Thế Giới

'Mục sở thị' khám phá những thành phố không có trên bản đồ ở Nga

Ở Nga có nhiều thành phố không có trên bản đồ được ít người biết đến, do các quá trình sản xuất vũ khí hạt nhân và mức độ bảo mật của các xí nghiệp quốc phòng tại đây. Tất cả được ẩn giấu sau hàng rào thép gai và các trạm kiểm soát nghiêm ngặt.

Các thành phố “cấm” ở Nga tồn tại từ thời Xô Viết

Không có tên trên bản đồ thường

Theo RBTH, thành phố khép kín là một phần di sản của Liên Xô trong quá khứ, khi Liên Xô tham vọng cạnh tranh với Mỹ về mặt quân sự. Vì thế nhiều thành phố khép kín đã được thành lập, trở thành nơi nghiên cứu, phát triển vũ khí và công nghệ quân sự bí mật.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Nhiều thành phố “cấm” xuất hiện ở Liên Xô (Ảnh: Vtc.vn)

Sự tồn tại của chúng được giữ bí mật không chỉ với người nước ngoài mà ngay cả công dân Liên Xô. Cư dân ở đây làm việc tại các nhà máy bí mật và không ai có thể ra vào mà không có giấy phép đặc biệt. Đổi lại, chính phủ cung cấp cho những người này nhà ở, đảm bảo việc làm, thực phẩm và dịch vụ y tế ưu đãi.

Hiện ở Nga có khoảng 40 thành phố khép kín với 1,5 triệu người đang sống trong bí mật. Một thực tế thú vị là hầu hết các thành phố “cấm” này không được đánh dấu trên bản đồ, mặc dù chúng là nơi sinh sống của hàng nghìn người dân Nga. Đặc điểm của các thành phố này là có hàng rào dây thép gai, đội ngũ lính canh vũ trang, người nước ngoài bị cấm bén mảng đến.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Ở nước Nga có những thành phố khép kín mà không phải ai cũng được phép ra vào (Ảnh: Nguoiduatin)

Tại các thành phố không có trên bản đồ này không có sự xuất hiện của taxi và xe buýt, người dân thì không có kết nối với thế giới bên ngoài. Cho đến ngày nay, gần 30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga vẫn duy trì tình trạng bí mật của các thành phố kín này.

Những thành phố không có trên bản đồ ở Nga khó đến, khó đi

Dĩ nhiên, những thành phố không có trên bản đồ như thế tọa lạc ở các khu vực xa xôi hẻo lánh, không có đường đi chính thức. Các công dân Nga muốn bước vào hoặc ra khỏi những thành phố cấm này phải có loại giấy phép đặc biệt do nhà chức trách cấp.

Norilsk – thành phố khắc nghiệt nhất thế giới

Norilsk là thành phố không có trên bản đồ nằm phía trên vòng Bắc Cực, phía Đông sông Yenisei và phía Nam bán đảo Taymyr, thuộc chủ thể Krasnoyarsk Krai. Nơi đây được coi là thành phố lớn nhất và nổi tiếng nhất được chính quyền Xô Viết “ẩn giấu” trong một thời gian dài.

Nhưng nguyên nhân có lẽ không phải từ yếu tố bên trong, mà là do yếu tố bên ngoài. Bởi, Norilsk chưa có các tuyến đường nhựa và đường sắt dẫn vào thành phố. Và mọi người chỉ có thể ra khỏi Norilsk bằng máy bay hoặc tàu thủy.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Những ống khói cao là hình ảnh quen thuộc ở Norilsk (Ảnh: Vtc.vn)

Norilsk được thành lập vào cuối những năm 1920 khi chính phủ Liên Xô quyết định khai phá và tận dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú trong khu vực và trở thành trung tâm của hệ thống trại cải tạo lao động dưới thời Xô Viết. Trong quá khứ, các tù nhân trong trại cải tạo được điều đến tổ hợp khai thác và luyện kim. Nhiều người trong số họ đã chết vì khí hậu và điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Hiện Norilsk là khu liên hợp khai thác và luyện kim lớn nhất thế giới. Chính vì thế thành phố này cũng là khu vực ô nhiễm nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của dân cư ở đây thấp hơn bất kỳ thành phố nào khác ở Nga khoảng 10 năm.

Hiện nay, Norilsk có dân số thường trú là 175.000. Nếu tính cả dân số tạm trú thì dân số của thành phố đạt 220.000 người. Băng giá, nhiệt độ xuống thấp và những đêm dài không có ánh sáng mặt trời là những gì mà cư dân của thành phố khai thác mỏ phía Bắc vòng Bắc Cực này đang phải trải qua.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Norilsk hiện là trung tâm khai thác công nghiệp của Nga (Ảnh: Nguoiduatin)

Để vào một trong những thành phố cấm khắc nghiệt nhất trên Trái đất này, bất kỳ người nước ngoài nào, kể cả các nhà báo đều phải xin giấy phép trước và cũng không có gì đảm bảo rằng họ sẽ được cấp.

Ozersk – Thành phố 40

Ozersk là thành phố khép kín thuộc vùng Chelyabinsk, miền núi Ural, là nơi sản xuất nguyên tố phóng xạ plutonium chính cho Liên Xô kể từ năm 1947. Khi được xây dựng, Ozersk có tên gọi là Thành phố 40 hay Thành phố Chết, theo một sắc lệnh của Nguyên soái Stalin.

Ozersk là nơi quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô ra đời. Trong suốt nhiều thập niên, thành phố khoảng 100.000 dân này không tồn tại trên bản đồ và danh tính người dân sinh sống ở đây cũng bị xóa khỏi những cuộc điều tra dân số.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Thành phố hạt nhân Ozersk (Ảnh: Wikipedia)

Nhiều khu vực của thành phố không có trên bản đồ này nằm cách thủ đô Matxcơva khoảng 1.600 km, hiện không có cư dân sinh sống và gần đó có một trung tâm chuyên lưu trữ chất thải hạt nhân.

Ozersk nhìn từ bên ngoài khá đẹp: có quảng trường rộng lớn, kiến trúc đặc sắc và có vô số cây xanh mọc trong thành phố. Tuy nhiên bức xạ hạt nhân và hệ thống dây điện ở khắp mọi nơi sẽ khiến nhiều người giật mình với thế giới xung quanh ở Ozersk.

Trong thời kỳ Xô Viết, thành phố này từng trải qua một vụ nổ hạt nhân và một vụ nổ bồn chứa 80 tấn chất thải phóng xạ. Các thảm họa này buộc hàng ngàn cư dân phải sơ tán khỏi thành phố, tuy nhiên nhiều người trong số đó đã thiệt mạng.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Liên Xô đã nghiên cứu và chế tạo quả bom hạt nhân đầu tiên tại Ozersk (Ảnh: Wikipedia)

Sau khi bị nhiễm phóng xạ, Ozersk bị bao vây bởi rất nhiều lính gác cùng một hàng rào kẽm gai. Ngày nay, mọi sự việc xảy ra bên trong và xung quanh thành phố Ozersk đều được xếp vào loại bí mật quân sự.

Thành phố khép kín Zarechny

Zarcheny là một thành phố không có trên bản đồ ở vùng Sverdlovsk, cách Matxcơva khoảng 660 km, có hơn 62.000 cư dân sinh sống bên trong hàng rào thép gai cao ở khu vực này.

Trước đây, Zarechny có tên gọi là Penza-19, là nơi có nhà máy chế tạo một số bộ phận vũ khí hạt nhân. Tại Zarechny có nhiều khu vực cấm, trong đó có các vị trí xung quanh Rosatom, tập đoàn quốc doanh chuyên sản xuất các bộ phận vũ khí hạt nhân của Nga-Xô.

Hầu hết cư dân sống gần nhà máy điện hạt nhân không nhận được nhiều chế độ, nhưng luôn luôn có việc làm, giá cả phải chăng và nhà nước cố gắng triển khai nhiều chương trình xã hội khác nhau.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Zarechny là nơi tập trung các nhà máy chế tạo một số bộ phận vũ khí hạt nhân (Ảnh: Baomoi)

Thành phố khép kín này được đặt biệt danh là “hộp bưu điện”, vì thư cho người dân sẽ phải được gửi đến các hộp bưu điện đặc biệt ở các thị trấn lân cận mà không được gửi trực tiếp.

Khách du lịch Nga muốn đến thành phố này phải được người dân ở đây mời, mà ngay cả như vậy cũng không đảm bảo rằng họ sẽ được phép vào. Hiện nay, cư dân của Zarechny được tự do ra vào, nhưng thành phố vẫn bị bao kín bởi hàng rào thép gai.

Sillamae – nơi chứa đựng những kỷ niệm về quá khứ sung túc

Theo Slate.fr, thành phố không có trên bản đồ Sillamae có một vẻ ngoài yên bình, êm ả giống như bao thành phố bình thường khác với những tháp chuông, nhà thờ, hồ nước…, tuy nhiên với đặc điểm địa lý là giàu đá phiến sét, đây là nơi được lãnh đạo Liên Xô Josept Stalin lựa chọn để triển khai các dự án chế tạo bom hạt nhân bí mật.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Thành phố Sillamae có một vẻ ngoài yên bình (Ảnh: Tripadviser)

Giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, Liên Xô đã bí mật xây dựng thành phố Sillamae trên đống đổ nát của một thị trấn nhỏ trên lãnh thổ nước cộng hòa Estonia, từng là nơi giao tranh ác liệt giữa Hồng quân và quân đội phát xít Đức.

Ban đầu, rất nhiều công nhân và tù nhân được đưa đến đây để phục vụ việc xây dựng nhà máy làm giàu uranium và sản xuất các hoạt chất phóng xạ khác. Sau đó, để đánh lừa các trinh sát cơ của Mỹ và đồng minh, chính quyền Liên Xô tiếp tục di chuyển hàng nghìn người dân cùng các nhà khoa học hạt nhân đến Sillamae để sinh sống.

Cuộc sống của các cư dân Sillamae giai đoạn này được đánh giá rất thoải mái với những chế độ đãi ngộ cao, thực phẩm ngon và phong phú, nền giáo dục tốt. Nhưng đổi lại, sự tự do kết nối với thế giới bên ngoài của họ bị hạn chế tối đa. Rất nhiều binh sĩ tuần tra trên đường phố, các tấm panô, biển báo với hàng chữ “khu vực cấm” xuất hiện khắp nơi. Đồng thời, hồ nước duy nhất ở đây vốn trong xanh cũng bị dựng biển cấm tiếp cận do là nơi thải chất độc phóng xạ.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Sillamae là nơi chế tạo bom hạt nhân bí mật của Liên Xô thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh (Ảnh: Wikipedia)

Các nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật làm việc tại Sillamae cũng không được phép rời thành phố. Những cư dân sống bên ngoài hầu như không có cơ hội được vào thành phố mà không xuất trình được giấy phép của cấp có thẩm quyền.

Đến năm 1957, dân số tại Sillamae đã lên đến 10.000 người, nhưng người dân không được phép tiết lộ tên thành phố, mọi hoạt động thư từ, liên lạc đều được thực hiện dưới tên gọi “Thành phố Leningrad 1 hoặc Narva 1”.

Năm 1991, khi Estonia trở thành một quốc gia độc lập, Sillamae bị đóng cửa. Nhiều kỹ sư và công nhân bị mất việc làm vẫn tỏ ra rất luyến tiếc về một cuộc sống sung túc dưới thời Liên Xô.

Thành phố Zheleznogorsk nội bất xuất ngoại bất nhập

Thành phố Zheleznogorsk ban đầu được gọi là Krasnoyarsk 26 được thành lập vào năm 1950 để sản xuất plutonium cho vũ khí. Ngoài ra, thành phố cũng tiến hành nghiên cứu và phát triển các hệ thống vũ trụ, trong đó có chương trình định vị toàn cầu GLONASS nổi tiếng – một giải pháp thay thế GPS do Mỹ nghiên cứu.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Zheleznogorsk được thành lập để sản xuất plutonium cho vũ khí (Ảnh: Nguoiduatin)

Một số nguồn tin nói rằng thành phố không có trên bản đồ này có các cơ sở hạt nhân giống như trong các bộ phim, được xây dựng bên trong các hang động có những ngọn núi bao quanh, được thiết kế để chống lại một cuộc tấn công hạt nhân. Những thông tin truyền miệng cho biết, những nỗ lực thâm nhập của các cơ quan tình báo nước ngoài vào thành phố không bao giờ thành công.

Thánh địa Sarov

Ở thời kỳ Sa hoàng, Sarov được biết đến như một thánh địa, nơi có một tu viện cổ được xây dựng bên cạnh sông Sarov. Sau cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917, thánh địa Sarov bị tháo dỡ.

Vài năm sau, thành phố không có trên bản đồ ở Nga được chuyển thành một trong những khu vực bí mật và chiến lược quan trọng nhất của toàn Liên bang Xô Viết. Tại đây, nhà khoa học vật lý hạt nhân Igor Kurchatov đã phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô, còn được gọi là RDS-1 hoặc Thiết bị 501.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Sarov được biết đến như một thánh địa ở thời kỳ Sa hoàng (Ảnh: Baomoi)

Vào thời điểm đó, Sarov đã biến mất khỏi tất cả các bản đồ và không ai được phép ra vào thành phố mà không có sự cho phép, trừ những người tham gia dự án bí mật.

Ngày nay Sarov vẫn là một thành phố khép kín, vì viện nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở những thí nghiệm đầu tiên của Liên Xô với vũ khí nguyên tử vẫn còn hoạt động.

Tuy nhiên, giờ đây người ngoài có thể dễ dàng “xâm nhập” thành phố hơn trước. Họ sẽ được yêu cầu nộp hộ chiếu, điện thoại và máy ảnh trước khi vào.

Severomorsk – tiền đồn phòng thủ chiến lược của Nga

Severomorsk là thành phố phía Bắc Vòng Bắc Cực là một căn cứ của Hạm đội Phương Bắc thuộc hải quân Nga và được coi là tiền đồn phòng thủ chiến lược của Nga ở Bắc Cực. Cũng chính từ Severomorsk, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov nổi tiếng đã được điều động tham gia chiến dịch Syria của Nga năm 2017.

thành phố không có trên bản đồ, thành phố cấm, thành phố khép kín, thành phố không có trên bản đồ
Severomorsk được coi là tiền đồn phòng thủ chiến lược của Nga ở Bắc Cực (Ảnh: Baomoi)

Mặc dù căn cứ hải quân đã hoạt động từ những ngày đầu thời kỳ Liên Xô, Severomorsk chỉ nhận được quy chế của một thành phố khép kín vào năm 1996, sau khi Liên bang Xô viết tan rã.

Trong thành phố không có trên bản đồ có đầy đủ các bảo tàng dành riêng cho lịch sử của Hải quân Nga. Nơi đây có khí hậu vô cùng khắc nghiệt và độ ẩm cao, bóng tối kéo dài 24 giờ một ngày từ đầu tháng 12 đến giữa tháng 1. Tuy nhiên, không người nước ngoài nào được phép vào thành phố để tận hưởng những điều kỳ diệu của màn đêm vùng cực tại Severomorsk./.

Nguyễn Ngân

Đăng bởi: Thủy Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก