Bà Rịa Vũng Tàu Vũng Tàu

Kỳ bí với tục chết chung hòm và đạo Ông Trần ở làng Long Sơn, Vũng Tàu

Xã hội hiện đại ngày nay, việc tổ chức tang ma linh đình, xa hoa đã không còn quá xa lạ, chính vì vậy khi nghe đến tục chết chung hòm vẫn còn tồn tại ngay ở làng biển Long Sơn của Vũng Tàu nhiều người không khỏi ngạc nhiên và tò mò.
Làng biển Long Sơn nằm ngay tại chân núi Nứa, thuộc thành phố Vũng Tàu, một trong những thành phố năng động và hiện đại bậc nhất nước. Không chỉ còn lưu giữ phong tục chết chung hòm đầy kỳ bí mà tại làng biển này, người dân vẫn còn gìn giữ những lề thói, nếp sống sinh hoạt cũ của người Nam bộ.   

Tục chết chung hòm đầy kỳ lạ, có một không hai tại làng biển Long Sơn

Làng biển Long Sơn là một làng chài ven biển bình yên như bao nhiêu làng chài khác trên mảnh đất hình chữ S. Tuy nhiên, điều làm nên điểm đặc biệt của làng chài này chính là những tập tục truyền thống kỳ lạ có phần kỳ bí, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến tục chết chung hòm.
 

kỳ bí với tục chết chung hòm và đạo ông trần ở làng long sơn, vũng tàu
Làng biển Long Sơn thanh bình với tục chết chung hòm kỳ lạ   Xem thêm: Văn hóa Việt Nam

Đạo Ông Trần, Nhà Lớn

Tại làng biển Long Sơn, người dân theo đạo Ông Trần và thờ phụng tại Nhà Lớn, đây cũng là niềm tự hào của người dân nơi đây. Ông Trần, tức Ông Nhà Lớn, chính là người đã khai hoang và lập nên làng biển Long Sơn ngày nay. Tên thật của ông là Lê Văn Mưu, sinh 1856, nguyên quán ở Hà Tiên cũ tức Kiên Giang ngày nay.
 

kỳ bí với tục chết chung hòm và đạo ông trần ở làng long sơn, vũng tàu
Lối vào Nhà Lớn, nơi thờ đạo Ông Trần Xưa Ông Trần là nghĩa binh chống Pháp. Tuy nhiên, năm 1900, khi khởi nghĩa bị thất bại và bị lính Pháp truy lùng ráo riết, Ông Trần đã cùng gia đình vượt biển đến chân núi Nứa và lập nên ấp Bà Trao, tức là Long Sơn ngày nay. Chiếc thuyền được Ông Trần dùng để vượt biển hiện vẫn được lưu giữ ngay tại Nhà Lớn với tên gọi là Ghe Sấm. 
 
kỳ bí với tục chết chung hòm và đạo ông trần ở làng long sơn, vũng tàu
Nhà Lớn thờ Ông Trần được người dân Long Sơn tôn kính   Xem thêm: Tour du lịch Vũng Tàu Theo bà Lê Thị Kiềm, là cháu đời thứ 4 của Ông Trần, thì sở dĩ gọi là Ông Trần chứ không gọi theo tên đẻ là do ngày xưa ông thường đi chân trần, để đầu trần và thường xuyên cùng người dân sản xuất lao động, mặc dù rất giàu có. Ngoài ra cái tên Ông Trần còn mang ý nghĩa như anh hùng thời xưa đầu đội trời chân đạp đất. 
 
kỳ bí với tục chết chung hòm và đạo ông trần ở làng long sơn, vũng tàu
Nhà thờ Ông Trần là một điểm đến văn hóa nổi bật tại làng Long Sơn Cụ Võ Văn Chót, một trong những cao niên của làng cho biết, ngày xưa Ông Trần đã khai khẩn đất đai, lập làng lập ấp, và cưu mang những người dân phiêu bạt đến đây, cấp đất, cấp ruộng cho làm ăn. Ông còn bỏ tiền xây trường và rước thầy về dạy học cho dân nên rất được tôn kính.
Chính vì vậy sau khi ông mất đi, người dân nơi đây đã hình thành tín ngưỡng Đạo Trần. Gọi là đạo, nhưng thực chất người ta không mê tín dị đoan, không chuông mõ, kinh kệ, không “li gia cắt ái” mà chỉ là những lời truyền tụng, sống theo đạo lý, lối sống có đạo đức.   

Căn nguyên tục chết chung hòm ở Long Sơn

Tục chết chung hòm bắt nguồn từ chính lời răn dạy của Ông Trần: “Sống đồng tịch đồng sàn, chết đồng quan đồng quách”. Khi nhà có tang ma sẽ được hàng xóm và người dân trong làng giúp đỡ, lo khâm liệm sau đó đi thỉnh chiếc bao quan dùng chung để về mai táng. Người chết được bọc quấn trong 3 lớp, quấn chiếu một cách hết sức cẩn trọng, sau đó đặt vào chiếc hòm dùng chung rồi khiêng ra huyệt để chôn cất. Sau khi thi hài được đưa xuống huyệt và chôn cất xong, người ta sẽ dựng hai tấm lá mô phỏng mái nhà với ý nghĩa người chết cũng vẫn cần có nhà. 
 

kỳ bí với tục chết chung hòm và đạo ông trần ở làng long sơn, vũng tàu
Ông Chót bên chiếc áo quan đặc biệt của người dân làng Long Sơn   Khi đám xác đã xong, người ta sẽ khiêng chiếc bao quan dùng chung về lại Nhà Lớn. Nói về hình dáng chiếc bao quan dùng chung của người dân Long Sơn, ông Chót cho biết, nắp của áo quan được làm bằng lồ ô, mặt ở dưới bằng gỗ, viền cũng làm bằng thân lồ ô. Chiếc áo quan có màu đỏ rực nhưng không phải do người dân sơn màu lên mà do sáp của hàng ngàn chiếc đèn cầy qua không biết bao nhiêu đám xác phủ lên mà thành hình như vậy. Trong ánh nắng, màu đỏ của áo ánh lên rất đẹp. 
 
kỳ bí với tục chết chung hòm và đạo ông trần ở làng long sơn, vũng tàu
Sở dĩ áo quan màu đỏ là do sáp của đèn cầy Ông Trần xưa có dạy “sáng tử chiều táng, chiều tử sáng táng”, nên đám xác ở Long Sơn không diễn ra linh đình hay thời gian kéo dài, tất cả đều diễn ra chóng vánh. Người ta cũng không tổ chức ăn uống mà chỉ làm bữa cơm đạm bạc với tinh thần tiết kiệm, không xa hoa phung phí. Cũng chính vì vậy mà các đám xác ở Long Sơn đều không hề tốn kém hay rình rang như những nơi khác.
Bà Kiềm cho biết: “Ở Long Sơn này, kẻ hèn, người sang, dân nghèo hay người có chức quyền khi chết đi, đều ngang hàng, bình đẳng như nhau”. Tục chết chung hòm của người dân làng biển Long Sơn khá kỳ lạ, tuy nhiên đây là tập tục tốt đẹp và mang đậm tính triết lý, thể hiện lối sống tiết kiệm đáng trân trọng của người dân nơi đây dù xã hội có bao biến thiên, thay đổi.  Lành Trần Theo Báo Du Lịch

Đăng bởi: Khảo Đông

YOLO! Khám phá các huyện ở Bà Rịa Vũng Tàu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก