Thái Lan

Tìm hiểu về nghệ thuật "Khon" của Thái Lan

Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử phát triển các loại hình diễn xướng từ rất lâu đời. Ở mỗi quốc gia có nhiều loại hình diễn xướng khác nhau phù hợp và thể hiện được những nét văn hóa đặc trưng của những quốc gia ấy. Khon, là một hình thức diễn xướng nổi bật nhất ở Thái Lan – quốc gia hàng đầu về nghệ thuật diễn xướng ở Đông Nam Á – mang đậm nét đặc trưng về văn hóa của đất nước này.

“Khon” (tiếng Thái: โขน) là một thể loại kịch múa từ Thái Lan. Theo truyền thống, Khon chỉ được trình diễn trong triều đình, và những diễn viên Khon là những người đàn ông đeo mặt nạ, bên cạnh đó là kèm theo thuyết minh và một bộ quần áo đồng piphat truyền thống. Một biến thể của thể loại này được trình diễn bởi các diễn viên nữ được gọi là khon phu ying (โขน ญิง).

Khon là một loại hình sân khấu cổ của Thái hay người ta còn gọi là múa Khon vì trong diễn Khon, múa đóng vai trò chủ yếu. Các diễn viên Khon, khi lên sân khấu diễn thường mang mặt nạ theo các vai mình đảm nhiệm. Họ múa hoặc làm các động tác minh họa cho cốt truyện do các danh ca ngồi phía sau sân khấu hát vọng ra, theo nhạc đệm.

“Khon” là một hình thức văn hóa dân gian đặc sắc tương đương với loại hình sân khấu truyền thống Kabuki của Nhật Bản, tuồng, chèo của Việt Nam. Trong đó, nhân vật nam mang mặt nạ, còn nữ thì trùm khăn có mạ vàng và một dàn nhạc đệm cho các điệu múa và lời thoại. Khon bắt nguồn từ các điệu múa dân gian và phát triển thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn và thưởng thức trong cung đình của nước Xiêm ngày trước”.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT “KHON”

Nghệ thuật “Khon” có nguồn gốc sâu xa từ những nghi lễ và điệu nhảy ở đền miếu Ấn Độ. Người Thái đã kết hợp nó với nhiều động tác võ thuật để sáng tạo ra một loại hình sân khấu vô cùng độc đáo. Thế kỷ XIV là thời gian sân khấu khon bắt đầu để lại nhiều dấu vết về sự xuất hiệncủa mình trong lịch sử.

Trong hình thức nguyên thuỷ, “Khon” là tổng hợp của nhiều nghệ thuật trình diễn khácnhau, từ kịch bóng, múa cổ Chak Nak đến võ thuật cổ điển.

Quá trình phát triển của nghệ thuật “Khon” bắt đầu từ thời kỳ hoàn thiện vào thời đại Ayudhaya (1350 – 1767), và đạt đến trình độ hoàn hảo vào những giai đoạn trị vì của vua Rama Ivà Rama II của triều đại Chakri.

Từ thời kỳ trị vĩ của vua Rama M về sau, nghệ thuật khon trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đồng thời tiếp nhận những ảnh hưởng mới từ phương Tây. Đến nay, nghệ thuật “Khon” đã thay đổi nhiều so với thời kỳ đầu của nó.

ĐẶC ĐIỂM CỦA “KHON”

Diễn viên

Diễn viên của đoàn “Khon” thường chia làm bốn loại: một loại chuyên đóng vai nam, một loại chuyên đóng các vai nữ, có loại chuyên đóng các vai quỷ và các vai Siman được chuyên môn hóa cao độ trong các vai của mình, cho nên khi đã tập vai nào rồi, họ không được tập các vai khác. Mỗi diễn viên luyện tập các vai diễn của mình rất công phu từ lúc mới sáu hoặc bảy tuổi. Vì vậy, khi diễn bao giờ họ cũng thu được những kết quả tốt đẹp.

Trước thế kỷ 19, diễn viên kịch Khon chủ yếu là đàn ông. Sau đó, phụ nữ mới bắt đầu tham gia các vai diễn. Ngày nay, Khon hiện đại chứa đựng nhiều yếu tố từ nai lakhon bao gồm cho nữ biểu diễn nhân vật nữ mà theo truyền thống được thực hiện bởi những người đàn ông. Trong khi nhân vật yêu tinh và khỉ vẫn còn đeo mặt nạ, hầu hết các nhân vật của con người thì không.

Mặt nạ

Các mặt nạ muôn màu, muôn vẻ về kích thước, hình dáng, màu sắc, phù hợp với tính chất quy ước cho từng nhân vật cụ thể trong khi diễn. Sân khấu Khon của Thái Lan có tới 30 mặt nạ các nhân vật là người, 100 mặt nạ quỷ… Tại sao họ lại đeo mặt nạ? Vì, dùng mặt nạ để một diễn viên cũng có thể diễn tả được các loại thánh thần, ma quỷ, đạo sĩ, quý tộc…

Chiếc mặt nạ Khon được vẽ rất sắc sảo. Nó là yếu tố quyết định cho các bộ trang phục lộng lẫy được sử dụng trong hình thức múa cổ điển mang phong cách của Thái Lan được biết đến với tên gọi là Khon. Điệu múa Khon điển hình thường kể lại một tình tiết nào đó trong sử thi Ramayana của đạo Hindu. Thế nhưng, hiện nay, mặt nạ Khon cũng được sử dụng như là vật trang trí được trưng bày trong nhà và thậm chí xuất hiện tại nhiều nhà hàng Thái Lan ở nước ngoài.

Mỗi nét văn hóa đều mang nét đặc trưng của nó và mặt nạ Khon luôn mang hơi thở của cuộc sống có thể được xem là hình ảnh tiêu biểu nhất của văn hóa Thái Lan.

Các điệu múa

Bên cạnh mặt nạ, múa tạo ra sức hấp dẫn chính cho Khon, động tác múa của Khon đẹp, hùng dũng, thiết tha, dứt khoát và gợi cảm. Trong khi diễn, diễn viên chỉ múa chứ không nói hoặc hát, toàn bộ nội dung và lời thoại do ban đồng ca hát vọng ra từ trong hậu trường, kịch bản của Khon chủ yếu lấy từ các tác phẩm Ramakien.

Các động tác múa và kịch Khon gợi cảm, rất đẹp. Múa trong sân khấu Khon được chú ý, các động tác, các điệu múa cần phải chuẩn xác, khỏe đẹp, hùng dũng và dứt khoát, đặc biệt trong cái cảnh chiến đấu. Điểm nổi bật trong kịch Khon là các vai của tạo hình sân khấu này đều do nam đóng, kể cả các vai nữ.

Múa, khởi phát từ trái tim, dâng lên ánh mắt, truyền ra cánh tay, bốc thành ngọn lửa thiêng và tỏa sáng trên đôi bàn tay, mang ý nghĩa đốt cháy và hủy diệt mọi phiền não, tới khi toàn thân và cánh tay rung động, vươn cao thì cái Tiểu ngã hạn hẹp thoát ra khỏi con người để hòa vào cái bao la của Đại ngã… Khi múa các ngón tay của vũ nữ luôn hướng lên cao, như là ngọn lửa thiêng bùng cháy…

Có ý kiến cho rằng điệu múa truyền thống Khon được du nhập từ đất nước Ấn Độ sang Thái Lan vào khoảng thế kỉ thứ X và được phát triển từ một nghi lễ tôn giáo của đạo Hindu thành một dạng kịch mang tính giáo lý ở cung đình hoàng gia Thái Lan. Là một hình thức văn hóa dân gian đặc sắc tương đương với loại hình sân khấu truyền thống Kabuki của Nhật Bản, Khon đã được biểu diễn trong nhiều sự kiện xã hội quan trọng. Thế nhưng, giống như nhiều truyền thống cổ xưa khác, hiện tại loại hình nghệ thuật này đang phải đấu tranh để được tồn tại.

Hình thức sân khấu

Các hình thức sân khấu ở đây rất phong phú, rất đa dạng nhưng không có một hình thức sân khấu của chung cho mọi giai cấp. Mỗi tầng lớp trong xã hội đã tìm được các hình thức sân khấu riêng thích hợp với mình. Các gia đình quí tộc, thuộc dòng dõi vua quan ưa thích kịch Khôn Răbăm, còn những người nhân dân chỉ có thể thưởng thức các hình thức sân khấu dân gian như Lakhon múa rối, Sêpa v.v… Chính vì vậy, trong thời gian dài phát triển, sân khấu Thái Lan đã phân hóa thành hai loại rõ rệt: sân khấu cung đình và sân khấu dân gian. Sân khấu cung đình về hình thức vô cùng lộng lẫy, xa hoa, trang trí điêu luyện, chịu ảnh hưởng sâu sắc của sân khấu Ấn Độ. Sân khấu dân gian thì mộc mạc, giản dị, đậm màu sắc dân tộc.

Một vở diễn Khon trước khi ra mắt công chúng có một sự đầu tư kĩ lưỡng từ bối cảnh, trang phục, âm nhạc đến từng nhân vật. Vì thế mà một nhà nghiên cứu sân khấu nổi tiếng từ những năm đầu thế kỷ XIX đã viết một cách trang trọng: “Sân khấu Khon được trình diễn tại địa điểm đẹp… trang phục và trang trí vì vậy phức tạp, kỹ lưỡng và thường được cố gắng làm một cách chính xác nhất. Trang phục thường làm theo lối phục sức truyền thống cổ điển và không được thay đổi vì nó đã được tìm cho mô hình đẹp, thích hợp nhất…”.

RAMAKIEN – VỞ DIỄN PHỔ BIẾN NHẤT CỦA LOẠI HÌNH “KHON” Ở THÁI LAN

Ramakien là sử thi của Thái Lan dựa trên sử thi Ramayama của Ấn Độ. Phiên bản Ramakien đầu tiên của Thái Lan được viết ra trong thế kỷ XVIII, trong vương quốc Ayutthaya. Tuy nhiên, hầu hết các phiên bản đã bị mất khi thành phố Ayutthaya đã bị phá hủy bởi quân đội từ Miến Điện (Myanmar ngày nay) vào năm 1767.

Phiên bản được công nhận hôm nay đã được biên soạn tại Vương quốc Xiêm La dưới sự giám sát của vua Rama I (1736-1809), người sáng lập của triều đại Chakri. Giữa những năm 1797 và 1807, Rama I giám sát các văn bản của các ấn bản nổi tiếng và thậm chí đã viết một số phần của nó.

Rama II (1766-1824) tiếp tục điều chỉnh phiên bản của cha mình cho sân khấu Khon, một hình thức của nhà hát được thực hiện bởi vũ công Thái Lan với trang phục phức tạp, diễn viên không có lời thoại và mặt nạ. Lời thuyết minh từ Ramakien được đọc bởi một điệp khúc từ một bên của sân khấu. Phiên bản này hơi khác so với một biên soạn bởi Rama I, đưa ra một vai trò mở rộng để Hanuman, vị thần – vua của loài khỉ, và thêm một kết thúc có hậu.

Kể từ khi được giới thiệu cho người dân Thái Lan, Ramakien đã trở thành một phần của văn hóa của đất nước Thái Lan. Các Ramakien của Rama I được xem là một trong những kiệt tác của văn học Thái Lan. Nó vẫn được đọc, và được giảng dạy trong các trường học của đất nước.

Cùng với Fantasea Show, Luk Thung hay Sak Yant,… “Khon” đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Thái Lan đặc sắc. Và cũng vì vậy mà đất nước này luôn là một điểm đến thú vị của rất nhiều khách du lịch quốc tế. Du khách hãy thực hiện một chuyến du lịch Thái Lan để có những cảm nhận thú vị về xứ sở này nhé!

Đăng bởi: Đặng Thị Thanh Huyền

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก