Đà Nẵng

Các vi phạm hợp đồng kinh tế thường gặp và cách xử lý

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển không ngừng, cùng với nhiều quy định pháp luật mới được ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung thì việc am hiểu pháp luật kinh tế là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp do chưa hiểu biết rõ hoặc vì một lý do nào đó mà còn vô tình hoặc cố tình vi phạm các điều khoản của hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên, dẫn đến tranh chấp và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng TOPLIST Đà Nẵng tìm hiểu các vi phạm hợp đồng kinh tế thường gặp trong bài viết này.

I. Các vi phạm hợp đồng kinh tế thường gặp

Các mẫu hợp đồng kinh tế phổ biến bao gồm mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa, mẫu hợp đồng dịch vụ, mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh,… Việc vi phạm hợp đồng kinh tế thường xảy ra trong các trường hợp sau đây:

1. Các vi phạm xảy ra khi ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế: 

1.1. Không áp dụng đúng căn cứ pháp luật cho hợp đồng kinh tế

Việc xác định không đúng căn cứ pháp luật sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu hoặc không được pháp luật bảo vệ. Căn cứ pháp luật khi soạn thảo hợp đồng là Bộ luật Dân sự 2015 (Luật cơ bản, luật khung về hợp đồng nói chung); Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

1.2. Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể:

Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng (Ví dụ: Trẻ em tham gia giao dịch dân sự mà không có người giám hộ, người của pháp nhân ký kết hợp đồng kinh tế nhưng không có giấy ủy quyền của người đại diện hợp pháp là người đứng đầu pháp nhân đó…).

1.3. Giao kết hợp đồng kinh tế không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định:

Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.

1.4. Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm:

Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng kinh tế bị vô hiệu.

1.5. Thỏa thuận mức phạt vượt quá quy định đối với loại hợp đồng kinh tế: 

Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh tế, các bên có quyền thỏa thuận mức phạt nhưng cần lưu ý: đối với hợp đồng kinh tế, mức phạt tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301 Luật Thương mại năm 2005), còn đối với hợp đồng xây dựng công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm (Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014).

2. Vi phạm của các chủ thể đối với hợp đồng kinh tế đã giao kết 

các vi phạm hợp đồng kinh tế thường gặp và cách xử lý
Dạng vi phạm hợp đồng kinh tế này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:

– Không chịu thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do cho bên kia (hợp đồng chưa được bên nào thực hiện).

Trường hợp này thường xảy ra do sau khi ký kết hợp đồng thì phát hiện mình bị hớ hoặc rơi vào điều kiện không có khả năng thực hiện hoặc biết rõ là nếu thực hiện thì sẽ bị bất lợi,…

– Không chịu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng. Chẳng hạn như vay tiền, sau khi nhận được tiền vay thì không thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

– Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (mặc dù có thực hiện hợp đồng).

II. Cách xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế 

Khi phát sinh một vụ việc vi phạm hợp đồng kinh tế, sẽ có xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp. Tùy trường hợp, cách xử lý hợp lý nhất sẽ được áp dụng, phù hợp với pháp luật. Tùy vào từng loại hợp đồng, mỗi vi phạm cũng sẽ được xử lý khác nhau. Sau đây là 4 cách xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế phổ biến:

1. Xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế qua thương lượng, hoà giải

Việc thương lượng – hòa giải nhìn chung được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc. Nếu đạt được kết quả sẽ có nhiều lợi ích cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng,… và làm hài lòng các bên tranh chấp.

2. Xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế bằng cách đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng 

Đây là biện pháp nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.

3. Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài kinh tế giải quyết vi phạm hợp đồng kinh tế

Nói chung việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng (dân sự, kinh tế thương mại, lao động) mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài kinh tế (chỉ áp dụng trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình trong thời hạn nhất định.

4. Đề nghị cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự 

Đây không phải là cách xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế vì sử dụng cách này thông thường chỉ xuất phát từ việc bên vi phạm hợp đồng đã chủ động việc vi phạm trước khi ký kết.

III. Kết luận

Trên đây là các vi phạm hợp đồng kinh tế thường gặp và cách xử lý. Soạn thảo hợp đồng kinh tế cần tránh những sơ hở, thiếu sót của hợp đồng để hạn chế tranh chấp xảy ra và xử lý tranh chấp đúng với quy định của pháp luật. Khi có tranh chấp xảy ra, cách xử lý phù hợp nhất sẽ được áp dụng để giải quyết và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.

Nếu muốn tham khảo thêm các bài viết về hợp đồng và nghiệp vụ pháp chế, TOPLIST Đà Nẵng đề xuất bạn xem thêm tại MISA AMIS. Tại website này có rất nhiều bài viết hay đã được biên soạn bởi luật sư Nguyễn Xuân Nhất có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn các loại luật tổng hợp, luật kinh doanh, luật lao động.

Đăng bởi: Thủy Tiên Nguyễn

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Đà Nẵng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก