Thế Giới

Bộ tộc Zulu ở Nam Phi: Nơi phụ nữ chưa chồng phải 'thả rông', còn đàn ông được lấy nhiều vợ

Phụ nữ thuộc bộ tộc Zulu ở Nam Phi luôn phải “thả rông” nếu chưa kết hôn và được kiểm tra trinh tiết bằng cây sậy; còn đàn ông ở đây lại có thể lấy “năm thê bảy thiếp” như vua chúa ngày xưa.

Nhiều du khách đến Nam Phi đã thốt lên điểm đến này khác xa so với những suy nghĩ hằn sâu trong tiềm thức họ. Hóa ra Nam Phi không phải là bức tranh một màu xám xịt của sự nghèo đói mà là những phục sức rực rỡ. Hoá ra đằng sau vẻ ngoài buồn tẻ ấy lại là một nền văn hóa độc đáo đến lạ kỳ và bộ tộc Zulu, nơi phụ nữ chưa chồng phải 'thả rông' và giữ gìn trinh tiết, còn đàn ông thì được ‘năm thê bảy thiếp’ như vua chúa ngày xưa là ví dụ điển hình.

Khám phá những điều thú vị về bộ tộc Zulu

Bộ tộc Zulu, cộng đồng dân tộc lớn nhất Nam Phi

Bộ tộc Zulu là cộng đồng dân tộc lớn nhất và nổi tiếng nhất Nam Phi. Bộ tộc này hiện có khoảng 11-12 triệu người sinh sống chủ yếu tại tỉnh KwaZulu-Natal, phía Đông nam Nam Phi.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Bộ tộc Zulu là cộng đồng dân tộc lớn nhất và nổi tiếng nhất Nam Phi. Ảnh: Yan

Trong thời hoàng kim, bộ tộc Zulu thậm chí còn thành lập cả Vương quốc Zulu. Hầu hết người dân của bộ tộc này đều theo Kito giáo và có niềm tin mạnh mẽ vào Chúa trời. Theo tiếng địa phương, Zulu còn có nghĩa là “thiên đường”.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Hầu hết người dân của bộ tộc Zulu đều theo Kito giáo. Ảnh: wiki.vn.explorer

Người Zulu thường sống trong những ngôi nhà đơn sơ với phần ngoài được dựng từ lá cỏ, lau sậy còn nền nhà được làm từ hỗn hợp đất sét và phân bò. Cuộc sống của họ vẫn còn rất nguyên thủy, gần như tách biệt với thế giới bên ngoài, tự cung tự cấp, chủ yếu dựa vào trồng trọ và chăn nuôi.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Người Zulu thường sống trong những ngôi nhà đơn sơ với phần ngoài được dựng từ lá cỏ. Ảnh: Pinterest

Đối với người dân thuộc bộ tộc Zulu, đàn gia súc là gia tài quan trọng nhất. Một người đàn ông được coi là giàu có khi sở hữu một đàn gia súc lớn và khỏe mạnh. Đàn ông cũng có thể dùng gia súc của mình để đổi lấy thịt, sữa hoặc cưới vợ.

Phụ nữ Zulu chưa chồng phải ‘thả rông’ và kiểm tra trinh tiết bằng cây sậy

Giống như nhiều dân khác tộc trên thế giới, bộ tộc Zulu vẫn tồn tại chế độ “trọng nam, khinh nữ”. Vì vậy, phụ nữ Zulu không có “tiếng nói”, luôn bị bạo hành và đối xử bất công như người hầu kẻ hạ.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Bộ tộc Zulu vẫn tồn tại chế độ “trọng nam, khinh nữ”. Ảnh: Khoahoc.tv

Chưa hết, phụ nữ ở đây còn phải tuân theo hàng loạt quy tắc ngặt nghèo và hà khắc. Cụ thể, những cô gái chưa chồng ở Zulu không được phép mặc áo. Họ chỉ quấn một tấm vải để che đi phần dưới, đồng thời đeo các trang sức màu sắc sặc sỡ lên cổ, váy và chân tay để làm đẹp.

Ngoài ra, phụ nữ Zulu cũng không được nuôi tóc dài, luôn phải để tóc ngắn. Sau khi kết hôn, họ mới được phép mặc quần áo hoặc trang phục đính cườm để thể hiện sự tôn trọng của mình với gia đình nhà chồng.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Ngoài ra, phụ nữ Zulu cũng không được nuôi tóc dài. Ảnh: Yan

Đặc biệt, nếu muốn kết hôn, họ sẽ phải tỏ tình trước với các hạt màu sắc gửi qua người bạn thân. Mỗi một màu sắc sẽ tượng trưng cho cảm xúc riêng của người gửi. Nếu chấp nhận tình cảm, người đàn ông sẽ làm lại tương tự và hai người trao đổi tin nhắn hạt cho tới lúc kết hôn. Sau đó, hai gia đình gặp nhau để bàn về sính lễ gửi cho nhà gái, như một khoản bồi thường cho việc lấy được cô dâu khỏi nhà mẹ đẻ.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Nếu muốn kết hôn, phụ nữ Zulu sẽ phải tỏ tình trước với các hạt màu sắc. Ảnh: Youtube

Đối với phụ nữ Zulu, trinh tiết là điều quan trọng nhất cuộc đời mình. Nếu một cô gái không giữ gìn trinh tiết sẽ bị đuổi khỏi bộ tộc hoặc thậm chí bị giết chết. Với những cô gái muốn kết hôn, họ đều phải trải qua một cuộc kiểm tra trinh tiết bằng cây sậy.

Mỗi năm, người dân thuộc bộ tộc Zulu đều tổ chức một cuộc kiểm tra trinh tiết cho các cô gái với sự tham gia của hàng nghìn người. Tại đây, các cô gái phải nằm trên một tấm thảm, chân dạng rộng về phía đám đông. Sau đó, sẽ có một người phụ nữ lớn tuổi tới kiểm tra trinh tiết cho họ rồi công bố với mọi người.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Phụ nữ Zulu được kiểm tra trinh tiết bằng cây sậy. Ảnh: Eva.vn

Theo người Zulu, cây sậy tượng trưng cho sự trong trắng của người phụ nữ. Mỗi người sẽ tới dòng sông chọn cho mình một cây sậy chắc khỏe. Sau đó, họ sẽ tới buổi lễ, trút bỏ toàn bộ y phục trên người, cùng nhau nhảy múa. Nếu cây sậy của ai bị gãy chứng tỏ người đó không còn trinh trắng và phải lập tức rời khỏi buổi lễ. Đây cũng là dịp để những người đàn ông tới chọn cho mình một cô vợ thích hợp.

Còn đàn ông Zulu được lấy nhiều vợ và kiểm tra trinh tiết bằng nước tiểu

Bộ tộc Zulu ở Nam Phi theo chế độ đa thê nên đàn ông nơi đây được phép lấy nhiều vợ. Vì gia súc là thứ không thể thiếu trong lễ vật hứa hôn của người Zulu nên chỉ cần hơn chục con gia súc là một người đàn ông có thể cưới vợ. Do đó, càng có nhiều vợ càng chứng tỏ người đàn ông đó giàu có.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Đàn ông Zulu được lấy nhiều vợ. Ảnh: Yan

Cũng giống như phụ nữ, đàn ông Zulu phải tuân theo những luật lệ khắt khe và giữ gìn sự trong trắng trước khi kết hôn. Tuy nhiên, đàn ông sẽ được kiểm tra trinh tiết bằng nước tiểu thay vì dùng cây sậy như phụ nữ.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Buổi kiểm tra trinh tiết của đàn ông Zulu. Ảnh: Kênh 14

Vào ngày kiểm tra, toàn bộ đàn ông trong bộ tộc sẽ tập hợp lại trước sự chứng kiến của dân làng. Sau đó, họ phải lần lượt đi tiểu. Nếu dòng nước tiểu phóng ra cao bằng đỉnh đầu hoặc gần như vậy, chàng trai đó còn trong trắng. Ngược lại, với dòng nước tiểu thấp, họ sẽ bị coi là đã quan hệ trước hôn nhân và phải chịu những hình phạt vô cùng hà khắc của dân làng.

Bộ tộc Zulu, du lịch Nam Phi, bộ tộc Zulu
Đàn ông Zulu kiểm tra trinh tiết thông qua dòng nước tiểu. Ảnh: Pinterest

Trong thực tế, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cây sậy gãy còn hay dòng nước tiểu cao thấp liên quan đến việc còn trinh hay không. Thế nhưng mỗi năm, người dân bộ tộc Zulu ở Nam Phi vẫn tổ chức buổi lễ này như một nghi thức văn hóa lâu đời không thể chối bỏ của dân tộc mình.

Lê Vân
Theo Báo Thể thao Việt Nam

Đăng bởi: Thịnh Phạm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก