Phái Mạnh

Đàn ông rửa bát

Thật ra việc tranh cãi đàn ông hay đàn bà làm việc nhà cũng giống như so nước mía hay nước cam uống ngon hơn – sự so sánh này vô nghĩa bởi lẽ nó đã sai ngay từ cách đặt vấn đề.

đàn ông, hôn nhân, tình cảm vợ chồng, đàn ông rửa bát

Nhà là nhà của chung nên “việc nhà” là việc của chung. Nhà xây lên thì dễ nhưng duy trì hơi ấm cho ngôi nhà là việc phải làm cả đời, “hơi ấm” tôi nói ở đây khác với bọn ngôn tình sến sẩm hay vẽ trên Facebook, theo quan điểm của tôi “tổ ấm” muốn vững bền phải có kinh tế và thái độ đúng mực với nhau trong từng ngày chung sống.

Vấn đề “kinh tế” ảnh hưởng cỡ nào đối với hôn nhân thì khỏi bàn nữa vì nó rõ như tiên đề nhan sắc thanh tú của tôi vậy – chỉ có thể thừa nhận và không cần chứng minh. Còn bọn vẫn tin rằng hai vợ chồng ốm đói bên nhau, một mái nhà thuê 2 trái tim vàng do thiếu máu, sống ăn bám 2 bên gia đình mà vẫn đến ngày đầu bạc răng long hạnh phúc thì mời qua chỗ khác chơi, tôi không có nhu cầu khai sáng các cháu. “Độc lập”, “tự do” rồi mới tới “hạnh phúc” nghe chưa?

Nhiều tiền có mua được hạnh phúc không? Tất nhiên trực tiếp mua thì không nhưng người có tiền thì tỉ lệ tiếp cận với hạnh phúc nó cao hơn nhiều so với người nghèo. Đến một lứa tuổi nào đó, các cháu ngu ngục đang chìm đắm trong các group ngôn tình, love+… sẽ hiểu rằng không có tiền thì thương cha, thương mẹ, thương vợ, thương con, thương người thân đến bao nhiêu cũng chỉ dừng ở vài giọt lệ đau xót đắng cay mà thôi.

Giờ đến vấn đề “thái độ sống” của vợ – chồng với nhau. Tuỳ từng hoàn cảnh gia đình mà việc kiếm tiền có thể do chồng hoặc vợ chủ công, thậm chí đóng vai trò tuyệt đối. Bọn ngu và ác thường hay rỉ rả điệp khúc “Chồng/vợ mày nó làm ra tiền mà mày ở nhà là nó khinh mày – làm sao mà hạnh phúc được”, thật ra khi trong đầu đã có mầm khinh bạc và phản trắc thì không cần giàu hay nghèo đâu. Mình thích là mình ghét thôi. Còn loại làm ra tiền đến tháng đưa cho đối tác lo việc nội trợ mà vẫn thấy tiếc, thấy bực bội, thấy xem thường người lo hậu phương thì đơn giản là do làm ra chưa đủ nhiều thôi. Lúc này chúng ta lại quay lại mệnh đề 1 bên trên.

Khi chồng làm việc nhà, một số chị em xem như đó là một món quà và cùng chồng chia sẻ, hoặc khi bận quá thì nhờ hẳn chồng phụ giúp việc nội trợ nếu cần và xem như đó là một nhiệm vụ thực sự để duy trì gia đình yên ấm. Thậm chí chồng và vợ minh bạch phân công để không ai cảm thấy mình quá tải… Thấy chồng/vợ hôm đó hơi mệt thì mình xung phong làm hết phần việc của người kia, hoặc khá hơn thì dẹp mẹ hết ra ngoài ăn nhà hàng, gia đình như thế thì sợ gì không êm ấm.

Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy nhiều chị em chụp lén hình chồng mình làm việc nhà rồi khoe trong group nội bộ bạn bè hoặc tệ hơn là post luôn lên Facebook kiểu như đây là chiến công của mình khiến thằng chồng phải ngoan ngoãn lau nhà, chà toalet. Status ai cũng hiểu là đang đùa nhưng quả thật là xem chồng như thằng con lớn tuổi… rồi cả đám thả haha cho nhau. Gì chứ đội nữ quyền mà khen nhau thì con nào cũng tưởng mình là nữ tướng. Lâu dần, xem việc chồng cắm đầu vào bồn cầu cọ rửa là việc tất nhiên nên khi có chút thay đổi là gia đình xào xáo… mầm mống của bất hạnh bắt đầu.

Nói để thấy, rửa vài cái chén, lau sàn nhà hay đi đổ rác là việc rất nhỏ nhưng không phải vì nó nhỏ mà thiếu đi công bằng hay hời hợt với nhau vì mỗi ngày rửa 4 cái chén là việc nhỏ nhưng làm suốt 30 năm thì đó lại là kỳ tích. Người ở nhà phải trân trọng đồng tiền mà người kia vất vả làm ra, người ra ngoài ngoại giao thì phải cố gắng kiếm nhiều tiền hơn để gia đình vận hành êm ái, khi người không làm ra tiền nhưng tiêu tiền không áp lực thì khi đó hạnh phúc mới có cửa tìm về.

Đừng khoe chồng mình “ngoan” khi biết giúp vợ việc nọ, việc kia vì khi ấy mình thành NGU và chồng mình thành NGON trong mắt thiên hạ. Việc nhà là việc nhỏ và đặc biệt là việc riêng – không có gì hay ho để public hết và tốt nhất việc gia đình dù vui quá hay buồn quá cũng đừng dại dột phơi lên màn hình. Sau nút enter là hàng nghìn khuôn mặt giả nhân, giả nghĩa chia vui – chia buồn giả tạo qua từng cảm xúc icon mà thôi.

Chanh chua, đanh đá với thiên hạ nhưng ngoan ngoãn, nhường nhịn với chồng mình – đó mới là người phụ nữ khôn ngoan. Đến tôn trọng người đàn ông của đời mình còn không làm được thì tư cách đéo gì đòi làm chánh cung của họ suốt đời?

Đăng bởi: Trần Hà

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก