Top 12+ bài viết di sản văn hoá đầy đủ và chi tiết nhất

Giới thiệu về văn hoá bài chòi Hội An Hướng dẫn cách chơi bài chòi trải nghiệm văn hoá dân gian độc đáo Địa điểm thưởng thức bài chòi Hội An Bài chòi Hội An chính là một đặc sản riêng có của người dân phố Hội gây dấu ấn mạnh mẽ trong trong du khách bởi từng làn điệu, câu hát thể hiện rõ nét hơi thở của cuộc sống cũng như đặc trưng văn hoá địa phương. Một lần ngang qua phố Hội ngoài vẻ đẹp yên bình trầm mặc của phố cổ thì hẳn rằng du khách sẽ thấy vô cùng thú vị với bài chòi Hội An, một thể loại ca dân vũ rất đặc sắc với không gian rộn ràng mời chào muôn người đến tham gia và thưởng thức những câu hát câu hò dung dị đậm chất đời thường ca ngơi tình yêu quê hương đất nước.Thưởng thức bài chòi Hội An cũng là trải nghiệm đầy thú vị và hấp dẫn trong hành trình khám phá phố cổ, những điệu bài chòi ngân nga sâu lắng hẳn sẽ khiến bạn hào hứng và ấn tượng. Bài chòi Hội An là một hình thức diễn xướng dân gian rất độc đáo. Ảnh: FB/ Bài chòi Hội An Giới thiệu về văn hoá bài chòi Hội An Bài chòi Hội An là một hình thức diễn xương dân gian kết hợp giữa trò chơi và dân ca với hai hình thức chơi bài chòi và trình diễn bài chòi. Đây là một nét văn hoá dân gian nghệ thuật truyền thống rất đặc trưng của miền Trung. Sở dị có tên gọi bài chòi là bởi vì khi chơi những người tham gia sẽ ngồi ở trong những chiếc chòi và chia thành 2 hàng đối đáp với nhau, còn ở giữa là chòi hiệu của người người có chức sắc. Ngày xưa bài chòi không chỉ được tổ chức bó hẹp trong không gian gia đình mà còn được tổ chức thành một lễ hội lớn thu hút nhiều người tham gia. Bài chòi chính là hình thức trình diễn kết hợp trò chơi dân gian/ Ảnh: FB Bài chòi Hội An Thực tế Hội An không phải là nơi khởi phát của bài chòi nhưng lại là một địa chỉ mang tính thương hiệu và loại hình nghệ thuật này. Không ai biết chính xác bài chòi xuất hiện ở Miền Trung từ bao giờ mà chỉ biết nó đã gắn liền với đời sống của người dân nơi đây từ rất lâu và thường xuyên xuất hiện trong những dịp lễ hội, đình đám . Đến nay, vì nhiều lý do mà ở nhiều nơi, bài chòi đã bắt đầu dần mai một. Năm 1998, người dân Hội An đã khôi phục và diễn xướng lại nghệ thuật hát bài chòi cổ, từ đó đến nay đã phát triển thành một nét văn hoá đặc trưng của phố Hội để ...

Tây Tạng có một lịch sử lâu đời cũng như một nền văn hóa độc đáo. Theo thời gian, lịch sử lâu đời và tôn giáo địa phương đã hòa nhập để tạo ra một nền văn hóa Tây Tạng độc đáo và quyến rũ trong môi trường cao nguyên đặc biệt này. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn có thể khám phá nền văn hóa cổ xưa của vùng đất bí ẩn này. Đó là nhờ việc bảo tồn các di sản văn hóa Tây Tạng. Tây Tạng – vùng đất linh thiêng dường như bị cô lập, đã bảo tồn nhiều di sản văn hóa không bị “xói mòn” bởi nền văn minh hiện đại. Thật đáng để bạn khám phá những kho báu của Tây Tạng trong chuyến du lịch Tây Tạng của mình. Các Di Sản Thế Giới Nào Được UNESCO Công Nhận Ở Tây Tạng? Hiện tại, có ba địa điểm được liệt kê là di sản thế giới của UNESCO ở Tây Tạng. Cung điện Potala đã được UNESCO liệt kê là di sản thế giới vào năm 1994. Cung điện Mùa hè Norbulingka đã được thêm vào danh sách dưới dạng phần mở rộng vào năm 2020 và 2001. Cung điện Potala, cung điện mùa đông trước đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ thế kỷ thứ 7, hiện được sử dụng làm bảo tàng để giới thiệu di sản văn hóa Tây Tạng cho du khách từ khắp nơi trên thế giới. Bộ sưu tập hiện tại bao gồm hơn 2.500 m2 tranh tường, gần 1.000 bảo tháp Phật giáo, hàng chục nghìn bức tượng và Thangka, cũng như nhiều kinh sách và văn bản quý giá. Là điểm dừng chân đầu tiên trong hầu hết các chuyến du lịch Tây Tạng, Cung điện Potala được xem là một trong các di sản văn hoá Tây Tạng sẽ mang đến cho bạn cơ hội hiểu biết toàn diện có thể trải nghiệm vùng đất linh thiêng này tốt hơn sau này trong chuyến đi Tây Tạng của mình. Chùa Jokhang là ngôi chùa linh thiêng nhất ở Tây Tạng và giữ địa vị cao nhất. Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni 12 tuổi có kích thước như người thật là báu vật quý giá nhất của chùa Jokhang. Hàng ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, có rất nhiều người hành hương Tây Tạng lễ lạy tại quảng trường trước Chùa Jokhang. Sự sùng kính đức tin này rất dễ lây lan. Với lịch sử hơn 1300 năm, tu viện Jokhang là công trình kiến trúc dân sự sớm nhất ở Tây Tạng. Phố Barkhor, bao quanh vòng ngoài của Tu viện Jokhang, là một tuyến đường kora lịch sử ở Lhasa. Norbulingka từng là cung điện mùa hè của Đạt Lai Lạt Ma và chỉ dành cho một số nhà quý tộc ở Tây Tạng. Bây giờ là một công viên mở, đây là khu vườn nhân ...

Phố cổ Hội An là điểm đến nổi tiếng bật nhất trên Thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, mời các bạn chiêm ngưỡng những hình ảnh mới nhất về Phố cổ Hội An (cuối năm 2019). Hình ảnh Phố cổ Hội An bên bờ sông Hoài Một góc Phổ cổ Hội An Một góc Phổ cổ Hội An Vị trí Phố cổ Hội An trên bản đồ Google Maps:

thành nhà hồ – Di sản văn hoá độc đáo, điểm nhấn của du lịch xứ Thanh Sơ lược về thành nhà hồ Những điều thú vị hấp dẫn du khách về thành nhà Hồ Kỷ lục thời gian xây dựng khoảng 3 tháng Dấu tích của triều đại phong kiến ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam Điểm danh một số điểm du lịch hấp dẫn tại Thanh Hoá Hòn Trống Mái – Sầm Sơn Thác Voi Thạch Thành Đến Thanh Hóa, du khách không thể bỏ lỡ điểm du lịch nổi tiếng nhất xứ Thanh đó là thành nhà Hồ thành nhà hồ mang nhiều nét độc đáo, thú vị của triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam Cùng chúng mình khám phá địa điểm du lịch này nhé. thành nhà hồ – Di sản văn hoá độc đáo, điểm nhấn của du lịch xứ Thanh Sơ lược về thành nhà hồ Nằm ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ có tên khác là thành Tây Đô Là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất Việt Nam và thế giới Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở Vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa có ưu thế phát triển giao thông đường thuỷ – bộ khám phá ngay du lịch thành nhà hồ cùng chúng mình Tổ chức của thành nhà Hồ bao gồm 2 thành thành Bao gồm thành nội và thành ngoại, thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng một vùng hào sâu Thành nội có tường dựng bằng đá, chia làm 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc Cổng Nam của thành nội hiện nay là điểm tham quan chính của di tích thành nhà Hồ còn sót lại Hãy đến du lịch thành nhà hồ để khám phá lịch sử, cảm nhận sự độc đáo, quy mô lớn của nơi đây. Những điều thú vị hấp dẫn du khách về thành nhà Hồ Kỷ lục thời gian xây dựng khoảng 3 tháng Với quy mô lớn và kiến trúc vô cùng độc lạ, bạn nghĩ thành nhà Hồ được xây dựng trong bao lâu? Câu trả lời là chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) Với trình độ kiến trúc xây dựng bậc nhất về kĩ thuật xây vòm đá lúc bấy giờ Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, không cần chất kết dính nào Cho đến nay, dù đã tồn tại được hơn 6 thế kỉ nhưng thành nhà hồ vẫn còn nguyên vẹn Những bức tường thành trên vẫn đứng vững qua thời gian và bom đạn chiến tranh Dấu tích của triều đại phong kiến ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam Chỉ với 7 năm trị vì nhưng với những cải cách thực tiễn Triều ...

Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp không chỉ được biết đến như là quê hương của những cánh đồng lúa mênh mông, những vườn cây trù phú, mà nơi đây còn là “cái nôi” của nghề dệt chiếu truyền thống nổi tiếng khắp nơi – làng chiếu Định Yên. Năm 2013, nghề dệt chiếu ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Làng chiếu Định Yên Đồng Tháp đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Du lịch Đồng Tháp, muốn ghé thăm làng chiếu bạn có thể dễ dàng tìm đường đến xã Định Yên. Huyện Lấp Vò, gối đầu lên Bắc Vàm Cống giáp với tỉnh An Giang; cách TP Sa Đéc (trung tâm tỉnh Đồng Tháp) khoảng 40 km dọc theo quốc lộ 80. Từ cổng chào phía quốc lộ 80, bạn hỏi đường chạy hướng vào xã Định Yên chừng 2 km là đã thấy những bó lác nhuộm đủ màu đỏ, xanh, vàng, tím… được phơi lề đường. Sắc màu ở Làng Chiếu Định Yên Làng chiếu Định Yên được hình thành cách đây hàng trăm năm. Nằm cạnh sông Hậu, vùng đất này có nhiều cồn, bãi bồi để phát triển tốt các loại nguyên liệu là cây bố và lác để làm ra sản phẩm. Những người bản địa cố cựu cũng không biết làng nghề có tự bao giờ. Theo các nhà nghiên cứu thì cư dân làng chiếu Định Yên có gốc gác từ đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định). Khi vào phương Nam, lưu dân đã mang theo nghề dệt chiếu truyền thống. Ghe mua bán lát Hiện nay nghề dệt chiếu tập trung chủ yếu ở 02 xã Định An và Định Yên, nhất là Định Yên – nơi mà 70% hộ dân theo nghề làm chiếu, tập trung ở các ấp: An Lợi A, An Lợi B, An Khương và An Bình. Qua bàn tay khéo léo của mình, hàng năm các hộ dân nơi đây đã sản xuất ra hàng triệu sản phẩm chiếu có hoa văn rực rỡ, mịn màng và bền chắc được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Không khí lao động nhộn nhịp vui tươi của người dân nơi đây Đến làng chiếu, du khách sẽ ngỡ ngàng và thích thú với không khí lao động nhộn nhịp đầy sinh khí của người dân nơi đây như cuốn hút, níu kéo bước chân du khách. Nơi này lúc nào cũng đầy màu sắc, từ trong nhà ra ngoài ngõ với những sợi lác xanh, đỏ, vàng, trắng, tím v.v.. cùng với tiếng cười nói xôn xao của những chàng trai, cô gái hoà với tiếng cộc cạch của chiếc máy dệt vang xa từ đầu ngõ. Bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi của những người dân nơi đây, ở họ luôn toả ra sự cởi mở với niềm say mê ...

Những di sản văn hóa Indonesia được UNESCO công nhận 1. Vườn quốc gia Komodo 2. Vườn quốc gia Ujung Kulon 3. Quần thể đền đài Prambanan 4. Quần thể Phật giáo Borobudur 5. Vườn quốc gia Bukit Barisan Selatan 6. Khu vườn quốc gia Kerinci Seblat 7. Vườn quốc gia Gunung Leuser Loài đười ươi quý hiếm trong vườn quốc gia Gunung Leuser Indonesia không chỉ nổi tiếng bởi các quần thể đền đài, mà còn ấn tượng bởi hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Trong đó, có rất nhiều di sản văn hóa Indonesia được UNESCO công nhận. Và để hiểu rõ hơn, cùng tham khảo bài viết để biết được những di sản đó là gì nhé? Những di sản văn hóa Indonesia được UNESCO công nhận 1. Vườn quốc gia Komodo Nên đi đâu khi tới Indonesia? Vườn quốc giá Komodo là sự gợi ý tuyệt vời. Đây không chỉ là điểm du lịch ở Indonesia thú vị, mà với vẻ đẹp thiên nhiên lãng mạn, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, Komodo đã trở thành di sản văn hóa Indonesia được UNESCO công nhận. Rồng đất Komodo tại vườn quốc gia Komodo Trước đây, khu vườn quốc gia được xây dựng với mục đích bảo vệ loài thằn lằn khổng lồ, sắp bị tuyệt chủng ở Indonesia. Nhưng sau này được xây nới rộng thêm để bảo vệ hệ sinh thái động – thực vật nơi đây. Chính vì thế, khi du khách đặt chân tới khu vườn quốc gia Komodo sẽ có rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời đấy. Điển hình như được tận mắt ngắm nhìn các loài thằn lằn, bò sát, được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá hệ thực vật phong phú. Hoặc cũng có thể vui chơi dưới bờ biển trong xanh, mát lạnh, với bờ cát trắng vô cùng ấn tượng. Đặc biệt, trong hệ sinh thái của vườn quốc giá Komodo còn sở hữu tới 3 hòn đảo lớn: Komodo, đảo Rinca và đảo Pudar, cùng rất nhiều hòn đảo nhỏ khác nhau nữa nhé. Bởi vậy, nếu có thời gian, đừng bỏ lỡ điểm đến hấp dẫn này. 2. Vườn quốc gia Ujung Kulon Tê giác Java trong khu vườn quốc gia Ujung Kulon 3. Quần thể đền đài Prambanan Để khám phá hết các di sản văn hóa Indonesia được UNESCO công nhận thì chắc chắn không thể bỏ qua quần thể Prambanan rồi. Trước đây, vào thời của vương quốc Medang, quần thể này được xem là ngôi đền hoàng gia và là nơi diễn ra rất nhiều nghi lễ, sự kiện tâm linh, tín ngưỡng quan trọng. Chiêm ngưỡng quần thể đền đài Prambanan Khi bước chân tới Prabanan, bạn sẽ thấy quần thể này bao gồm rất nhiều ngọn tháp lớn, nhỏ khác nhau, trong đó ngọn tháp ở giữa cao nhất lên tới 47m. Công trình Prambanan đang yên bình cho tới thế kỷ XVI, Indonesia xảy ra trận động đất kinh ...

Chợ nổi Cái Răng được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào dịp kỷ niệm ngày Du lịch Việt Nam 9/7 tới đây.   Chợ nổi Cái Răng là một trong ba chợ nổi lớn nhất Cần Thơ. Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các ngày Lễ Tết, Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ nhộn nhịp với các hoạt động buôn bán.   Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn Em treo bẹo Cái Răng, Ba Láng Ta thương hồ Vàm Xáng, Cần Thơ   Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ – thủ phủ của Tây Đô cũ). Cũng như những chợ nổi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, chợ được hình thành để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa khi đường bộ và các phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển.   Người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng… Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn mang lại tiềm năng về kinh tế lẫn du lịch miền tây sông nước này. Chợ chuyên bán các mặt hàng hoa quả tươi vùng miền Tây Nam Bộ.   Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, thường thì mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây xào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có.   Ví dụ như, nếu ghe chuyên bán khoai lang thì trên cây xào sẽ treo lủng lẳng vài quả khoai, còn nếu ghe bán xoài thì trên cây xào sẽ có treo vài quả xoài như thể muốn người mua biết rằng “ Ở đây có bán khoai” hoặc “ Ở đây có bán xoài”. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo.   Chợ đông nhất là vào khoảng 7- 8 sáng. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch). Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi…Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách ...

Trên 120 năm nay, kể từ biến cố kinh đô thất thủ -1885, tháng 5 âm lịch. Khắp nơi, ở Huế từ đền chùa, nhà thờ, am miếu đến các cơ quan, đơn vị; từng xóm từng tổ đến mỗi một gia đình đều tổ chức lễ cúng Âm hồn. Lễ tế tại Miếu âm hồn, phường Thuận Lộc, TP Huế Lễ cúng Âm hồn bắt đầu từ 23/5 âm lịch và kéo dài cho đến hết tháng 5 để tưởng nhớ và cầu mong các anh linh đã trận vong trong ngày thất thủ kinh đô được siêu thoát. Lễ cúng Âm hồn từ lâu đã trở thành tuần lễ văn hóa tâm linh đặc sắc của Huế và chỉ có ở Huế. Nén hương tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong, nhân dân nạn vong Như chúng ta đã biết, biến cố thất thủ kinh đô để lại trong tâm khảm người dân Huế nhiều ấn tượng. Trước hết, đánh dấu ngày mất nước với sự trả thù tàn bạo của thực dân Pháp. Kinh đô thất thủ, quân Pháp tràn vào Đại nội bắn giết, cướp của, hãm hiếp, đốt phá man rợ suốt 2 ngày đêm. Kinh thành bị đốt phá, binh lính chạy tán loạn, dân chúng dìu dắt nhau chạy trốn, người chết, lửa cháy, tiếng khóc la vang dậy khắp nơi. Sử sách ghi lại: Hoàng Thành hầu như bỏ trống không, cảnh tượng cực kì thê thảm… Trong các nhà, trên các con đường, dưới các hồ sen, ao cá, đâu đâu cũng có người chết, nhất là quãng đường từ Tàng Thơ đến Tịnh Tâm, xác người chồng chất lên nhau từng đống. Mâm cúng đày đủ gạo thịt… Nhưng cũng từ biến cố thất thủ kinh đô, vương triều nhà Nguyễn tồn tại song song 2 triều đình: Hàm Nghi và Đồng Khánh. Triều đình tại Huế do vua Đồng Khánh đứng đầu, với những tội đồ lịch sử như: Trương Quang Ngọc, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Trần Bá Lộc và triều đình kháng chiến của vua Hàm Nghi tại Tân Sở với phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết cùng em là Tôn Thất Lệ và 2 con, Đề đốc Trần Xuân Soạn, Thượng thư bộ lễ Phạm Thân Duật, tham tri bộ binh Trương Đằng Đễ, Đô thống Hồ Văn Hiểu cùng nhiều văn quan võ tướng. Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi xuống Chiếu Cần Vương. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, khắp nơi trong nước đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, quy mô càng lớn và trở thành phong trào kháng chiến chống Pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Nhiều nhân vật trong phong trào đã trở thành bất tử như, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Đinh Công Tráng, Mai Xuân Thưởng, Lê Trực,… Do vậy, lễ cúng Âm hồn vừa để tưởng nhớ, cầu nguyện cho các anh linh đã trận vong trong ngày thất thủ kinh đô; nhưng ...

Nghệ thuật múa rối nước là một đặc sản nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam. Với sân khấu biểu diễn là mặt nước, diễn viên sẽ là những con rối được làm từ gỗ, kết hợp cùng hiệu ứng âm thanh, ánh sáng những người nghệ sĩ sẽ điều khiển những con rối thành một vở kịch có ý nghĩa. Loại hình nghệ thuật này đã chinh phục rất nhiều người xem trong nước và cả du khách quốc tế. Đôi nét về nghệ thuật múa rối nước Việt Nam Múa rối là một loai hình nghệ thuật có mặt ở nhiều quốc gia nhưng nghệ thuật múa rối nước thì chỉ có độc nhất ở Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này được ra đời từ thế kỷ XI – XII, lúc đó Phật giáo đang trên đà phát triển mạnh và gắn liền với các điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của văn hoá trồng lúa nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật múa rối nước  Múa rối nước thường sẽ dùng các con rối để diễn kịch, diễn trò ở trên mặt nước và sẽ được tổ chức vào các dịp lễ hội lớn, hội làng, ngày Tết,… Với sự đặc sắc từ sân khấu nghệ thuật có yếu tố dân gian, múa rối nước đã rất nhanh trở thành một loại hình biểu diễn độc đáo và được xem là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Nghệ thuật này sẽ diễn ra vào các dịp lễ hội  Hiện nay, có rất nhiều khách du lịch khi đến nước ta đều chọn thưởng thức múa rối nước như là một trải nghiệm du lịch Việt Nam khó bỏ qua. Hầu hết ai cũng đều hào hứng được xem một chương trình nghệ thuật dân gian mà chỉ có ở Việt Nam. Các vị khách bị thu hút bởi “giàn giao hưởng” về âm thanh, ánh sáng, các con rối cùng những dụng cụ như: đàn bầu, bộ gõ, đàn tam thập lục,… Âm nhạc trong nghệ thuật múa rối nước sẽ là yếu tố giúp các vở kịch có sự liên kết với nhau. Các nghệ nhân biểu diễn sẽ dựa trên tiết tấu của nhạc để điều khiến các con rối lúc nhí nhố, sinh động lúc lại khoan thai, nhẹ nhàng. Các con rối là diễn viên chính trong màn biểu diễn  Các tiết mục múa rối nước giờ đây ngày càng được đầu tư hoành tráng, công phu hơn. Không chỉ đơn thuần là một sân khấu biểu diễn thô sơ của các nghệ nhân cùng con rối nữa mà nghệ thuật này còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn của ánh sáng, dàn nhạc chèo, hiệu ứng tia lửa, khói,… Tất cả sẽ mang đến một màn biểu diễn múa rối nước sống động, đầy màu sắc. Các sân khấu giờ đây đã được đầu tư hơn  Các nhân vật múa rối nước sẽ được điều ...

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chợ nổi đã thực sự trở thành một địa chỉ văn hóa mang đặc trưng của cư dân vùng sông nước Tây Nam Bộ, một điểm đến không thể thiếu của hoạt động du lịch của cuối dòng sông Mekong. Trong đó, chợ nổi Cái Răng được xem là chợ nổi lâu đời nhất của khu vực này.      Chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu thế kỷ 20, là chợ nổi lâu đời nhất miền Tây, nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ – kênh xáng Xà No. Hiện tại, chợ nằm cách cầu Cái Răng khoảng 600 m, mỗi ngày có từ 300 – 400 ghe họp chợ cùng 39 nhà bè nổi của người dân sinh sống cố định. Chợ nổi dưới góc nhìn văn hóa Chợ nổi tự phát là do những người buôn bán trên sông đã lâu, cùng với những người nông dân làm vườn tại địa phương và một số người buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương hình thành nên; không có sự quản lý hành chính nên việc thu thuế cũng không chặt chẽ. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, miền Tây Nam Bộ nói riêng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, những mặt hàng nông sản mà cư dân nơi đây mang đến chợ nổi không phải là những thứ quá cao sang nhưng vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi gia đình, mọi người dân vùng đồng bằng sông nước. Tất cả các loại trái cây, rau, củ, quả đều góp mặt ở chợ nổi. Từ những ngả sông hiền hòa, các bà, các chị thoăn thoắt mái chèo với những chiếc xuồng đầy ắp cây trái chèo nhanh cho kịp phiên chợ. Trong làn sương sớm khi chưa tỏ mặt người, những chiếc ghe tam bản, xuồng ba lá đã tụ họp về một khúc sông. Thuyền lớn thuyền bé san sát nhau Ảnh: Giang Dang Trên khu chợ có hàng trăm chiếc thuyền lớn bé đậu san sát nhau. Trên những chiếc thuyền chất đầy hoa quả và hàng nông sản, bán sản vật gì người ta sẽ treo sản vật đó lên những “cây Bẹo’’ mà chúng ta quen gọi là cây xào. Chỉ cần nhìn vào những cây bẹo đó chúng ta sẽ biết chủ hàng bán những gì, có thể là những loại trái cây tươi ngon như Bưởi, Dưa hấu, Thanh long, Chôm chôm, xen lẫn những mặt hàng nông sản như Bí đỏ, cải bắp, hành,…do đó mà cách bán hàng nơi đây cũng hơi khác so với các khu chợ trên đất liền mà chúng ta thường gặp. Những người bán hàng không cần phải rao bán mà khách sẽ tự ghé các thuyền và mua sản phẩm. Đi chợ nổi Cái Răng thời gian nào là hợp lí? Chợ nổi Cái Răng họp khá sớm đó nhé ...

Trải qua hơn 400 năm xây dựng, hang đá Long Môn (Trung Quốc) là quần thể di tích nổi tiếng, thu hút du khách trên khắp thế giới tham quan hàng năm. Nằm cách thành phố Lạc Dương 12 km về phía Nam, thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, hang đá Long Môn là một kỳ quan Phật giáo cổ xưa nổi tiếng thế giới.    Ảnh: Stefanos Zachariadis Long Môn thạch động Ảnh: Ancient History Encyclopedia Nếu như Thiếu Lâm Tự điển hình cho kiến trúc chùa chiền Phật giáo Trung Quốc, Long Môn thạch động chính là hình mẫu của các công trình chạm khắc tượng Phật trên vách núi đá. Nằm trong khu vực tự nhiên tuyệt đẹp, hàng nghìn tượng Phật được chạm khắc vào vách đá dài một km dọc theo 2 bờ sông. Địa danh nổi tiếng này cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) khoảng 12 km về phía nam. Ảnh: Ancient History Encyclopedia. Hang đá Long Môn Ảnh: Cocoanext Hang đá Long Môn là kiệt tác chạm khắc tiêu biểu cho thời kỳ phát triển rực rỡ của Phật giáo Trung Quốc cổ đại. Trải qua hơn 400 năm xây dựng, tính đến nay, di tích này đã có hơn 1.500 năm lịch sử. Hang động có hơn 100.000 tượng phật Ảnh: Cocoanext Theo số liệu từ viện nghiên cứu, Long Môn có hơn 100.000 tượng Phật cao từ 2,5 cm đến 17 m, nằm trong 2.345 hang động, hốc đá. Nơi đây còn được gọi là “rừng bia cổ đại” với 2.800 bia đá và chữ khắc. Ngoài ra, hơn 40 ngôi chùa ở Long Môn lưu giữ rất nhiều tài liệu lịch sử về nghệ thuật, âm nhạc, tôn giáo, thư pháp, y học, trang phục và kiến trúc. Phần lớn hang đá Long Môn được xây dựng vào thời nhà Đường (chiếm 60%), 40% còn lại là các hang thuộc nhiều triều đại khác. Hang Tân Dương và hang Cổ Dương Ảnh: Stefanos Zachariadis Hang giữa Tân Dương là tác phẩm tiêu biểu của thời Bắc Ngụy (năm 386 đến năm 512). Hang này được thi công suốt 24 năm mới hoàn thành là hang được chạm khắc trong thời gian lâu nhất, trong hang có 11 pho tượng Phật lớn. Thích ca mâu ni là pho tượng chính trong đó, pho tượng này được tạc hết sức tự nhiên với nét mặt phật vô cùng thanh tú, được coi là kiệt tác nghệ thuật điêu khắc đồ đá của thời Bắc Ngụy. Trước pho tượng phật Thích ca mâu ni có tạc hai con sư tử đực khỏe mạnh. Hai đệ tử đứng và hai Bồ tát ở bên phải và bên trái tượng Phật Thích ca mâu ni cũng có nét mặt được tạc hết sức đôn hậu và thanh tú. Trong hang còn khắc tạc nhiều pho tượng Bồ Tát và tượng các đệ tử đang lắng nghe kinh Phật, trông ...

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก