khách là nét độc đáo ở cổng chùa; bởi được trang trí hoa văn với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer. Chẳng hạn như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di); nơi năm vị Phật ở vị lai sẽ thành đạo theo quan niệm Phật giáo; và cũng là nơi năm vị thần thường an ngự theo học thuyết Bà-la-môn giáo. Kiến trúc chùa Som Rong Chùa Som Rong được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ; khác với diện tích 5ha bao gồm: chánh điện, sala, nhà dành cho sư sãi, và còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển; phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương. Chánh điện Là nơi thờ Phật chính trong những công trình kiến ...

Đi chùa đầu năm là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Việt đang được gìn giữ và duy trì qua nhiều thế hệ. Đầu năm, người Việt đi chùa không chỉ để cầu mong một năm mới thuận lợi, may mắn mà còn để vãn cảnh và tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên. Dọc theo chiều dài đất nước, nơi nào cũng có những ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Hãy cùng dulichvietnam ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn trong chuyến xuất hành đầu năm nhé!

Đà Lạt là vùng đất có địa thế tuyệt đẹp với những con đèo quanh co, dải đất uốn lượn. Chính vì thế, những ngôi chùa tại đây luôn mang trong mình nét đặc trưng cả về địa thế và bản sắc văn hóa. Dưới đây là top 10 ngôi chùa ở Đà Lạt được du khách yêu thích nhất. Nội dung chính 1. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt 2. Chùa Tàu (Thiên Vương Cổ Sát) – ngôi chùa ở Đà Lạt cổ kính 3. Chùa Linh Phước – ngôi chùa Đà Lạt mang kiến trúc độc đáo 4. Chùa Linh Ẩn Đà Lạt 5. Chùa Quan Âm Đà Lạt 6. Chùa Linh Quy Pháp Ấn – ngôi chùa ở Đà Lạt nổi tiếng 7. Chùa Linh Phong Đà Lạt 8. Chùa ở Đà Lạt lâu năm – Linh Quang 9. Chùa Linh Sơn Đà Lạt 10. Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt 1. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt Địa chỉ: đường Trần Thánh Tông, phường 10, thành phố Đà Lạt. Nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt, không thể không nhắc đến thiền viện Trúc Lâm. Đây là một trong những điểm đến tâm linh trang nghiêm, hùng vĩ bật nhất khu vực Tây Nguyên. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên ngọn núi Phụng Hoàng, được xây dựng vào năm 1993 và hoàn thành khoảng một năm sau đó. Bên cạnh là hồ Tuyền Lâm nổi tiếng với vẻ đẹp bình yên, tĩnh lặng. Thiền viện Trúc Lâm khiến du khách ấn tượng bởi vẻ đẹp uy nghi của công trình kiến trúc Phật giáo xen lẫn giữa đại ngàn linh thiêng. Ảnh: Sưu Tầm Với diện tích gần 24 hecta, đây là nơi tu học của hàng trăm tăng ni ở mọi độ tuổi khác nhau. Đặc biệt, với giới luật trang nghiêm, môi trường hành trì thanh tịnh, thiền viện Trúc Lâm được nhiều Phật tử trong và ngoài nước ghé đến tham quan, lễ lạy. Tham khảo: Kinh nghiệm đến thiền viện trúc lâm Đà Lạt 2. Chùa Tàu (Thiên Vương Cổ Sát) – ngôi chùa ở Đà Lạt cổ kính Địa chỉ: đường Khe Sanh, phường 10, thành phố Đà Lạt. Được biết, chùa Tàu từng là nơi sinh sống của cộng đồng người Hoa. Ngoài tên gọi Chùa Tàu hay Thiên Vương Cổ Sát, người ta còn biết đến nơi đây với cái tên chùa Phật Trầm. Ngôi chùa mang đến cho du khách một không gian linh thiêng, cổ kính đến từ những bức tượng, không gian bài trí. Đặc biệt, chùa có bàn xoay thần kì được dân tình đồn đoán có thể xoay theo ý muốn của khách tham quan. Đây cũng chính là một trong những chi tiết thú vị khiến những người đến viếng chùa tò mò, thích thú. Ảnh: Sưu Tầm Xem thêm: Chùa Thiên Vương Cổ Sát Đà Lạt 3. Chùa Linh Phước – ngôi chùa Đà Lạt mang kiến ...

Đã bao lâu rồi bạn chưa làm một chuyến vi vu miền Tây để đổi gió. Ghé đến tham quan những khu miệt vườn, thưởng thức nền ẩm thực của khu chợ nổi trên sông khiến bạn hào hứng hơn bao giờ hết. Nhưng gần đây, giới trẻ đang phát sốt trước vẻ đẹp lộng lẫy của chùa Kim Tiên, nhìn qua chẳng kém gì một phim trường cổ trang hoành tráng lệ. Ngôi chùa nhanh chóng được các bạn trẻ gần xa săn đón, tìm đến chụp ảnh choáng ngợp.  Ảnh: Ngô Trân  Ảnh: primmytruong Ảnh: khang299 Ảnh: hoatay1996  Chùa Kim Tiên toạ lạc uy nghiêm tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Mảnh đất hiền hoà này vốn nổi tiếng là ”vùng đất linh thiêng” thanh tịnh với những địa điểm tham quan mang đậm nền văn hoá, nét kiến trúc của Việt Nam. Sau một thời gian dài tập trung cho việc tu sửa lại khang trang hơn để đón khách chiêm bái tham quan thì sắc mạo mới của ngôi chùa đã chinh phục được rất nhiều người. Ảnh: hoatay1996 Ảnh: bee_thai0302 Ảnh: 05.iiy  Ảnh: Thu Ngân Từ khuất xa, ngôi chùa đã trông cực kỳ bề thế, phía trên đỉnh tháp chùa là tượng Phật sừng sững và vô cùng uy nghiêm. Ngôi chùa nổi bần bật với sắc đỏ thắm dưới ánh nắng mặt trời, những hoạ tiết trên khắp ngôi chùa đều được chạm khắc từng nét rất chi tiết, công phu. Nếu đến đây trước khi trời tối, bạn sẽ càng cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp ”xuất thần” của chùa Kim tiên. Đứng trước địa điểm này bạn cứ ngỡ như mình quay lại thời cổ trang đầy quyền lực vậy đó. Có thế , mới hiểu được vì sao giới trẻ mách nhau có một địa điểm ”xịn sò” đến thế. Ảnh: dinhhien.97 Ảnh: dinhhien.97  Ảnh: lan.duong Ảnh: h.gion Khuôn viên chùa rất rộng và thoáng mát với những hàng cây xanh, những mái vòm cong vút được dát vàng tinh tế. Một điểm đặc biệt mà phải bạn nào để ý kỹ lắm mới nhận ra chính là dòng chữ chạm khảm bằng tiếng Việt được điêu khắc trên từng mái nhà một cách tỉ mỉ. Phám khá vào bên trong là khu Niệm Phật Đường mênh mông, có sức chứa lên hàng ngàn người. Bàn thờ Tam bảo được lập rộng lớn, uy nghiêm tuyệt đối. Mọi người vào khu vực chiêm bái này đều thành tâm chấp khấn cầu nguyện.  Ảnh: Nguyễn Huỳnh Thanh Như Ảnh: Huỳnh Hương Ảnh: tuongs_lans Ảnh: Nguyễn Huỳnh Thanh Như  Từ chùa, bạn còn có thể ngắm được tuyệt phẩm rừng xanh tươi của vùng đất bảy núi này, cảm nhận được sự bình an. Chùa còn đãi cơm chay cho những du khách đến cúng viếng. Bên cạnh việc viếng chùa, ngắm cảnh sắc bạn còn có thể thoả sức buông dáng để chụp ảnh. Dù là diện trang phục truyền thống hay những những item năng động bạn vẫn có được những bức ảnh vừa ...

Đã bao lâu rồi bạn chưa làm một chuyến vi vu miền Tây để đổi gió. Ghé đến tham quan những khu miệt vườn, thưởng thức nền ẩm thực của khu chợ nổi trên sông khiến bạn hào hứng hơn bao giờ hết. Nhưng gần đây, giới trẻ đang phát sốt trước vẻ đẹp lộng lẫy của chùa Kim Tiên, nhìn qua chẳng kém gì một phim trường cổ trang hoành tráng lệ. Ngôi chùa nhanh chóng được các bạn trẻ gần xa săn đón, tìm đến chụp ảnh choáng ngợp.  Ảnh: Ngô Trân  Ảnh: primmytruong Ảnh: khang299 Ảnh: hoatay1996  Chùa Kim Tiên toạ lạc uy nghiêm tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Mảnh đất hiền hoà này vốn nổi tiếng là ”vùng đất linh thiêng” thanh tịnh với những địa điểm tham quan mang đậm nền văn hoá, nét kiến trúc của Việt Nam. Sau một thời gian dài tập trung cho việc tu sửa lại khang trang hơn để đón khách chiêm bái tham quan thì sắc mạo mới của ngôi chùa đã chinh phục được rất nhiều người. Ảnh: hoatay1996 Ảnh: bee_thai0302 Ảnh: 05.iiy  Ảnh: Thu Ngân Từ khuất xa, ngôi chùa đã trông cực kỳ bề thế, phía trên đỉnh tháp chùa là tượng Phật sừng sững và vô cùng uy nghiêm. Ngôi chùa nổi bần bật với sắc đỏ thắm dưới ánh nắng mặt trời, những hoạ tiết trên khắp ngôi chùa đều được chạm khắc từng nét rất chi tiết, công phu. Nếu đến đây trước khi trời tối, bạn sẽ càng cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp ”xuất thần” của chùa Kim Tiên. Đứng trước địa điểm này bạn cứ ngỡ như mình quay lại thời cổ trang đầy quyền lực vậy đó. Có thế, mới hiểu được vì sao giới trẻ mách nhau có một địa điểm ”xịn sò” đến vậy.  Ảnh: dinhhien.97 Ảnh: dinhhien.97  Ảnh: lan.duong Ảnh: h.gion Khuôn viên chùa rất rộng và thoáng mát với những hàng cây xanh, những mái vòm cong vút được dát vàng tinh tế. Một điểm đặc biệt mà phải bạn nào để ý kỹ lắm mới nhận ra chính là dòng chữ chạm khảm bằng tiếng Việt được điêu khắc trên từng mái nhà một cách tỉ mỉ. Phám khá vào bên trong là khu Niệm Phật Đường mênh mông, có sức chứa lên hàng ngàn người. Bàn thờ Tam bảo được lập rộng lớn, uy nghiêm tuyệt đối. Mọi người vào khu vực chiêm bái này đều thành tâm chấp khấn cầu nguyện.  Ảnh: Nguyễn Huỳnh Thanh Như Ảnh: Huỳnh Hương Ảnh: tuongs_lans Ảnh: Nguyễn Huỳnh Thanh Như  Từ chùa, bạn còn có thể ngắm được tuyệt phẩm rừng xanh tươi của vùng đất bảy núi này, cảm nhận được sự bình an. Chùa còn đãi cơm chay cho những du khách đến cúng viếng. Bên cạnh việc viếng chùa, ngắm cảnh sắc bạn còn có thể thoả sức buông dáng để chụp ảnh. Dù là diện trang phục truyền thống hay những item năng động bạn vẫn có được những bức ảnh vừa ý nhé.  ...

Ảnh:kendallcarolynm Ảnh:nakun174 Ảnh:nakun174  Ảnh:nakun174  Ảnh:nakun174  Ảnh:nakun174  Khác với những ngôi chùa khác ở Sài Gòn – Chùa Kỳ Quang 2 là một ngôi chùa được thiết kế, xây dựng: không cột, không tường, không nóc, không đà, không cửa – Ngôi chùa gần trăm tuổi này được mệnh danh là một trong những ngôi chùa vàng ở TPHCM. Ảnh:___phuonganh89 Ảnh:Chân Tâm Kiến trúc đặc biệt của chùa dựa trên quan niệm của Phật giáo: 9 phương trời, 10 phương Phật. Cửa tượng trưng cho sự ngăn cách, co cụm. Ảnh:jie.n Ảnh:May May Ảnh:Khôi Chùa Tổng thể ngôi chùa gồm 18 ngọn núi được mô phỏng theo 5 non 7 núi (Ngũ hành Sơn và Thất Sơn), 11 hang động. Núi nâng đỡ chùa, chùa ở trên núi, tức Phật pháp luôn hướng về cõi hư không, thanh tịnh. Ở 4 góc chùa có 4 thác nước từ núi đổ xuống đẹp mắt, gần gũi với thiên nhiên. Ảnh:May May Ảnh:Nguyễn Sỹ Luân Ảnh:Su Min Ảnh:Nương Ngọc Ảnh:nbdien Ảnh:Tran Thanh Son Chùa nằm trong hẻm hơi khó tìm. Nhưng bù lại, đến đây bạn sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh vắng lặng. Rất nhiều khách thập phương ghé tham quan ngôi chùa và Chùa Kỳ Quang 2 còn là ngôi chùa nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật lớn nhất Việt Nam với hơn 240 đứa trẻ mồ côi, khuyết tật đang nuôi dưỡng tại đây. Bạn có thể đến chùa tham gia hoạt động từ thiện, vui chơi với các bé… Ảnh:Ngân Nhỏ Hướng dẫn cách đi đến chùa: Nếu bạn di chuyển bằng xe máy từ quận 1,  đi lên đường Hai Bà Trưng tại phường 8, Phan Đình Phùng, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Lượng. Tại đây có 2 đường đi vào chùa, đường Nguyễn Văn Lượng, phường 17 hoặc đường Lê Hoàng Phái phường 10 đều có thể vào chùa. ++++Địa chỉ:154/4A Lê Hoàng Phái, Phường 17, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Chùa Cổ Thạch là địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận. Mỗi năm có hàng vạn khách du lịch trên cả nước đến đây để chiêm bài, lễ Phật và tham quan thắng cảnh độc đáo hiếm có. Lịch sử chùa Cổ Thạch Kiến trúc chùa Cổ Thạch Hang động chùa Cổ Thạch Lễ hội chùa Cổ Thạch Chùa Cổ Thạch ở đâu? Đến chùa Cổ Thạch bằng cách nào? Lộ trình Phan Thiết – chùa Cổ Thạch Lộ trình Sài Gòn – chùa Cổ Thạch Những lưu ý khi tham quan chùa Cổ Thạch Lịch sử chùa Cổ Thạch Chùa Cổ Thạch vốn có tên gọi là ” chùa Hang “. Từ năm 1835, ngôi chùa này được thiền sư Bảo Tạng ( đời thứ 40 phái Lâm Tế ) khai sơn. Sau 5 năm làm trụ trì, ngài đã truyền lại cho các đệ tử việc chăm sóc am để Nam thực hiện con đường du hóa, hoằng pháp độ sinh. Cho đến nay, ngôi chùa đã trải qua 5 đời trụ trì và nhiều lần trùng tu. Vậy nên, vốn là một am nhỏ nhưng ngày nay ngôi chùa đã khang trang và rộng lớn hơn rất nhiều. Cho đến nay, dù đã trải qua 170 năm nhưng ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán Nom; liên; đối; hoành phi và nhiều tài liệu cổ quý giá. Trong số đó, Đại Hồng chung và trống sấm đã có niên đại từ đầu thế kỷ thứ 19. Kiến trúc chùa Cổ Thạch Khu vực chùa Cổ Thạch là một quần thể kiến trúc rất độc đáo. Các am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá cao 64m và trải rộng tới hơn 4ha. Tại cổng tam quan, lối dẫn vào chính điện là tượng hai linh vật voi và hổ hộ pháp phía trước. Theo tín ngưỡng Phật giáo, voi là biểu tượng của sức mạnh tâm thức; còn hổ là biểu tượng cho sức mạnh của niềm tin và sự chiến thắng. Mọi lối đi đều được cây cối thiên nhiên che phủ nên dù ở địa hình cao nhưng cũng không có cảm giác khó chịu từ  thời tiết. Ngoài ra còn có rất nhiều phiến đá lớn với nhiều hình thù khác nhau. Có tảng đá hình chú ếch ngộ nghĩnh; có tảng thì lại mang hình dáng như bàn tay Đức Phật. Ngôi chùa đi theo lối kiến trúc cổ xưa nên trược bày phối với nhàu màu sắc sặc sỡ rất bắt mắt. Bởi vị trí địa hình là núi đá cao nên mỗi lối đi của ngôi chùa đều có các bậc thang lên xuống thoai thoải theo sườn dốc. Ngoài các khu thờ phụ trên núi đá cao, chùa Cổ Thạch còn có các nhà thiền; từ đường; nhà tổ; thác chuông; lầu trống; am cốc thờ tự và những liễn phi, hoành khối,… Bất kể ai khi đến thăm chùa ...

Du lịch miền Tây Nam Bộ không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả du khách nước ngoài đến khám phá miền quê sông nước với những nét văn hóa đặc sắc riêng không lẫn vào đâu được. Trong đó, không thể nhắc đến những công trình kiến trúc chùa chiền theo phong cách Khmer đẹp lộng lẫy, nguy nga. Hãy cùng chúng tôi check-in ngay 5 ngôi chùa Khmer nổi tiếng nhất miền Tây nhé. 1. Chùa Xiêm Cán – Bạc Liêu Nhắc đến những ngôi chùa Khmer nổi tiếng ở miền Tây nói chung và du lịch Bạc Liêu nói riêng, không thể không nhắc đến Chùa Xiêm Cán, một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất. Sở hữu nét đẹp uy nghi và kiến trúc lộng lẫy, chùa là một công trình nghệ thuật đặc sắc của địa phương và để lại ấn tượng khó phai trong lòng bất cứ vị khách nào ghé thăm. Ảnh: @kin_autt Ảnh: @hao_ng_ Đến nay chùa Xiêm Cán đã tồn tại hơn 130 năm (xây dựng từ năm 1887), mang dấu ấn văn hóa lịch sử và cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng địa phương, nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của người Khmer. Ảnh: @hao_ng_ Chùa Xiêm Cán được xây dựng theo kiến trúc Angkor của Campuchia với mái vòm, tháp nhọn … Từ xa, ngôi chùa hiện lên với màu vàng nổi bật, cổng chùa được đắp nổi nhiều hoa văn tỉ mỉ mang đậm nét văn hóa Khmer. Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên là có rất nhiều cây xanh cao to che bóng được trồng ngay hàng thẳng lối. Ảnh: @ductarzan 2. Chùa Dơi – Sóc Trăng Chùa Dơi cũng là một trong những ngôi chùa nổi bật ở khu vực miền Tây Nam Bộ, gây ấn tượng bởi cái tên độc đáo và kiến trúc thiết kế tuyệt đẹp. Sở dĩ chùa được gọi là Chùa Dơi bởi vì đây là nơi trú ngụ của hàng vạn cá thể dơi. Ảnh: @chiithanh Ngay từ khi đặt chân đến cổng chính, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi màu vàng rực óng ả bao phủ gần như toàn bộ chùa cộng thêm kiến trúc đẹp mắt, mang giá trị thẩm mỹ cao. Cổng phụ của chùa được canh giữ 2 bên là rắn 5 đầu khổng lồ, đã làm không ít du khách du lịch Sóc Trăng phải giật mình, e sợ. Ảnh: @chaumynhien1501 Xung quanh chùa được bao bọc bởi những rừng cây sao, cây dầu nên càng thoáng mát hơn. Đến chùa, ngoài thăm viếng, bạn còn được chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá được lưu giữ như bộ sách kinh viết bằng tay trên lá thốt nốt, tượng Phật, bộ đèn dầu cổ… Ảnh: @hao_ng_ Nhờ cảnh quan gần gũi với thiên nhiên kết hợp với một quần thể kiến ...

Cố đô Huế mộng mơ với những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc, bất cứ ai đến đây cũng đều yêu mến vùng đất này. Sở hữu cho mình nhiều công trình kiến trúc độc đáo và lâu đời, đặc biệt là những ngôi chùa cổ kính. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 ngôi chùa Huế linh thiêng và có kiến trúc đẹp, không chỉ đến viếng thăm mà bạn có thể thỏa sức sống ảo check-in. 1. Chùa Thiền Lâm Chùa Thiền Lâm hay còn gọi là chùa Phật đứng – Phật nằm, thu hút đông đảo khách du lịch đến viếng thăm cũng như check-in vì kiến trúc độc đáo, và được mệnh danh là “xứ chùa Vàng Thái Lan thu nhỏ trên đất cố đô”. Ảnh: Cổ trang hoàng cung Chùa là quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc như tháp Phật, tháp mộ, nhà tăng chúng, tượng…, kế thừa kiến trúc truyền thống từ các quốc gia Phật giáo trên thế giới. Có thể nói Chùa Thiền Lâm Huế theo Phật Giáo Nam Tông, nên sẽ không có cổng tam quan dẫn vào vườn thiên như những ngôi chùa Phật giáo Bắc tông khác. Ảnh:@min.anhhhhhh Ảnh:@trungbuii Xét tổng thể về mặt kiến trúc, Chùa Thiền Lâm mang dáng vẻ của những ngôi chùa truyền thống dát vàng ở Thái Lan có tháp hình xoắn ốc. Nhưng khi bước vào khuôn viên của chùa, bạn sẽ cảm thấy nhiều lối kiến trúc tinh tế khác nhau từ Miến Điện, Ấn Độ và Thái Lan. Ảnh:@ntbn_le Khi đến chùa, bạn sẽ bị ấn tượng bởi ngôi bảo tháp trắng, đỉnh vàng cao khoảng 15m, có dạng hình chuông úp, đỉnh nhọn, được sáng tạo từ mẫu chùa tháp ở Thái Lan và Myanmar. Bảo tháp có hai phần tầng dưới là chánh điện, tầng trên là tôn trí xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh Tăng. Ngoài việc tham quan, chụp ảnh miễn phí, khi đến viếng thăm chùa bạn còn được nghe các sư thầy kể chuyện. Chùa Thiền Lâm không chỉ là điểm đến văn hóa, tâm linh mà còn là một trong những địa điểm du lịch Huế mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Ảnh: @rosemary.hpt Ảnh: @thanhnhan_tran 2. Chùa Thiên Mụ Chắc hẳn mỗi khi nhắc về du lịch Huế thì không thể nào không nhắc đến chùa Thiên Mụ, nét đặc trưng tiêu biểu của vùng đất cố đô. Tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, được xem là địa điểm tâm linh lâu đời tại Huế và là địa điểm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ảnh: @travelatearth Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa ra đời sớm nhất ở Huế (khoảng năm 1601). Ngôi chùa nổi bật với ngọn tháp Phước Duyên cao 21m, hình bát giác với 7 tầng nằm uy nghi sừng sững, xung quanh được bao phủ bởi nhiều ...

Mới đây, trang “National Geographic” vừa bình chọn 10 ngôi chùa có thiết kế đẹp nhất thế giới. Trong đó, có đến 2 nơi của Việt Nam được xướng tên trong danh sách này. Hãy cùng chúng tôi khám phá đây là ngôi chùa nào và xem các bạn đã viếng thăm, check-in ở đó chưa nhé. Chùa Trấn Quốc (Việt Nam) Nằm bên hồ Tây rộng lớn giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, chùa Trấn Quốc được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với 1.500 tuổi. Ngôi chùa gồm 3 tòa nhà chính: tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Từ xa, khuôn viên chùa nổi bật với tòa bảo tháp lục độ đài sen cao 15m, được xây dựng năm 1998 gồm 11 tầng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công (工). Một nét thu hút của chùa chính là khung cảnh hồ nước bao bọc xung quanh, du khách đến đây sẽ được trao hương để thắp trong các đền nhỏ ở cả khu chùa này. Bạn hãy chú ý đến cây Bồ đề, cây này mọc ra từ một nhánh lấy từ chính cây gốc ở Boh Gaya bên Ấn Độ, nơi mà Đức Phật đã ngồi tu và đạt Giác ngộ. Đây không phải là lần đầu tiên một trang web nước ngoài ca ngợi chùa Trấn Quốc. Hồi năm 2016, tờ Daily Mail ở Anh xếp chùa Trấn Quốc vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Được ví như một hòn đảo xanh nằm soi mình bên sóng nước Hồ Tây, chùa Trấn Quốc ngày nay được xem là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng không chỉ bởi địa thế mà còn bởi lịch sử gắn liền với dân tộc, với Phật giáo Thăng Long – Hà Nội. Chùa Bửu Long (Việt Nam) Chùa Bửu Long cũng nằm trong danh sách 20 ngôi đền đẹp nhất thế giới. Mất 45 phút di chuyển về phía đông TP.HCM, bạn sẽ đặt chân tới Bửu Long. Ngôi chùa ven sông này nổi bật với những con rồng được chạm khắc tinh xảo, hồ nước màu ngọc lam phản chiếu bức tường trắng và ngọn tháp vàng. Đây cũng là một trong những điểm đến check-in ưa chuộng của du khách khi ghé thăm TP.HCM. Chùa Bửu Long là công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp giữa tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn và văn hóa Đông Nam Á. Từ xa, du khách có thể nhận diện qua hình ảnh ngọn bảo tháp màu vàng rực rỡ, nổi bật trên nền trời. Người dân xung quanh thường gọi là chùa Thái Lan bởi vì kiến trúc khá độc đáo có nét giống với xứ sở chùa Vàng. Tuy nhiên, ...

Người ta gọi Thái Lan là “xứ sở chùa Vàng” bởi ở đó ta có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi chùa được trang hoàng vô cùng tinh tế và lộng lẫy. Ấy thế nhưng, giờ đây, không cần phải sang tận nước Thái xa xôi nữa, chỉ một lần lạc bước mảnh đất Sóc Trăng, người ta cũng phải thốt lên đầy ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng những ngôi chùa siêu đẹp ở chốn này. Nào, chần chừ chi nữa, lên lịch hẹn với Sóc Trăng ngay thôi, hòa mình trong bầu không gian nơi thiền định và tranh thủ chụp ảnh check in ở những ngôi chùa Thái đẹp không góc chết. Chẳng cần sang Thái Lan, Sóc Trăng cũng có những ngôi chùa Thái siêu đẹp – Ảnh: FB Lê Hà Trúc 1. CHÙA WAT PĂTUM WÔNGSA SOM RÔNG Tọa lạc tại phường 5, thành phố Sóc Trăng, chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rông là một trong những ngôi chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc đặc trưng của người Khơme. Ngôi chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc đặc trưng của Khơ me – Ảnh: FB Lê Hà Trúc Ở đó ta bắt gặp những nét cổ kính như được lưu truyền lại tự ngàn đời, gặp một ngôi chùa có gam màu vàng nổi bật kết hợp với những hoa văn xanh ngọc trông vô cùng mê hoặc, cungf những đường nét chạm trổ tinh tế nhưng cũng không kém phần độc đáo. Tất cả tạo nên một công trình kiến trúc tuyệt mĩ, cuốn hút bất cứ ai một lần lạc bước. Ở đó ta bắt gặp nét cổ kính như truyền lại tự ngàn đời – Ảnh: lehatruc Chùa nổi bật với gam màu vàng kết hợp với những hoa văn xanh ngọc – Ảnh: chiithanh Tạo nên một công trình tuyệt mĩ vô cùng – Ảnh: FB Lê Hà Trúc Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rông đẹp nhất trong buổi hoàng hôn, khi ánh nắng chiều bảng lãng phủ một sắc màu ma mị lên khắp không gian, khi những đàn bồ câu cứ thế bay rợp một khung trời, và đó cũng là lúc lòng người trở nên bình yên đến lạ, mọi muộn phiền ngỡ như gió thổi mây bay. Nhưng chùa đẹp nhất là buổi hoàng hôn với đàn bồ câu bay rợp khung trời – Ảnh: hao_ng_ Cũng là lúc lòng người bình yên đến lạ – Ảnh: dollinatran 2. CHÙA DƠI Nằm trên đường Văn Ngọc Chính, phường 3, thành phố Sóc Trăng, chùa Dơi được biết đến là một trong những ngôi chùa nổi tiếng có kiến trúc đẹp và gắn liền với những câu chuyện ly kỳ. Chùa Dơi nổi tiếng là ngôi chùa có kiến trúc đẹp ở Sóc Trăng – Ảnh: FB Lê Hà Trúc Chùa Dơi được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, là ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất ở Sóc Trăng, đồng thời nổi ...

Điểm danh những ngôi chùa siêu đẹp mà bạn phải ghé thăm trong năm 2020  1. Chùa Bửu Long 2. Chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải) 3. Tu viện Khánh An 4. Chùa Bà Thiên Hậu 5. Nam Thiên Nhất Trụ – Chùa Một Cột Sài Gòn 6. Chùa Ấn Giáo 7. Chùa Pháp Hoa 8. Chùa Phổ Quang 9. Chùa Hương Pháp 10. Chùa Xá Lợi Nói đến TP.HCM – Sài Gòn xưa, chúng ta thường nghĩ ngay đến Nhà thờ Đức Bà , Dinh Thống Nhất , Bưu điện Thành Phố cùng những địa điểm di tích lịch sử như địa đạo củ chi, Bảo Tàng chứng tích chiến tranh …. Tuy nhiên, vùng đất này còn có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng, thu hút lượng khách rất lớn đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn danh sách những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Tp. HCM một trong những Những ngôi chùa siêu đẹp mà bạn phải ghé thăm trong năm 2020. 1. Chùa Bửu Long Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9, TP.HCM 2. Chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải) Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 3. Tu viện Khánh An Địa chỉ: 3D QL1A, phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM 4. Chùa Bà Thiên Hậu Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5, TP.HCM 5. Nam Thiên Nhất Trụ – Chùa Một Cột Sài Gòn Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi, Bình Thọ, Thủ Đức, TP.HCM 6. Chùa Ấn Giáo Địa chỉ: 66 Tôn Thất Thiệp, Quận 1, TP.HCM 7. Chùa Pháp Hoa Địa chỉ: 870 Trường Sa, phường 14, Quận 3, TP.HCM 8. Chùa Phổ Quang Địa chỉ: Số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM 9. Chùa Hương Pháp Địa chỉ: Đường Kênh Quyết Thắng, ấp Gia Bẹ, huyện Củ Chi, TP.HCM 10. Chùa Xá Lợi Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP.HCM

<span> Bạn đã từng đôi lần đặt chân đến Ninh Bình để được say trong khung trời của cảnh đẹp nhưng bạn chưa từng khám phá hết các chùa ở Ninh Bình nổi tiếng, thế tại sao bạn không thử dành riêng một chuyến đi khám phá những ngôi chùa đẹp và linh thiêng ở nơi này. TripU hứa hẹn sẽ là một chuyến đi đầy ắp kỷ niệm và xúc cảm dành cho bạn đấy. </span>

*10 chùa khu vực miền Bắc 1-Chùa Hương 2-Chùa Yên Tử 3-Chùa Bái Đính 4-Chùa Ba Vàng 5-Chùa Dâu 6-Chùa Duyên Ninh 7-Chùa Tây Thiên 8-Chùa Keo 9-Chùa Bổ Đà 10-Chùa Một Cột *10 chùa khu vực miền Nam 11-Chùa Vĩnh Nghiên 12-Chùa Pháp Hoa 13-Chùa Phổ Quang 14-Chùa Ngọc Hoàng 15-Chùa Hoằng Pháp 16-Chùa Thiên Hậu 17-Chùa Bửu Long 18-Chùa Giác Lâm 9-Chùa Xá Lợi 20-Chùa Nam Thiên Đệ Nhất Trụ *10 chùa khu vực miền Tây 21-Chùa Dơi 22-Chùa Phật Lớn 23-Chùa Phật Học 24-Chùa Vĩnh Tràng 25-Chùa Xiêm Cán 26-Chùa Hang 27-Chùa Chén Kiểu 28-Chùa Viên Giác Cổ Tự 29-Chùa Ông 30-Chùa Đất Sét *10 chùa khu vực Tây Nguyên 31-Chùa Minh Thành 32-Chùa Thừa Ân 33-Chùa Bửu Nghiêm 34-Chùa Bửu Thắng 35-Chùa Quan Âm 36-Chùa Tịnh xá Ngọc Phúc 37-Chùa An Bình 38-Chùa Linh Hội 39-Chùa Long Tuyền 40-Chùa Linh Quy Pháp Ấn *10 chùa khu vực miền Trung 41-Chùa Núi Tà Cú 42-Chùa Ông 43-Chùa Từ Vân 44-Chùa Đá Quan Âm 45-Chùa Thiên Lộc 46-Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn 47-Chùa Từ Đàm 48-Chùa Cầu 49-Chùa Cổ Lâm 50-Chùa Cổ Am Không chỉ là chốn linh thiêng mà những ngôi chùa cũng đã và đang dần trở thành điểm “check-in” xịn xò của rất nhiều bạn trẻ. Vì thế hãy để kenhhomestay.com giới thiệu tới các bạn top 50 ngôi chùa Việt Nam cực kỳ phù hợp để “sống ảo” nhé. *10 chùa khu vực miền Bắc 1-Chùa Hương Địa chỉ: Khu danh thắng Hương Sơn, Xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội Được mệnh danh là ngôi chùa liêng thiêng nhất miền Bắc, là nơi Phật ứng hiện tu hành, Chùa Hương là địa chỉ cầu bình an vô cùng nổi tiếng. Người đi lễ Chùa đông nghìn nghịt Đến Chùa Hương, chắc chắn du khách nào cũng bị chinh phục trước khung cảnh nước non hữu tình và không gian yên bình của nơi đây. Có 4 tuyến hành hương chính tại chùa, tuyến nào cũng có nét đặc trưng riêng thu hút được nhiều Phật tử. 2-Chùa Yên Tử Địa chỉ: Núi Yên Tử, Xã Thượng Yên Công, Thị xã Uông Bí, Quảng Ninh Nổi tiếng không kém Chùa Hương còn có ngôi chùa Việt Nam Yên Tử, nơi được gọi bằng cái tên “Đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Núi Yên Tử cao vời vợi với nhiều cảnh quan đẹp mắt Ở Chùa Yên Tử có những điểm hành hương và thăm quan chính như chùa Trình, thiền viện Trúc lâm, cầu Giải Oan và chùa Giải Oan, tháp Huệ Quang,…Đến với Chùa Yên Tử, bạn không chỉ cầu khấn mà nơi đây đồng thời còn cho ra đời rất nhiều bức ảnh khiến ai cũng phải mê ly đó. 3-Chùa Bái Đính Địa chỉ: Quốc lộ 38B, Xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình Là quần thể chùa lớn nhất Việt Nam cũng như toàn bộ Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại, Chùa Bái Đính thu ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก