Châu Âu Visa

Không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch Châu Âu tự túc chuẩn từ A- Z

Đầu tháng 9 vừa rồi Na có xin visa Schengen từ Đại Sứ Quán Hà Lan để đi du lịch trong khoảng 2 tuần cho 3 người: Na và 2 bác bố mẹ của bạn. Dù đã chuẩn bị giấy tờ đầy đủ theo quy trình nhưng rất tiếc Na không nhận được visa. Na viết bài viết này để chia sẻ kinh nghiệm (xin visa lần 1 và claim visa lần 2) cũng như các lưu ý khi chuẩn bị giấy tờ cần thiết. Hi vọng sẽ giúp các bạn tránh được rủi ro bị từ chối như Na.

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

Trước hết nói về lí do Na bị từ chối visa đã nhé: 

+ Lí do bị từ chối visa lần 1: 

– Không có booking Khách sạn. Thực tế là Na có book khách sạn, tuy nhiên bị cancel do không charge được thẻ và rất đen là Na không nhận ra. 

– Không chứng minh sẽ quay về Việt Nam. Về phía Na thì có hợp đồng lao động, tuy nhiên 2 bác đã về hưu nên không có giấy tờ này. Có thể thay thế bằng sổ đỏ, giấy tờ nhà đất liên quan nha. 

+ Lí do bị từ chối visa lần 2: Không chứng minh được sẽ quay về Việt Nam. Lần này do vẫn không có sổ đỏ nên visa tiếp tục bị từ chối. 

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

1. Thông tin chung về việc xin visa Schengen

Visa Schengen cho phép bạn du lịch 26 trước và 1 số vùng lãnh thổ. Nếu bạn muốn xin visa Schengen thì phải sẽ phải nộp qua Agency thay vì nộp trực tiếp tại Đại Sứ Quán như các năm trước. Dù sẽ phải đóng thêm phí Agency nhưng bù lại bạn có thể nộp hồ sơ ở Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh tuỳ chọn (hồi trước thì hộ khẩu ở đâu phải nộp ở Đại Sứ Quán đó, khá mệt mỏi đi lại, nhất là với ai nhà Hà Nội nhưng làm ở Sài Gòn như Na. 

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

@nguồn internet

Hiện tại có 3 Agency lớn được các Đại Sứ Quán tin tưởng cho bao thầu toàn bộ dịch vụ này.

+ VFS: là trung tâm được uỷ quyền tiếp nhận hồ sơ xin visa của khá nhiều nước trong và ngoài Schengen: Anh, Áo, Bỉ, Canada, Croatia, Đan Mạch, Faroe Islands, Greenland, Iceland, Hà Lan, Lithuania, Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan, Ý, Úc

+ TLS: là trung tâm được uỷ quyền tiếp nhận hồ sơ xin visa của Pháp và Thuỵ Sĩ tại Việt Nam. TLS có cách dịch vụ tư vấn, tiếp nhận, thu phí (bao gồm phí xin visa và phí dịch vụ cho riêng TLS) và trả kết quả. Pháp là đại diện nhận hồ sơ visa cảu Malta và Estonia nên nếu muốn xin visa 2 nước này bạn cũng có thể nộp hồ sơ tại TLS/ĐSQ Pháp. 

+ BLS: là trung tâm tiếp nhận thị thực Tây Ban Nha ngắn hạn, max là 90 ngày. Nếu muốn apply thời gian lưu trú lâu hơn bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Lãnh Sự Quán và Đại Sứ Quán.

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

@nguồn internet

2. Giấy tờ cần chuẩn bị để xin visa Schengen 

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

Nhìn chung giấy tờ xin visa tại các nước Schengen khá giống nhau nên nếu bạn muốn xin visa nước khác ngoài Hà Lan cũng có thể tham khảo bài viết này. Các giấy tờ chuẩn bị để xin visa Hà Lan theo diện DU LỊCH TỰ TÚC bao gồm: 

+ SỔ TIẾT KIỆM: Được gửi ít nhất 20 ngày trước ngày nộp hồ sơ với trị giá khoảng 200tr để đảm bảo bạn không sống vật vờ trong suốt quá trình đi du lịch. Nếu bạn cẩn thận hơn nữa thì nên có sổ tiết kiệm gửi khoảng 3 tháng. 

+ SỔ ĐỎ: Đặc biệt quan trọng nếu bạn đi du lịch với người lớn tuổi vì sổ đỏ sẽ chứng minh sự ràng buộc của bạn với nước sở tại (là Việt Nam đó ạ) và sẽ quay lại Việt Nam.Giấy tờ này Na và 2 bác không có. 

+ SAO KÊ NGÂN HÀNG

+ SAO KÊ SỐ DƯ THẺ TÍN DỤNG

+ CHỨNG MINH ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM: Giấy tờ này quan trọng với ai làm Freelancer nha. 

+ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

+ ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP: Thời gian nghỉ phép từ ngày bạn nhập cảnh tới ngày xuất cảnh khỏi Schengen được kí và xác nhận bởi công ty.

+ SAO KÊ BẢNG LƯƠNG 3 THÁNG GẦN NHẤT: Bạn có thể nhờ HR công ty in sao kê lương 3 tháng (có kèm chữ kí và đóng dấu) hoặc ra ngân hàng nhờ in sao kê.

+ VÉ MÁY BAY: Việc book vé máy bay với giá trị cao sẽ hơi rủi ro vì vậy Na book theo dạng trả sau, vé được giữ từ 2-5 ngày tuỳ vào thời gian bạn bay (thời gian bay càng cách xa thời gian book thì càng giữ được vé lâu). Vì http://gody.vncó phòng vé máy bay nên Na nhờ các bạn book vé luôn theo hình thức này. Phí book vé sẽ tuỳ vào loại vé và giá trị vé của bạn nhé, thông thường khoảng 2% – 5% giá vé. 

+ LỊCH TRÌNH DU LỊCH: Lịch trình du lịch bạn đi đâu làm gì trong suốt thời gian ở tại Schengen. Nếu cẩn thận hơn bạn có thể thêm chi phí cho từng ngày. Mình có để lịch trình của mình ở bên dưới cho các bạn tham khảo nhé. 

+ BOOKING KHÁCH SẠN: Na book phòng trên booking.com vì có thể cancel free nếu không tới, việc thanh toán cũng có thể trả sau. Hãy chắc chắn booking của bạn valid.

+ BẢO HIỂM DU LỊCH: Bạn cần mua bảo hiểm cho suốt thời gian đi du lịch tại Schengen nhé. Tuỳ vào thời gian bạn đi du lịch thì có thể mua hạn mức phù hợp. Mức tối thiểu mua bảo hiểm là 30,000 euro. Na mua bảo hiểm của PacificCross.com thông qua dịch vụ của gody.vn cho 2 tuần tại Schengen với giá khoảng 500k. Nếu không đậu visa sẽ được trả lại tiền. 

Note: Điều quan trọng là thông tin của vé máy bay, lịch trình du lịch, bảo hiểm du lịch và khách sạn phải trùng khớp hoàn toàn. Lần 1 mình bị trượt visa do bị cancel booking mà không hề biết.

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

+ CHECKLIST LOẠI GIẤY TỜ: Bạn download tại đây: http://www.vfsglobal.com/netherlands/vietnam/pdf/Tourist.pdf

+ GIẤY HẸN NỘP HỒ SƠ: Na lên website của VFS để đặt lịch hẹn 

+ ĐƠN XIN VISA: Bạn download tại đây: http://www.vfsglobal.com/netherlands/vietnam/pdf/Netherlands-New-Forms.pdf

+ THƯ GIẢI THÍCH LÍ DO XIN VISA: Lần thứ 1 nộp visa Na không viết thư giải thích lí do đi và mối quan hệ giữa Na và 2 bác nên đây cũng là 1 phần khiến Na bị từ chối. Lần thứ 2 đã bổ sung, tuy nhiên không có sổ đỏ nên Na bị trượt visa.

+ ẢNH: 1 ảnh 3.5 x 4.5, phông trắng 

+ HỘ CHIẾU: Còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày xuất cảnh khỏi Schengen 

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

@nguồn internet

3. Quá trình xin visa tại Đại Sứ Quán Hà Lan 

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

Website: http://www.vfsglobal.com/netherlands/vietnam/index.html

Bước 1: Tìm website VFS Hà Lan, download form ĐƠN XIN VISA + CHECKLIST (điền như ảnh đính kèm)

Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ

Bước 3: In tất cả các giấy tờ như trong MỤC 2 

Bước 4: Tới Đại Sứ Quán đúng như lịch hẹn để lăn vân tay 

4. Hướng dẫn điền form ĐƠN XIN VISA

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

@nguồn internet

1. Surname (Family Name): Họ

2. Surname at birth: Họ 

3. First name(s) given name(s): Tên đệm + tên riêng 

4. Date of Birth: Ngày / tháng / năm sinh

5. Place of birth: Nơi sinh của bạn theo Hộ chiếu hoặc Hộ khẩu 

6. Country of Birth: VIET NAM (nếu bạn sinh ở nước khác thì bạn điền nước đó vào)

7. Current Nationality: VIET NAM

8. Sex: Chọn Male nếu là Nam, Female nếu là Nữ

9. Marial Status: Tình trạng hôn nhân hiện tại của bạn+ Single : Đơn thân+ Married: Đã có gia đình+ Separated: Ly thân+ Divorced: Ly dị+ Widow(er): Goá phụ

+ Other: Khác

10. In the case of minors: Nếu bạn có bé đi cùng thì điền thông tin Tên – Địa chỉ – Quốc tích cha mẹ/người giám hộ

11. National Identity Number: Số CMTND

12. Travel Document Type: Loại hộ chiếu+ Ordinary Passport: Hộ chiếu phổ thông -> Thường chọn phương án này + Diplomatic Passport: Hộ chiếu ngoại giao+ Service Passport: Hộ chiếu công vụ+ Official Passport: Hộ chiếu chính phủ+ Special Passport: Hộ chiếu đặc biệt

+ Other travel document: Loại hộ chiếu khác

13. Number of travel document: Số hộ chiếu

14. Date of issue: Ngày cấp hộ chiếu

15. Valid until: Ngày hết hạn hộ chiếu

16. Issue by: Cấp bởi Immigration Management Department -> Bạn điền Immigration Dpt 

17. Applicant’s home adress and email adress: Địa chỉ nhà (ghi rõ phường, xã, quận, huyện, thành phố) và email và SĐT 

18. Residence in a country other than the country of current nationality: Điền vào nếu bạn đang thường trú ở quốc gia khác không phải Việt Nam + No 

+ Yes + Điền thông tin về nước đang thường trú

19. Current occupation: Nghề nghiệp hiện tại

20. Employer and employer’s address and telephone number. For students, name and address of educational establishment: Tên công ty và địa chỉ, điện thoại của công ty, tên Leader/tên và địa chỉ trường học

21. Main purpose of the journey: Mục đích chính của chuyến đi, chọn 1 lựa chọn ở phía dưới + Tourism: Du lịch+ Business: Kinh doanh+ Visiting family and friends: Thăm gia đình và bạn bè+ Cultural: Văn hóa+ Sports: Thể thao+ Official Visit: Chuyến đi thăm chính thức+ Medical reasons: Đi vì mục đích y tế+ Study: Du học+ Transit: Quá cảnh+ Airport transit: Quá cảnh ở sân bay

+ Other: lý do khác, giải thích rõ

22. Member state (s) of destination: Các nước trong Schengen sẽ tới thăm

23. Member state of first entry: Nước đầu tiên nhập cảnh -> Chính là nước bạn sẽ hộp hồ sơ xin visa 

24. Number of entries requested: Số lần bạn muốn nhập cảnh+ Single entry: Nhập cảnh 1 lần+ Two entries: Nhập cảnh 2 lần

+ Multiple entries: Nhập cảnh nhiều lần -> Nên chọn phương án này 

25. Duration of the intended stay or transit. Indicate number of days: Số ngày bạn dự định ở tại Schengen tính từ ngày nhập cảnh tại sân bay tới ngày xuất cảnh tại sân bay

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

@nguồn internet

26. Schengen visas issued during the past three years: Visa có hiệu lực trong vòng 3 năm gần đây của bạn ở khối liên minh Châu Âu+ No 

+ Yes -> Nếu có thì chọn và ghi rõ thông tin thời gian 

27. Fingerprints collected previously for the purpose of applying for a Schengen visa: Dấu vân tay được thu thập trước đây nhằm mục đích xin thị thực Schengen+ No 

+ Yes -> Nếu có thì chọn và ghi rõ thông tin thời gian 

28. Entry permit for the final country of destination, where applicable: Giấy phép nhập cảnh cho nước đích cuối cùng của điểm đến, nếu có

Issued by: Cấp bởi……..Valid from: ngày bắt đầu có hiệu lực……..until: Ngày kết thúc hiệu lực -> Điền trong trường hợp bạn tới 1 nước thứ 3 ngoài khối Schengen và cần visa nhập cảnh 

29. Intended date of arrival in the Schengen area: Ngày dự định đến Schengen

30. Intended date of departure from the Schengen area: Ngày dự định rời khỏi Schengen

31. Surname and firstname of the inviting person (s) in the Member State (s). If not applicable, name of hotel (s) or temporary accommodation (s) in the Member State (s): Họ tên của người mời bạn trong khối Schengen, nếu không có thì điền tên khách sạn thuộc các nước trong khối này.

Tên khách sạn / Tên người bạn – Email – Địa chỉ 

32. Name and address of inviting company/organisation: Tên và địa chỉ của công ty / tổ chức mời bạn+ Telephone and telefax of company/organisation: Điện thoại và fax của công ty / tổ chức đó

+ Surname, first name, address, telephone, telefax, and email address of contact person in company/organisation: Họ, tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email của người liên hệ trong công ty/tổ chức đó

33. Cost of travelling and living during the applicant’s stay is covered: chi phí dự tính cho chuyến đi+ By the applicant himself/herself: Chọn ô này nếu bạn tự đi – Cash: Tiền mặt- Traveller’s Cheque: Séc- Credit card- Prepaid accomodation: Xác nhận đặt phòng khách sạn- Prepaid transport: Xác nhận đặt vé máy bay- Other: Khác+ By a sponsor (host, company, organisation), please specify: Chọn ô này nếu có người/tổ chức bảo lãnh Referred to in field 31 or 32Other (please specify): + Cash: Tiền mặt+ Accommodation provided: Chỗ ở+ All expenses covered during the stay: Chi phí chuyến đi + Prepaid transport: Chi phí đi lại 

+ Other (please specify): Chi phí khác

34. Personal data of the family member who is an EU, EEA or CH citizen: Thông tin họ hànghoặc người thân trong khối EU, EEA, hoặc là CH + Surname: Họ + First name: Tên + Date of birth: Ngày sinh+ Nationality: Quốc tịch

+ Number of travel document or id card: Số hộ chiếu / CMND

35. Family relationship with an EU, EEA or CH: Mối quan hệ của thành viên đó với bạn nếu có+ Spouse: Vợ/chồng+ Child: Con+ Grandchild: Cháu 

+ Dependent ascendant: Người đang sống phụ thuộc vào bạn như cha/mẹ/ông/bà

36. Place and date: Địa điểm, ngày, tháng viết đơn

37. Signature (for minors, signature of parental authority / legal guardian): Chữ ký, trẻ vị thành viên thì bố mẹ / người bảo hộ kí thay. Tương tự ở phần chữ kí cuối cùng.

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

5. Lưu ý khi nộp đơn xin visa tại Đại Sứ Quán Hà Lan 

+ Tất cả giấy tờ photo, công chứng đều để size A4, không đóng ghim

+ Tới đúng giờ trong lịch hẹn

+ Form điền nếu bị sai hoặc gạch xoá thì hãy kí nháy bên cạnh. Các chỗ sai không quá 3 chỗ/trang.

+ Đăng kí nhận sms qua điện thoại để biết hồ sơ của bạn đã tới đâu. Na không biết người khác như thế nào, nhưng riêng Na thì không nhận được tin nhắn nào trong cả 2 lần apply visa. Lí do được đưa ra là hệ thống của VFS bị lỗi. Chán hẳn.

+ Thời gian xin visa tại Hà Lan mình làm khoảng 1 tuần 

+ Nếu bạn bị từ chối visa thì hãy claim lại ngay để Đại Sứ Quán có thể đối chiếu các thông tin của bạn. Bạn cần chuẩn bị giấy tờ và đặt lịch hẹn y như lần 1 để claim visa. Nếu tiếp tục bị từ chối như mình thì hãy chờ thêm 3 tháng hãy xin visa lại nhé. Sau khi bị từ chối mình nhận ra là Đại Sứ Quán Hà Lan làm khá chặt trong việc xin visa dành cho người lớn tuổi đi du lịch nên nếu muốn thì bạn hãy thử xin ở Đại Sứ Quán Pháp xem sao nhé. 

+ Chi phí xin visa: 1,620,000 VND + 720,000 VND phí dịch vụ của VFS -> Bạn cần mang tiền mặt đi để đóng phí.

+ Tất cả các giấy tờ bằng tiếng Việt cần PHOTO + DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG

+ Tất cả các giấy tờ bằng tiếng Anh cần PHOTO

không thể kỹ hơn kinh nghiệm xin visa du lịch châu âu tự túc chuẩn từ a- z

Mong rằng kinh nghiệm của mình đã phần nào giúp được quy trình làm visa của các bạn nhẹ nhàng hơn và chúc các bạn thành công đậu visa hết nha.

Tồng hợp: Rubi Lee

Nguồn: FB Ngoc Anh Nguyen

Đăng bởi: Hằng Đỗ Thị Bích

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก