Khám Phá Trải Nghiệm

Thiền Viện Huệ Chiếu

Nông Trại Kim Liên, lúc đầu là một mái nhà tranh vách đất đơn sơ, nằm khuất sau đám cỏ lau, sậy. Hằng ngày, các Sư Cô phải ra sức lao động, trồng đậu phộng, đậu nành, khoai lang, bắp… Sau đó trồng thêm dừa, điều…Công việc nông trại quá nặng nhọc vất vã, nông cụ thiếu thốn, khí hậu khá nóng bức… một số Sư Cô chân yếu tay mềm, chịu đựng không nỗi, bỏ về Thành phố dần dần, chỉ còn lại Sư Cô Khiết Minh, Khiết Thiện và vài người.
Năm 1979, Sư Cô Khiết Minh theo tham học với Hòa Thượng Thích Thanh Từ ở Thiền Viện Chơn Không. Sư Cô Khiết Minh cùng một số Ni Cô lao động gian khổ : phát cỏ, chặt lau sậy, phá gò mối, chẻ đá đào đấp những chỗ trũng…

du lịch tâm linh, du lịch vũng tàu, thiền viện huệ chiếu

Cổng vào thiền viện

Năm 1980, Sư Cô Khiết Minh xin phép Bổn Sư hợp thức hóa Nông Trại Kim Liên thành Thiền Viện và xin Hòa Thượng Thanh Từ về giảng dạy.

Hòa Thượng cho đặt tên Thiền Viện Huệ Chiếu, mỗi sáng từ Thiện Viện Chơn Không (Vũng Tàu) về giảng dạy một lần. Sư Cô Khiết Minh cùng khoảng 30 Thiền sinh tiếp tục tu hành theo quy chế Thiền đường của Tổ Bá Trượng : “Một ngày không làm, một ngày không ăn”. Các Thiền sinh vừa lao động tu sửa Thiền Viện, vừa làm rẫy, trồng trọt hoa mầu trong chánh niệm, đêm đêm cố gắng hành thiền.

du lịch tâm linh, du lịch vũng tàu, thiền viện huệ chiếu
Khuôn viên trước phòng chính thiền viện

Các Thiền sinh phải đi bộ khoảng mười cây số, xuống đến Phước Hòa, chặt cây làm cột, chất lên xe, hì hà hì hục đẩy xe về nông trại cũ, để dựng thành “Thiền Viện Huệ Chiếu”. Thiền Viện lúc đó chỉ là một gian nhà dài, với cái sạp dài đóng ván ọp ẹp. Đêm đến, ngủ chung với rắn, rít, bò cạp…
Với sức nữ nhi chân yếu tay mềm, chưa quen lao động, cố gắng ra sức làm lụng vất vã, trong cảnh kinh tế vô cùng khó khăn, ăn cơm độn khoai, có khi chỉ ăn toàn khoai…, thế mà Sư Cô Khiết Minh và Như Đức, Như Thủy, Giải Thiện cùng mấy chục Thiền sinh vẫn trì chí lao động sản xuất trồng khoai, bắp, trồng đậu phộng ép dầu, trồng đậu nành làm tàu hủ đem ra chợ bán… để tự túc lo cho cuộc sống, vừa vẫn cố gắng kiên nhẫn tu tập. Được sự chỉ dạy khuyến khích tinh thần của Hòa Thượng Thanh Từ, các sư cô ở Thiền Viện cố gắng vượt qua khó khăn, kham nhẫn tu hành.

Gian phòng với kiến trúc đơn xơ

Nhưng rồi, năm 1985, sư Bà Bổn Sư viên tịch, Sư Cô Khiết Minh phải về kế thế trụ trì chùa Kim Liên ở TP.HCM. Hòa Thượng Thanh Từ cử sư cô Tuệ Đăng, Như Hiền, Thuần Trí, Hạnh Nhã… lần lượt thay chức trụ trì Thiền Viện Huệ Chiếu. Ni chúng ngày càng tăng, lúc đầu khoảng 30, hiện nay lên đến 80 vị. Năm 1987, các sư cô trụ trì cùng Ni chúng, với sự hỗ trợ của Phật tử, Thiền Viện Huệ Chiếu được xây tường, lợp ngói khang trang như hiện nay. Cổng Thiền Viện xây bằng đá xanh đơn sơ nhưng mỹ thuật.

Bước qua khỏi cổng là khu vườn hoa xinh tươi. Hai bên đường vào Chánh Điện là hai hàng cây Trắc Bá Diệp cắt tỉa gọn đẹp và các loại hoa kiểng đủ màu.

du lịch tâm linh, du lịch vũng tàu, thiền viện huệ chiếu

Bàn thờ với tượng Phật lớn

Chánh Điện là một tòa nhà vuông, xây gạch ngói hai tầng. Nhà Hậu Tổ và Giảng đường phía sau Chánh Điện. Phía sau Nhà Tổ và hai bên Chánh Điện là 3 Ni Đường xây gạch khang trang, giữa phòng là những tủ sách gồm nhiều kinh sách, Thiền sàn sắp xếp ngăn nắp và gọn đẹp.

Thiền Viện có phòng nhà nay với 12 máy may, góp phần quan trọng trong kinh tế cho cuộc sống của Ni chúng. Khu Thiền Thất ở vườn sau Thiền Viện với 10 Thiền Thất nhỏ được xây dựng dưới hàng cây xanh mát, giữa khu vườn yên tịnh, vắng lặng. Thích hợp cho những thiền giả nhập thất.

du lịch tâm linh, du lịch vũng tàu, thiền viện huệ chiếu
Khuôn viên rộng lớn

Thiền Viện Huệ Chiếu xây dựng đơn sơ nhưng cây cảnh xanh tươi, thoáng mát, không khí thanh tịnh, là nơi tu học của hơn 80 Ni chúng được giáo dục chu đáo và nghiêm túc.
Thiền Viện được Hòa Thượng Thích Thanh Từ chứng minh và sự quản lý của các sư cô Hạnh Nhã, Thuần Trí và Như Thành, ngày càng phát triển vững mạnh, góp phần đào tạo Ni chúng cho Thiền Tông và Phật Giáo Việt Nam

Đăng bởi: Tuyền Đỗ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก