Thái Lan

Biểu tượng quốc gia của đất nước Thái Lan

“THONG TRAIRONG” – QUỐC KỲ THÁI LAN

Lá cờ đầu tiên được dùng cho Xiêm (*) là một lá cờ màu đỏ, ban đầu được sử dụng dưới thời vua Narai (1656-1688). Cờ hải quân sau này đã sử dụng biểu tượng khác trên nền đỏ; một chakra trắng (vũ khí của thần Vishnu được sử dụng làm biểu tượng của nhà Chakri), hay một con voi trắng bên trong chakra.

Về mặt chính thức, lá cờ đầu tiên được tạo ra năm 1855 bởi vua Mongkut (Rama IV), với một con voi trắng (biểu tượng hoàng gia) trên một nền đỏ.

Năm 1916, quốc kỳ được đổi thành như thiết kế ngày nay vẫn sử dụng nhưng màu sắc ở giữa cũng đỏ như dải bên ngoài. Lá cờ hiện tại trông giống quốc kỳ Costa Rica, được chọn dùng 11 năm trước khi Thái Lan chọn quốc kỳ. Khác biệt chính nằm ở chỗ màu xanh da trời và màu đỏ được đảo ngược.

(*) Xiêm (tiếng Thái Lan: สยาม; chuyển tự: Siam, IPA: saˈjaːm) là quốc hiệu chính thức của Thái Lan từ thời triều đại Chakri được thành lập năm 1782 cho đến ngày 23 tháng 6 năm 1939. Sau đó, tên gọi Xiêm cũng được sử dụng lại một cách chính thức trong thời kỳ từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949. Tên gọi “Xiêm” bắt nguồn từ tiếng Anh Siam (người Tây phương dùng tên này gọi tên nước Thái Lan từ thời vua thứ IV triều đại Ma-hả Chắc-kri lúc bấy giờ). Tên gọi “Vương Quốc Của Người Thái” (ราชอาณาจักรไทย – Ratcha Anachak Thai) đã thay thế cho tên gọi Xiêm trong thời kỳ 1939-1945 và thời kỳ 1949 đến nay.

thái lan, văn hóa thái lan, biểu tượng quốc gia của đất nước thái lan

Quốc kỳ vương quốc Thái Thái Lan hiện nay đang sử dụng được lựa chọn theo sắc lệnh hoàng gia về cờ tổ quốc Thái Lan từ ngày 28 tháng 9 năm 1917 với tên gọi là “Thong Trairong”, có nghĩa là cờ tam sắc.

Lá cờ này gồm 5 sọc ngang đỏ, trắng, xanh da trời, trắng và đỏ, sọc chính giữa rộng gấp đôi các sọc khác. 5 hình chữ nhật nằm ngang song song màu đỏ, trắng và lam hợp thành. Hai hình chữ nhật trên cùng và dưới cùng có màu đỏ.

Ở giữa là hình chữ nhật màu lam và trên dưới là 2 hình chữ nhật màu trắng. Chiều rộng của hình chữ nhật màu lam bằng chiều rộng của hai hình chữ nhật màu đỏ hoặc chiều rộng của hai hình chữ nhật màu trắng.

Theo ý nghĩa tâm linh học thì ba màu đỏ – trắng – lam đại diện cho dân tộc – tôn giáo – nhà vua, một khẩu hiệu không chính thức của Thái Lan. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết của tôn giáo đó là phật giáo.

Màu lam là đại diện cho nhà Vua, nằm giữa lá cờ, tượng trưng vương thất ở trong nhân dân các dân tộc và tôn giáo thuần khiết. Màu lam ở trung tâm đại diện cho sự uy quyền của hoàng tộc khi mà đứng lên trị vì cai quản đất nước phải là ở trung tâm để tất cả mọi thần dân bên dưới đều có thể thấy được sự uy quyền của dòng dõi hoàng gia.

Thái Lan có hơn 30 dân tộc, trong đó có dân tộc Thái, dân tộc Lào. Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh và tinh thần xả thân của các dân tộc. Sự hy sinh và tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường của những người dân Thái Lan đã cứu sống và đưa Thái Lan phát triển cho đến ngày nay. Để tưởng nhớ công ơn và tinh thần anh dũng kiên cường của các tộc người này mà chính quyền hoàng gia Thái Lan đã lựa chọn màu đỏ cho những tộc người này để đưa vào quốc kỳ Thái Lan.

“GARUDA” – QUỐC HUY THÁI LAN

Quốc huy Thái Lan được gọi là Phra Khrut Pha. Trong đó, Garuda – một con thú trong thần thoại của Hindu và Phật giáo truyền thống được sử dụng chính thức làm quốc huy bởi vua Vajiravudh (Rama VI) từ năm 1911. Ngày nay, Garuda được mô tả trên con dấu, được sử dụng bởi nhà vua Thái Lan và Chính phủ Thái Lan để xác thực các tài liệu chính thức và biểu tượng cá nhân.

thái lan, văn hóa thái lan, biểu tượng quốc gia của đất nước thái lan

Thái Lan nằm ở vùng Đông Nam Á, do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và Trung Quốc cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác. Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập một vương quốc Phật giáo tên Sukhothai (ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer đang tàn lụi. Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về kinh đô Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm. Năm 1782, vua Rama I lên ngôi, mở ra vương triều Chakri và chọn Bangkok (hay “Thành phố của các thiên thần”) làm kinh đô.

Đồ án hình tượng chim thần Garuda (Phra Khrut Pha trong tiếng Thái) dang rộng đôi cánh với hành trình vạn dặm bảo vệ nhân dân, tiêu diệt yêu quái được chọn làm quốc huy chính thức của vương quốc Thái Lan bởi Vua Rama VI kể từ năm 1911. Học thuyết về vương quyền Thái Lan cổ đại đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi những người Ấn Độ, cùng với sự du nhập của Phật giáo Tiểu thừa. Theo đó, mối quan hệ giữa Garuda và thần Vishnu là đặc biệt quan trọng: Nhà vua không khác gì ngoài một “avatar” hay hóa thân của thần, cũng giống như vua Rama của sử thi Ramayana là hiện thân của thần Vishnu (Phra Narai trong tiếng Thái). Do đó, các vị vua Rama tin rằng vương quyền của mình là thần thánh, và tự coi mình là hóa thân của thần Vishnu. Garuda tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng và quyền lực vô hạn của nhà vua trên khắp vương quốc Thái Lan.

“PHLENG CHAT THAI” – QUỐC CA CỦA THÁI LAN

Phleng Chat Thai do Luang Saranupraphan viết lời và nhà soạn nhạc người Nga Peter Feit phổ nhạc. Bài hát được sáng tác trong vài ngày sau cuộc Đảo chính 1932 lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nhà vua Siam. Bài hát ban đầu do Khun Vichitmatra viết lời, và được xướng theo giai điệu gần giống quốc ca Ba Lan. Cùng với sự ra đời của nền dân chủ Thái Lan, bài ca này cũng thay thế bài Hoàng ca Phleng Sansoen Phra Barami làm quốc ca Thái.

thái lan, văn hóa thái lan, biểu tượng quốc gia của đất nước thái lan

Năm 1934, chính phủ Thái Lan tổ chức tuyển chọn sáng tác nhạc và lời cho quốc ca chính thức. Về phần nhạc, có hai bài dự thi được chú ý, bao gồm bản nhạc mang âm hưởng dân tộc của Jangwang Tua Patayakosol và bản nhạc tiết tấu hiện đại của Phra Chenduriyang. Cuối cùng, bản nhạc của Phra Chenduriyang được chọn. Sau khi chọn được nhạc quốc ca, ban giám khảo bắt đầu thi tuyển phần lời. Theo kết quả tuyển chọn, phần lời ban đầu của Khun Vichitmatra đạt giải nhất và được chọn. Phần dự thi của Chan Khamvilai đạt giải nhì, được chọn làm lời hai.

Năm 1939, tên nước được đổi từ Siam sang Thái Lan. Nhà nước lại tổ chức tuyển chọn sáng tác lời mới cho quốc ca. Lần này, phần dự thi của Luang Saranupraphan được chọn. Thủ tướng Phibunsongkhram ban hành đạo luật bắt buộc cử hành quốc ca và hát quốc ca hai lần một ngày trên toàn quốc, lúc 8 giờ và 18 giờ. Ngày nay, các trường học, xí nghiệp, công sở nhà nước cũng tổ chức thượng cờ và hạ cờ hai lần/ngày theo khung thời gian này. Các đài phát thanh, đài truyền hình phát quốc ca theo khung giờ tương tự.

“BỌ CẠP VÀNG” – QUỐC HOA CỦA THÁI LAN

Bọ cạp vàng trong tiếng thái là Ratchaphruek hay được gọi là hoa Muồng hoàng yến. Loài hoa có màu vàng thưởng nở vào những dịp tháng 4 và tháng 11, hoa Bọ cạp vàng được dùng làm quốc hoa của Thái Lan.

thái lan, văn hóa thái lan, biểu tượng quốc gia của đất nước thái lan

Bọ cạp vàng được trồng nhiều các quốc gia Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản, và cũng trồng thành công tại Việt Nam. Nhưng được trồng nhiều nhất tại các đường phố Thái Lan, các khu vườn trong gia đình, riêng ở Thái Lan hoa rất ưa đất hoa nở gần như quanh năm, hoa có màu vàng sặc sỡ, nở theo từng chùm loài hoa được chọn làm quốc hoa của Thái Lan.

Vào những dịp tháng 5 đến tháng 8 hoa được nở nhiều nhất vàng rực cả góc phố, hoa nở từ miền Bắc tới miền Nam của Thái Lan, hoa đường dùng vào những dịp cúng lễ long trọng, làm vòng đeo đón tiếp khách quý từ phương xa tới, sở dĩ hoa Bọ cạp vàng được làm quốc hoa của Thái Lan, theo quan niệm của người Thái hoa Bọ Cạp Vàng màu vàng biểu tượng màu sắc của Phật giáo, màu sắc của hoàng gia hoa tượng trưng cho sự vinh quang và tình đoàn kết.

Đăng bởi: Huệ Lê Thị Kim

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก