Chùa Cù Lao Chàm

Tìm đường lên chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm – Chốn BÌNH YÊN, thanh tịnh tâm hồn

Chùa Hải Tạng không còn xa lạ với người dân Quảng Nam và khách du lịch khi đến với địa phương này. Hầu hết mọi người đến đây để cầu tài lộc, chiêm ngưỡng kiến trúc và vãn cảnh thiên nhiên Cù Lao Chàm.

  1. 1. Giới thiệu chung về chùa Hải Tạng 
    1. 1.1. Chùa Hải Tạng nằm ở đâu? 
    2. 1.2. Cách di chuyển đến chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
  2. 2. Chùa Hải Tạng và những truyền thuyết linh thiêng 
  3. 3. Nét kiến trúc cổ xưa lưu giấu tại chùa Hải Tạng 
    1. 3.1. Cổng tam quan chùa Hải Tạng 
    2. 3.2. Tượng Bồ Tát Quan Âm và hồ sen ngát hương
    3. 3.3. Chính điện chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm
  4. 4. Những điều đặc biệt chỉ có ở chùa Hải Tạng 

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

Du lịch Quảng Nam được nhiều người lựa chọn bởi nơi đây hội tụ những điểm tham quan độc đáo như: chùa Hải Tạng, phố cổ Hội An, làng bích họa Tam Thanh… Chùa cổ Hải Tạng là công trình kiến trúc thờ Phật kết hợp thờ Thánh, vì vậy, rất nhiều người đến đây để cầu nguyện về sức khỏe, tài lộc và thành công trong mọi việc.

1. Giới thiệu chung về chùa Hải Tạng 

1.1. Chùa Hải Tạng nằm ở đâu? 

Chùa Hải Tạng tọa lạc ở đảo Cù Lao Chàm – một trong những địa điểm du lịch Hội An, Quảng Nam nổi tiếng. Ngôi chùa được hình thành từ rất lâu đời, có tín ngưỡng thờ Phật, thờ thánh tâm linh. Hằng năm, chùa thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, cầu bình an, may mắn.

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

Thông tin cơ bản về ngôi chùa này như sau:

  • Địa chỉ: đảo Cù Lao Chàm, thuộc địa phận Hội An, tỉnh Quảng Nam
  • Giá vé: vào cửa miễn phí
  • Giờ mở cửa: bắt đầu từ 8:00 – 17:00 hằng ngày

1.2. Cách di chuyển đến chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm

Chùa Hải Tạng nằm cách biển Cửa Đại khoảng 15km, vì vậy, để đi đến ngôi chùa này, bạn cần đi tàu xuất phát từ bến Cửa Đại, thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng rưỡi. Nếu bạn sử dụng dịch vụ di chuyển bằng cano thì sẽ rút ngắn được thời gian hơn, chỉ cần khoảng 30 phút.

Khi tàu hoặc cano cập bến tại khu vực Bãi Làng, du khách tiếp tục men theo một con đường nhỏ, hoặc bạn có thể hỏi người dân địa phương về đường tới xóm Cốm (Địa chỉ này chỉ cách khu vực bến khoảng 300m). Tới đây, bạn sẽ nhìn thấy chùa cổ Hải Tạng – ngôi chùa linh thiêng hiện lên với nét bình dị, trầm mặc, thu hút du khách từ lần đầu ghé thăm.

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

2. Chùa Hải Tạng và những truyền thuyết linh thiêng 

Ngôi chùa cổ ở phía Bắc đảo Cù Lao được xây dựng từ năm 1758. Đến năm 1848, một cơn bão quét qua tàn phá nặng nề, chùa buộc phải dời khỏi vị trí cũ, cách khoảng 200m. Nơi tọa lạc mới được đánh giá tốt hơn về phong thủy, hợp để Phật ngự cũng như giúp cho người dân đến chiêm bái được thuận tiện hơn.

Theo truyền thuyết được người xưa lưu truyền lại, vào khoảng thế kỷ XVII, một con thuyền chở gỗ từ  Bắc vào Nam, khi di chuyển qua Cù Lao Chàm thì trời tối, họ dừng lại và nghỉ chân trên đảo. Khi trời sáng, trời nổi giông lớn nên không thể di chuyển, họ buộc phải tiếp tục ở lại đảo.

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

Vì biển nổi sóng giữ liên tục không lặng, một người trong đoàn đã đến ngôi miếu để cầu nguyện. Các vị thần linh thổ địa lúc này chỉ rằng muốn biển êm thì phải dùng những cây gỗ để dựng chùa tại đây. Cũng từ đó, ngôi chùa có tên Hải Tạng được ra đời. “Hải” tức là biển, “tạng” là tam tạng kinh điển. Cái tên của chùa tượng trưng cho sự quy tụ tam tạng kinh, phong phú, mênh mông như biển.

3. Nét kiến trúc cổ xưa lưu giấu tại chùa Hải Tạng 

3.1. Cổng tam quan chùa Hải Tạng 

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

Chùa Hải Tạng có kiến trúc rất đặc trưng, có phần tương đồng với các công trình của Phật giáo Đại thừa. Ấn tượng nhất là những rường cột chồng lên nhau, kết cấu kèo gỗ rất chắc chắn, kèm theo đó là nhiều chi tiết được chạm trổ rất công phu.

Cổng tam quan của chùa được xây dựng theo phong cách cổ xưa. Cụ thể bao gồm một cổng chính và ba cổng phụ. Ngoài ra, ở vị trí này, bạn còn có thể quan sát thấy bốn cột trụ được khắc hình hoa sen rất đẹp mắt. Phần mái của chùa được lợp ngói âm dương tạo nên sự bình dị, thanh tịnh cho chùa.

3.2. Tượng Bồ Tát Quan Âm và hồ sen ngát hương

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

Bước qua cổng tam quan, du khách sẽ thấy những bức tường bằng đá được thiết kế trang nhã, chạm khắc những hoa văn nhẹ nhàng. Trước sân là bức tượng Bồ Tát Quan Âm tọa lạc giữa một hồ sen nhỏ. Tượng hướng mặt về biển Đông – biểu hiện cho sự bao dung của Bồ Tát từ bi, che chở cho cuộc sống của ngư dân địa phương.

Nếu bạn có dịp ghé thăm chùa vào mùa hè, chắc chắn sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh hồ sen nở rộ, ngát hương. Không gian này cũng mang đến cho du khách sự thư thái, yên bình khi ghé thăm.

3.3. Chính điện chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

Công trình được xây dựng quy mô nhất tại chùa Hải Tạng là khu vực chánh điện. Ở đây, bạn có thể quan sát được những chiếc cột bằng gỗ lim cao lớn. Phần gỗ ở chánh điện được chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo, cho thấy được sự tinh tế, thẩm mỹ của người xưa. Đến nay, kiến trúc của ngôi chùa vẫn được giữ nguyên vẹn để du khách có thể thoải mái đến chiêm ngưỡng và tham quan.

Hệ thống cửa cách mái hiên khoảng 2.5m về phía trong, bao gồm 3 bộ – mỗi bộ được thiết kế 4 cánh tách biệt không gian bên ngoài với phần nội thất bên trong.

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

Gian giữa của chánh điện thờ 3 pho tượng Tam thế Phật, bên trái thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, bên phải thờ Tam thánh Quan Công, Châu Xương, Lưu Bình. Phía hai bên của khu vực chánh điện là nơi thờ Long thần, Hộ pháp. Nơi thờ tự của Tổ sư Đạt Ma đặt phía sau chánh điện với bức tượng dáng ngồi, tay cầm cuốn thư. Điểm độc đáo của ngôi chùa là các pho tượng đều được là bằng gỗ, niên đại bằng tuổi của chùa và được sơn son thếp vàng đẹp mắt.

4. Những điều đặc biệt chỉ có ở chùa Hải Tạng 

Trước đây, hòa thượng Thích Hải Tạng là sư trụ trì chùa, đến nay không còn, chùa do ban trị sự của địa phương quản lý. Bởi vậy, ngôi chùa vẫn nổi tiếng với “4 không” đặc biệt: không trụ trì, không vàng mã, không điện đèn, không sư sãi. Du khách đến với chùa sẽ cảm nhận được không gian yên bình, thanh tịnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến đây vào các dịp lễ hội trong năm như: cúng cầu an ngày 15/1, lễ Phật Đản 15/4, lễ Vu Lan 15/7, lễ vía Quan Thế Âm vào các ngày 19/2, 19/6, 19/9…

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

Nếu như tại TP Hồ Chí Minh, những tín đồ du lịch tâm linh thường ghé qua chùa Hải Tuệ thì tại Quảng Nam, bạn nên lựa chọn khám phá chùa Hải Tạng. Bên cạnh đó, địa phương này còn sở hữu nhiều di tích, cảnh đẹp và những làng nghề truyền thống như VinWonders Nam Hội An, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, làng gốm Thanh Hà, đền Chăm… và vô vàn hoạt động thú vị khác.

điểm du lịch hội an, tìm đường lên chùa hải tạng cù lao chàm – chốn bình yên, thanh tịnh tâm hồn

Chùa Hải Tạng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở đảo Cù Lao Chàm – Quảng Nam. Bên cạnh những giá trị về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, đây còn là chốn thanh tịnh mang đến cho khách du lịch sự thư giãn, bình yên. Nếu có dịp đến thăm đất Quảng, bạn nên kết hợp lịch trình tham quan ngôi chùa cổ kính này, vừa thỏa sức trải nghiệm, vừa cầu mong về những điều tốt lành, bình an cho gia đình!

Đăng bởi: Quyên Nhím

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก