Khám Phá

Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức có gì? Cách đi, Điểm khám phá, Lưu ý

Được ví như đoá hoa sen Bát Nhã mọc giữa chốn mây trời sông Lô, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức có điểm gì đặc biệt mà lại nổi tiếng như vậy? Hãy theo chân chúng mình tìm câu trả lời nào!

1. Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức và những điều cần biết

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Cổng vào thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức (Nguồn: Facebook @Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức).

  1. Toạ lạc trên núi Hình Nhân thuộc dãy Sáng Sơn mà trong dân gian thường gọi là đồi Chùa, tiền thân của thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức đã từng là một đại danh lam cổ tự, bao gồm một quần thể kiến trúc to lớn là chùa và tháp, được gọi là chùa Kim Tôn.
  2. Thiền viện được xây dựng lại trên nền móng cũ của chùa Kim Tôn – một ngôi cổ tự đã có tuổi thọ 700 năm.
  3. Có những thời điểm, chùa Kim Tôn đã hoàn toàn biến mất theo sự dịch chuyển của bánh xe thời gian, nhưng vào năm 2009, nền của ngôi chùa cổ đã được khai quật, các nhà khảo cổ tìm thấy được những di vật có niên đại hàng trăm năm tuổi. Dựa trên những mẫu hình của cổ vật cũng như chất liệu, hoạ tiết, hoa văn trang trí còn sót lại trên đó, ngôi chùa cổ được xác định rằng đã được xây dựng từ cuối thời Lý – đầu thời Trần – một giai đoạn phát triển cực thịnh của nền Phật giáo Đại Việt ta.
  4. Thiền viện là sự kế thừa và phát huy những giá trị tinh tuý của đạo Phật nói chung cũng như của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, góp phần lưu giữ và bảo tồn những giá trị lịch sử – văn hoá từ thời nhà Lý, Trần trên miền đất Vĩnh Phúc tươi đẹp.
  5. Địa chỉ: Xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
  6. Giá vé: Miễn phí.

2. Cách di chuyển đến thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức

Để đến thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, các bạn có thể có nhiều sự lựa chọn khác nhau như đi xe khách, đi theo tour du lịch hay đi bằng phương tiện cá nhân. Ở bài viết này, chúng mình chỉ đề cập đến cách di chuyển bằng xe khách và di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

2.1. Di chuyển bằng xe khách

Nếu bạn ngại việc phải ngồi tra maps để tìm đường đi đến thiền viện thì có thể tham khảo một số chuyến xe khách có điểm xuất phát tại Hà Nội dưới đây nhé!

  • Xe khách Quang Thắng: Bến xe Mỹ Đình – Sông Lô (Số điện thoại: 0984610512 – 0357353678; Giá vé: 70.000VNĐ/người/lượt).
  • Xe khách Đăng Khoa: Bến xe Giáp Bát – Sông Lô (Số điện thoại: 0986616821; Giá vé: 80.000VNĐ/người/lượt).
  • Xe khách Lương Khôi: Bến xe Mỹ Đình – Quang Yên – Sông Lô (Số điện thoại: 0833088088; Giá vé: 60.000VNĐ/người/lượt).
  • Xe khách Lương Khôi: Bến xe Yên Nghĩa – Quang Yên – Sông Lô (Số điện thoại: 0833088088; Giá vé: 60.000VNĐ/người/lượt).

Sau khi xuống điểm dừng là Sông Lô, các bạn có thể gọi xe ôm hoặc taxi và di chuyển thêm một quãng đường khoảng 7km nữa là có thể đến thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức.

2.2. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Nếu có điều kiện di chuyển bằng phương tiện cá nhân, thoả mãn thú vui khám phá những cung đường lộng gió, các bạn có thể tham khảo quãng đường với điểm xuất phát là trung tâm thủ đô Hà Nội như sau.

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Quãng đường di chuyển từ trung tâm thủ đô Hà Nội đến thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức.

Đi theo đường Láng, đường Vành đai 2 và Võ Chí Công đến Võ Nguyên Giáp tại Vĩnh Ngọc → Đi dọc theo Võ Nguyên Giáp và ĐCT05 đến Văn Quán. Đi theo lối ra 6 – Văn Quán từ ĐCT05 → Đi tiếp TL305C/ĐT305C đến điểm đến của bạn tại xã Đồng Quế.

3. Những nét hấp dẫn của thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức

Tháng 4/2010, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức chính thức được khởi công xây dựng trên nền móng cũ của chùa cổ Kim Tôn với độ cao hơn 350m so với mực nước biển và tổng diện tích lên tới 15ha. Thiền viện được ba quả núi bao bọc xung quanh, tựa như đoá sen đang bung nở, toả hương thơm ngào ngạt khắp cả một vùng.

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức (Nguồn: Facebook @Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức).

Từ ngôi Chính điện này, du khách đứng từ đây có thể nhìn thẳng ra dòng sông Lô đang lững lờ trôi phía xa xa, thu trọn vào tầm mắt những vẻ đẹp tinh tuý nhất của thiên nhiên nơi đây. Cũng chính bởi lẽ đó mà vị trí của thiền viện được coi là nơi có địa thế đẹp, vừa hay hội tụ đủ linh khí của đất trời.

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Trọn vẹn cảnh sông Lô cùng những dãy núi phía xa (Nguồn: Facebook @Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức).

Thiện viện Trúc Lâm Tuệ Đức toạ lạc trên núi cao, để lên được chốn cửa Phật, du khách khi tới đây phải bước qua một thềm đá với hàng trăm bậc thang. Sau khi vượt qua hàng trăm bậc thang này, cổng Tam quan của thiền viện hiện ra sừng sững, uy nghiêm như một vị thần bảo hộ giữa chốn núi rừng Vĩnh Phúc.

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Cổng Tam Quan cùng những bậc thang đá (Nguồn: Facebook @Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức).

Từ cổng Tam quan lên ngôi Đại Tự Bảo Điện là một khoảng sân rộng rãi đã được lát đá rất khang trang và sạch sẽ, bên trái là lầu Trống và bên phải là lầu Đại Hồng Chuông.

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Khoảng sân được lát đá khang trang (Nguồn: Facebook @Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức).

Toà Đại Hùng Bảo Điện sở hữu diện tích lên tới hơn 700m2 với hai tầng mái dạ cổ lầu. Không gian trong Chính điện vô cùng thoáng đãng. Chính giữa điện có đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni uy nghiêm dưới gốc cây bồ đề. Tượng có chiều cao 2m, tay phải có cầm cành hoa sen, như một lời khẳng định nguồn mạch thiền tông được chân truyền từ Phật Tổ Thích Ca qua những vị tổ sư, thiền sư cho đến tận ngày nay. Đồng thời cũng như là lời nhắc nhở các hành giả hãy sống với chân tâm thanh tịnh vốn có của mình.

Bên phải tượng Phật Thích Ca là tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử, tượng trưng cho cho sự cơ trí, trí tuệ thông thái. Còn ở phía bên trái chính điện là tượng Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi sáu ngà, tượng trưng cho sự từ bi, hiền lương.

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Hình ảnh các vị tăng ni dưới chân tượng Phật (Nguồn: Facebook @Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức).

Cũng tuân theo quy tắc bố trí chùa, thiền viện của Việt Nam là “tiền Phật, hậu Tổ” nên ngay phía sau chính điện của thiền viện chính là Tổ đường. Từ trên cao nhìn xuống, chúng ta có thể thấy cổng Tam quan, Chính điện và Tổ đường của thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức nằm trên một đường thẳng tắp, tựa như một trục tâm linh xuyên suốt giữa vùng núi rừng đại ngàn hoang dã, nhìn thẳng ra phía sông Lô xanh ngắt xa xa.

Bên trong Tổ đường, chính giữa có đặt tôn chí tượng Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma. Phía dưới có đặt tượng của ba vị Trúc Lâm Tam Tổ. đó là vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.

Tổng thể thiền viện được chia thành nhiều hạng mục, với các chức năng khác nhau, bao gồm: Tam quan, Chính điện, Tổ đường, Thiền đường, Tăng đường, Trai đường, Khách đường, Giảng đường, Thư viện và Di hương đường. Tuy khác nhau về chức năng nhưng tất cả các công trình đều được xây dựng, bố trí sao cho hài hoà nhất có thể, với mong muốn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh tuý nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng như cảnh quan, môi trường sinh thái tươi đẹp nơi đây.

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Khoá tu dành cho các bạn nhỏ (Nguồn: Facebook @Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức).

Tại đây vẫn có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu căn bản về đời sống sinh hoạt cho các tăng đoàn xuất gia học hỏi, thực hành và truyền bá lời Phật dạy. Nơi đây cũng rất thích hợp để tổ chức các khoá tu thiền, sinh hoạt Phật giáo cho giới tu sĩ và đại chúng.

4. Ở đâu khi đến thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức

Sau những phút giây thăm thú tại thiền viện, các bạn chắc hẳn sẽ cần tìm một địa điểm dừng chân để nghỉ ngơi. Dưới đây là một số nhà nghỉ và khách sạn lý tưởng ở gần thiện viện Trúc Lâm Tuệ Đức mà chúng mình đã sưu tầm được để các bạn tham khảo, thử “nghía qua” xem sao nhé!

  1. Nhà nghỉ Thành Luân (Địa chỉ: Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 02113890367).
  2. Nhà nghỉ Kim Ngân (Địa chỉ: Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 02113636077).

    Nhà nghỉ Huy Hoàng (Địa chỉ: Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 02113636091).

    Nhà nghỉ Sông Lô (Địa chỉ: Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 02113858036).

    Nhà nghỉ Dương Việt (Địa chỉ: Thôn Gò Dùng, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 0977836084).

    Nhà nghỉ Gia Bảo (Địa chỉ: Xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 0945388611).

    Nhà nghỉ Vạn Thắng (Địa chỉ: Xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 0973795324).

    Nhà nghỉ Đại Lương (Địa chỉ: Xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 0389813238).

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Khuôn viên trang nhã, hiện đại của nhà nghỉ Gia Bảo.

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Sảnh chờ của nhà nghỉ Gia Bảo.

5. Ăn gì khi đến thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức?

Không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với nhiều địa điểm du lịch nức tiếng gần xa, tỉnh Vĩnh Phúc còn sở hữu cho mình rất nhiều những món ngon đặc sắc mà chỉ cần ăn một lần, du khách sẽ nhớ mãi chẳng quên. Những đặc sản đó là gì? Hãy cùng chúng mình điểm qua một lượt nhé!

  • Cá thính Lập Thạch.
  • Dứa Tam Dương.
  • Tép dầu Đầm Vạc.
  • Chè kho Tứ Yên.
  • Tiên tửu Ngọc Hoa.
  • Bánh ngoã Lũng Ngoại.
  • Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường.
  • Bánh gio Tây Đình.
  • Bò tái kiến đốt.
  • Su su Tam Đảo.

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Đặc sản cá thính Lập Thạch (Nguồn: Facebook @Cá thính Lập Thạch).

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Đặc sản su su Tam Đảo (Nguồn: Facebook @Su su Tam Đảo).

thiền viện trúc lâm tuệ đức có gì? cách đi, điểm khám phá, lưu ý

Đặc sản bánh trùng mật mía Vĩnh Tường (Nguồn: Facebook @Vĩnh Phúc).

Bên cạnh những món đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Vĩnh Phúc, chúng mình cũng đã sưu tầm được một vài địa điểm ăn uống để nếu dư dả thời gian, các bạn có thể ghé qua để thưởng thức những món ăn ngon nơi đây.

  1. Nhà hàng Thuỷ Sơn Trang (Địa chỉ: Xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc).
  2. Nhà hàng Huân Tuyên (Địa chỉ: Xã Quảng Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 0985757531).
  3. Nhà hàng Gió Đồng (Địa chỉ: Xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 0971710890).
  4. Quán ăn Hường Tâm (Địa chỉ: Xã Nhân Đạo, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 0962853828).
  5. Nhà hàng Thưởng Phượng (Địa chỉ: Xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; Số điện thoại: 0362877126).

6. Những điều cần lưu ý khi đến thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức

  1. Nên xem trước dự báo thời tiết trước khi đi để không gặp phải những sự cố không đáng có nếu thời tiết không thuận lợi.
  2. Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi ra thiền viện.
  3. Không nên ăn mặc quá phản cảm khi đến thiền viện.
  4. Không nên cười đùa quá to tiếng hoặc nói tục, chửi bậy
  5. Nên tự biết bảo quản đồ đạc cá nhân của bản thân.

Mong rằng tất tần tật những thông tin về cách đi, điểm thăm quan, nơi lưu trú, những món ăn nên thử cùng lưu ý khi đến thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức mà chúng mình cung cấp bên trên sẽ góp một phần nhỏ vào sự thành công cho chuyến du lịch đến chốn tâm linh của các bạn. Nếu còn tò mò gần thủ đô Hà Nội có những địa điểm du lịch nào đáng để trải nghiệm, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết về những điểm đến ấy tại bài viết này nhé!

Chúc các bạn luôn vui và có những chuyến đi bổ ích!

Đăng bởi: Nguyễn Quốc Toàn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก