Phong Thuỷ

Cẩn trọng khi xây nhà trên giếng cũ

Hiện nay đa số người dân ở đô thị đều dùng nước máy, tuy nhiên vẫn còn không ít nơi, kể cả nông thôn, miền núi, lẫn đô thị vẫn còn hình ảnh của “giếng nước”.

Giếng nước thường xuất hiện ở ngoài sân vườn của các gia đình, nhưng trong quá trình đô thị hóa, quy hoạch thay đổi, đất đai khan hiếm, việc chúng ta mua hoặc xây nhà nằm trên miệng giếng cũ vẫn còn tồn tại.

Vậy cần phải xử lí như thế nào, để tránh những điều không may về phong thủy khi xây nhà trên giếng cũ?

Khi giếng nằm trên lô đất xây dựng, mà lô đất có diện tích hạn chế, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, thì việc xây nhà trên giếng là điều khó tránh khỏi. Giếng hiện có 2 loại thường thấy: giếng đào và giếng khoan. Ngày xưa khi công nghệ máy móc chưa phát triển, thì giếng đào thủ công vẫn là chủ yếu. Việc xây nhà trên giếng khoan không mấy lo ngại, vì lỗ giếng khoan không lớn. Nhưng đối với giếng đào thì cần thận trọng, thứ nhất là về kĩ thuật xử lí nền đất để không bị sụt lún, thứ hai là vấn đề phong thủy tâm linh cần được đảm bảo.

Xây nhà trên giếng đào sẽ có những trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: Xây nhà trên giếng đào của gia đình. Tức chúng ta hiểu về nguồn gốc của giếng, biết giếng này có lịch sử như thế nào. Tất nhiên nếu quá trình sử dụng nước giếng của gia đình trước đó, không có chuyện gì bất thường xảy ra, ta hoàn toàn yên tâm đó là giếng lành và có thể đậy giếng lại để mặt bằng sử dụng rộng rãi hơn.

+ Trường hợp 2: Xây nhà trên giếng mà không biết rõ về quá khứ của giếng. Trường hợp này thường gặp khi chúng ta mua nhà cũ. Khi biết nhà có giếng, ta nên khảo sát các nhà bên cạnh để hỏi thăm quá khứ của ngôi nhà này, để biết được người chủ cũ sống trong nhà có yên ổn không, sức khỏe, công việc có gì bất trắc không, hay có câu chuyện gì về tâm linh ở ngôi nhà này không.

Nếu thật sự có những việc không hay xảy ra đối với chủ cũ của ngôi nhà đó, tốt nhất ta không nên mua. Trường hợp đã lỡ mua và cần xây nhà vì nhu cầu ở cấp thiết, thì nên nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia phong thủy để được xử lí đúng cách. Còn nếu khi hỏi thăm, biết giếng đó không có vấn đề gì, thì bạn hoàn toàn có thể xử lí như trường hợp 1.

cẩn trọng khi xây nhà trên giếng cũ

Nên lấp giếng hay chỉ cần đậy miệng giếng?

Tùy vào từng trường hợp của giếng mà đưa ra quyết định phù hợp. Nếu nước trong giếng bẩn mà ta chỉ đậy miệng giếng, thì không thể xử lí triệt để được uế khí từ giếng ảnh hưởng lên trên, lúc này buộc ta phải xử lí lấp giếng. Còn khi giếng vẫn còn sạch sẽ, thậm chí sử dụng nước trong giếng bình thường, thì ta có thể xem giếng như bể chứa nước ngầm, chỉ cần đậy miệng giếng bằng tấm đan bê tông và tận dụng giếng để phục vụ cho sinh hoạt gia đình, tưới tiêu cây xanh, phòng cháy chữa cháy,…

Nếu giếng cần lấp, thì nên theo trình tự như sau:

Bước 1: Chọn người lấp giếng. Tốt nhất, nên được chọn những người có niên mệnh là Lộ Bàng Thổ. Hiện tại có 2 độ tuổi phù hợp đứng ra làm chủ sự được cho việc lấp giếng đó là những người sinh năm 1990 và 1991.

Giả sử không chọn được người tuổi này, ta có thể chọn tạm những người có niên mệnh là Thổ như các tuổi sau: 1960, 1961, 1968, 1669, 1976, 1977, 1998, 1999, 2006, 2007,… Tất nhiên ngoài tuổi tác, còn cần chọn người khỏe mạnh, may mắn, đạo đức,…thì càng tốt.

Bước 2: Chọn ngày lấp giếng. Khi lấp giếng, nên chọn ngày trực “Trừ”. Trực Trừ mang ý nghĩa là trừ đi những điều không không tốt, không phù hợp để thay thế bằng những điều tốt đẹp hơn. Bạn có thể tra nhanh bảng sau, để biết ngày trực Trừ hằng tháng:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Ngày Trực Trừ

Mão

Thìn

Tị

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

Sửu

Dần

Ngoài ra, một số thầy phong thủy còn chọn ngày trực Mãn hoặc trực Phá để khởi sự.

Bước 3: Làm nghi thức xin lấp giếng. Cần làm mâm cúng để cảm tạ các vị thần linh, đã ban cho nguồn nước để gia đình sinh sống trong thời gian qua. Tiếp đến là xin phép các vị để được lấp lại giếng, nhằm phục vụ cho việc xây nhà.

Bước 4: Tiến hành lấp giếng. Đầu tiên, thả 5 loại đá thạch anh, tượng trưng cho 5 ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, xuống giếng. Tiếp đến, ta đổ cát vàng xuống. Lưu ý phải là cát sạch. Tuyệt đối không đổ xà bần, đất bẩn xuống giếng. Cát tối thiểu phải đổ ngập mặt nước, sau đó mới đổ đất vào và nén thật chặt.

Quá trình này cần làm từ từ, để việc lấp giếng không gây xáo trộn đột ngột về phong thủy. Trường hợp đối với giếng khoan, ta chỉ cần bỏ thạch anh xuống giếng và dùng nắp chụp đậy lại.

*Thông tin mang tính chất tham khảo!

Đăng bởi: Vũ Phương Mai

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก