Tình Yêu

Bạn đang ở giai đoạn nào trong mối quan hệ tình yêu?

Mỗi người chúng ta trải qua trải nghiệm tình yêu theo cách riêng. Có những người chỉ dừng lại ở giai đoạn “crush” đối tượng, một số tiến triển thành mối quan hệ yêu đương và số khác lại có may mắn đạt đến mức cam kết bên nhau trọn đời. Cũng có những người phải trải qua hành trình tình yêu gian truân hơn, trải qua nhiều lần yêu và tan vỡ trước khi tìm được “nửa kia” của mình.

Tuy vậy, theo nhà tâm lý xã hội lâm sàng George Levinger, hầu hết các mối quan hệ lãng mạn đều trải qua 5 giai đoạn chính. Ông đã đặt tên cho chúng bằng 5 ký tự đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Anh: Attraction (Hấp dẫn) – Buildup (Xây dựng) – Continuation (Tiếp diễn) – Deterioration (Thoái trào) – Ending (Chấm dứt).

Giai đoạn 1: Hấp dẫn

Mỗi mối quan hệ bắt đầu bằng sự tiếp xúc giữa hai người. Nếu có mức độ tương thích cao, hai người sẽ cảm thấy hút hồn lẫn nhau. Điều này có thể xuất phát từ sự hấp dẫn về ngoại hình, khi một hoặc cả hai người nhận thấy đặc điểm thể chất của đối phương gây cuốn hút và phù hợp với gu thẩm mỹ của mình. Trong một số trường hợp, cảm giác tình dục có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn này.

Hai người cũng có thể tìm thấy sự tương thích trong tâm lý, nếu có những đặc điểm tính cách hoặc trải nghiệm sống chung. Ví dụ, nếu cả hai người đều đã trải qua mất mát người thân, họ sẽ cảm thông và hút hồn nhau ngay từ lần gặp đầu tiên.

Giai đoạn 2: Xây dựng

Giai đoạn này đòi hỏi sự “tin tưởng” là từ khóa và điều kiện cần để xây dựng mối quan hệ. Hai người trở nên thân thiết hơn, tin tưởng và phụ thuộc vào nhau ở một mức độ nhất định. Họ có thể chia sẻ nhiều thông tin về nhau, bao gồm cả những mối quan hệ khác (gia đình, bạn bè).

Để tiến từ giai đoạn hấp dẫn sang giai đoạn xây dựng, tương thích cần vượt xa ngoại hình và tâm lý. Hai người cần có những điểm chung về sở thích, giá trị cá nhân và mục tiêu sống.

Đây cũng là giai đoạn mà hai người dễ dàng chia sẻ và thể hiện cảm xúc, cũng như xuất hiện những bất đồng nhất định. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn bình thường, quan trọng là cả hai học cách mở lòng, tôn trọng và hiểu nhau.

Giai đoạn 3: Tiếp diễn

Giai đoạn này có thể được mô tả bằng câu “khi hai ta về một nhà”. Sau khi vượt qua những bất đồng trong giai đoạn trước, cặp đôi sẽ cam kết với nhau lâu dài. Điều này có thể bao gồm việc kết hôn, sống chung, sinh con – tất cả là những dấu hiệu cho thấy sự gắn kết và sẵn sàng dành thời gian dài cho nhau.

Ở giai đoạn này, tình cảm giữa hai người có thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên, cũng có thời gian mối quan hệ ổn định mà không có sự thay đổi đáng kể. Điều này có thể dẫn đến sự mất hứng, khiến cặp đôi cảm thấy nhàm chán vì không có điều mới mẻ trong mối quan hệ.

Giai đoạn 4: Thoái trào

Theo thời gian, tình yêu có thể trải qua giai đoạn thoái trào khi mức độ thân mật giữa hai người giảm đi. Điều này có thể xảy ra khi mối quan hệ mất cân bằng, ví dụ như một người đảm nhận toàn bộ trách nhiệm nhà cửa trong khi người kia không chia sẻ gánh nặng. Đôi khi, những vấn đề xuất hiện khi hai người bắt đầu chia sẻ cuộc sống cùng nhau, như việc mua nhà, chi phí nuôi con và quan hệ với gia đình thông gia. Nhiều cặp đôi vẫn còn bên nhau ở giai đoạn này vì cam kết hoặc không muốn bỏ một mối quan hệ mà họ đã đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết.

Ngay cả với những mối quan hệ thành công, cặp đôi cũng có thể trải qua những giai đoạn thoái trào. Tuy nhiên, những vấn đề này thường không quá nghiêm trọng hoặc cặp đôi tìm cách vượt qua chúng để tiếp tục mối quan hệ.

Giai đoạn 5: Chấm dứt

Đây là giai đoạn xảy ra khi hai người không thể vượt qua các vấn đề ở giai đoạn 3 và 4. Chấm dứt không nhất thiết chỉ xảy ra sau những sự kiện tiêu cực, mà có thể xảy ra khi mất đi sự thân mật và đam mê, cũng như khi không thể duy trì cam kết đã kết nối hai người với nhau.

Trong một số trường hợp, cặp đôi chia tay vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát, như sự khác biệt về tôn giáo và luật hôn nhân (nếu hai người đến từ hai quốc gia hoặc tôn giáo khác nhau), hoặc do mang gen bệnh không thể sinh con.

Một lưu ý cuối cùng là mọi mối quan hệ đều đi đến điểm kết thúc. Với những mối quan hệ thành công, sự chấm dứt xảy ra khi một trong hai người qua đời.

Cách để giới hạn sự không hài lòng trong tình yêu

Theo nhà nhân chủng học Helen Fisher, đam mê chỉ “chết” khi mối quan hệ trở nên thiếu sự mới mẻ. Do đó, việc thường xuyên chia sẻ những trải nghiệm mới sẽ giúp cặp đôi giới hạn sự không hài lòng, tránh “chán” nhau. Ví dụ, đi du lịch đến những vùng đất mới hoặc khám phá một sở thích mới có thể tạo ra những cơ hội để cả hai phát hiện những khía cạnh mới về đối tác.

Ngoài ra, các mối quan hệ trong giai đoạn thoái trào vẫn có thể được “cứu vớt” nếu cả hai bên nhận ra tình hình đang diễn ra. Trong trường hợp này, việc thể hiện sự mở lòng với đối tác về nhu cầu và kỳ vọng của mình sẽ giúp khôi phục quan hệ về giai đoạn trước đó. Nói cách khác, nhận biết được sự thoái trào sẽ giúp cặp đôi “bắt đầu lại từ đầu” (hoặc từ giai đoạn xây dựng).

Tình yêu không phải là một đường thẳng, mà phụ thuộc vào các biến đổi xảy ra. Ví dụ, nếu một trong hai người mắc bệnh, người còn lại sẽ sắp xếp công việc để dành thời gian chăm sóc đối tác. Thay đổi này có thể đưa mối quan hệ từ giai đoạn tiếp diễn hoặc thoái trào trở lại giai đoạn xây dựng, bởi vì cả hai đã hiểu về nhau hơn.

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก