Phú Yên Sơn La Tuy Hòa

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Đường Tuy Hòa – Vũng Rô thuộc tỉnh Phú Yên được cho là tuyến đường ven biển đẹp nhất xứ Nẫu, một cách đầu tư để phát triển và thu hút du lịch.

Xứ Nẫu dùng để chỉ vùng Bình Định và Phú Yên. Trong tiếng địa phương của hai tỉnh Nam Trung bộ này, “nẫu” có nghĩa là “người ta”, ví dụ: kệ nẫu (kệ người ta), nẫu nói (người ta nói),…

Từ Khánh Hòa ra Phú Yên theo đường đèo Cả (quốc lộ 1A), khi gần tới chân đèo ở địa phận Phú Yên, đường sẽ chia ra hai hướng. Nếu đi thẳng sẽ là quốc lộ 1A hết đèo, còn rẽ phải sẽ là các thắng cảnh và di tích lịch sử: vịnh Vũng Rô với di tích tàu không số, bãi Môn – hải đăng Mũi Điện (còn gọi là hải đăng Đại Lãnh, nơi trước đây được xem như cực Đông Tổ quốc với tấm bia đánh dấu “điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”, tuy nhiên sau này đã có nhiều bằng chứng địa lý chứng minh Mũi Đôi ở Khánh Hòa mới là cực Đông của Tổ quốc).

Sự kiện Vịnh Vũng Rô nói về việc phát hiện tàu không số (bí mật vận chuyển vũ khí) của Hải quân Nhân dân Việt Nam (HQNDVN) đang dỡ hàng (quân nhu và đạn dược) để hỗ trợ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại vịnh Vũng Rô, tỉnh Phú Yên, lúc đó đang thuộc Việt Nam Cộng hòa (VNCH) vào ngày 16 tháng 2 năm 1965. Sự kiện này đã thúc đẩy Hải quân Mỹ dính líu sâu hơn vào cuộc chiến tại Việt Nam bằng cách đẩy mạnh tấn công miền Bắc.

Cung đường này rất đẹp, uốn cong sát núi, bên vách núi đá hoang sơ, bên biển xanh sóng vỗ. Bạn sẽ được ngắm biển Đại Lãnh, biển Vũng Rô tuyệt đẹp. Ở đây cũng có các dịch vụ ăn hải sản trên bè. Đường thì khá vắng, rộng và tốt, nên đi khỏe! Quan trọng là cung đường này cũng dẫn bạn về trung tâm thành phố Tuy Hòa (ngang qua sân bay).

Nếu có dịp đi xe máy khám phá Phú Yên, đừng bỏ lỡ một cung đường biển đẹp như vậy!

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Cổng chào thôn văn hóa Vũng Rô

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô
Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Vịnh Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, nằm ngay sát rìa dãy núi đèo Cả.

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Vịnh Vũng Rô là ranh giới tự nhiên trên biển giữa Phú Yên với Khánh Hòa.

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Đẹp và vắng cung đường biển Tuy Hòa – Vũng Rô. Từ đây về trung tâm thành phố Tuy Hòa còn khoảng 35 km.

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Biển xanh thanh bình, nhưng mùa này tiết trời âm u, gió lớn và lạnh.

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô
Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Nhà bè trên biển phục vụ các món hải sản

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Một chút khoảnh khắc hoàng hôn hiếm hoi

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô
Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Núi và đá nhìn hoang sơ như ở vùng du mục

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô
Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Bãi Môn và hải đăng Mũi Điện

Trước đây, Mũi Điện (mũi Đại Lãnh) thuộc Phú Yên được coi là điểm cực Đông của Việt Nam. Tuy nhiên, khi Mũi Đôi (Khánh Hòa) được khai phá thì người ta cho rằng cực Đông của Tổ quốc mới thực sự tọa lạc ở đây. Từ đó, đã có rất nhiều tranh luận xoay quanh việc cực Đông Việt Nam nằm ở đâu. Tương tự như trước đây cũng có nhiều ý kiến thắc mắc liệu điểm cực Nam của Tổ quốc có phải nằm ở cột mốc GPS001 với biểu tượng con tàu Đất Mũi thuộc tỉnh Cà Mau, vì đó chưa phải là tọa độ chuẩn. Điểm cực trị tương đối chính xác phải là bờ biển ở phía Nam nằm trong khu du lịch Khai Long. Tuy nhiên, do hai điểm cực này cùng nằm trên lãnh địa của một tỉnh (Cà Mau) nên mọi người vẫn chấp nhận biểu tượng con tàu thiêng liêng là điểm cực Nam của Việt Nam.

Trở lại với vấn đề cực Đông thực sự nằm ở đâu, nếu đến khu vực Mũi Điện của Phú Yên, bạn sẽ nhìn thấy một tấm bảng bằng đá hoa cương khắc ghi dòng chữ “Điểm cực Đông – Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”. Đây là hành động nhằm khẳng định cực Đông của Tổ quốc thuộc mảnh đất Phú Yên. Và không phải ngẫu nhiên mà Phú Yên lại gắn bảng đề như vậy. Căn cứ pháp lý để tỉnh Phú Yên xác định điểm cực Đông là dựa trên một cột mốc bằng xi măng do Tổng cục Địa chính xây dựng. Trên cột mốc, những thông tin về “Mốc tọa độ cơ sở biển” và nội dung có tính chất chuyên môn có nhắc đến hai chữ cực Đông trong đó. Khi xảy ra những ý kiến tranh luận, tỉnh Phú Yên sẽ dựa trên những bằng chứng vật chất được cơ quan có chức năng xác định và công bố để làm cơ sở điều chỉnh.

Tuy nhiên, từ khi Mũi Đôi (Khánh Hòa) được khám phá thì cũng có rất nhiều tư liệu khẳng định đây mới chính là cực Đông thực sự của Việt Nam. Theo các số liệu đo đạc, điểm cực Mũi Đôi sẽ đón ánh bình minh trên đất liền sớm hơn so với Mũi Điện khoảng 4 giây. Do vậy, vào ngày 4/8/2012, một chóp bằng inox đã được gắn tại vị trí Cực Đôi để làm mốc điểm cực.

Cũng theo hồ sơ di tích quốc gia lưu trữ tại Cục Di sản văn hóa thì Mũi Điện thuộc di tích Mũi Đại Lãnh – Bãi Môn (Phú Yên) có tọa độ 109o27’06’’ kinh độ Đông; còn Mũi Đôi thuộc di tích Mũi Đôi – Hòn Đôi (Khánh Hòa) có tọa độ 109o27’55’’ kinh độ Đông. Như vậy, Mũi Đôi nằm cách xa hơn Mũi Điện về hướng Đông nên được xác định là cực Đông của tổ quốc.

Chương trình truyền hình Khám phá Việt Nam sản xuất bởi Đài truyền hình Việt Nam phát sóng vào hồi 17 giờ 10′ ngày 7/1/2017 trên VTV1 cũng đã khẳng định Mũi Đôi chính là cực Đông của Tổ quốc Việt Nam.

Theo tài liệu ghi trong sách giáo khoa Địa lý lớp 12 – Nhà xuất bản giáo dục (Tái bản lần thứ 3 năm 2011) có ghi “Cực Đông tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”.

Còn trên website chính thức của Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng giới thiệu về vị trí địa lý của tỉnh rằng “Phía đông giáp biển Đông, điểm cực đông: 109 độ 27’55” kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Mặc dù chưa có văn bản chính thức nào xác định tọa độ cực Đông Việt Nam ở đâu, nhưng nhiều tài liệu đã ngầm khẳng định cột mốc thiêng liêng này thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Như vậy, có thể hiểu cực Đông của Việt Nam nằm ở Mũi Đôi thuộc làng chài Đầm Môn (vịnh Vân Phong), xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Thông tin thêm về các cực còn lại của Việt Nam: điểm cực Bắc xa xôi nằm ở cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), điểm cực Tây với cột mốc biên giới hình tam giác ở vùng cao huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).

Du lịch bụi Phú Yên: dạo một vòng cung đường ven biển Tuy Hòa – Vũng Rô

Vừa đi qua sân bay Tuy Hòa là cổng chào thành phố. Từ đây về trung tâm còn tầm 8 km.

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Đăng bởi: Lý Lý

YOLO! Khám phá các huyện ở Phú Yên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก