Cầu Lông

Một Số Lỗi Giao Cầu Lông Chạm Lưới Mà Bạn Cần Phải Tránh

Bài viết được chúng mình – Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 53 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Dù là một môn thể thao tương đối đơn giản nhưng cầu lông vẫn có những quy tắc chơi nhất định. Trong một trận thi đấu cầu lông, việc thực hiện ổn định và chính xác các pha giao cầu hay phát cầu là một lợi thế lớn giúp ta dễ dàng đi tới chiến thắng. Nhưng song song đó vẫn còn nhiều bạn mắc lỗi thường hay giao cầu chạm lưới. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu một số lỗi khi giao cầu lông chạm lưới cho các bạn tham khảo nhé !

1. Giao cầu lông chạm lưới trong cuộc 

Trong bất kì môn thể thao nào cũng vậy không chỉ riêng về cầu lông, việc mình giao cầu chạm lưới hoặc đánh không qua lưới là một chuyện rất bình thường hay thường găp những bạn chơi rèn luyện sức khỏe, chơi phong trào. Sau đây, sẽ nêu một vài tình huống giao cầu lông chạm lưới:

1.1 Kỹ thuật giao cầu 

Kỹ thuật là một phần thiết kế giúp bạn thoát khỏi việc giao cầu lông chạm lưới, bạn cần phải tập luyện, thành thao cho đúng kĩ thuật. Thường lỗi này hay mắc phải những bạn mới chơi cầu, tay cầm vợt và cầm cầu của các bạn không đồng nhất khi giao cầu, sẽ dễ dẫn đánh tình trạng đánh không đủ lực hoặc trật cầu sẽ dễ đến tình trạng khi giao cầu sẽ chạm lưới.

1.2 Đầu vợt không hướng xuống

Đây là một trong những lỗi thường gặp ở người mới tập chơi cầu lông, đặc biệt khi họ thực hiện các cú giao cầu ngắn trái tay.

một số lỗi giao cầu lông chạm lưới mà bạn cần phải tránh

1.3 Đánh trượt cầu

– Đánh trượt có nghĩa bạn là người giao cầu di chuyển vợt nhưng đánh trượt quả cầu không chạm vào mặt lưới vợt hoặc quả cầu trúng vào cạnh vợt thì sẽ khiến đường cầu không thể bay qua phần lưới và rất dễ chạm lưới và còn tính đây là một lỗi.

– Tuy nhiên, nếu  vô tình làm rơi cầu trong lúc chưa di chuyển vợt thì không bị tính là lỗi giao cầu.

1.4 Đánh trượt vào phần đế của quả cầu khi giao

Nhiều người tự hỏi tại sao điều này lại dẫn đến việc giao cầu chạm lưới hoặc bị tính là vi phạm lỗi giao cầu. Việc đánh vào phần lông của quả cầu nếu bạn là người mới chơi thường cầu sẽ không bay đủ lực và đủ độ cong để qua lưới và cầu rất dễ chạm lưới. Còn nếu bạn là người chơi lâu năm sẽ khiến người nhận gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đánh trả.

Vì vậy, Liên đoàn Cầu lông Thế giới đã đưa quy định này vào bộ luật của mình. Bạn chỉ bắt buộc phải đánh vào phần đế của quả cầu khi giao cầu. Ở những lần trả cầu sau, bạn có thể đánh vào lông cầu.

1.5 Cầu mắc vào lưới

Nếu quả cầu mắc kẹt trên đầu hoặc trong lưới sau lượt đánh của bạn thì bạn xem như đã mắc lỗi giao cầu, vì lúc này, cầu không đáp đúng vào khu vực nhận cầu của đối thủ.

2. Các lỗi thường gặp trong khi đánh cầu

2.1 Cầu không qua lưới

Các bạn thường hay mắc lỗi này trong nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt là khi bạn không có khả năng đánh cầu hoặc đánh cầu quá nhẹ không đủ lực để cầu bay sang phần sân đối thủ và rất dễ xảy ra tình huống giao cầu chạm lưới.

2.2 Người chơi chạm vào lưới hoặc cọc lưới

Theo luật, người chơi không được phép chạm vào lưới hoặc cọc lưới bằng vợt, thân người hoặc quần áo. Lỗi này thường xảy ra khi người chơi cố gắng đón cầu gần lưới hoặc cố di chuyển về phía trước khi thực hiện một cú đập cầu. Tuy nhiên, nếu bạn chạm lưới khi lượt cầu đã kết thúc thì không bị tính là vi phạm lỗi này.

một số lỗi giao cầu lông chạm lưới mà bạn cần phải tránh

2.3 Giẫm lên đường biên và vạch kẻ

Dù là người giao hay nhận cầu, bạn đều không được phép giẫm lên các đường biên hoặc vạch kẻ quanh khu vực giao/nhận cầu.

Trong đánh đôi, đồng đội của bạn hoặc đồng đội của đối thủ có thể đứng trên các đường biên này, chỉ cần không che khuất tầm nhìn của người nhận cầu là được.

2.4 Chạm vào cầu khi nó chưa qua lưới

Lỗi này được xem là gây nhiều tranh cãi nhất trong môn cầu lông. Các bạn không được phép đánh cầu khi cầu chưa bây sang phần sân của mình.

Nhưng với các lỗi này thường rất khó với trọng tài vì có những tay vợt thường vung tốc độ ra rất nhanh không để xác định được, đôi khi phải nhờ trợ giúp sự hỗ trợ của các loại máy quay hiện đại, công nghệ cao mới tìm ra được.

2.5 Sai người nhận cầu trong đánh đôi

Trong đánh đôi, chỉ những thành viên đứng ở khu vực chéo với người giao cầu mới có quyền đánh trả cầu. Trong trường hợp thành viên nhận cầu không đón được pha giao cầu, đồng đội của họ cũng không được phép đón cầu thay, nếu không sẽ bị tính là phạm lỗi.

3. Các hình phạt khi phạm lỗi trong cầu lông

Trong mọi bất khi môn thể thao nào cũng vậy đều có những hình phạt khi phạm lỗi trong lúc thi đấu:

– Mọi quyết định xử lí vi phạm đều được trọng tài chính ra quyết định.

– Mức độ phạt sẽ tùy vào quyết định của trọng tài chính cảnh cáo hay xử phạt.

– Khi bạn đã bị cảnh cáo 2 lần từ trọng tài sẽ được tính là một lỗi.

– Nếu phạm lỗi nặng nhiều lần thì trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài cầu lông và có quyền truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.

Ở trên chúng tôi đã chia sẻ giao cầu lông chạm lưới và một số lỗi trong thi đấu cho các bạn tham khảo. Qua những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ có thêm một ít kiến thức để có thể rút kinh nghiệm cho bản thân và cố gắng tập luyện các kỹ thuật thành thạo để giúp bản thân hoàn thiện hơn.

Đăng bởi: Quyên Trương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก