Đà Lạt Lâm Đồng

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt hướng dẫn thăm quan chi tiết

Kinh nghiệm thăm quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt từ A – Z, đường đi tới Thiền viện thuận tiện nhất, những lưu ý khi thăm quan Thiền viện Trúc Lâm

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là công trình phật giáo đồ sộ, điểm du lịch tâm linh lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Khách du lịch đến thăm Đà Lạt hay các phật tử khi đến đây không quên bày tỏ lòng thành kính của mình. Khác với những điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Thiền viện Trúc Lâm là nơi thanh tịnh nên khách thăm quan phải tuân thủ một số quy tắc. Ở bài viết này happydaytravel.com sẽ chia sẻ lịch trình thăm quan Thiền viện chi tiết nhất.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và lịch sử hình thành

Mục lục bài viết

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5 cây số về phía đèo Prenn. Thiền viện sừng sững trên núi Phụng Hoàng, nhìn xuống phía dưới là hồ Tuyền Lâm phẳng lặng. Công trình phật giáo tầm cỡ của tỉnh Lâm Đồng được hòa thượng Thích Thiên Tứ cho khởi công xây dựng vào năm 1993 và hoàn thành vào năm 1994. Đến nay Thiền viện Trúc Lâm không chỉ là nơi truyền giáo cho các phật tử mà còn trở thành điểm du lịch tâm linh cho du khách trong và ngoài nước. Thiền viện nắm giữ giải thưởng “Điểm du lịch được hài lòng nhất” của báo Sài Gòn tiếp thị trong một khoảng thời gian khá dài.

thiền viện trúc lâm đà lạt hướng dẫn thăm quan chi tiết

Thiền viện Trúc Lâm được thiết kế theo kiến trúc Phật giáo phương Đông với 4 khu vực chính:khu ngoại viện khu tịnh thất hòa thượng – hòa thượng viện trưởng; khu nội viện tăng; nội viện ni.

Ngoài việc truyền giáo thì đúng với tên gọi, Thiền viện Trúc Lâm là nơi nghiên cứu và thực hành về các hoạt động thiền có quy mô nhất nước ta. Tại đây tập trung hàng ngàn tăng ni phật tử đến đây tu Phật và học thiền.

Tìm hiểu các hoạt động thăm quan tại Thiền viện Trúc Lâm

Nhằm phục vụ nhu cầu du lịch tại Đà Lạt, Thiền viện mở cửa thăm quan từ 5 giờ sáng cho đến 9 giờ tối vào tất cả các ngày trong tuần. Đây là điểm du lịch Phật giáo không có mưu cầu sinh lời từ dịch vụ nên bạn được thăm quan miễn phí.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt đón chào du khách cũng như phật tử thăm quan ở hai khu vực chính đó là: Ngoại viện; Nội viện tăng. Có một lưu ý đối với khu Nội viện tăng đó là không được thăm quan trong giờ thiền.

thiền viện trúc lâm đà lạt hướng dẫn thăm quan chi tiết

Ngoài việc ngắm nhìn kiến trúc Phật giáo đồ sộ và độc đáo thì tại Thiền viện có một không gian du lịch bạn không thể bỏ qua đó là vườn hoa tươi đủ sắc màu. Vườn hoa là công sức của cả Hòa thượng và từng tăng ni gieo trồng và chăm sóc tỷ mỉ để có một vườn hoa đẹp trong khuôn viên sắc để ngắm và hương để thưởng thức.

Chỉ đường tới Thiền viện Trúc Lâm

Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 5 cây số và nằm trên đèo Prenn nên không khó để chúng ta tìm đường đi tới Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Bạn có thể chọn phương tiện ô tô hoặc xe máy. Đường đi Đà Lạt cũng khá dễ đi nên bạn mất chưa đầy 20 phút là sẽ tới được Thiền viện cũng như hồ Tuyền Lâm. Bạn nên đi xe máy để tận hưởng cảm giác băng qua những con dốc trên đèo Prenn, cảm nhận không khí se lạnh sảng khoái của tiết trời Đà Lạt.

thiền viện trúc lâm đà lạt hướng dẫn thăm quan chi tiết

Cách thứ hai để xuống Thiền Viện là sử dụng cáp treo. Điểm xuất phát sẽ là đồi Robin, giá vé cáp treo là 50 ngàn/ người cho một chiều đi và vé khứ hồi là 70 ngàn đồng. Đi cáp treo cũng là ý tưởng rất hay để chúng ta ngắm nhìn phong cảnh từ trên cao.

Đến Thiền viện thì ăn gì?

Thăm quan Thiền viện bạn có thể chuẩn bị một chút đồ ăn nhẹ như bánh ngọt, sữa hoặc có thể ghé những quán ăn xung quanh đó. Dưới cổng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và gần hồ Tuyền Lâm có một vài nhà hàng phục vụ ăn uống với giá cả rất phải chăng. Hay bạn có thể nghỉ ngơi hoặc dùng bữa trưa tại nhà hàng cáp treo đối diện cổng Thiền Viện.

Những điểm du lịch lân cận Thiền viện Trúc Lâm

Như đã nói ở trên, nằm yên ả bên cạnh Thiền viện là hồ Tuyền Lâm xinh đẹp. Bạn có thể chọn nơi đây làm nơi nghỉ chân sau khi thăm quan Thiền viện. Hồ Tuyền Lâm nước quanh năm xanh mát, nằm giữa những rừng thông là điểm du lịch lý thú cho những ai thích sự yên tĩnh, trong lành.

Cách Thiền viện Trúc Lâm không xa là thác nước Datanla. Thác nước 4 mùa không cạn của Đà Lạt là điểm du lịch lý thú. Bạn vừa được nhìn ngắm thiên nhiên hùng vỹ vừa được tham gia các trò chơi cảm giác mạnh như trượt máng, trèo thác, vượt thác…

Đi theo đèo Prenn, cách Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt khoảng 5 cây số là hầm đất sét. Tại đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật bằng đất sét độc đáo và to lớn muôn hình muôn vẻ đủ các hình thù.

Một vài lưu ý nhỏ dành cho du khách khi đến với Thiền Viện

Không chỉ đơn thuần là điểm du lịch mà Thiền viện là không gian Phật giáo thanh tịnh nên khi thăm quan chúng ta cần có những cử chỉ và tác phong đúng mực. Đi đứng nhẹ nhàng đoan trang, không nói cười to, không có những hành động thiếu văn minh và vô lễ ở nơi có tăng ni Phật tử. Luôn thể hiện sự tôn trọng đối với chủ trì và các vị Đức Phật.

Nghiêm cấm ăn mặc phản cảm, hở hang ở nơi thờ cúng, khi hành hương bái Phật phải tỏ lòng thành kính. Không đi giày dép, không dùng điện thoại máy ảnh ở chính điện.

Tuân thủ sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên du lịch, không được vào những khu vực cấm khi không có sự cho phép của Thiền viện.

Bậc thang lên xuống Thiền viện khá dốc đặc biệt là lối đi xuống hồ Tuyền Lâm. Bạn hãy để ý người già và trẻ nhỏ; không đi giày có đến trơn, giày cao gót để tránh tai nạn xảy ra.

Trên đây là một vài thông tin về du lịch Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, hy vọng du khách đã có được cái nhìn tổng thể cũng như những lưu ý khi đến điểm du lịch tâm linh. Chúc bạn có một kỳ nghỉ trọn vẹn tại Đà Lạt và trở thành những khách du lịch văn minh khi tới Thiền viện Trúc Lâm.

Đăng bởi: Cường Vương

YOLO! Khám phá các huyện ở Lâm Đồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก