Thái Lan

Một số phong tục, lễ nghi du khách cần biết trước khi du lịch Thái Lan

Thái Lan luôn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới dành cho đủ mọi đối tượng du khách. Nơi đây cũng là một thiên đường nghỉ dưỡng và đặc biệt là dịch vụ du lịch của người Thái luôn rất tuyệt vời. Thế nhưng Thái Lan có nhiều khác biệt về văn hóa, đặc biệt khi so với phương Tây, nhất là các phong tục tập quán và chuẩn mực xã hội.

Phong tục chào hỏi

thái lan, văn hóa thái lan, một số phong tục, lễ nghi du khách cần biết trước khi du lịch thái lan

Thái Lan là một đất nước xinh đẹp có nền văn hóa giàu có với rất nhiều truyền thống lâu đời, thú vị và một xã hội luôn đặt sự tôn trọng Phật giáo lên hàng đầu. Chào, cảm ơn hay tạm biệt ai đó đã đi vào truyền thống Thái với cái gọi là Wai. Đây là một động tác chắp tay lại, giống như khi cầu nguyện, đưa lên ngực hoặc đầu và cúi đầu chào. Phong tục, cử chỉ Wai được áp dụng ở mọi nơi trên Thái Lan và là dấu hiệu bày tỏ lòng kính trọng cũng như chào đón hoặc cảm ơn.

Lòng tôn kính đối với Hoàng gia

Hoàng gia là nền tảng trong văn hóa Thái Lan, những người trong hoàng gia luôn được người dân Thái Lan kính trọng nhất. Sẽ là một sai lần lớn nếu du khách có những nhận xét xấu về đức Vua hay bất kì ai trong hoàng tộc, dù chỉ là đùa. Hình ảnh của nhà Vua được dùng để tô điểm cho rất nhiều nơi. Một trong những phong tục khác của Thái là phải đứng khi hát bài “Hoàng ca” ở các sự kiện thể thao, phim ảnh hay các sự kiện công khai khác. Nếu du khách đến Thái Lan, khi họ hát bài hát “Hoàng ca” du khách nên dừng lại giữ trật tự để tỏ lòng tôn kính.

Dừng lại lúc 8 giờ sáng và 6 giờ chiều

thái lan, văn hóa thái lan, một số phong tục, lễ nghi du khách cần biết trước khi du lịch thái lan

Ở Bangkok, Quốc ca được phát mỗi ngày vào lúc 8 giờ sáng và 6 giờ chiều. Nếu du khách đang ở nơi công cộng vào hai khoảng thời gian này, hãy thể hiện sự tôn trọng bằng cách dừng mọi việc lại và đứng yên cho đến khi bài hát kết thúc. Nếu du khách đang ngồi, hãy đứng dậy khi bài hát vang lên. Đừng trở thành người duy nhất vẫn tiếp tục đi bộ trong khi mọi người Thái khác đứng nghiêm thể hiện sự tôn kính.

Nhà sư ở Thái

Có một số quy tắc khi tiếp xúc với các nhà sư ở Thái Lan. Du khách sẽ rất dễ dàng gặp được những nhà sư ở ngoài đường và họ cũng rất cởi mở. Phụ nữ không bao giờ được chạm vào nhà sư hay áo choàng của họ, ngay cả khi ở bên ngoài chùa. Nếu bị một người phụ nữ chạm vào, nhà sư đó sẽ phải làm lễ tẩy rửa. Nếu phụ nữ muốn đưa cho nhà sư vật gì đó, cách tốt nhất là đặt nó lên sàn nhà hoặc đưa cho nam giới để họ trao tận tay cho nhà sư.

Cẩn thận với cái đầu và chân của mình

Mọi bộ phận trên cơ thể người đều có ý nghĩa riêng trong nền văn hóa Thái. Người Thái rất coi trọng cái đầu, đây là nơi linh thiêng nhất của một người, tùy tiện chạm vào đầu ai đó là sự vô lễ và sỉ nhục to lớn. Chân là nơi “kém giá trị” nhất, và họ coi là bất lịch sự nếu du khachs để chân cao hơn đầu một ai đó, đặc biệt là khi người đó có địa vị xã hội cao hơn. Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng nhiều đến cách người Thái ngồi, chân của họ không bao giờ chĩa vào người đối diện. Chĩa hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều là mất lịch sự.

Một trong những phong tục nhạy cảm khác mà khách du lịch cần phải biết là cởi giày trước khi vào các công trình tôn giáo hay nhà của bất cứ ai. Hay là giẫm chân lên trên đồng bath Thái có hình quốc vương sẽ bị khiển trách tại quốc gia này.

Màu sắc trang phục của người dân Thái Lan trong tuần

Một trong những phong tục rất hay của đất nước Thái Lan, bắt nguồn từ truyền thuyết mỗi ngày trong tuần đều đại diện cho một màu cụ thể bắt. Không phải tất cả đều tuân theo phong tục này nhưng bạn dễ thấy nhiều người mặc màu vàng vào thứ Hai để chào mừng sự ra đời của nhà vua hay màu xanh dương vào thứ Sáu để chào mừng ngày hoàng hậu ra đời.

Chú ý cách ăn mặc

thái lan, văn hóa thái lan, một số phong tục, lễ nghi du khách cần biết trước khi du lịch thái lan

Vì là một đất nước Phật giáo lâu đời nên người Thái hay đánh giá thông qua diện mạo và bề ngoài của con người. Du khách nên ăn mặc gọn gàng để thể hiện lòng kính trọng đối với tôn giáo của họ, việc ăn vận luộm thuộm được xem như không tôn trọng họ và sẽ khiến họ phật ý. Các khu vực tôn giáo rất nhạy cảm về việc ăn mặc. Đến đây du khách phải kín đáo, những người mặc quần ngắn, váy ngắn, áo dây, áo ba lổ có thể bị từ chối vào các đền chùa đến khi nào có sự thay đổi phù hợp.

Kiềm chế cảm xúc

Trong cuộc sống hàng ngày, người dân Thái Lan thường chú ý giữ cho cuộc sống luôn được vui vẻ. Do vậy tại “đất nước của những nụ cười” thể hiện cảm xúc tích cực trong các giao tiếp xã hội cũng rất quan trọng trong văn hóa Thái. Giận dữ là điều không thể tha thứ ở Thái Lan, nếu ai đó bắt đầu nóng giận, họ thường bỏ đi để bình tĩnh lại. Trong phong tục Thái Lan, nếu không cho đối tác thấy được sự nóng tính thay vì sự đàng hoàng có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ và nhận được cái nhìn xa lánh từ các đồng nghiệp.

thái lan, văn hóa thái lan, một số phong tục, lễ nghi du khách cần biết trước khi du lịch thái lan

Vậy nên rèn luyện tính kiên nhẫn là cách tốt nhất áp chế cơn nóng giận. Thậm chí khi thông báo một tin xấu hay rơi vào một tình huống khó khăn, nụ cười vẫn có thể nở trên môi của những người liên quan. Khi gười Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi nhỏ họ sẽ nói “Mai pen rai” (Không có gì đâu mà); khi một người nói “mai pen rai” thì có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, có thể coi là không có va chạm nào và sẽ không làm ai đổi nét mặt cả. Ở Thái Lan, một nụ cười với những người nghèo khó được xem như đang thể hiện sự tử tế với những ai trong cuộc.

Một điều mà du khách cũng cần lưu ý là không nên thể hiện tỉnh cảm quá thân mật trước mặt người khác, như thế là không tôn trọng nền văn hóa tôn kính của đất nước họ. Ở Thái Lan, người ta chỉ thường thấy bạn bè nắm tay nhau, còn các cặp đôi rất ít khi làm thế trừ khi họ đang ở những nơi Tây hóa.

Ăn uống lịch sự

Trong mỗi bữa ăn của người Thái đều có đầy đủ các dụng cụ và có công dụng riêng nhưng bạn nên thử tìm ra cái nào phù hợp với món mình đang ăn. Ví dụ, khi ăn bún có thể dùng đũa và khi ăn cơm có thể dùng muỗn và nĩa. Thức ăn trong nhà hàng thường được phục vụ trong dĩa lớn, từ đây mọi người mới lấy về chén của mình. Họ xem những người lấy nhiều thức ăn và ăn nhanh là những người thô lỗ. Một trong những truyền thống khác của Thái là chừa lại một ít thức ăn trên dĩa ở cuối bữa ăn để nói rằng đã ăn đủ và không cần dọn thêm thức ăn nữa.

Ăn với thìa

thái lan, văn hóa thái lan, một số phong tục, lễ nghi du khách cần biết trước khi du lịch thái lan

Đây là điều du khách phương Tây cần phải làm quen. Dùng trực tiếp dĩa để ăn bị coi là bất lịch sự ở Thái Lan. Du khách nên nhớ luôn luôn phải ăn bằng thìa, dĩa chỉ được sử dụng để đưa thức ăn vào thìa mà thôi. Nếu không muốn nhận những cái ngoái nhìn của người đi đường khi đang ăn thì du khách nên nhớ kỹ điều này.

Mặc cả

Người Việt ta thường có thói quen mặc cả mỗi khi mua hàng hóa gì đó, người Thái cũng có thói quen như vậy. Những nơi có giá niêm yết thường là nhà hàng và siêu thị, nhưng ở những nơi không có nhãn giá, như chợ, hay lúc thuê xe đạp, nên mặc cả để có giá tốt nhất. Cũng nên nhớ rằng, tip không phải là hành động phổ biến, không ai mong chờ điều này cả, vì thế du khách đừng lạm dụng quá khi đi du lịch.

Quà tặng

Khi tặng quà ở Thái Lan, món quà không bao giờ được gói trong giấy màu xanh lá, đen và xanh dương vì những màu này liên quan đến đám tang. Tương tự như vậy, không bao giờ chọn hoa vạn thọ hay cẩm chướng vì hai loại hoa này cũng gợi nhớ đến đám tang. Theo văn hóa Thái, những món quà tốt nhất là chocolate, các loại hoa phù hợp hoặc là trái cây.

Đăng bởi: Phạm Ngọc

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก