Thái Lan

Những lễ hội ở Thái Lan mà du khách Việt Nam cần biết

Thái Lan ngày càng thu hút các du khách, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài những ngôi đền độc đáo, bãi biển đẹp, các món ăn hấp dẫn, điều đặc biệt khác là lễ hội ở Thái Lan diễn ra xuyên suốt các thời điểm trong năm. Những lễ hội mang đến cái nhìn thoáng qua về di sản, văn hóa và truyền thống của Thái Lan.

Lễ hội té nước Songkran

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Lễ hội mang lại may mắn đầu năm mới Đây là lễ hội vui nhất và lớn nhất ở Thái Lan. Lễ hội này sẽ được tổ chức rất sôi nổi vào ngày mặt trời thay đổi vị trí trong cung hoàng đạo. Thời điểm này đánh dấu kết thúc những ngày nóng nhất ở Thái Lan và cũng là lúc bắt đầu thời điểm mưa gió.

Lễ hội Songkran biểu tượng cho sự khởi đầu mới và làm trong sạch tâm linh. Những người dân tham gia lễ hội sẽ té nước vào nhau bằng rất nhiều vật dụng khác nhau như súng nước, ống vòi, xô,…

Thời gian: ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/4 theo dương lịch)

Lễ hội ma xó Phi Ta Khon

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Phi Ta Khon là lễ hội truyền thống của người dân xứ Dai San, Loei, luôn là hoạt động thu hút các du khách ngay từ cái tên đầy ấn tượng của nó, ma xói. Lễ hội Phi Ta Khon cũng tương tự như Haloween ở các nước phương Tây, mọi người thường đeo mặt nạ cùng với các loại trang phục ma quỷ và diễu hành trên các khu phố, nhưng với người Thái thì lễ hội này mang một ý nghĩa đặc biệt.

Họ tin rằng luôn tồn tại một thế giới khác song hành với cuộc sống của chúng ta, thế giới của những linh hồn. Khi đi du lịch Thái Lan, nếu bạn muốn tham gia cùng người dân ở nơi đây, đừng quên chuẩn bị cho mình một chiếc mặt nạ độc đáo và hòa mình vào các điệu nhảy độc đáo, không khí sôi nổi ở đây nhé.

Thời gian: cuối tháng 6 hàng năm

Lễ hội Phật giáo Khao Phansa

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Lễ hội Khao Phansa là một lễ hội phật giáo lớn nhằm ăn mừng 3 tháng tịnh tu của các tăng sĩ ở Thái. Lễ Khao Phansa vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm. Mùa An cư sẽ chấm dứt ba tháng sau với kỳ Kathin, là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư.

Theo lịch truyền thống, tết năm mới nhằm ngày 13 tháng 4. Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ, đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái.

Thời gian: tháng 7

Lễ hội tên lửa Bun Bang Fai

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Hoạt động phóng tên lửa tự chế có từ lâu đời, dựa trên quan niệm cho rằng sau khi phóng tên lửa, trời sẽ bắt đầu mưa mang lại nguồn nước tưới tiêu cho cây cối, ruộng lúa. Theo truyền thống, tên lửa làm toàn bằng tre nhưng hiện nay người ta sử dụng nhiều vật liệu khác nhau bao gồm cả ống nhựa và kim loại.

Mỗi đội tham gia mang tên lửa đến từ ngày đầu tiên của lễ hội, đến ngày thứ ba các tên lửa được kéo lên bệ phóng bằng tre để tranh tài. Tên lửa có nhiều kích thước các nhau, nặng từ vài ký đến cả trăm ký. Những cái lớn có thể đạt đến độ cao vài ki-lô-mét và có thể bay xa đến hàng chục ki-lô-mét.

Để đánh giá xem đội nào giành chiến thắng, có một hội đồng chuyên môn chấm điểm dựa vào tiêu chí độ cao, quãng đường di chuyển, đường bay đẹp. Đối với các nhóm thực hiện phóng tên lửa thất bại, hoặc tên lửa rơi ngay sau khi phóng đi, sẽ phải nhảy vào vũng bùn.

Thời gian: tháng 4 – tháng 6

Lễ hội Naga Fireball

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Naga trong quan niệm của người Thái là rắn nước ngọt rất to lớn, mang tinh hóa của trời đất và là nền tảng văn hóa của đất nước Thái Lan. Vào tháng 10 hằng năm thì du khách sẽ được nhìn thấy những quả cầu lửa Naga xuất hiện trên dòng sông Mekong xinh đẹp. Đến đây du khách sẽ thấy một hiện tượng thiên nhiên huyền bí đó là những khối cầu lửa mờ dần và biến mất hoàn hoàn vào trong màn đêm.

Trong một đêm số lượng những quả cầu lửa khoảng từ 200 đến 800 quả trên đoạn sông Mekong dài khoảng 100km nổi giữa đất nước Lào và Thái Lan. Hiện tượng này được diễn ra hằng năm và có rất nhiều giả thiết được đưa ra.

Ngoài ra đến với lễ hội du khách còn được xem các cuộc đua thuyền rồng trên sông Mekong và sông Ping hoặc ngồi nghe những điệu nhạc cổ truyền khi đi du lịch Thái Lan. Đến đây du khách cũng đừng quên thưởng thức những món ăn nổi tiếng tại nơi đây và mua những món quà lưu niệm để mang về cho bạn bè và gia đình.

Thời gian: tháng 9 âm lịch

Lễ hội Lâu đài sáp

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Theo truyền thống vào thời gian này của năm, người dân Sakon Nakhon sẽ đi nhiều vòng quanh các ngôi chùa ở địa phương để cúng dường và tỏ lòng tôn kính với cha ông mình. Lễ hội thường niên này đóng một vai trò quan trọng trong bảo tồn di sản văn hóa cổ xưa của Sakon Nakhon cũng như khuyến khích nghề điêu khắc sáp của các thợ điêu khắc tại đây.

Tại Lễ hội Diễu hành Lâu đài Sáp và Đua thuyền Dài Sakon Nakon thường niên, luôn có một màn trình diễn các bức tượng sáp tinh xảo vào cuối Mùa chay Phật giáo và những bức tượng này sẽ được diễu hành để đám đông chiêm ngưỡng. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội xem các màn trình diễn văn hóa như Muay Thai kiểu xưa, những điệu múa truyền thống như Phu Thai, một màn biểu diễn múa làm dịu lòng người nghe với âm thanh cồng chiêng và những màn biểu diễn văn hóa của các dân tộc ở Sakon Nakhon.

Thời gian: tháng 10

Lễ hội Loy Krathong

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Loy Krathong là lễ hội truyền thống có nguồn gốc lâu đời ở Thái Lan, với mức độ hoành tráng chỉ đứng sau lễ hội Songkran dịp Tết truyền thống. Đây là một trong những lễ hội đẹp nhất, màu sắc nhất và cổ nhất vương quốc Thái Lan, với ý nghĩa sâu sắc và hàm chứa những yếu tố thần thoại.

Lễ hội Loy Krathong là thời điểm người Thái bày tỏ sự tôn kính, biết ơn thần nước Phra Mae Khongkha vì đã cung cấp nguồn nước dồi dào, che chở và ban phước lành cho cuộc sống. Ngoài ra, lễ hội cũng là dịp cầu chúc, ước nguyện có bình an, hạnh phúc lâu bền trong tình cảm lứa đôi.

Lễ hội Loy Krathong diễn ra trong vòng 5 ngày với nhiều hoạt động đặc sắc như thả hoa đăng với nến sáng trên sông, diễu hành có trống chiêng, bắn pháo hoa rực rỡ, tiết mục biểu diễn âm nhạc truyền thống hoặc các màn biểu diễn kể lại lịch sử tại Sukhothai.

Thời gian: đêm rằm (trăng tròn) tháng 12 theo lịch Thái, tức là tháng 11 dương lịch

Lễ hội Hoàng gia

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Người Thái rất coi trọng vua và Hoàng tộc, vì thế thời gian diễn ra lễ hội cũng chính là lúc họ tỏ lòng thành kính của mình với những người có công lao xây dựng đất nước. Vào ngày sinh nhật của vua và hoàng hậu, Thái Lan sẽ khiến bạn phải “xao lòng” bởi cảnh sắc nơi đây, khi tất cả những nơi công cộng đều được trang hoàng một cách rực rỡ và bắn pháo hoa để chúc mừng.

Thời gian là 2 ngày lễ lớn điển hình là ngày sinh nhật Hoàng Hậu (12/08) và ngày sinh nhật nhà Vua (05/12)

Lễ hội thả diều

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Những cánh diều rực rỡ sắc màu đươc thả bay lượn trên trong tháng ba và tháng tư, vào 16 giờ hàng ngày có thể chiêm ngưỡng nhựng cánh diều lớn trên bầu trời với những hình dáng khác nhau. Những người thả diều còn kết hợp với nhau thành các đội để tham gia thi đấu cùng các đội khác.

Ngày hội của những chú diều còn đem đến những giây phút giải trí, thư giãn cực kì hiệu quả sau những căng thẳng, bộn bề của cuộc sống. Đến với lễ hội này, người ta sẽ sống chậm lại, hoàn toàn rũ bỏ hết những muộn phiền, chỉ chăm chú vào chiếc diều phóng khoáng của mình đang vươn mình đón gió, một hình ảnh tượng trưng cho việc vùng khỏi những bó buộc thường nhật.

Thời gian: tháng 3 hàng năm

Lễ hội Lopburi – buffet cho khỉ

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Lễ hội khỉ Lopburi được coi là một trong những lễ hội độc đáo nhất ở Thái Lan. Lễ hội được tổ chức vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 11 hàng năm tại tàn tích của đền thờ Phra Prang Sam Yot, một ngôi đền Hindu của người Khmer ở thị trấn Lopburi vì đây là nơi cư trú của những con khỉ đuôi dài khổng lồ. Đây có lẽ là bữa tiệc hoang dã nhất thế giới, là bữa tiệc cho hơn 3000 con khỉ đuôi dài ăn.

Trong lễ hội này, các đầu bếp địa phương dành nhiều giờ để chuẩn bị thức ăn chay, bao gồm salad, trái cây, gạo trắng và thậm chí cả món tráng miệng truyền thống của Thái Lan làm từ lòng đỏ trứng. Từ năm 1989, lễ hội này thu hút số lượng lớn người dân địa phương cũng như khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến xem như một phần của chuyến đi Thái Lan.

Thời gian: cuối tháng 11 hàng năm

Lễ hội ăn chay

những lễ hội ở thái lan mà du khách việt nam cần biết

Là một trong những lễ hội kỳ lạ nhất ở Thái Lan, Lễ hội chay Phuket là một sự kiện Đạo giáo được tổ chức hàng năm bởi cộng đồng người Trung Quốc ở Thái Lan. Còn được gọi là Lễ hội Cứu Thiên hay Lễ hội Kin Jay, lễ hội chay Phuket kéo dài 9 ngày ở Phuket vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, thu hút số lượng lớn người nước ngoài tới du lịch. Lễ hội này trùng với mùa ăn chay của Đạo giáo, nên các tín đồ sẽ không được ăn thịt và phải mặc đồ trắng vì màu trắng biểu thị cho sự thuần khiết.

Đặc biệt, những người phụ nữ có tang, mang thai hoặc có kinh nguyệt không được tham dự các nghi lễ. Một vài người tham gia lễ hội được chọn sẵn sàng bị đâm dao găm hoặc xiên vào mặt, đi trên than nóng hoặc nằm trên giường có dao để thanh lọc tâm trí và cơ thể. Rất nhiều tiếng pháo nổ, tụng kinh và nhảy múa trên đường làm tăng thêm sự hỗn loạn của sự kiện.

Thời gian: đầu tháng 10 hàng năm

Đăng bởi: Võ Đức Nhẫn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก