Phong Thuỷ

Thước Lỗ Ban: Ý nghĩa các cung & cách sử dụng chuẩn nhất

Trên thực tế đã chứng minh cho ta thấy tầm quan trọng cũng như độ chính xác của cây thước lỗ ban vào trong đo đạc nhà cửa và thiết kế nội thất bởi sự sử dụng rộng rãi và thời gian tồn tại của nó. Nhưng không phải ai cũng hiểu và biết sử dụng nó vì vậy bài viết thước lỗ ban online này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các thông số, ý nghĩa của các kí hiệu trên cây thước này từ đó có thể áp dụng sử dụng nó vào thực tế.

thước lỗ ban: ý nghĩa các cung & cách sử dụng chuẩn nhất

1. Cách sử sụng thước Lỗ ban vào trong đo đạc hợp phong thủy

Theo người xưa phân tích, cây thước Lỗ ban có chiều dài nhất định là 5 tấc 3 được chia thành 8 cung lớn với độ dài 6,5 cm. Tương ứng với mỗi cung lớn gồm 5 cung nhỏ với độ dài mỗi cung nhỏ là 1 phân (1 phân tương ứng với 0,051 mét). Khi đo đạc nhà cửa thì nên chọn kích thước rơi vào các cung tốt, được kí hiệu màu đỏ trên thước.

Khi đo để đạt đọ chính xác cao, tránh sai lệch kích thước bởi các gờ ở cửa bạn chỉ nên đo khoảng thông thủy, tức là bắt đầu đo từ gần sát mép bên trái sang mép cửa bên phải. Với vị trí bắt đầu đo trùng với điểm bắt đầu của cung Quý nhân sau đó kéo dài thước tới vị trí đạt kích thước bạn mong muốn, tại vị trí đó bạn nhìn xuống thước nếu rơi vào cung tốt thì được còn nếu rơi vào cung xấu ban nên xem xét điều chỉnh sao cho kích thước đó được cung tốt.

Ngoài ra nếu giải thích theo phong thủy thì kích thước áp dụng cho nội khí, tức là bạn phải đo các khoảng lọt lòng thông thuỷ (khoảng trông) cho khí đi qua chứ không phải đo bắt đầu từ cánh cửa. Còn về chiều cao, bạn cần tính và đo khoảng lọt lòng từ sàn nhà đến phần thấp nhất của khuôn bao bên trên.

Đối với những khung cửa không có cánh thì ta cũng đo phần lọt lòng nhỏ nhất và cố định tương tụ như cửa có cánh.

Đối với những cửa khung vòm, ta xác định chiều cao bằng cách đo và tính chiều cao đến phần đỉnh vòm.

Đối với những cửa có phần lật hoặc cố định bên trên, ta chỉ tính kích thước với phần khung có cánh mở được bên dưới. Cách tính như vậy vẫn sẽ đảm bảo các yếu tố thẩm mỹ lại có thể đáp ứng những nhu cầu trong phong thủy.

Ví dụ: kích thước cửa phòng bạn đo là 85 cm, thông thường một chiếc thước sẽ tích hợp 2 chiếc thước có độ dài khác nhau, vì vậy khi xét xuống thước nó thuộc vào cung Hưng Vượng (được tô màu đỏ – cung tốt) nhưng khi đối chiếu xuống thước hàng bên dưới lại thuộc vào cung Tai Chí (được tô màu đen – xấu). Như vây ta được một cung xấu và một cung tốt, chưa phù hợp vì vây bạn nên nới rộng cửa ra từ 86 đến 89 cm.

Đối với những cánh cửa cũ đã được lặp đặt nếu bạn kiểm tra lại thấy nó rơi vào các cung xấu thì cách khắc phục cho bạn là nên nẹp thêm gỗ vào bề mặt mép trong của của sao cho kích thước cả cửa được cung tốt.

2. Ứng dụng thước Lỗ ban trong cuộc sống

Trải qua nhiều năm tồn tại, được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên việc sai lệch các thông số là việc không thể tránh khỏi, vì vậy nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thước có kích thước và ý nghĩa khác nhau. Cũng tương tự như vậy xuất hiện nhiều thuyết giải thích về tính khoa học của cây thước Lỗ Ban, trong đó có thuyết cho rằng chiều dài của cây thước là biến thể của Bát Quát vì vậy sử dụng nó phải tuân theo các quy tắc trong Bát Quát và Ngũ Hành.

Thông thường hiên nay người ta hay sử dụng thước Lỗ Ban có chiều dài 42,9 cm. Nó được chia thành 8 cung lớn bằng nhau gồm các cung: Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Kiếp, Hại, Bổn.

Khi đo nhà cửa, đồ đạc trong nhà nên chọn các kích thước rơi vào các cung Tài, Quan, Nghĩa, Bổn. Tránh các cung Bệnh, Ly, Kiếp, Hại như vậy sẽ mang lại nhiều may mắn, tránh nhiều điều dữ đến cho ngôi nhà của bạn.

Ngoài ra loại thước có chiều dài 52 cm cũng hay được sử dụng. Loại thước này cũng được chia thành 8 cung bằng nhau gồm các cung: Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng.

Để đem lại sự chính xác cao, giảm bớt những biến thể của thước bạn có thể kết hơp 2 loại thước này với nhau.

3. Ý nghĩa và ứng nghiệm của các cung

-Cung Tài (cung tốt, kí hiệu bằng màu đỏ): giúp cho gia chủ có nhiều tiền tài và danh vọng, thích hợp làm cửa cổng.

-Cung Bệnh (cung xấu, kí hiệu màu đen): hay xảy ra kiện tụng; lâm vào vòng lao lý; chịu cảnh mất chồng hoặc mất vợ, ứng vào nhà vệ sinh.

-Cung Ly (cung xâu, kí hiệu màu đen): mang lại nhiều rắc rối cho gia chủ trong tiền tài và các vấn đề liên quan tới chính quyền, kỵ làm cửa nhà.

-Cung Nghĩa (cung tốt, kí hiệu màu đỏ): mang đến cho gia chủ nhiều tin tốt, tin vui về phận con cái. Thích hợp làm cổng lớn và cửa nhà bếp, không nên làm cửa các phòng thông nhau.

-Cung Quan (cung tốt, kí hiệu màu đỏ): mang lại nhiều may mắn trong việc thi cử, sự nghiệp, giúp gia chủ phát đạt, giàu sang. Nên làm cửa phòng riêng cho vợ chồng, kỵ làm cổng lớn.

-Cung Kiếp (cung xấu, kí hiệu màu đen): mang lại nhiều tai họa, điềm xấu về sức khỏe, tính mạng con người. Tránh làm cổng lớn, đặc biệt bạn cần tránh khi làm các cửa hàng, tiệm buôn bán

-Cung Hại (cung xấu, kí hiệu màu đen): mang tai họa đến, gây thiệt hại về người và của, không nên làm cửa phòng trong nhà.

-Cung Bản (cung tốt, kí hiệu màu đỏ): mang đến nhiều tin vui về mặt tiền của, thi cử, sự nghiệp và danh vọng, hợp cho cổng lớn.

Tuy nhiên một cây thước không thể thay đổi hay quyết định hoàn toàn được vấn đề hoạ phúc, nó chỉ có thế cải thiện một phần, mang lại may mắn, tạo cho bạn cảm giác vững tâm mà thôi, nhưng đôi khi cảm giác ấy lại tạo cho bạn nhiều nhiều cơ hội để phát triển bản thân.

Hy vọng bài viết này thực sự giúp ích cho bạn, chúc bạn ngày càng thành công và gặp được nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

Đăng bởi: Hà Thảo

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก